Sự tích Cầu Voi Hà Nội

tuong-binh-6.jpg

Năm 2000, nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, sông Kim Ngưu đã được nạo vét kè đá, trên bờ lát gạch rộng 4 - 5m và trồng cây xanh. Cũng dịp này, tại ngã ba phố Lĩnh Nam - Tam Trinh, cây cầu cũ kỹ nhỏ bé đã được thay bằng một cây cầu bê tông dài với tên gọi là Cầu Voi. Lịch sử cây cầu gắn liền với trang sử bi hùng của Nghĩa quân Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo.

Sách "Khởi nghĩa Lam Sơn" của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn viết rằng, để bao vây và tiến tới giải phóng thành Đông Quan, cuối năm 1426, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã dời đại bản doanh Nghĩa quân Lam Sơn từ Tây Phù Liệt (nay là thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp) sang Đông Phù Liệt (xã Đông Mỹ, Thanh Trì). Tháng 4 - 1427 lại dời đại bản doanh từ Đông Phù Liệt đến bến Bồ Đề (quận Long Biên) ở bờ Bắc sông Nhị Hà (sông Hồng), đối diện với thành Đông Quan.
Ngày 4 - 4 - 1427, Vương Thông chỉ huy một đội quân tinh nhuệ bất ngờ tập kích doanh trại của Thái giám Lê Nguyễn ở Tây Phù Liệt. Số ít quân ở lại coi doanh trại đã chống trả quyết liệt. Được tin, Lê Lợi đã phái tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí đem 500 quân Thiết đột đến ứng cứu. Nghĩa quân anh dũng đánh lui quân địch và truy kích đến My Động (làng Mai Động ngày nay) và chỉ còn cách cửa ô Cầu Dền khoảng 1,5km, ô Đông Mác 1km. Trên đường địch thua chạy thấy có ít quân ta đuổi theo, Vương Thông bất ngờ quay lại đánh. Đinh Lễ và Nguyễn Xí cưỡi voi quyết chiến, chẳng may cả hai voi đều chiến bị sa lầy nên cả hai ông đều bị giặc bắt đưa về thành Đông Quan. Sau đó, nhân đêm mưa gió, Nguyễn Xí dùng mưu trốn thoát còn Đinh Lễ thì bị giặc giết.

Sau trận này, Vương Thông nhân đó thổi phồng thắng lợi và phao tin viện binh sắp sang để củng cố tinh thần quân Minh đang bị vây hãm trong thành. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi liền gửi thư cho Vương Thông vạch trần những luận điệu giả dối ấy và chứng minh rằng, một trận tập kích nhỏ của chúng cũng không thể nào thay đổi được tình thế. Nguyễn Trãi viết: "Tôi nghe: múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước biển cả không phải vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không thấy sự thắng nhỏ mà mừng, không lấy sự thua nhỏ mà sợ. Nay các ông có tàn quân vài nghìn, giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết mà viện binh không thấy đến, chúng lìa lòng mà quân ngày ít đi, cái thế mạnh yếu được thua có thể ngồi mà suy biết được… Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh, mà ta dẫu có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu".
1346460111-cho-mai-dong.jpg
Chợ Mai Động được xây dựng trên Đống Voi (mồ Voi xưa)

Người Mai Động kể rằng, khi trận chiến kết thúc, dân trong ấp đã mai táng và đắp mồ cho voi. Đất ấy được dân gọi là Đống Voi. Năm 1958, thành phố đào một con sông thoát nước chạy thẳng từ cửa ô Đống Mác đến ngã ba đền Lừ, dài 2km cũng được gọi là sông Kim Ngưu. Cây cầu nhỏ bằng tre gỗ đơn sơ bắc qua sông ở cuối làng cũng được gọi Cầu Voi. Ngôi chợ làng nhỏ bé (nằm trên đất nghĩa trang cũ) ở bờ đông cầu cũng được gọi chợ Cầu Voi.
images
Biển đồng ghi lại sự tích Cầu Voi
Tháng 8 - 2005, Hội Di sản Văn hóa Thăng Long và Chi hội Mai Động đã tổ chức hội thảo "Mai Động trong chiến dịch bao vây và giải phóng thành Đông Quan - 1427", đã đánh giá cao những đóng góp đặc biệt của nhân dân Mai Động trong lịch sử. Mới đây, ngày 4 - 3 - 2009, nhân kỷ niệm 1966 năm ngày Đô úy Tam Trinh hy sinh, chính quyền quận Hoàng Mai và nhân dân Mai Động tổ chức trọng lễ gắn biển ghi tóm lược "Sự tích Cầu Voi" trong khởi nghĩa Lam Sơn cho một địa danh lịch sử ở cửa ngõ phía Nam thành phố.

Trần Văn Mỹ
Theo www.hanoimoi.com.vn


Theo các Tộc phả họ Đinh, sau khi giải phóng Đất nước khỏi ách đô hộ của giặc Minh; Vua Lê Thái Tổ cho xây dựng một ngôi đền thờ Đinh Lễ tại làng Hoàng Mai, Hà Nội để tưởng nhớ công lao to lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và sự hy sinh của ông trong trận Mai Động vây thành Đông Quan.

Tôi đã nhiều lần hỏi thăm, cố đi tìm lại dấu tích xưa của Tổ tiên, để có dịp đến dâng hương chiêm bái. Nhưng tiếc rằng đã gần 600 trăm năm dâu bể, vật đổi sao rời, từ làng lên phố, đất chật người đông, Di tích đền Đinh Lễ không còn nữa. Đống Mồ Voi xưa nay là chợ Mai Động đông vui nhộn nhịp. Bên chợ là cây cầu bê tông bác qua sông Kim Ngưu tên gọi là Cầu Voi, trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Hội di sản quận Hoàng Mai gắn tấm biển đồng ghi lại sự tích Cầu Voi để tưởng nhớ trận chiến vây thành Đông Quan khi xưa.

Để tưởng nhớ sự kiện này, cách đó không xa tại đền Mơ Táo phố Tam Trinh, có phố thờ Tướng quân Nguyễn Xí tại đền.
 

nsqtvtp

Thành viên mới
Người Hà Nội cần biết tinh thần yêu nước của cha ông ta ngáy xưa. Thanks.
 
Top