dinhvanbinh
Moderator
Tiếp phần “Tư liệu gia phả”trong “Đi tìm nguồn gốc họ Đinh”….
Thời bấy giờ ở Bắc quốc có một người tinh thông thuật số, đêm chiêm tinh trên trời thấy có sao Thiên Mã chiếu xuống vùng sông Mã nước Nam bèn cất công dò theo dấu vết lần tìm đến nơi, nhận biết dưới đáy nước có ngôi huyệt hình Thiên Mã. Người ấy bèn lân la hỏi đám trẻ mục đồng có ai tài giỏi dám lặn được xuống đáy nước thì sẽ trọng thưởng. Người anh nhận lời, theo lời thày tướng lặn xuống đáy sông xem xét, thấy quả đúng có huyệt như lời ông ta nói. Thày tướng dặn hôm sau lại tới phiền lần nữa và hứa cũng sẽ thưởng hậu. Người anh hiểu ra ngay ý định của thày tướng, ông bèn trở về thu xếp ngầm đem hài cốt của ông nội và của cha mình gói ghém gọn thành một bọc. Hôm sau thày tướng Bắc quốc tới nơi, giao cho ông một bọc bảo mang xuống đáy nước rồi cứ theo cách thức như thế mà làm. Ông liền đem cái bọc quấn bằng ghẻ áo ra quấn vào mình quanh chỗ bụng rốn, thác cớ là gần đây hay bị đau bụng. Người Bắc quốc cũng tin lời. Ông liền lặn xuống nước, đem bọc hài cốt nhà mình đặt vào miệng ngựa, còn bọc của người kia đem treo vào chỗ cổ ngựa. Nguyên do là người kia có phép thuật, nên chỉ khi ông ta niệm chú thì miệng ngựa mới hé ra, nhờ thế mới làm xong việc.
Sau đó ông thày Tàu trở về bản quốc, đêm ra xem tượng sao, vẫn thấy chiếu xuống nước Nam, lấy làm lạ nhẩm tính một hồi thì biết là mình đã bị mắc lừa, lòng tức tối lắm, nghĩ cách báo thù. Ông ta bèn lấy cây gậy làm thành thanh gươm thần, nhờ một người khác sang ta nói phao lên rằng: Đã có được huyệt đất rồi, nhưng có ngựa mà không có gươm thì làm được việc gì? Ông nghe thấy cũng có lý, tin ngay, bằng lòng nhận chiế gươm lặn xuống nước treo vào đầu ngựa. Không ngờ vừa treo gươm vào cổ ngựa thì bỗng thấy sát khí ùn ùn bốc lên. Sau này ông lên ngôi, hưởng nước không được lâu dài chính vì cớ đó.
Nhưng đấy là chuyện xảy ra sau này. Còn từ bấy trở đi, ông biết mình đã được đắc địa nên không hề hé lộ chuyện ra ngoài, chỉ kể cho người em họ là Đinh Điền biết mà thôi. Một bữa đi chăn trâu ngoài đồng, ông giết ngay con trâu đem mổ thịt rồi hội các bạn lại làm lễ tế khao quân. Lúc ấy ông đàng hoàng ngồi chĩnh chện, mặt ngoảnh về hướng nam, có Đinh Điền và Nguyễn Bặc đứng hầu hai bên, bọn trẻ còn lại phân thành ban đứng theo thứ bặc cùng đồng thanh tung hô. Tế xong liền mở tiệc, nghi thức theo y như phép tắc ở triều đình. Người chú ở nhà hay tin đùng đùng nổi giận, vác ngay con dao phát bờ đuổi đánh. Ông vội nhảy đại xuống sông, miền hô “Giang thần mau cứu ta”. Trên sông bỗng hiện ra một con rồn đất cúi đầu đỡ lấy bàn chân ông. Người chú nom vậy thì kinh sợ, cắm vội con dao xuống đất, chắp tay hướng về lòng sông cầu khấn thần minh cùng trời đất phù hộ cho dòng họ nhà mình.
Từ đấy lòng người suy tôn ngưỡng mộ, dân chún hướng cả về theo ông. Đến sau ông dẹp tan được mười sứ quân, bắt đầu mở ra nền chính thống cho non sông nước Nam ta. Ông trở thành vị vua đầu tiên trong các bậc đế vương đời sau (tức Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh). Lịch sử nước ta bắt đầu từ đấy mới chép vào phần Nội sử, còn trước đó là thuộc phần ngoại kỷ. Trải hơn mười năm sau đó, Thái tử mất sớm, ấu chúa là cháu nội của ông còn non dại, phải kế thừa trách nhiệm nặng nề. Lại gặp phải Kế phi là Hoàng hậu họ Dương mưu tính từ bên trong, gian thần dấy họa chốn cung đình. Đó là bởi sắc khí bốc dưới sông hồi trước gây nên như thế.
(Còn nữa)
KS Đinh Văn Bình
(Trích từ Đinh tộc gia phả Hàn Giang, Hải Dương, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2003 của Chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Thời bấy giờ ở Bắc quốc có một người tinh thông thuật số, đêm chiêm tinh trên trời thấy có sao Thiên Mã chiếu xuống vùng sông Mã nước Nam bèn cất công dò theo dấu vết lần tìm đến nơi, nhận biết dưới đáy nước có ngôi huyệt hình Thiên Mã. Người ấy bèn lân la hỏi đám trẻ mục đồng có ai tài giỏi dám lặn được xuống đáy nước thì sẽ trọng thưởng. Người anh nhận lời, theo lời thày tướng lặn xuống đáy sông xem xét, thấy quả đúng có huyệt như lời ông ta nói. Thày tướng dặn hôm sau lại tới phiền lần nữa và hứa cũng sẽ thưởng hậu. Người anh hiểu ra ngay ý định của thày tướng, ông bèn trở về thu xếp ngầm đem hài cốt của ông nội và của cha mình gói ghém gọn thành một bọc. Hôm sau thày tướng Bắc quốc tới nơi, giao cho ông một bọc bảo mang xuống đáy nước rồi cứ theo cách thức như thế mà làm. Ông liền đem cái bọc quấn bằng ghẻ áo ra quấn vào mình quanh chỗ bụng rốn, thác cớ là gần đây hay bị đau bụng. Người Bắc quốc cũng tin lời. Ông liền lặn xuống nước, đem bọc hài cốt nhà mình đặt vào miệng ngựa, còn bọc của người kia đem treo vào chỗ cổ ngựa. Nguyên do là người kia có phép thuật, nên chỉ khi ông ta niệm chú thì miệng ngựa mới hé ra, nhờ thế mới làm xong việc.
Sau đó ông thày Tàu trở về bản quốc, đêm ra xem tượng sao, vẫn thấy chiếu xuống nước Nam, lấy làm lạ nhẩm tính một hồi thì biết là mình đã bị mắc lừa, lòng tức tối lắm, nghĩ cách báo thù. Ông ta bèn lấy cây gậy làm thành thanh gươm thần, nhờ một người khác sang ta nói phao lên rằng: Đã có được huyệt đất rồi, nhưng có ngựa mà không có gươm thì làm được việc gì? Ông nghe thấy cũng có lý, tin ngay, bằng lòng nhận chiế gươm lặn xuống nước treo vào đầu ngựa. Không ngờ vừa treo gươm vào cổ ngựa thì bỗng thấy sát khí ùn ùn bốc lên. Sau này ông lên ngôi, hưởng nước không được lâu dài chính vì cớ đó.
Nhưng đấy là chuyện xảy ra sau này. Còn từ bấy trở đi, ông biết mình đã được đắc địa nên không hề hé lộ chuyện ra ngoài, chỉ kể cho người em họ là Đinh Điền biết mà thôi. Một bữa đi chăn trâu ngoài đồng, ông giết ngay con trâu đem mổ thịt rồi hội các bạn lại làm lễ tế khao quân. Lúc ấy ông đàng hoàng ngồi chĩnh chện, mặt ngoảnh về hướng nam, có Đinh Điền và Nguyễn Bặc đứng hầu hai bên, bọn trẻ còn lại phân thành ban đứng theo thứ bặc cùng đồng thanh tung hô. Tế xong liền mở tiệc, nghi thức theo y như phép tắc ở triều đình. Người chú ở nhà hay tin đùng đùng nổi giận, vác ngay con dao phát bờ đuổi đánh. Ông vội nhảy đại xuống sông, miền hô “Giang thần mau cứu ta”. Trên sông bỗng hiện ra một con rồn đất cúi đầu đỡ lấy bàn chân ông. Người chú nom vậy thì kinh sợ, cắm vội con dao xuống đất, chắp tay hướng về lòng sông cầu khấn thần minh cùng trời đất phù hộ cho dòng họ nhà mình.
Từ đấy lòng người suy tôn ngưỡng mộ, dân chún hướng cả về theo ông. Đến sau ông dẹp tan được mười sứ quân, bắt đầu mở ra nền chính thống cho non sông nước Nam ta. Ông trở thành vị vua đầu tiên trong các bậc đế vương đời sau (tức Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh). Lịch sử nước ta bắt đầu từ đấy mới chép vào phần Nội sử, còn trước đó là thuộc phần ngoại kỷ. Trải hơn mười năm sau đó, Thái tử mất sớm, ấu chúa là cháu nội của ông còn non dại, phải kế thừa trách nhiệm nặng nề. Lại gặp phải Kế phi là Hoàng hậu họ Dương mưu tính từ bên trong, gian thần dấy họa chốn cung đình. Đó là bởi sắc khí bốc dưới sông hồi trước gây nên như thế.
(Còn nữa)
KS Đinh Văn Bình
(Trích từ Đinh tộc gia phả Hàn Giang, Hải Dương, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2003 của Chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội).