Chuyện cụ Hàn Thành xã Xuân Kiên và ngôi đình Kiên Hành, Nam Định

dinhvansau

Thành viên mới
CHUYỆN CỤ HÀN THÀNH XÃ XUÂN KIÊN VÀ NGÔI ĐÌNH KIÊN HÀNH
Tỉnh Nam Định

Đinh Khắc Thành còn có tên gọi là Tục Trưng ông là Hàn sỹ.Cách đây trên một trăm năm đến nay người dân xã Xuân Kiên,huyện Xuân Trường,Tỉnh Nam Định vẫn thường gọi Ông là Hàn Thành.Cùng với những mẩu chuyện mang dấu ấn lịch sử :

Người cha của Ông tên là:Cụ Đinh Khắc Chu,tên thụy là Hùng Quả,thường gọi là Lệnh Chu ( Lệnh thuộc dòng họ quyền quý- đây còn là chức quan Huyện đời cổ )quê gốc ở xã Xuân Kiên (huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định ) Cụ từng phục vụ Triều đình nhà Nguyễn, tham gia dẹp giăc Cỏ ở Móng Cái .Khi trở về quê thấy vùng đất Kiên Hành ( xã Giao Hải Huyện Giao Thủy ),là vùng đất bồi ,hoang sơ,màu mỡ. Cụ đã chiêu mộ mười sáu dòng Họ từ khắp nơi về đây khai khẩn được ba trăm ba mươi mẫu đất dưới thời vua Tự Đức ( 1848-1883 ).
Ông Hàn Thành là con út của Cụ Khắc Chu . Có một mẩu chuyện đến nay người dân Kiên Lao vẫn còn truyền tụng : Ở Kiên Lao đã giành tới hai mẫu ruộng làm khu nghĩa địa. Nơi này cỏ mọc um tùm, trâu bò vào đây ăn cỏ , giẫm nát các ngôi mộ. Nhân ngày Tết Vu Lan,ông Hàn Thành ra tận nơi,thấy phân trâu-bò vương vãi bậy bạ trên nhiều mộ .Trong đó có cả phần mộ gia đình Ông .Lòng ông quặn đau, để việc này xẩy ra như vậy,thật là có lỗi với những người đã khuất.Trở về Làng ,ông bàn với Hội đồng Tộc biểu ,thống nhất cấm mọi người có trâu không được cho trâu-bò vào khu nghĩa địa.Để lệnh cấm của làng đề ra có hiệu lực,ông ngầm cho gia thân mua bốn con trâu nơi khác giắt về ban đêm thả vào khu đồng mả . Sáng hôm sau , ông cho người báo Tuần đinh ra bắt về giết khao cho dân.Cũng từ ngày đó trâu-bò làng Kiên Lao không ai giám chăn giắt vào khu vực này.

Ông luôn trăn trở nghĩ về cội nguồn.Ông có ý định xây một ngôi từ đường thờ tất cả các vị thượng Tổ họ Đinh ở Kiên Lao.Thống nhất hàng chục dòng họ Đinh trên đất Kiên Lao.Việc làng xã ông tham gia dễ được chấp nhận,còn việc Họ không đơn giản chút nào.Ông tổ chức họp các Họ Đinh trong làng bàn bạc, nhưng không đi đến thống nhất , cũng còn một lý do khác,ông chỉ là ngành dưới đứng ra tổ chức nên ngành trưởng không nhất trí việc làm này (ý tưởng của ông Hàn Thành ngày đó đến nay đã trở thành hiện thực. Ngày 19/5/2012 mười ba dòng họ đinh hội tụ nơi đây, đã thành lập Ban liên lạc họ Đinh Kiên-Tiến. Nằm trong tổ chức BLL họ Đinh tỉnh Nam Định và BLL họ Đinh Việt Nam).

Ý định làm những công trình lớn để tri ân với cội nguồn trong lòng ông không lúc nào nguôi. Sau khi người cha qua đời,ông cùng với Nguyễn Duy Hàm,còn gọi là Hàm Yên người làng Hành Thiện ( xã Xuân Hồng,huyện Xuân Trường ) tiếp tục huy động sức người,sức của để khai phá vùng đất mới mà người cha đã khởi dựng .Năm Thành Thái Quý Tỵ (1893 ). Mảnh đất xã Kiên Hành chính thức được công nhận về mặt hành chính của triều đình nhà Nguyễn.Ông Hàn Thành người làng Kiên Lao. Ông Duy Hàm người làng Hành Thiện ,hai người đã xuất tiền chiêu mộ dân công ,quai đê lấn biển. Hình thành 1.100 mẫu đất. Năm Duy Tân thứ ba (1909 )tiến hành thống kê lại nhân đinh toàn xã phân chia ruộng đất cho dân cày cấy. Tên gọi làng mới là Kiên Hành .Chữ Kiên lấy từ chữ Kiên Lao.Chữ Hành lấy từ chữ Hành Thiện để cho mãi mãi đời sau nhớ tới sự kiện lịch sử,nhớ tới những người có công,nhớ tới cội nguồn .


a>
8018783664
8018783664

Mặt trước đền Kiên Hành – Xã Giao Hải



Mặt bên đền Kiên Hành – Xã Giao Hải

Được nhà nước phong kiến có chính sách khuyến nông, những nơi khai hoang lập ấp, được miễn giảm thuế khóa. Người dân Kiên Hành ngoài hạt thóc có bát ăn,bát để.Là làng giáp biển,buông tay làm ruộng,lại tổ chức đánh bắt cá biển và khai thác các hải sản khác ven bờ.Đời sống bà con khấm khá hẳn lên.Đặc biệt về tín ngưỡng , bà con nơi đây hầu hết theo đạo Phật,đã xây dựng hai ngôi miếu tại xứ Giang Sơn hay còn gọi là Cựu Khẩn để thờ Thổ thần và đức Thánh Triệu Việt Vương. Đến năm Duy Tân thứ nhất ( 1907 )khi nền kinh tế phát triển, nhân dân muốn tọa lập một ngôi đình thờ Thành hoàng làng khang trang,to đẹp ,xứng tầm với vị thế của làng xã. Ông Hàn Thành đã bỏ tiền,của cùng dân làng đóng góp tiến cúng .Đến tháng chạp năm Duy Tân thứ ba (1909 ) ngôi đình được hoàn thành . Đình được xây theo hình chữ Đinh, tiền đường cao 5,7m,rộng 71,5m vuông . Tiền đường chia thành năm gian.Trung đường rộng 6,9m,sâu 4,5m. Hậu cung cao 6,3m , rộng 21,4 mét vuông.
Đây là ngôi Đình làng to đẹp nhất vùng Quất Hải.
Đình Kiên Hành nơi kính ngưỡng tôn thờ Đương Cảnh Thành hoàng đế Triệu Việt Vương,người có công đánh đuổi giăc Lương giành lại độc lập cho đất nước vào thế kỷ thứ VI . Nơi tâm giao mỗi khi Làng tổ chức trong những ngày sóc vọng và lễ hội của địa phương . Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.Đây là nơi tập trung của đội Du kích,nơi sinh hoạt Chi bộ của xã và một số xã trong vùng họp bàn tổ chức lực lượng vũ trang . Đây là cơ sở an toàn cất dấu tài liệu , vũ khí và nuôi dấu cán bộ của Tỉnh và Huyện. Là nơi phân phát vũ khí,là đầu mối giao thông ,nơi tập kết các xã đi phá tề,trừ gian .Đây còn là trường học trong thời gian đầu Hòa bình đươc lập lại . Với thành tích trên Đình Kiên Hành đã được nhà nước cấp Bằng Di tich Lịch sử .
Rất đáng tiếc do yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Năm 1968 ,toàn bộ năm gian Tiền đường và Trung đường bị giải hạ để phục vụ yêu cầu sản xuất .
Gần ba chục năm trôi đi,người dân Kiên Hành mong mỏi đến ngày nào đó ngôi đình làng mới được xây dựng lại . Với đạo lý uống nước nhớ nguồn ,tri ân với những người có công đầu khởi dựng .Được nhà nước cấp một phần kinh phí .Được chính quyền địa phương chỉ đạo.Được những người con em sinh ra trên mảnh đất Kiên Hành thành đạt tạo điều kiện .Nhân dân làng Kiên Hành ( nay là xã Giao Hải )đóng góp tiền của,nhân lực, cùng khắp nơi tiến cúng. Năm 1996 ngôi Đình Kiên Hành được xây dựng lại .Đến nay ( 2012 ) công trình xắp được hoàn thành. Đình được xây trên nền đình cũ ,tường Đình và mái che ,cột trụ đều xây bằng xi măng cốt thép. Ngôi Đình mới bề thế , giữ nguyên bản trong không gian thoáng đãng, hợp phong thủy.Với những khối đá lớn được chạm khắc tinh sảo họa tiết hoa văn cổ, của những nghệ nhân , càng tôn thêm vẻ đẹp uy nghiêm , viên mãn trên miền quê ven biển .
Trong một ngày không xa,ngôi đình Kiên Hành sẽ được chính quyền địa phương tổ chức trọng thể lễ hội ,với nhiều trò chơi dân gian như : Bơi thuyền,vật,võ,múa hát …nhiều ngày,để chào đón khách thập phương về dự lễ khánh thành.



Mặt chính Đền Kiên Hành



Đình Kiên Hành đang hoàn thiện giai đoạn cuối.

Đình Kiên Hành là Di tích lịch sử Văn hóa . Một biểu tượng cao đẹp về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta .Cùng trên khu đất ngôi đình thờ Đương cảnh Thành Hoàng đế Triệu Việt Vương còn có ngôi Đền thờ hai cha con người họ Đinh ( Đinh Khắc Chu và Đinh Khắc Thành “ Hàn Thành “) người làng Kiên Lao . Ông Nguyễn Duy Hàm người làng Hành Thiện,với mười sáu vị thượng Tổ ,tiên công sẽ trường tồn trên mảnh đất thiêng . Anh linh các vị sẽ sống mãi trong lòng người dân Giao Hải huyện Giao Thủy ,Tỉnh Nam Định .


Đinh Văn Sáu

Hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam-Trưởng ban LL
Họ Đinh Tỉnh Nam Định
 
Top