Họ Đinh ở làng Vũ Yển

Nha tho ho Dinh.jpg


Giỗ Tổ họ Đinh Văn ở làng Vũ Yển năm nào cũng được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng theo quy ước của Tộc họ. Trước đây nhà thờ họ Đinh Văn khang trang và bề thế lắm, nằm tại khuôn viên nhà cụ ông Đinh Văn Vạn và cụ bà Nguyễn Thị Tý (đã mất ) nhưng do chiến tranh tàn phá nên đã bị bom đánh sập hoàn toàn, gần đây đã được phục dựng năm 2003 và trùng tu năm 2012 trên một phần nền đất cũ tại xóm Chùa khu 3 trong khuôn viên nhà ông Đinh Văn Hạ (con trai thứ 2 của cụ Vạn, Tý) và bà Nguyễn Thị Liên.


Theo Gia phả để lại (bản gốc hiện được lưu giữ tại nhà thờ) họ Đinh Văn ở làng Vũ Yển đã có lịch sử lâu đời gần 400 năm, từ triều đại Hậu Lê. Nếu tính từ đời thứ nhất là cụ Tổ ông Đinh Văn Nhương với cụ Tổ bà Nguyễn Thị Tơn cho đến nay dòng họ Đinh Văn đã có tới 17 đời mà dễ so sánh nhất là ông bà Hạ Liên (quyền trưởng họ hiện nay) là đời thứ 14.

Trong Gia phả có ghi rõ đến đời thứ 4 có cụ ông Đinh Văn Thắng (biệt hiệu Bá Phan) đã được triều đình vua Lê phong sắc là Uy Dũng Đại Tướng Quân. Đến đời thứ 10 vào khoảng cuố thế kỷ thứ 19 có nạn giặc Cờ Đen từ phương Bắc tràn về cướp phá dọc theo sông Hồng. Đứng đầu dân làng Ẻn ngày ấy chống lại giặc Cờ đen là cụ Đinh Văn Bào, cụ đã tập hợp trai tráng trong vùng tìm cách chống lại chúng bằng mọi cách nhưng vì thế giặc quá mạnh, lực lượng ta lại mỏng và vũ khí thô sơ nên không cầm cự được bao lâu, thế là cụ cùng một số dân làng phải chạy trốn đi khắp nơi. Số thì chạy về xuôi, số thì lên mạn ngược như Hạ Hòa, Đoan Hùng, Yên Bái…Cụ cùng một số dân làng vượt sông cứ nhằm hướng rừng sâu núi thẳm mà đi. Đi mãi đến một vùng có nhiều núi cao hiểm trở nhưng lại thuận tiện làm ăn nên cụ dừng lại lập ấp khai hoang. (nơi này nay là khu 10 Đồng Chùa xã Xuân Áng huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ).

Cụ Đinh Văn Bào vốn thông minh và uyên thâm kiến thức nên đứng ra dạy chữ cho dân làng và được dân làng gọi bằng cái tên trừu mến là cụ Đồ Bào. Về sau khi gặc Cờ Đen truy tìm lên miền sơn cước phát hiện cụ vẫn sống nên đã giết cụ vào ngày 24-4 Âm lịch. Dân làng vô cùng thương xót cụ và đưa thi thể cụ về chôn tại xóm Thượng khu 8 xã Xuân Áng huyện Hạ Hòa. Từ đó Chi họ Đinh Văn ở làng Xuân Áng lấy ngày 24-4 Âm lịch hằng năm là ngày giỗ Chi họ. Thể theo nguyện vọng của con cháu trong Chi họ, ban trị sự đã họp bàn quyết định xây dựng khu lăng mộ Chi họ Đinh Văn và di chuyển phần mộ của cụ Đồ Bào về nghĩa trang Cây Vối thuộc khu 9 xã Xuân Áng và xây nhà thờ Tổ Chi họ dưới chân núi Giác. Lễ khởi công vào ngày 24-4 Kỷ Sửu (2009) và khánh thành vào ngày 24-4 Canh Dần (2010) và kể từ ngày ấy cứ mỗi độ xuân về đến ngày rằm tháng giêng, con cháu trong Chi tộc lại nô nức về quê ở làng Vũ Yển giỗ Tổ và cứ đến ngày 24-4 Âm lịch con cháu ở quê lại lũ lượt kéo nhau lên Xuân Áng dự lễ giỗ cụ Đồ Bào.

Những năm kháng chiến chống Pháp, từ sau năm 1945 do thực dân Pháp xây dựng tuyến Đường sắt nhằm khai thác quặng Apatit và tài nguyên khoáng sản của các tỉnh phía Tây, do có đường sắt chạy qua nên không riêng gì dân làng Vũ Yển mà cả dọc vùng châu thổ sông Hồng này đều bị giặc Pháp cướp bóc, xây dựng chính quyền bù nhìn hòng dễ bề cai trị dân ta. Cho tới một ngày mà nỗi căm thù đã ghi vào xương cốt : đó là sáng ngày 10-9-1950 giữa phiên chợ Ẻn, giặc Pháp cho máy bay khu trục ào tới ném bom làm chết ngót hai trăm người và sập nhiều nhà cửa..…Tiếp đến giữa tháng 1-1951 chúng lại ném bom lần nữa…Đình Ngũ Giáp, Chùa Phúc Linh, đình Hương Chung, đình Đồng Lạn, đền Mẫu, nhà thờ họ của các dòng họ trong làng, những phố phường sầm uất của phố Ẻn xưa đã bị bom đánh sập, đặc biệt ngôi nhà hai tầng đầu tiên ở làng Ẻn của cụ ông Đinh Văn Đô và cụ bà Ngô Thị Phẩm chỉ còn là phế tích…

Trong chiến tranh chống Mỹ, Vũ Yển lại bị tàn phá nặng nề do có tuyến đường sắt chạy qua và có các mục tiêu trọng điểm như nhà ga Vũ Yển,cầu Lạn và cầu Vĩnh. Cả làng đã phải “chạy giặc” thời Pháp và lại đến hồi “sơ tán” thời chống Mỹ đến vài lần. Những lần ấy diễn ra chỉ trong chốt lát, cốt yếu là giữ lấy mạng người cái đã…còn mọi chuyện tính sau…Cơ quan huyện cũng phải sơ tán vào xã Đào Giã và ở lại đến bây giờ vậy nên Gia phả của một số Tộc họ trong làng đã bị thất lạc trong hai cuộc chiến tranh…

Lại nói về các dòng họ ở làng Vũ Yển thì có hàng chục dòng họ khác nhau như họ Đinh, họ Ngô, họ Nguyễn, họ Nguyễn Vy, họ Trần,họ Lê, họ Tống, họ Đặng, họ Vương, họ Phạm, họ Đỗ, họ Chu, họ Hứa .v.v.….nhưng đông nhất vẫn là năm họ là họ Đinh, họ Ngô, họ Nguyễn, họ Nguyễn Vy, họ Trần…

Trong các dòng họ Đinh thì họ Đinh Văn là to nhất, trưởng họ Đinh Văn hiện nay là anh Đinh Văn Tùng con trai ông Đinh Văn Xuân (đã mất) hiện cùng mẹ và gia đình định cư tại thị xã Phúc Yên. Vì điều kiện ở xa nên điều hành mọi việc trong họ hiện nay được ủy nhiệm quyền trưởng họ cho ông Đinh Văn Hạ. Để hoàn thiện việc ghi nhớ và viết tiếp những trang Gia phả của Tộc họ, ngayf 19 tháng 2-2013, Tộc họ Đinh Văn đã tổ chức hội thảo về việc bảo tồn, duy trì và viết tiếp Gia phả cho các thế hệ con cháu trong dòng họ.

Nếu tính từ phía Bắc trở xuống trở xuôi thì họ Đinh Văn (đã tham gia sinh hoạt và có tên trong Gia phả đến nay) thì có con cháu cụ Đinh Văn Quát đã mất (ở quê thường quen gọi là cụ Thao Lề bố đẻ bà Hy Huấn có chị Hòa, anh Bình, Thịnh…. khu 3) đời thứ 13, ông Đinh Văn Thao đời thứ 14 cùng con cháu là Đinh Thị Thiết, Đinh Văn Hồng Quân đời thứ 15 đang định cư tại phường Him Lam thành phố Điện Biên, có cụ Đinh Văn Bình (đời thứ 13) là em trai cụ Đinh văn Chào (ở quê hay gọi cụ Chào Mạo) và các con cháu đang định cư tại thàng phố Lao cai.
Tiếp đến có cụ Đinh Văn Điền đời thứ 13, (con cháu cụ Lý Bính) là anh trai cụ Đinh Văn Khu (hiện đang nghỉ hưu cùng con cháu tại cổng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội) đang định cư tại Thái Niên, Lao cai.

Tại thành phố Yên Bái có ông Đinh Văn Quảng cùng gia đình(đời thứ 14) thuộc Chi họ Đinh Văn Xuân Áng, tại thị trấn Nghĩa Lộ có ông Đinh Văn Phong và gia đình hiện đã định cư ở đây.

Tại thị trấn Thanh Sơn có cụ Đinh Văn Tuyển đời thứ 13 (đã mất) nay chỉ còn cụ bà cùng con cháu Đinh Thị Xuân, Đinh Thị Hải, Đinh Văn Hùng định cư nơi này.

Tại thành phố Việt trì có cụ Đinh Văn Giang đời thứ 13, ông Đinh Văn Cần cùng con cháu, ông Đinh Văn Lợi, bà Đinh Thị Thịnh, Bà Đinh Thị Trung, (các ông bà này đời 14 là con cụ Đinh Văn Lược), có bà Phùng Thị Nguyệt (vợ ông Đinh Văn Tiến Soạn đã mất), vợ chồng ông Đinh Văn Kim Đồng. vợ chồng ông Đinh Văn Mạnh Hùng, bà Nguyễn Thị Liên (là vợ ông Đinh Văn Tiến Dũng đã mất), vợ chồng ông Đinh Văn Quang Tú cùng con cháu, vợ chồng ông Đinh Văn Mạnh Cường cùng con cháu, vợ chồng bà Đinh Thị Hòa cùng con cháu, các ông bà này là đời thứ 14 (con cụ Đinh Văn Kỹ), có ông Đinh Văn Phú cùng gia đình định cư ở đây.(con cụ Đinh Văn Văn Hải đời thứ 13). Tại thị trấn Cẩm Khê có gia đình anh Đinh Văn Tuấn (con ông bà Vỹ Tuyến) cũng định cư tại đây.
Tại Sơn Tây có cụ Đinh Văn Phong đời thứ 13 cùng con cháu và con cháu cụ Đinh Thị Dự (đã mất) định cư ở đây.

Tai thị xã Phú Thọ có cụ bà Thoa là vợ cụ Đinh Văn Tu đời thứ 13 (đã mất), anh Thanh cùng con cháu định cư ở đây, có ông Đinh Văn Tấn (con cụ Đinh Văn Phước) đời thứ 14 ở Thanh Minh cùng con cháu định cư ở đây.
Tại Hải Phòng có con cháu cụ Đinh Văn Hải đời thứ 13(đã mất) là bà Đinh Thị Huệ, ông Đinh Văn Lưu cùng con cháu định cư tại đây.

Tại Hà Nội có con cháu cụ Đinh Văn Lại đời 13 (đại tá, liệt sỹ QĐND Việt Nam) là Tiến sỹ, đại tá Đinh Văn Tuấn, ông Đinh Văn Sơn, cụ Đinh Văn Chịnh (đời 13) cùng con cháu là bàĐinh Kiều Minh, ông Đinh Văn Việt, đại tá Đinh Văn Dũng, cụ Đinh Văn Khu đời 13 (con cụ Lý Bính đời 12) cùng các con, cháu định cư tại cổng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, còn có con cháu cụ Đinh Văn Tôn đời 13 là các ông bà :Oanh, Yến, Hoa, Thược, Hoàn, Hảo, Hòa, còn có con cụ Đinh Văn Hải (đã mất) là ông Đinh Văn Phong cùng gia đình và con cháu hiện định cư tại phố Thái Thịnh,,, còn con cháu cụ Đinh Văn Thu (đã mất) là em ruột cụ Đinh Văn Thi (đã mất), bố đẻ ông bà Cường Hằng, ông bà Minh.

Ở Hà Nội còn có ông bà Đinh Văn Lộc con trai thứ cụ Đinh Văn Vịnh trưởng Chi họ Xuân Áng (đã mất) là em trai ông Vượng cùng con cháu ở Đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân, vợ chồng ông Đinh Văn Tín ở Gia Lâm…Ở Hà Nội còn có cháu đich tôn cụ Đinh Văn Quát (hay thường được gọi là cụ Thao Lề) là anh Đinh Văn Hồng Thanh cùng gia đình định cư tại phố Đoàn Thị Điểm quận Đống Đa.

Tại Hà Nội còn có vợ chồng anh chị Đinh Thị Hằng, vợ chồng chị Đinh Thị Hà là con ông bà Hiệp Dũng, vợ chồng anh chị Đinh Văn Hùng Tuấn là con ông bà Hùng Hạnh, vợ chồng anh chị Đinh Văn Hải Long con ông Dũng Liên, vợ chồng anh chị Đinh Thị Tố Nga, vợ chồng anh chị Đinh Thị Quyên là con ông bà Cường Nguyên, các anh chị trên đều là cháu nội cụ Đinh Văn Kỹ đời 13 (đã mất).

Tại thành phố Hồ Chí Minh có gia đình bà Đinh Thị Lê là con gái cụ Đinh Văn Cứ (đời 13 nay đã mất) hiện đang định cư tại quận 1, tại Vũng tàu có gia đình ông Đinh Văn Hợp (ông Hợp đã mất) là con cụ Đinh Văn Khu hiện đang định cư tại đây.

Tại Quảng Trị có bà Đinh Thị Hải là con gái của cụ Đinh Văn Dương đời thứ 13 (đã mất) cùng con cháu định cư ở thành phố Đông Hà.

Theo sự tìm hiểu các dòng họ khác ở làng Vũ Yển thì ngoài họ Đinh Văn ra còn một số dòng họ khác được biết đến như sau:

Họ Đinh Duy (ông Đinh Duy Phỏng ở xã Hương xạ là trưởng họ, nhà ở hiện nay cạnh NM Chè Hương Xạ). Ngành này đang dự kiến xây nhà thờ họ trên khuôn viên nhà ông Đinh Duy Đang ở khu 3 Vũ Yển. (Ở Vũ Yển hiện có cụ bà Nguyễn Thị Yết là phu nhân cụ cố Đinh Duy Phùng (1914 – 1982). Cụ Đinh Duy Niệm (cụ bà đã mất) năm nay đã 98 tuổi (sinh ra các ông bà Đinh Duy Bảo đang định cư tại Hà Nội, Đinh Thị Toàn đang định cư tại tp Hồ Chí Minh, Đinh Thị Phú (đã mất), Đinh Thị Quý đang định cư tại tp Việt trì, Đinh Duy Quang đang định cư tại t.t Đào Giã…Cụ Đinh Duy Thành năm nay cũng đã ngoài 80 (cụ bà đã mất) sinh ra các ông bà A, Thắng, Tuyên.

Họ Đinh Bá thì nhà thờ đặt tại khu 1 xã Vũ Yển có ông Đinh Bá Tiến (hiện ở xã Hanh Cù) là trưởng họ…Ngày giỗ họ là ngày 10 tháng giêng. Ở Vũ Yển hiện có ông Đinh Bá Chí cùng vợ là Nguyễn Thị Thu (là con cụ ông Đinh Bá Ái (1920-1978) với cụ bà Đinh thị Tuất (1921-1990).

Trong làng ta có nhiều họ Nguyễn nhưng họ Nguyễn thì có họ Nguyễn Đình là to nhất, (trước đây ngày giỗ cũng trùng với ngày giỗ họ Đinh Văn, sau này các cụ thống nhất lấy ngày rằm tháng tư hằng năm là ngày giỗ chính) có nhà thờ họ đặt tại khu 3 Vũ Yển, ông Nguyễn Đình Thành con trai trưởng của cụ Nguyễn Đình Duyệt ( đã mất) là Trưởng họ. Dòng tộc họ Nguyễn Đình có cụ Nguyễn Đình Ước (Đã mất) từng là sỹ quan cao cấp của Quân đội NDVN (Trung tướng Viện trưởng Viện Lịch sử QĐND Việt Nam)

Họ Nguyễn Bá có xuất xứ ở tỉnh Bắc Ninh và hiện nay có nhà tưởng niệm đặt tại khuôn viên nhà ông Nguyễn Bá Tân thuộc khu 3 Vũ Yển (là con cụ Nguyễn Bá Mùi đã mất) do ông Nguyễn Bá Tống là trưởng họ. Hiện ông Nguyễn Bá Tống định cư tại 28 Nguyễn Thái Học, tp Hà Nội.

Họ Nguyễn Ngọc có xuất xứ từ Yên Bái. Ở Vũ Yển hiện nay có nhà thờ đặt trên khuôn viên nhà ông Nguyễn Ngọc Toàn (con trai cụ Nguyễn Ngọc Tăng đã mất).Giỗ họ vào ngày 10 tháng giêng hằng năm, còn các chi dưới như cụ Chản, cụ Kỳ, Cụ Lạc…vẫn tham gia giỗ họ, ông Nguyễn Ngọc Phúc (con cụ Vệ Sào đã mất) là trưởng Chi họ.

Họ Nguyễn Xuân có nhà thờ họ được đặt trong khuôn viên nhà ông Nguyễn Xuân Thắng và bà Đinh Thị Lý khu 3 Vũ Yển. Trưởng họ Nguyễn Xuân là ông Nguyễn Xuân Yết hiện đang định cư ở xã Yên Kỳ huyện Hạ Hòa....Dòng họ Nguyễn Xuân ở Vũ Yển hiện có ông Nguyễn Xuân Thắng (Thắng Lý).

Trưởng họ Nguyễn Viết là cụ Nguyễn Viết Khang Ninh hiện đang định cư tại NM Xi Măng Thanh Ba. Các con cháu hiện còn ở Vũ Yển là ông Nghi Hòa con cụ Nguyễn Viết Sủng (đã mất) và con dâu trưởng là bà Tụ cùng con cháu đang định cư tại thành phố Vĩnh Yên.

Họ Nguyễn Vy hiện có nhà thờ họ đặt tại khu 2 xã Vũ Yển. Ngoài ra còn phải kể đến nhà thờ Chi họ Nguyễn Duy to và đẹp nhất làng ở trong khuôn viên gia đình ông bà Nhâm Mai khu 3.

Trưởng họ Ngô Văn là cụ Ngô Minh hiện định cư tại ngõ 347 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.v..v..

Họ Đặng ở làng ta tập trung ở khu 6 hiện nay. Trưởng họ Đặng là ông Đặng Văn Hưng con thứ cụ Đặng Văn Thịnh (do ông Đặng Văn Vượng con trai cả của cụ Thịnh đã mất, hơn nữa con cháu ông Vượng đã định cư ở tận Lang Khay huyện Bảo Hà tỉnh Yên Bái nên nhân ngày giỗ họ, cả họ đã nhất trí bầu ông Hưng đảm nhiệm trọng trách này). Giỗ họ vào ngày 11 – 9 âm lịch hằng năm (lấy ngày mất của cụ Đặng Văn Bàn là ngày giỗ).
Trên đây là sơ bộ vài nét về các dòng họ sinh sống ở làng Vũ Yển mà người viết bài này thu thập và tìm hiểu được. Chắc chắn sẽ là chưa đầy đủ và chính xác. Một số con cháu trong Tộc họ Đinh Văn vẫn chưa thống kê được đầy đủ vì chưa cập nhật được thông tin.

Hy vọng bài viết này sẽ để con cháu các dòng họ trong làng tham khảo và sẽ lấy đó là niềm tự hào cho dòng họ mình nói riêng và cho các dòng họ ở làng Vũ yển nói chung để cùng chung mối đoàn kết gắn bó hơn, cùng chung tay xây dựng quê hương mình theo truyền thống văn vật, giữ gìn nền nếp gia phong của từng dòng tộc trong làng và cùng chung tay góp sức để xây dựng dòng họ ta, quê hương ta ngày thêm giàu mạnh…

Mọi sự góp ý và tham vấn xin vui lòng liên hệ :
+ Đinh Văn Kim Đồng
Địa chỉ: phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, t Phú Thọ.
Điện thoại : 0983124566
Email: [email protected],
+ Đinh Văn Mạnh Cường
Địa chỉ: khu 8, xã Hy Cương, tp. Việt Trì, t. Phú Thọ.

Điện thoại 0913039450
Email: [email protected].
 
Top