Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Qua mấy năm nỗ lực phi thường, ra sức sắp xếp lại việc triều việc nước, chấn chỉnh mọi ký cương, cho tu bổ lại nhiều đê điều, khơi đào một số sông ngòi , giảm sức thuế, mở mang nhiều chợ ở nhiều vùng, ngoài việc Kinh kỳ và phố Hiến ra, còn mở thêm hàng chục chợ lớn ở nhiều vùng, duyên hải từ An bang vào đến Bình Thuận cho phép thương thuyền ngoại quốc được vào trao đổi , buôn bán hàng hoá ở những điểm đã qui định. Mở thêm một số trường thi , trường học cho những vùng cần thiết. Mặt khác ra sức phù trì giúp rập Lê Thánh Tông làm cho nước nhà bước vào con đường phồn vinh- Văn thịnh, vũ cường, nông thương phong hiển . Đi đến xã nào cũng thấy tu sửa đình chùa, miều mạo đắp đê làm đường , tiếng trẻ con vui chơi học tập . các đụm thóc mọc lên giữa cánh đồng cũng chẳng ai thèm lấy của ai, cả nước không thấy kẻ hành khất . Ông đã viết tấu biểu đề nghị minh oan cho nhiều vị công thần khai quốc bị Thái Tổ và Thái Tông xứ lý quá đáng, nhất là Nguyễn Thị Anh và Nghi Dân đã vu khống cho cho một số người , trong đó có sự kiện Lệ Chi Viên. Nhưng thời gian hơn hai năm rồi, mà chẳng thấy Thành Tông đả động gì đến cả, nhà sư cao Nhuệ, Lê Đàm và một số môn sinh của Nguyễn Trãi cũng đã lần lượt gặp Thái sư Đinh Liệt thổ lộ về việc này. Ông đã cho mọi người biết là ông đã đề nghị lên Thánh Tông về việc minh oan cho Nguyễn Trãi và một số công thần khắc gần 3 năm rồi mà vẫn chưa thấy nhà vua có ý kiến gì cả ? Hay là đụng đến vây rồng, Lê Thành Tông sợ làm giảm uy tín của cha ông và anh chị em mình. Đã có lần ông nhắc nhở thần tuỳ Lê Đàm và các huân cựu đại thần cùng nổ lực để giải quyết tốt vấn đề này nhưng có lẽ mọi người còn né tránh, vì thấy cái chết cuả Lê Lăng? Đinh Liệt cho mời nhà sư Cao Nhuệ và bà Phạm Thị Mẫn đến tư thất của ông bàn định về việc kêu oan, ông nói với nhà sư và ba Mẫn rằng : “Mùa xuân năm năm Giáp Thân 1464 này tôi cùng nhà vua đi thị sát thi hương, sau đó đến dự khánh thành việc tu sửa điện Huy văn, tất nhiên sẽ gặp Quang Thục Hoàng Thái hậu. Nếu bố trí cho phu nhân gặp vua Lê Thánh Tông ngay ở quảng đường quan văn Miếu. e rằng không tiện về nhiều mặt, tốt nhất là làm thế nào kêu oan trong điện Huy Văn vừa kín đáo đỡ ồn ào, có tôi giúp sức, đồng thời làm cho Quang Thục nhớ lại vịệc tôi và Nguyễn Trãi đã cứu giúp bà che chở đưa bà ra An Bang ẩn tránh thế nào bà cũng ủng hộ chúng ta. Một lời nói của bà có trọng lượng gấp trăm lần chúng ta. Việc này tôi đề nghị với nghĩa hữu bàn kỹ với thân tuỳ Lê Đàm, rồi hướng dẫn cách làm cho phu nhân thật chu đáo . cách làm này có lẽ có hiệu lực nhanh hơn tấu biểu của tôi đấy. Nhà sư Cao Nhuệ và bà Mẫn rất sung sướng và tin tưởng vào cách đặt vấn đề của Thái sư Đinh Liệt . . hai người chào ông và hồ hởi ra về( Trước đó Đinh Liệt đã dặn dò cháu mình là Ngọc Dao phải nói những gì với Thánh Tông).
Sau khi bà Phạm Thị Mẫn kêu oan, được Quang Thục Hoàng Thái hậu nhắc lại cho nhà vua rõ việc giúp đỡ của thừa chỉ Nguyễn Trãi đối với mẹ con bà khi bị Thị Anh xúi giục của cha ruồng bỏ. Đinh Liệt cũng nhắc Thành tông Hoàng đế là thần đã dâng tấu biểu lên nhà vua gần 3 năm nay, Thần tuỳ Lê Đàm cũng dùng lời lẽ vun vào, làm cho vua Lê Thánh Tông thấy rõ việc minh oan cho các công thần khai quốc, nhất là sự kiện Nguyễn Trãi là trách nhiệm một anh quân đối với triều đình và trăm họ . Do đó mấy đêm liền nhà vua không sao ngủ được hết xem lại biểu tấu của Thái sư Đinh Liệt , ban ngày lại mò đến cơ mật viện đọc đi, đọc lại các bản quyêt án của triều đình trước để nghiêm cứu thẩm xét, đồng thời tiến hành đến Lệ chị Viên để quan sát thực địa, đối chiếu với ý kiến trình bày của Thái sư Đinh Liệt , nhà vua có hình dung tưởng tượng lại những gì Đinh Liệt đã viết trong tấu biểu . Đêm đó Lê Thánh Tông suy nghĩ hệ thống lại tất cả những gì đề cập xúi giục vua Thái Tông trị tội các công thần khai quốc hạ bệ được Đông cung cho đến Huệ phi để Nguyễn Thị Anh nhoi lên những nấc thang nhất định , đặng đưa Bang Cơ lên địa vị Hoàng Thái tử, thì nhà vua nhất trí với ý kiến cuả Thái sư Đinh Liệt, Nhà vua cũng nhất trí cũng có lúc Nguyễn Trãi kiêu căng, mấy lần vào triều có mắng các quan, có can ngăn vua cha một số việc làm đụng đến Thị Anh nhưng những nguyên nhân làm cho Tuyên từ trả thù một cách tàn nhẫn như thế này đối với Nguyễn Trãi thì Lê Thánh Tông vẫn còn nghi vấn ? nhất là nguyên phi Ngô Thị Ngọc Dao. mẹ Trẫm , một người phúc hậu mực thước, Trẫm chưa khi nào có chút ý nghĩ chiếm lấn địa vị của anh mình, thế mà Tuyên Từ lại muốn xúi giục vua cha làm tình làm tội mẹ con mình , cũng là một điều đáng.
Thánh Tông quyết định thiết triều, tranh thủ ý kiến của các lão thần huân cựu và bá quan văn võ . Sau khi nghe những ý kíến chân thành của các vị lão thần huân cựu nói về Nguyễn Trãi và nhiều thủ đoạn ghê gớm của Thị Anh, nhà vua ban chiếu ngay xuống cho trăm họ, có đoạn : ‘ Bất kể là quan hay dân, ai biết được điều gì ngang trái, oan trái về sự kiện của Nguyễn Trãi và các vị thần khai quốc khác đều được tự do đề xuất ý kiến của mình hoặc trực tiếp , hoặc gián tiếp với Thánh Tông ý kiến đúng đắn chính xác đều được ban thưởng thoả đáng.
Khi vua Lê Thánh Tông đã thu thập được mọi chứng cứ đanh thép, nhà vua cho rằng: ý kiến của Đinh Liệt là công bằng chính trực, không thiên lệch, nên xuống chiếu minh oan ngay cho Nguyễn Trãi và các công thần khai quốc khác. Làm cho bá quan văn võ, các dòng họ bị oan và trăm họ hả lòng, hả dạ. Bút ký Hồng Mai mai ghi : "Vua đã minh oan cho Nguyễn Trãi . Bắc cân như vậy , quả là công bằng, văn võ bá quan đã hả dạ ! Thánh Tông nổi tiếng bậc anh quân"
Cuối năm Nguyễn Xí ốm nặng , ông hồi tưởng lại kế hoạch thiên tài : Nhất tiễn tam điêu” của Đinh Liệt và trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình, Nguyễn Xí dã làm bài thơ gửi Đinh Liệt “ Bộ óc nhạy nhanh hơn từ thạch . Mắt thần sao sáng quả tinh đời ! Trái tim trung dũng ai bì kịp. Đức độ mênh mông .. Vua Lê Thánh Tông thân hành đến thăm Nguyễn Xí thấy bài thơ để bên cạnh gói cầm lên xem. Nguyễn Xí rất cảm động với sự quan tâm của Lê Thánh Tông và ông đã đem tấm lòng thành thật của mình tâu với nhà vua rằng ; Kế sách tiêu diệt bè đảng Nghi Dân là chính do Đinh Liệt vạch ra và chủ trì , không phải là của kẻ hạ thần, xin thánh thượng tha tội.

Sau khi thăm Nguyễn Xí trên đường về nhà vua không những tăng lòng yêu mến khâm phục kính trọng Đinh Liệt mà còn cứ xoáy nghĩ vào những ý kiến đề xuất của ông. Lê Thánh Tông đem đề nghị can gián vua, không nên hiểu lầm Lê Lăng mà mà xử Lăng quá nặng. Lê Lăng là dòng tướng võ. Tinh thần dũng cảm cũng như cha Lý Triện tính chủ quan nóng nẩy cũng hệt cha . Nhưng Lê Lăng đã công lớn trong việc diệt Nghi Dân và đánh tan Bồn man. Ý kién Lê Lăng muốn đưa kiệu đi rước tân bình vương lên làm vua chỉ là ý kiến bình thường chưa suy nghĩ cân nhắc kỹ càng. Sau khi được phân tích giải thích rõ ràng thì Lê Lăng cũng nhất trí . Lê Lăng có khuyết điểm lạm quyền đối với việc dùng “ tam ban triều điển” để xử Nghi Dân . Thần và Nguỹên Xí cũng đã trực tiếp gặp Lê Lăng, hiểu rõ tính đơn giản của một tướng võ , ông cho rằng, giải quyết nhanh gọn như vậy , đỡ gây rắc rối cho sau này. Chúng thần đã phân tích phê phán làm cho Lê Lăng nhận rõ sai trái của mình… Mong thánh thượng không nên quá tay “ Đúng Đinh Liệt có lý hơn, mình đã quá tay đối với lê Lăng, phải minh oan. Khôi phục lại cho Lê lăng ( trong khi đó thì bút ký của Hồng Mai ghi từ lâu rằng: “ Lê Lăng dòng võ tướng chỉ biết chắc kiếm đao. Phải đâu giám chống triều . Hạn chế ,. Dùng khôn khéo, kế ấy mới cao siêu!”.
Lê Thành Tông hồi tưởng lại việc, khi diệt xong Nghi Dân, Nguyễn Xí và Lê Lăng bắt giam nhà sử gia Ngô Sĩ Liên và một số có liên quan tới việc sửa ngầm sử văn và nhiều văn kiện tài liệu khác, sắp đưa ra triêù đình xét xử. mình tranh thủ nhiều ý kiến của các vị đại thần huân cựu, nhưng không ai phát biểu cao thượng và hay như Đinh Liệt . Họ phải sửa chữa lại sử văn và các văn kiện là do Thị Anh và Nghi Dân ép họ phải làm mà thôi.Thánh thượng nên lấy đức mà hoá họ, dùng chế văn mà răn họ, rồi tiếp tục dùng họ là thượng sách” Mình đã biết nghe theo và làm theo ý kiến của Đinh Liệt thì công việc tiến triển ngày càng tốt đẹp. Còn việc đối xử với Lê Lăng , ta không nghe theo ý kiến đúng đắn của Đinh Liệt , vì trong đầu óc đã có ấn tượng xấu về Lê Lăng, nên mất sáng suốt. Lê Thánh Tông nhận thức sâu sắc rằng : “Đinh Liệt qủa là một trung thần số một của triều Lê, trong thuở bình ngô cứu quốc đã tận tuỵ hy sinh vì Thái Tổ, đã tận tình giúp đỡ Thái Tông, khi bị triều trước hạ ngục cả gia đình, không những chẳng hề oán hận, vẫn ung dung một lòng một dạ vạch ra diệu kế cứu vãn nhà Lê , đề xuất nhiều ý kiến xuất sắc và thực thi nhiều biện pháo đúng đắn tài giỏi . Không bị sai lệch. Nước nhà- triều đình và trăm họ có sự phồn vinh thịnh trị như ngaỳ nay, ta không thể tách rời được Đinh Liệt.
Ngược trở lại Đinh Liệt thì lại luôn luôn suy nghĩ rằng : “ Thánh Tông quả là một vị anh quân, giao cho mình trọng trách đối với việc nước, việc triều phát huy hết tài trí tuệ và sức lực ra để chỉnh đốn ký cương, kinh bang ,tế thế, hoạch định đường lối đối ngoại, đối nội và kế sách thực thi về văn, về võ, về kinh tế , về pháp luật…mới có thể tiến vững vàng trên con đường thái bình, thịnh trị ,phồn vinh phú cường được.
Hai ý kiến của vua tôi, tuy trên hai cương vị khác nhau, nhưng đều tập chung lo việc nước, việc triều. Đó là đầu mối của muôn vàn thắng lợi.
Mùa xuân năm Tân Dậu 1465 quang thụ Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao , vua Lê Thánh Tông, Thái sư Đinh Liệt và mấy vị đại thần xa giá vào Nam Kinh , thanh minh, bái yết Thái Tổ, Thái Tông… Đứng trên gò đất cao ở Sơn Lăng, Thái sư Đinh Liệt vừa dùng tay chỉ vừa giới thiệu tỉ mỉ nơi nhen lửa ban đầu, đất hội thề Lũng Nhai, vùng Thái Tổ xưng vương, vùng Ngô Từ ( bố đẻ Quang thục ) chỉ đạo sản xuất lương thực cho nghĩa quân, nơi đánh trận đầu thắng lợi, ba lần thủ hiểm Linh Sơn, giải đất Lê Lai cưỡi voi xông ra cứu chúa. Khi tàng dự trữ lương thực ở Phật hoàng, nơi đón tiếp hào kiệt- hiền tài ở Mục Sơn…cho Quang Thục . Thánh Tông và các đại thần nghe, khi mọi người đang thích thú, Thái sư Đinh Liệt bỗng dừng lại một chút, rồi chỉ tay về phía mấy quả núi, kể tiếp: Đấy là Lỗi Giang, nơi đây có những ký ức sâu sắc đối với hạ thần. Thần cùng Thái Tổ và Nguyễn Trãi dời trại bản doanh từ Nghệ An ra đây một thời gian, chỉ đạo cuộc Bình Ngô cứu quốc. Đồng thời cũng là nơi Nguyễn Trãi tên họ là Trần Văn, Trần Văn làm ký lục viên. Trong lúc đó thì BĐV đã cử Phạm Văn Xão ra Đông Đô tìm Nguyễn Trãi thế là hai bên không gặp nhau . Nhân một hôm có cuộc họp, Trần Văn nhè nhẹ đi theo sau, Chờ cho Nguyễn Như Lãm vào họp, ông nép mình vào cánh cửa nghe bàn bạc mọi việc, Thần đề nghị là tranh thủ chỉnh đốn củng cố và phát triển lực lượng trong khi nhà Minh có chủ trương hoà hoãn, Lê Sát thì đề nghị tranh thủ thời cơ hoà hoãn đánh thật mạnh để chiếm lấy đất đai rộng lớn. Khi ý kiến đại đa số sắp ngả về ý kiến quyết chíến. Trần Văn đẩy cửa vào, thần xin mạo muội phát biểu vài lời; ( Lê Sát tuốt gươm , BĐV khoát tay cho Lê Sát ngồi xuống, ông nói tình hình nhà Minh, tình hình Giao Chỉ, tình hình khốn khó của ba lần thủ hiểm, cuối cùng ông tán thành ý kiến cuả Đinh Liệt . Đồng thời Trần Văn rút trong tay áo ra đưa cho BĐV một cuốn sách mỏng. Lê Lợi nhìn lướt thấy tên Nguyễn Trãi ông tìm ghế chủ tướng vội bước xuống đỡ Trần Văn lên ngồi cạnh mình, và trân trọng giới thiệu với các tướng lĩnh. Đây là Nguỹên Trãi mới ngoài Đông Quan vào . Đây là Bình Ngô sách..Mọi người vô cùng phấn khởi.
Cũng trong cánh rừng gần đấy, một tháng sau có những là cây hiện lên 8 chữ Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” Lê Sát, Lê thụ, Phạm Vấn.. phát hiện Nguỹen Trãi hoà nước cơm với mật . Họ làm ầm ĩ nào là bọn mình có người ứng nghĩa từ thời nhen lửa.từ hồi Lũng Nhai.. đã trải qua hàng chục trận chiến đấu, ba lần thủ hiểm. . Nguyễn Trãi mới vào mấy tháng nay, đã dám làm cái việc kinh thường bọn mình như vậy, phải cho Nguyễn Trãi một bài học mới được Thần thấy ồn ào chạy đến, cầm lấy lá cây to do kiến gậm mật nổi bật lên chữ, thể hội ngay được tác dụng của cách làm của Nguyễn Trãi. Sau khi giải thích ý nghĩa và tác dụng to lớn của việc làm này cho mọi người rõ. Thần còn đề xuất với mọi người là bảo Nguyễn Trãi nên sửa lại như sau: Lê Lợi vi quân bách tình vi thần” mọi người đều hố hởi tán đồng và từ đấy trở đi Nguyễn
Trãi viết theo ý kiến của mọi người.
Khi nghĩa quân ta chuỷên hướng hoạt động vào Nghệ An, thân có lượm mang theo một số lá cây này, gây được lòng tin rẩt lớn. các tù trưởng , các hào kiệt, hiền tài nhặt được chiếc lá có 8 chữ “Lê Lợi vi quân , Bách tính vi thần,” cho rằng điềm trời đã định, nên đem mấy ngàn quân và sáu bảy thớt voi to hàng như Trần Quý. Còn Hoàng hậu Trần Thị Ngọc Hào- vợ vua nhà Trần khi gia nhân nhặt được chiếc lá có 8 chữ như vậy thì kính cẩn để hòm sắc trên bàn thờ, khi thần giải phóng đến vùng tây và Nam Nghệ An thì bà trịnh trọng lấy lá ra đưa cho thần xem và khẳng định: trời đã định rồi chẳng ai cưỡng lại được.
Mọi người vừa nghe vừa thú vị vừa cảm động Lê Thánh Tông ôm chặt lấy Đinh Liệt.
và nói: Vĩ đại thay Lê nghiệp , là thần - kiến trúc gia! Không thẹn thùng Thái Tổ công đức thẩm mọi nhà.
Cảnh sắc mùa xuân ở Lam Sơn như gấm thêu hoa rỡ rực muôn màu trăm họ độ thanh minh, người người lớp lớp như một bứt hoạ vĩ đại tựơng trưng cho cảnh thái hoà của cả một đất nước phồn vinh. Nam nữ thanh niên và các bô lão cứ vây quanh ngày càng đông dần lấy Quang thục hoàng thái hậu nhà vua Thái sư và các quan đại thần. Mồm luôn tung hô : Thánh thượng vạn tuế vô cương ! Quang thụ Hoàng thái hậu vạn tuế. Lân quốc công sống thái bính muôn thuở ! thịnh trịnh ngàn phương.
Khi xa giá trở về. Quang thục hoàn thái hậu luôn nói với vua Lê Thánh Tông rằng : ngày vào khoảng tháng 2 tháng 3 này là thời buổi giáp hạt, nhiều vùng đói khổ lắm , ăn mà ăm xin đi kín đường kín chợ. Ngày nay, chúng ta hành trình từ Đông kinh về Lam Sơn không hề thấy bóng một người ăn xin, hành khất, những đụn thóc để lu lù giữa đồng thế kia, chẳng ai thèm lấy trộn, dân chúng ăn mặc quần áo lánh lặn cả, bộ mặt người nào, người nấy tinh nhanh đầy đặn . tỏ ra hào hứng phẩn khởi. Con nhín xem lúa khoai ngô sắn tốt như thế kia, báo hiệu cảnh tượng được mùa tiếp. Nhà vua cho dừng kiệu lại ba bốn lần nghe lũ mục đồng đang thả diều , đánh khăng, nhảy múa, mồm luôn hát : ông Đinh có phép thần ký!
bê vầng dương bạc trả về thế gian
Ông Đinh yêu quí rồng vàng
tay cầm gươm báu kỹ càng rạng soi
Ông Đinh dùng phép đổi đời
Thái bình thịnh trị, vua tôi thuận hoà
Ăn mày chẳng kiếm đâu ra
Ruộng thơm lúa chín, đồng ca hội hè
Ông Đinh lắm phép thần kỳ.
Quang thụ nghe xong nói với các đại thần : đây là biểu tượng cho cảnh đại thanh bình.
Lê Thánh Tông thì vui sướng nói với mẹ và các đại thần cùng đi rằng: Con đồng ý hoàn toàn với mẹ và cộng thêm : đây cũng là sự đánh giá đúng nhất công lao giai đoạn vừa rồi của trăm họ đối với Thái sư lân quốc công Đinh Liêt .
Đinh Liệt về nhà tắm rửa và ăn cơm xong, đang vui đùa với đàn con cháu gia nhân vào báo: có quan Tri huyện Sơn nam Nguyễn Anh Vũ xin vào tiếp kiến Đinh Liệt thân ra tận cổng đến mời Anh Vũ vào nhà khách. Câu đối chúc mừng của quan tri huyện
Sơn Nam như sau:
“Ơn Thái sư quét sạch mây đen, ánh sáng sao khuê càng rực sáng.
Được xuân mới nên nắng đẹp, giọng cao anh vũ mãi thêm cao.
Thái sư qua thăm hỏi việc nhà, việc quân, ông đã kể cho Anh Vũ nghe về gắn bó giữa ông và Nguyễn Trãi từ mùa hè năm Quí Dậu 1423 đến khi Thị Anh giết hại . Ông cũng kể qua diệu kế : Nhất tiến tam điêu đã thực hiện như thế nào ? phải dùng bàn tay của Nghi Dân để diệt Nguyễn Thị Anh , mơí có ngày minh oan cho Nguyễn Trãi và các vị công thần khai quốc khác. Đồng thời ông cùng còn khuyên bảo dặn dò Nguyễn Anh Vũ cần phải lưu ý một số điểm khi làm quan , Anh Vũ rất tin tưởng, phấn khởi và biết ơn sâu sắc đối với Đinh Liệt. Khi cáo biệt Đinh Liệt không quên lời hỏi thăm sức khoẻ bà Phạm Thị Mẫn và biếu bà ít quà đem về Lam Kinh.
Từ năm Giáp Thân đến năm Ất Dậu 1464- 1465 Nguyến Xí bị ốm nặng, Đinh Liệt luôn thân hành đến thăm hỏi chăm sóc Nguyễn Xí, mấy lần ông đã sắc thuốc bê lên bên gường, động viên bạn uống cho chóng khỏi bệnh. Những lúc Nguyễn Xí hồi tỉnh. Đinh Liệt kể qua công việc ổn định của triều đình sự phồn vinh được mùa của đất nước , tình hình nhộn nhịp của 13 đạo, Nhất là khi ông nói Lê Thánh Tông quả là một anh quân , chứng minh việc lựa chọn của chúng ta thông minh sáng suốt và đúng đắn hơn Lê Lăng.. vừa nhắc đến Lê Lăng . Nguyễn Xí hỏi ngay Đinh Liệt nhà vua đối với sự kiện ấy như thế nào . Đinh Liệt trả lời Lê Thánh Tông đã nhìn thấy sai quá đáng của mình nên vừa rồi đã trả lại toàn bộ tài sản cho gia dình vợ con Lê Lăng, có lẽ nay mai sẽ ban chiếu minh oan thôi ? Nguyễn Xí tươi tỉnh hẳn lên và nói: có thế chứ. Là một anh quân phải thế chứ. Gía mà vua sớm biết nghe lời can của Thái sư thì tốt biết mấy. nói đến đây Nguyên Xí xỉu dần và cứ thế chuyển sang trầm trọng. Năm đó Nguyễn Xí chết Thái sư lân quốc công Đinh Liệt đến viếng Câu đôi:
Cả cuộc đời cương dũng mãi sống rạng núi sông
Một câu kiếm trung thành lưu danh ngời sử sách.
Phụ chính Thái sư lâm quốc công Đinh Liệt tuổi tuy đã cao song khi nhìn thấy quốc tính dân sự đang sải cánh đi vào phồn vinh thịnh trị chưa từng có, ông sưng sướng nhìn lên hai câu thơ khuyến thân treo đầu gường:
Vài ba chén trà xương trăm họ
Ba ly rượu ngọt máu vạn nhà.
Mà tự hào không hổ thẹn, bởi tròn bốn chục năm làm quan trong triều ông đã hoàn toàn liêm khiết, kiên quyết tu thân, chí công vô tư, nắm vững cán cân chân lý, chứ hề thiên lệch. Ông càng nhận chân giá trị sự cống hiến của mình và càng thấy rõ trách nhiệm của một con chim đầu đàn phải đem hết sức tinh thần trí tuệ của bản thân ra toàn tìn sai đúng hương tránh khỏi mọi bất trắc có thể xảy ra. Cũng do đó , mà ngoại việc cúc cung tận tuỵ ra, hoạch định bất cứ một kế sách nào hoặc thực thi bất cứ một công việc gì, ông đều suy trước tính sau, cân nhắc phải trái , đúng sai tính cho hiện tại xét đến lâu dài … Trên bước đường thực thi có gì thuận lợi có gì cản trở, khắc phục những cản trở ấy như thế nào?... Cuối cùng đưa lại kết quả ra sao , ông tranh thủ ý kiến của bè bạn, cộng với việc thị sát thực tế. Lúc đó ông mới đưa ra cho triều đình bàn bạc, tâu lên vua phê chuẩn, ông thường hay nói với bạn đồng liêu và con cháu ông rằng ; muốn trở thành một con người chân chính và làm được những việc lớn mà ít phạm sai lầm từ xưa tới nay chưa có người nào thiếu được cái đức vô tư cả. Đây chính là cái bí quyết ông đã rút ra từ trong bụng thành nhân hiền triết, cộng với trí tuệ ông đã thu hái được ở muôn người , muôn nhà qua gạn lọc tu luyện trở thành tinh hoa tinh tuý và tài năng cuả bản thân , nên sự cống hiến cho đại nghiệp ngày càng nhiều càng lớn.
Tết trung thu năm Đinh Hợi 1467 Lương Thế Vinh, Quách Đình Bảo, Nguyễn Đức Trinh, Nguyễn Như Đỗ, Chu Thiêm Uy và mười mấy vị dại trí thức ngẫm nhiên chẳng hẹn mà gặp, sau khi đi lượn quanh hổ Tả Vọng ngắm trăng gặp nhau, kéo nhau đến vườn san phủ Thái sư gần đấy uống rượu- ngắm trăng - chờ hoa nở và ngâm thơ ngày càng náo nhiệt. Thái sư Đinh Liệt nhân đi dự trung thu với các cháu ở phủ Tông nhân về trông thấy cụôc vui rất hồn nhiên và rộn rã của một số nhà khoa bảng, ông cũng ghé lại tham gia. Ông khảng khái gieo mấy vần thơ góp vui:
Trung thu nguyệt lựơng sơn hà cái
Tửu uyên thi nang vịnh thái hoà
Thi hứng tự hồ khuy quốc vị
Quốc âm văn tự chửa thành hoa
dịch: Trung thu trăng sáng trùm non nước- Bầu rượu , túi thơ vịnh thái hoà- thi hứng hình như còn thiếu vị- Quốc âm văn tự chửa thành hoa)
Đồng thời ông đưa ra vấn đề cải cách quốc âm văn tự là việc cần thiết đối với đất nước, biến cuộc vui chơi thành cuộc mạn đàm tranh luận khá soi nổi và lý thú, cuối cùng hình thành hai khuynh hướng như sau:
Khuynh hướng thứ nhất : những người mê tín nho học phiến diện cho rằng chữ nho đã có lịch sử phát triển lâu đời, ý nghĩa cô đọng, sâu sắc và thâm tuý, văn minh và tinh hoa trong thiên hạ đều tập trung vào thơ văn- sử sách – kinh – ký -truyện và nhiều văn kiện quý giá của cố kim… ý nghĩa hàm súc , tình khái quát rộng, tính tổng hợp cao, tính biểu đạt sâu, tinh công kích sắc… không học chữ Hán mà không tìm ra được tinh hoa, tinh tuý văn minh thịnh trị là điều không thể có được.
Khuynh hướng thứ hai : Những người thực sự cầu thị thì cho rằng ; nên kết hợp học tập chữ Hán với học quốc âm. Cần có kế hoạch từng bước để cải cách chữ quốc âm cho hoàn chỉnh, dần dần làm cho nó trở thành văn tự độc lập của nước nhà. Như vậy là lý tưởng nhất. Bới vì học chữ Hán, biết đọc âm có khi không hiểu nổi nghĩa. Nếu như đọc đọc âm cho người không học nghe, có khác gì đem đàn mà gảy tai trâu. Chỉ quốc âm sai khi đã được cải cách hoàn chỉnh chỉ cần đọc lên là ai cũng hiểu được nội dung và ý nghĩa của nó, dù đó là sẵc chỉ của vua luật lệ của triều đình , thư từ của người thân và bầu bạn… quả là thuận tiện vô cùng. Nếu như học chữ Hán cần 10 năm, thì học quốc âm chỉ cần ba đến năm là cùng . Thế thì rõ ràng chữ quốc âm đối với Đại Việt quả là lý tưởng hơn chữ Hán. Nhưng để nghiên cứu học tập kho tàng tinh hoa tinh tuý của một nước có nên văn hoá văn minh lâu đời và khổng lồ như Trung Quốc và việc giao hảo hỉển nhiên về nhiều mặt,. lại cần phải có một số người nhất định hiểu biết thật thông thạo vê ngôn ngữ văn tự Trung Quốc như những nhà khoa bảng và tài giỏi của Trung Quốc vậy.
Đinh Liệt là người thông minh nhạy bén , nắm bắt ngay lấy thời cơ có một không hai đứng phắt dậy nói : như thế cần phải giải quyết vấn đề ai học chữ Trung Quốc và làm sao thì tốt nhất? Tôi cho rằng; từ sau thi hương, các cống sinh sẽ đi sâu vào học ngôn ngữ văn tự Trung Quốc nhưng cách học cũng thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế . Đầu tiên chúng ta có thể cử đoàn sứ giả của ta cầm biểu sang triều đình nhà Minh đề nghị cho khoảng 30 – 40 người của nước ta sang ăn học ngay ở Trung Quốc với thời gian khoảng trên dưới chục năm. Những người này trở về là những ông thầy trực tiếp giảng daỵ cho cống sinh tiếng nói và văn tự và văn tự Trung Quốc để sau này vào thi hội và thi đình. Cách thức học tập như vậy, có lợi không những ở chỗ nghiên cứu sách vở tài liệu , văn kiện .. của Trung Quốc được thuận tiện mà khi các sứ thần của ta sang Trung Quốc , hoặc các đoàn sứ thần của Trung Quốc sang ta cũng dễ dàng trao đổi bàn bạc làm việc với nhau , không cần phải người thông dịch , đỡ được những sai lầm đáng tiếc hoặc dễ thông cảm với nhau hơn, thì dễ tạo được không khí hoà hảo bền vững, làm cho mỗi vị sứ thàn trở thành con người hoàn chỉnh. Không bị câm điẹc như thuở xưa . Như vậy cũng có nghĩa là thực tế đòi hỏi phải mở nhiều trường dạy quốc âm văn tự ở các phủ huyện, châu, việc thi hương đều dùng chữ quốc âm văn tự các chiếu chỉ sắc văn, các văn kiện, sách vở trát, khoán ước, văn khế ,văn tự cho đến thơ phú thư từ .. trong cả nước đều có thể dùng quốc âm văn tự. Chỉ việc giao dịch, hữu hảo .. với Trung Quốc mới phải dùng ngôn ngữ văn tự Trung Quốc , Việc ấy với một số người từ phó bảng trở lên thám hoa, bảng nhãn và Trạng nguyên ở triều thì không phải là ít . Đó chính là đại hỷ sự cho thiên niên vạn tải. Đồng thời ông cao giọng ngâm bài thơ môn tặng mọi người:
Chúng ta người đại Việt
Tài đánh giặc lừng danh
Mấy ngàn năm văn hiến
Thiên trường ca trữ tình
Tiếng nói đày trong sáng
Biểu đạt tột ý mình
Lòng tự hào dân tộc
Hơn cả đấng tối linh
Chữ quốc âm đã có
Phải vun bón nảy cành.
Đáng thẹn ta người Việt
Không dùng chữ nước mình
Vay mượn hoài chữ Hán
Ôi bách tính triều đình
Hỡi những ai hào kiệt
Sao nén nổi bất bình
Vì mê Khổng Tử lơi dân tộc
Bởi sinh đường thi nhạt quốc mình
Lầm tưởng Bái công hơn Thái Tổ
Cho rằng Nguyễn Trãi kém Gia Minh
Sách Tàu lầu thuộc từng câu chữ
Sử Việt lơ mơ chẳng rõ ràng
Trung Quốc trăng tròn hơn Đại Việt
Tây hồ nước ấm kém Động đình?
Người ở đất Nam , hồn đất Bắc.
Tỉnh rồi, nham hỉêm bấy Yên Kinh.
Mưa phùn gió thoảng năm canh trọn
Rét buốt xương da, chửa hiểu mình
Cuộc gặp mặt ngẫu nhiên và bài thơ Đinh Liệt ngâm làm chấn động cả triều đình, xôn xao làng khoa bảng, vang vọng đến tai vua Lê Thánh Tông . Tuy nó là quả búa ngàn cân dáng một đòn chí mạng vào bức tường thành xây đắp mấy ngàn năm của những nhà sùng chữ Hán, nhưng mới chỉ là lay động rung chuyển rơi nở vôi vữa thôi, chưa phải đã tới mức lay đổ hoàn toàn để xây dựng lại bức tường thành mới tráng lệ huy hoàng và vững chãi hơn. Dù sao , từ đấy về sau văn thơ , phú , câu đối.. trong việc chúc mừng lưu niệm, phúng viếng.. cúng đã dược chú trọng hơn, tăng dần hơn về việc sử dụng văn tự . Thậm chí nhà vua đã dùng chữ quốc âm để phong sách vàng cho Đinh Liệt , và hội tao đàn đã có mục bình về văn thơ quốc âm thường xuyên. Đó là mặt tiến bộ bước đầu.
Thể theo đề nghị của Nguyễn Như Đỗ và Quách Đình Bảo. Thái sư Đinh Liệt tiếp kiến đoàn sứ thần thiên triều. Sau khi làm thủ tục xã giao, ông chủ động hởi Sứ thần của quý quốc khâm mệnh sang nước đại Việt mấy lần rồi? Sứ thần đã biết từ lâu Thái sư Đinh Liệt là một danh tướng hàng đầu , ông từng làm chủ tướng đánh tan 10 vạn viện binh , chém đầu đại tướng Liễu Thăng đánh bại quân Chiêm – Lão mở rộng biên cương phía Tây Nam và biên cương phía Nam của nước Đại Việt, dùng diệu kế: “ Nhất tiến tam điêu” diệt trừ nguỵ yên nổi tiếng, đồng thời chủ trì việc triều, việc nước, lừng danh, cảnh phồn thịnh đang phơi phới, nên ông này thận trọng trả lời từng câu, từng chữ rành mạch.
Thưa ngài Thái sư tôn kính , Sứ tôi đến nước Đại Việt hai lần rồi.
Thái sư Đinh Liệt trông thấy sứ thần đầu đã bạc ông hỏi tiếp:
Ngài lão sứ thần năm nay bao nhiêu thọ trường rồi.
Sứ thần cung kính trả lời: Sứ tôi năm nay bảy mươi tuổi
Thái sư khêu gợi: Quắc thước tai thị ông ?( ông bà khoẻ mạnh lắm)
Sứ thần: Sứ tôi già nua rồi, đâu dám bì với tướng Mã viện!
Thái sư khích: người sống 70 xưa nay hiếm , chúc sứ thần thọ tới 200 tuổi.
Sứ thần cảm tạ quan thái sư tôn kính thánh nhân dạy rằng: nhân sinh bách tuế vi kỳ( người đời sống 100 tuổi là lạ lắm rồi) sứ tôi đâu dám mơ ước sống 200 năm.
Thái sư chộp được khe hở , lập tức nhấn mạnh , tôi tin tưởng sâu sắc rằng lời nói đầy đạo lý của thánh nhân đã trở thành sự thật nghiêm chỉnh trong thiên hạ . Nếu như Đại tướng Liễu Thăng còn sống, ông ta cũng chỉ có thể sống đến 100 tuổi là cùng không thể chống lại mệnh trời được. Thánh nhân còn nói: “Thuận thiên giả tồn nghịch thỉên giả vong!” Thái sư nước Đại Việt mong sứ thần tôn kính trở về nước tâu trình lên hoàng đế Minh Triều lời khẳng định đúng đắn như vậy! Ta nâng chén chúc mừng sứ đoàn ngày mai lên đường trở về vạn an.
Sứ thần thiên triều cảm thấy hố , để cho Thái sư Đinh Liệt đã đặt được cái mốc món nợ Liễu Thăng , bị động lúng túng, đành phải bảo đảm với Thái sư rằng: khi về tới triều sứ tôi sẽ tâu trình ngay lời nói nổi tiếng của Thái sư với thiên tử.
Trong thời gian làm nhiệm vụ bên quí quốc, Thái sư đã phái các bạn cũ Nguyễn Như Đỗ, Lương Thế Vinh, Quách Đình Bảo và các vị đại thần khác đến thăm hỏi tiếp dón, trao dổi, làm thơ ngâm vịnh và quan hoài chu đáo , đoàn sứ thần chúng tôi cảm tạ ngài Thai sư tôn kính.
Thái sư Đinh Liệt rất nhậy bén và sắc sảo, thầy ngay thâm thuý của vị sứ thần cáo già, ông khiêm tốn cải chính ngay rằng ; Mong sứ thần đến cảm ơn Hoàng đế Thánh Tông tôn kính! việc phái các đại quan Nguyễn Như Đỗ, Lương Thế Vinh, Quách Đình Bảo .. đến tiếp kiến sứ đoàn quý quốc là đại quyền của Hoàng đế tôn kính và triều đình nước Đại Việt cá nhân tôi đâu dám vượt qua. Xin sứ đoàn thông cảm. Đồng thời ông ngâm bài thơ :
“ Bài thứ nhất;
Sống bảy mưới xuân hiếm ở đời
Sách trời đã định một trăm thôi
Liễu Thăng bại tướng dù sống lại
Trái ngược làm sao được mệnh trời
Bài thứ hai :
“ Sứ thần hai lượt đến kinh sư
Vâng mệnh thiên triều đệ quốc thư
Trung - Việt Bang giao hoa nở rộ
Hồng - Hàng thuỷ hại nạn tiêu trừ.
Hai nước thái hoà dân cùng hưởng
Thảy vàng nát đá, chớ quên ru.
Các quan Nguyễn Như Đỗ, Lương Thế Vinh, Quách Đình Bảo… dự đại tiệc đưa tiễn đều nhận thức sâu sắc tài xã giao thông minh , cơ trí của Thái sư Đinh Liệt , đồng đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt và nâng chén chúc mừng.
Đoàn sứ thần Trung Quốc tỏ ra rất khâm phục, sứ thần đứng dậy ngâm đáp ;
Kinh sư xuất hiện đại kỳ lân
Thịnh trị phông xương mấy thuở bằng
Thanh thế anh quân dài đôi cánh
Thuần phong văn hiến lộng ngàn xuân
Ngày mai đoàn sứ hồi cố quốc
Nhớ cảnh bâng khuâng, ngóng tuệ bằng.
Chủ khách đều đứng dậy , vỗ tay nhiệt liệt rồi cạn chén, lưu luyến.
Thái sư Đinh Liệt thay mặt triều đình tặng sứ thần và đoàn nhiều bảo vật của phương nam làm kỷ niệm.

Xem phần tiếp theo (Phần 12)

Mục lục: cuốn
Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<o></o>
họ Đinh Đông An - Nam Định
 
Top