Hinh anh: Thị xã quảng trị truoc 1970.

Dinh Trong Phuc

Moderator
Staff member
HÌNH ẢNH ĐĂNG LẠI CÓ PHẦN CHÚ THÍCH THÊM
"TA về bến sông xưa sau đúng bốn mươi năm xa cách. Ôi, bốn mươi năm ,nửa đời người , ta đếm ngày tháng qua theo dòng đời thay đổi, đổi thay ! Bốn mươi năm , quảng đời phiêu bạt cho bao dòng nhật ký của lưu dân Quảng trị- những kẻ ra đi. Hôm nay đây, về bên bạn cũ người xưa, trong tiếng cười nói reo vang của những tình thân vui mừng hạnh ngộ, sao ta thấy trống vắng một thứ gì ?

Ngày xưa đó... lởn vởn trong đầu ta hình ảnh xa xăm một bến đò ngang , tiếng róc rách của sóng nước vổ mạn thuyền , khi mái chèo đưa khách sang sông bắt đầu khua nước . Và-- đột nhiên hôm nay hôm nay cảnh vật bỗng trở nên xa lạ, lạnh lùng, trống trải ; những cảm giác bâng khuâng, hụt hẫng ta không biết vì sao?" ...

trich
loại đò trên và ngay bến này (không có máy ) chèo bằng tay, năm xưa 1960 DHL đã đi theo lên BA LÒNG trong hồi ký ĐÒ LÊN BA LÒNG
Động Ông Do (hình mũi tên ) --dãy TRƯỜNG SƠN : 40 năm truoc​

Động Ông Do​
và ...hơn 40 năm sau, hôm nay 2012 dãy TRƯỜNG SƠN xa xa vẫn "TRƠ GAN CÙNG TUẾ NGUYỆT" (Ba Huyen Thanh Quan) -- duy, cảnh vật bến sông xưa nay đã thực sự xóa nhòa khi bước chân viễn khách đáo hồi quê cũ -- DHL
these pictures have been noted by dinh hoa lu

gần ngang nhà máy điện và tiệm Mỹ Phát

ĐƯỜNG VỀ LA VANG.

BỆNH VIỆN QUẢNG TRỊ​
CẦU HIỀN LƯƠNG.
ĐÔI BỜ HIỀN LƯƠNG.
. ..Cái cầu cũng bị chia đôi mỗi bên mỗi màu và sơn đúng một nửa bên mình thì màu xanh . Nhân viên 2 phía đi lui đi tới trên cầu thỉnh thoảng đi qua mặt nhau cũng đôi lúc cả 2 cùng nói gì đó và cùng ngó xuống mặt nước sông Hiền lương . Bề mặt của chiếc cầu rất hẹp và nó chẳng cần chi cho chuyện xe cộ mà để trao đổi nhân viên 2 miền qua lại làm việc hàng ngày .
bà chủ cây xăng SHELL này cũng là chủ nhân rạp xi nê Đại Chúng trước đây/trước khi có honda dame 50cc thì xe máy chỉ là GOBEL và MOBILETTE, VELO SOLEX như chiec Gobel chúng ta thấy trong hình
NGẢ TƯ QUẢNG TRỊ.​
NGẢ TƯ QUOC LO 1 VA CUOI DUONG TRAN HUNG DAO
góc Phan đình Phùng và Quang Trung
THỊ XÃ QUẢNG TRỊ 1970. thời buổi chiến tranh
Tiêm TV RADIO tạp hóa ông Khiết nhà chị Vinh, Hiển , Quang--dấu chữ thập đỏ, phòng mạch bác sĩ Hoàng trọng Mộng
 

DinhThiThuThuy

Thành viên mới
Trong mỗi người Việt Nam đều có mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, nơi đó cất giấu rất nhiều kỷ niệm, đối với người xa sứ thì hình ảnh mới của quê hương có thay đổi về vẻ đẹp bề ngoài, hào nhoáng hơn, hiện đại hơn, nhưng điều cốt yếu là tâm hồn người Việt thì không bao giờ thay đổi.Phải sống lâu hơn trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu, người mới cảm nhận được tâm hồn người Việt vẫn luôn thế, đừng vì hình ảnh bên ngoài làm người xa sứ nghĩ về một miền quê xa lạ.
Tôi cũng có một miền quê, nơi đó có gốc rơm gốc rạ, hồi còn bé chui vào đống rơm mà đùa nghịch chốn tìm, giờ hình ảnh này còn không ? Tôi nghĩ sẽ mãi còn trong tâm trí người xa sứ, cây xoan đầu ngõ, trái dâu da chín thơm từng chùm...Vẻ đẹp quê hương chẳng bao giờ mờ nhạt , chẳng bao giờ xa lạ khi trái tim và tâm hồn của người Việt Nam xa sứ không bao giờ thay đổi.Tôi yêu Việt Nam, đơn giản vì tôi yêu mảnh đất hiền hòa, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, được sống trong cảnh thái bình.(Tôi biết ngoài kia còn nhiều cảnh khổ, còn nhiều điều chưa ưng ý, chưa hài lòng, nhưng nhìn về mặt tổng thể thì xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, lòng tốt, tình yêu thương, lòng nhân ái luôn được xã hội đề cao và nhân rộng ...)
 
Top