dinhvanbinh
Moderator
Theo tài liệu của vi.wikipedia.org: "Đinh Văn Tả có hai bà vợ, là hai cô cháu trong một nhà họ Phạm. Bà vợ cả là con gái nhỏ của vị quan họ Phạm, bà vợ thứ là cháu gái vị đó, cả hai cô cháu cùng cưới một ngày. Bà vợ cả sinh được 3 trai 1 gái; bà vợ thứ sinh được 1 trai 1 gái. Hai người con rể ông đều làm quận công".
Theo cuốn "Sử ký thân thế và sự nghiệp Đại vương Đinh Văn Tả" của tác giả Đoàn Triển với sự cộng tác của ông Đinh Văn Lạng và ông Đinh Sỹ Hịch (Hậu duệ thứ 17 của Đại vương Đinh Văn Tả) thì:
"Năm Mậu Thìn (1628) cụ Tả 30 tuổi, lấy vợ chính thất họ Phạm quý Thị húy Điều (Phạm Thị Điều) 19 tuổi, người thôn Đông Cục, xã An Lạc, huyện Thanh Lâm (phủ Nam Sách cũ) nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Bà là con gái quan lỵ Hiến họ Phạm.
Bà chính thất Phạm quý Thị húy Điều, Tứ thụy Từ Dung Đoan nhân, Quận phụ nhân, Thái phụ nhân, sinh phong công chúa, sinh hạ được 3 con trai, 1 gái:
Năm Mậu Tý (1648) cụ Văn tả 50 tuổi, vì 3 con trai đều chết trận nên cụ lấy bà Á thất Nguyễn quý Thị húy Huống (Nguyễn Thị Huống) 21 tuổi, cũng là người thôn An Cục, xã An Lạc, huyện Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương. Bà là con gái quan Thái Bảo văn Trung Hầu họ Nguyễn.
Bà Á thất Nguyễn quý Thị húy Huống, tự Phu nhân, Tứ Thụy Từ Khoan đoan nhân, Quận phu nhân, Thái phu nhân, sinh phong công chúa, sinh hạ được 2 con:
Nhận xét:
Như vậy, theo cuốn Sử ký Thân thế và sự nghiệp của Đại vương Đinh Văn Tả được lưu truyền trong dòng họ Đinh Văn Hàn Giang, Hải Dương (cuốn sách này được tổng hợp trên cơ sở các tài liệu đã được bàn luận tại cuộc hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Đại vương Đinh Văn Tả tại Hà Nội) và cuốn "Đinh tộc gia phả Hàn Giang, Hải Dương của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội thì chỉ thấy nói đến hai cụ bà chính thất và á thất của Đại vương là hai cô cháu của quan Trạng họ Phạm người xã An Lạc, huyện Thanh Lâm chứ không thấy nói đến cưới cùng một ngày như tài liệu đã đăng của vi.wikipedia.org. Vì "Nhà vua đặc biệt sủng ái đối với cụ [Đinh Văn Tả] nên đã đích thân đứng ra làm chủ hôn, lấy vợ cho cụ ở nhà quan Bình chương Trạng nguyên họ Phạm người xã An Lạc, huyện Thanh Lâm" (Sách Đinh tộc gia phả Hàn Giang, Hải Dương, trang 22). Thực tế thì chưa thấy có trường hợp nào cưới 2 vợ lại cưới cùng một ngày nhất là trong thời kỳ phong kiến, lại được vua đứng ra làm chủ hôn. Theo tôi được biết thì Đại vương Đinh Văn tả vì cả 3 con trai cụ bị chết trận nên nhà vua cho phép cụ được lấy vợ hai khi cụ đã 50 tuổi. Như thế hợp lý hơn vì Đại vương Đinh Văn Tả là danh tướng triều Lê, có tài quân sự kiệt xuất, lập nhiều chiến công lừng lẫy, được vua Lê Hy Tông sắc phong 'SINH PHONG THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI VƯƠNG".
Đầu xuân Tân Mão nhớ về tổ tiên, tôi có đôi dòng gửi lên website hodinhvietnam để cùng mọi người trong và ngoài họ Đinh Việt Nam chia sẻ. Rất mong nhận được tham gia góp ý của tất cả mọi người, nhất là các cụ trong dòng họ, các nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa.
Theo cuốn "Sử ký thân thế và sự nghiệp Đại vương Đinh Văn Tả" của tác giả Đoàn Triển với sự cộng tác của ông Đinh Văn Lạng và ông Đinh Sỹ Hịch (Hậu duệ thứ 17 của Đại vương Đinh Văn Tả) thì:
"Năm Mậu Thìn (1628) cụ Tả 30 tuổi, lấy vợ chính thất họ Phạm quý Thị húy Điều (Phạm Thị Điều) 19 tuổi, người thôn Đông Cục, xã An Lạc, huyện Thanh Lâm (phủ Nam Sách cũ) nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Bà là con gái quan lỵ Hiến họ Phạm.
Bà chính thất Phạm quý Thị húy Điều, Tứ thụy Từ Dung Đoan nhân, Quận phụ nhân, Thái phụ nhân, sinh phong công chúa, sinh hạ được 3 con trai, 1 gái:
- Con trưởng: Mỹ Thái Hầu húy ĐInh công Văn Mỹ (Đinh Văn Mỹ).
- Con thứ hai: Phượng Tường hậu húy Đinh công Văn Thọ (Đinh Văn Thọ).
- Con thứ ba: Hậu Đức hầu Đinh công Văn Hiền (Đinh Văn Hiền).
Năm Mậu Tý (1648) cụ Văn tả 50 tuổi, vì 3 con trai đều chết trận nên cụ lấy bà Á thất Nguyễn quý Thị húy Huống (Nguyễn Thị Huống) 21 tuổi, cũng là người thôn An Cục, xã An Lạc, huyện Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương. Bà là con gái quan Thái Bảo văn Trung Hầu họ Nguyễn.
Bà Á thất Nguyễn quý Thị húy Huống, tự Phu nhân, Tứ Thụy Từ Khoan đoan nhân, Quận phu nhân, Thái phu nhân, sinh phong công chúa, sinh hạ được 2 con:
- Con trai: Hiền Quận công húy Đinh công Văn Vỹ (Đinh Văn Vỹ), Tứ Thụy Minh Nhã, Tả đô đốc Thái Bảo Thượng trụ Quốc Trật tặng Thái phó Trung Đẳng Đại vương.
- Con gái: Đinh Thị Ngọc Phương, lấy chồng là Đô tướng người họ Trịnh."
Nhận xét:
Như vậy, theo cuốn Sử ký Thân thế và sự nghiệp của Đại vương Đinh Văn Tả được lưu truyền trong dòng họ Đinh Văn Hàn Giang, Hải Dương (cuốn sách này được tổng hợp trên cơ sở các tài liệu đã được bàn luận tại cuộc hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Đại vương Đinh Văn Tả tại Hà Nội) và cuốn "Đinh tộc gia phả Hàn Giang, Hải Dương của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội thì chỉ thấy nói đến hai cụ bà chính thất và á thất của Đại vương là hai cô cháu của quan Trạng họ Phạm người xã An Lạc, huyện Thanh Lâm chứ không thấy nói đến cưới cùng một ngày như tài liệu đã đăng của vi.wikipedia.org. Vì "Nhà vua đặc biệt sủng ái đối với cụ [Đinh Văn Tả] nên đã đích thân đứng ra làm chủ hôn, lấy vợ cho cụ ở nhà quan Bình chương Trạng nguyên họ Phạm người xã An Lạc, huyện Thanh Lâm" (Sách Đinh tộc gia phả Hàn Giang, Hải Dương, trang 22). Thực tế thì chưa thấy có trường hợp nào cưới 2 vợ lại cưới cùng một ngày nhất là trong thời kỳ phong kiến, lại được vua đứng ra làm chủ hôn. Theo tôi được biết thì Đại vương Đinh Văn tả vì cả 3 con trai cụ bị chết trận nên nhà vua cho phép cụ được lấy vợ hai khi cụ đã 50 tuổi. Như thế hợp lý hơn vì Đại vương Đinh Văn Tả là danh tướng triều Lê, có tài quân sự kiệt xuất, lập nhiều chiến công lừng lẫy, được vua Lê Hy Tông sắc phong 'SINH PHONG THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI VƯƠNG".
Đầu xuân Tân Mão nhớ về tổ tiên, tôi có đôi dòng gửi lên website hodinhvietnam để cùng mọi người trong và ngoài họ Đinh Việt Nam chia sẻ. Rất mong nhận được tham gia góp ý của tất cả mọi người, nhất là các cụ trong dòng họ, các nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa.
Đinh Văn Bình
Hậu duệ thứ 18 Đại vương Đinh Văn Tả.
Hậu duệ thứ 18 Đại vương Đinh Văn Tả.