Hà Nội - Lễ Noel năm 1972

4IPUSQCkqYtyw0Z2emitk3z90DpKxLF_81_Yj3MvL9gYWKm6_-rIY7ygJvfzB3EEobW2qTM-Gy1RTIZcAmgv6yXF0-pZ8msOaVPpViAppi55hm-oYoTTkIv-bjLevc6DY-AlqsSs
Cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm- Mùa đông giá lạnh. Ảnh Nghệ sĩ Lê Vượng

Cũng vào những ngày này, cách đây 44 năm, ngày Lễ Noel năm 1972, chỉ sau vài ngày thất bại trong cuộc đàm phán giữa Ta và Mỹ tại Hội nghị Pa Ri, Thủ đô hoa lệ của nước Pháp. Tổng thống Mỹ Richar Nixon tuyên bố, bắt đầu chiến dịch ném bom ồ ạt miền Bắc - Việt Nam, mà trọng tâm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố cảng Hải Phòng, hòng bắt Ta khuất phục trước sức mạnh Mỹ.
7ZfvUa0yn5mMUGWr0pX_SlFEn-xg3JTv7SF65fjMJyQUXMBIQTFGwWH9x8Oaq42HbOMTOKsoANG9kgrtT4FJKqRryvE7ks4qJ-k1jXUYLU_veAC8LKaKpk99oTT5P0ScDh0Ln3kJ
Cầu Long biên, sông Hồng - Mùa đông. Ảnh Nghệ sĩ Lê Vượng

Ngày ấy, chúng tôi vừa vào học tại Trường Kỹ thuật Quân khí, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội. Trường đóng quân sơ tán rải dác khắp trên địa bàn các huyện Quốc Oai, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ. Tại xã Liên Hiệp, nơi đơn vị tôi đóng quân, cũng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa, có Nhà thờ đạo; vào ngày lễ Giáng sinh, chúng tôi cũng "tò mò " vào thăm.

Lớp 27 của chúng tôi còn gọi là Trung đội 27, Đại đội 2, hay gọi tắt là b27- c2. Một nửa lớp là lính Công an Nhân dân Vũ trang gửi đi đào tạo Quân đội, sao Công an, quân hàm xanh. Một nửa lớp là Bộ đội, sao Quân đội, quân hàm đỏ. Học viên trong lớp cũng chênh lệch nhau về tuổi đời, về tuổi quân; có anh là đảng viên đã có vợ con ở quê; có anh từ chiến trường ra, đã là Trung sĩ, Thượng sỹ, Trung đội trưởng, mình đầy vết thương, da tái xanh do sốt rét rừng... Còn chúng tôi là lính mới, mặt còn "búng ra sữa " ... Trình độ văn hoá vì thế cũng chênh lệch nhau.

Chúng tôi đóng quân phân tán ở trong dân, chuyển chỗ ở đến ba, bốn lần; ở đâu, dân cũng quý như con. Sau, tôi chuyển ra ở nhà ông bà Vương Chí Tôn ở thôn Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Quốc Oai, ở đấy là lâu nhất; cùng ở có anh Lưu, người Công giáo Nam Định, đã có vợ con; anh Năm quê ở Nghệ An. Nhiều khi nhà chật, trời lại rét buốt, mấy anh em cùng ngủ chung với ông chủ, trên cái giường trải đệm rơm. Cũng có lần, mấy anh đùa kiểm tra “chim” nhau, tôi bực mình “sờ lại”, lại trúng ngay vào ông chủ, ông kêu toáng lên. Mọi người cứ gán tôi làm con rể ông, vì ông có cô con gái lớn đầu lòng, miệng lúc nào cũng chúm chím cười, mắt lúng la lúng liếng, liếc nhìn..., Mà cái tiếng Hà Tây cũng lạ, nay là ngoại thành Hà Nội đấy, xin lỗi chứ nghe nó cứ véo lên, dấu "huyền" nói ra dấu "sắc", như "Con bò vàng..." lại thành ra “Con bó váng…”; hay cô gái bảo tôi: “ anh Vúng ơi, đéo em đi chơi với ...“. Những kỷ niệm xưa cũ về tình quân dân, về thời trai trẻ thật khó quên.
XlIeHn6U7viLkjEpCtuHpLMv7agb5AF6jae0mZgaHvJz9voFWp9llFtdbFQh6FIxoNyei8HYKl7E_1YqX78iN1Kf3EVp9KF4wP1xOkHDLxVWqb8Bxk3zvHF7sbhiI2R6FAKLbNf2
Phố cổ Hà Nội mùa Đông trong những ngày chiến tranh. Ảnh Nghệ sĩ Lê Vượng

Tháng 12 năm 1972, giặc Mỹ đánh phá ác liệt nội thành Hà Nội. Có hôm, tôi cùng anh Phạm Xuân Minh, nay cấp hàm đã ghé Tướng, về hưu, làm Chủ tịch HĐQT một công ty. Hai anh em đến phiên ngủ trực coi phòng học, phòng tranh tre trống chải, nằm lấp mình trong xóm nhỏ, đêm dài gió lạnh, anh em tập đánh cờ dưới ánh đèn dầu tù mù, tôi vừa mới biết chơi cờ “sạch nước cản”. Máy bay Mỹ tới đánh phá, dân làng la ầm lên: "Có tắt đèn đi, không sợ chết à...". Từ đấy, tôi không bao giờ chơi cờ tướng nữa.

22089927_1435450949904498_4980575331306217634_n.jpg
Hố trú ẩn bom Mỹ ở các hè phố Hà Nội

Đêm đến, máy bay chiến lược B52, bay từ căn cứ Utapao Thái Lan, qua Lào, qua Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, rồi vào đánh phá nội thành Hà Nội, chúng bay qua trên đầu, có máy bay tiêm kích hộ tống, mọi người đứng trên nóc hầm trú ẩn xem trận không chiến ngay trên đầu, tiếng máy bay Chiến lược B52, nghe cứ “ù ỳ, ù ỳ..” như tiếng cối xay lúa, vọng từ trên chín tầng mây xuống. Tiếng máy bay phản lực gầm rít như xé rách trời đêm, bầu trời chằng chịt những chớp lửa và tiếng nổ của đạn pháo, tên lửa, và của cả máy bay Mỹ bị bắn cháy nữa... Mọi người vừa lo sợ, lại vừa thích thú hò reo khi máy bay Mỹ cháy, còn thích hơn xem bắn pháo hoa ngày lễ bây giờ.
RGfFql2-zryVQnn6yqk8XcV891SCCaRPDKQ9uKny3IUvKtt0Thj4CuUH4P0qRRqcNq42g_Uv9ZiehB574pieBsRdPexVhnfwt8jC7xzIW2z2m_T503YpuELKobxP8VouRRZC6Y8R
Tiếng chuông tầu điện, leng keng..., chạy dọc các phố chính Hà Nội, nay chỉ là hoài niệm. Ảnh Nghệ sĩ Lê Vượng

Cuộc tập kích bằng không quân 12 ngày đêm, bằng máy bay chiến lược B52 cùng nhiều loại máy bay phản lực khác của Mỹ vào Nội thành Hà Nội, Hải Phòng đúng vào ngày lễ Giáng sinh, đã bị thất bại thảm hại. Chúng đã thả hơn 20.000 tấn bom đạn xuống thành phố Hà Nội, Hải Phòng; bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên... và nhiều khu phố khác bị tàn phá, hơn 1.600 dân thường bị thiệt mạng .... phía Mỹ mất 15 chiếc B52 và 11 máy bay khác, bị bắt sống nhiều phi công. Buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Pa Ri, chấm dứt ném bom miền Bắc, rút quân đội khỏi miền Nam, về nước.
6BM050_XMNBqZcKFEBANqoZO5yfTLHJtNQB0aALd0Wo-RAZsOr_pcfgmnwQh3s7ghQStzt-L0GTvnd3YZTzrOgUKMpc9EtFo65faeSyflRNKX3Bx1QAk64zO2NBCCiRysJoVEtLX
Bốn Ni cô hưởng bầu không khí thái bình trên cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, hồ Gươm, Hà Nội.Ảnh Nghệ sĩ Lê Vượng
Cả nước tạm ngừng tiếng bom đạn, các cơ quan Nhà nước, các nhà máy công xưởng, dân chúng đi sơ tán ở khắp mọi nơi, nay lục đục kéo về thành phố. Mọi người vui mừng được sống trong bầu không khí hòa bình, đài Tiếng Nói Việt Nam luôn phát đi bài ca "Việt Nam trên đường chúng ta đi ", cả nước chuẩn bị đón một mùa Xuân an vui, chúng tôi lòng lâng lâng, hân hoan, cùng hòa chung với niềm vui ấy.

Chùm ảnh, Hà Nội xưa của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lê Vượng.

Hà Nội - Giáng sinh An lành - 2016.
Đinh Danh Vùng
 
Top