PHẢ KÝ ĐINH VĂN
Hà Lam Thăng Bình Quảng Nam
Tộc ĐINH VĂN tại Hà lam
Lời nói đầu:
Sau khi đọc lại cuốn gia phả ĐINH TỘC do ông ĐINH VĂN NGHIÊU thừa kế phụng biên (năm 2003), đã tu chỉnh và cập nhật thêm nội dung. Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin để lưu trử và dễ dàng cập nhật cũng như thuận tiện trong việc tu chỉnh. Tôi ĐINH VĂN PHONG là cháu đời thứ 9 thuộc chi 2, phái 1 có một tâm nguyện rằng, cần phải đưa bản GIA PHẢ TỘC ĐINH VĂN tại Hà lam, Thăng bình, Quảng nam lên mạng Internet vào trang “vietnamgiapha.com” .Trong đó cố gắng ghi rõ năm sinh, năm mất, quê quán, địa điểm và khu vực nơi an táng của những người quá cố. Bổ sung thêm sơ lược tiểu sử và công đức của các bậc bề trên.
Với ước muốn rằng, cho dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất con cháu nội ngoại Đinh Tộc khi cần có thể lên mạng là tìm hiếu được nguồn gốc của mình. Sẽ biết rõ hơn ông bà tổ tiên của mình ngày xưa đã sinh ra từ đâu, đã làm được những gì, an táng tại đâu…Để biết đường mà tìm về nguồn cội và tiện bề thăm viếng, hương khói trong những dịp giỗ, chạp, tết…Và cũng để biết được mối quan hệ giữa họ hàng dòng tộc một cách rõ ràng hơn.
Hy vọng rằng anh chị em, con cháu Đinh Tộc sẽ tiêp nối cha ông, phát huy được truyền thống “ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”.
Chắc chắn, trong sự biên soạn và tu chỉnh sẽ có những thiếu sót và chưa chính xác. Mong rằng cô bác, anh chị em, con cháu sẽ đóng góp bổ sung để trang gia phả được hoàn chỉnh hơn.
Tam Kỳ ngày 02-05-2009
Đinh văn Phong
*****
Trải qua nhiều thế hệ, nhiều đời của dòng tộc, từ đời thứ 1 cho đến nay đã là đời thứ 11. Xảy ra bao nhiêu cuộc chiến tranh, kháng chiến chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ. Cho đến nay, những tư liệu thư tịch viết về dòng họ không thấy để lại mà chỉ còn 2 bản gia phả (một bản chữ Hán và một bản chữ quốc ngữ), do ông ĐINH VĂN TRANG đời thứ 7 phụng tu và dịch ra từ chữ Hán.
Tôi xin trích ra nguyên văn lời nói đầu của ông:
Nguyên năm Mậu Thìn về năm Bảo Đại tam niên, là cháu đời thứ 7, tôi tên là Đinh văn Trang đã có phụng tu một bản Gia Phổ dùng bằng chữ Hán. Trước bài tự có nói: “ Ôi! Phàm trong tộc mà có gia phổ, thời cũng như trong nước mà có lịch sử vậy”. Chúng ta nên nghĩ rằng: Ông bà là nguồn gốc, mà con cháu là nước là cây, tất nhiên cây phải có gốc, nước phải có nguồn, nên phải biết ông bà sinh hạ xuống từng đời, từng thế hệ, đến nay con cháu sinh trưởng ra ở với đời, vậy không phải là lâu dài hay sao?.
Vì thế, mới chiếu theo thế hệ từng đời lập thành 1 bản GIA PHỔ, trước là kỷ niệm trên Ông Bà và cũng để lại ngày sau cho con cháu được biết, đặng còn tiếp tục lần theo.
Đến nay vì gặp thời kỳ hiện đang thay đổi về chế độ Dân Chủ Cộng Hoà, trên chính phủ dưới toàn dân đều dùng bằng chữ mẹ đẻ là chữ Quốc ngữ mà lại ít dùng chữ Hán nữa.
Vì đó, tôi nghĩ tôi sinh năm Mậu Tý, nay đã 67 tuổi rồi, sợ e đến khi tôi đã qua đời rồi, thì ngày sau con cháu lại không biết chữ Hán mà coi. Nên tôi phải làm thêm một bản Gia Phổ bằng chữ Quốc ngữ mà để lại, là cũng không ngoài cái ý nghĩa về kính trước nhìn sau đó thôi.
Thăng Châu, ngày 18 tháng 07 năm 1953
Đinh Văn Trang
(ký tên)
*****
Cho đến năm 2003, sau khi được Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc huyện phát động làm Tộc ước cho mỗi tộc họ. Ông Đinh Văn Nghiêu, đời thứ 9 đã biên soạn và chỉnh tu lại cuốn Gia phả bằng chữ Quốc ngữ, trong đó có viết thêm phần tiểu sử và công đức của những thành viên trong tộc, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú hiện nay. Sau đây, tôi xin trích lại lợi nói đầu của ông theo nguyên bản.
THỪA KẾ PHỤNG BIÊN
Phả hệ tộc ta kể từ ngày ông Đinh Văn Trang dịch từ quyển Hán Tự ra tiếng Việt tính đến nay vừa tròn 50 năm (1953 – 2003). Trong suốt thời gian dài đất nước ta liên tục trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và đế quốc Mỹ (1956 – 1975), hoà bình chưa được bao lâu thì đến năm 1979 – 1982 nổ ra hai cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới, phía Bắc (Trung Quốc) và phía Nam (Campuchia),cuộc sống từng gia đình gặp phải nhiều vất vả khó khăn. Sau, nhờ chính sách thị trường mở cửa mới được hồi sinh và đời sống từng bước được cải thiện và nâng cao cho đến nay.
Qua gần suốt cuộc đời miệt mài phấn đấu, quyết chí lập thân với bao thăng trầm, giờ đây “rửa tay gác kiếm“ ôn lại quá khứ tôi mới nghiệm ra rằng:
- Nghèo nàn, lạc hậu kèm theo dốt nát thì đừng mơ tưởng hảo huyền về công danh, phú quí.
- Có trí thức, có tầm nhìn xa trông rộng, không ngại khó, biết tiến thủ hợp thời thì sẽ thu được thành quả khả quan.
- Có tài nhưng không có đức thì không được con cháu, mọi người kính nể, không làm gương tốt cho con cháu đời sau.
Một điều trùng hợp ngẫu nhiên đến kỳ lạ là sau khi ông Nội (Đinh Văn Trang), nguời dịch quyển Gia Phả Hán tự ra Quốc ngữ (sinh năm Mậu Tý) lúc ông đựoc 67 tuổi - giờ đây, tôi, cháu Đích tôn thuộc chi III phái I, sinh năm Bính Tý (1936), tự tâm viết lại và bổ sung thêm vào Gia Phả các đời kế tiếp, đồng thời soạn thảo quyển Tộc ước để làm kim chỉ nam cho Gia tộc cũng vào tuổi 67. Phải chăng đây cũng là một chu kỳ xoay vần lý thú?!?
Nhìn lại các thế hệ cha ông đã qua, so với với các thế hệ con cháu hiện giờ có quá nhiều khác biệt về hoàn cảnh xã hội, môi trường tiếp xúc với khoa học hiện đại nên câu “hậu sinh khả uý“ là điều xảy ra tất yếu, tiến bộ và xuất sắc rất đáng mừng. Nhưng bên cạnh cũng có nhiều điều lo âu là vấn đề phát triển tộc họ sẽ bị khống chế trong kế hoạch hoá gia đình, không còn sinh con tuỳ thích nữa.
Còn một điều con cháu cần phải quan tâm suy nghĩ để hướng đi của mình được an toàn là hình như tộc họ ta thuận bên VĂN NGHIỆP hơn là VÕ NGHIỆP. Đơn cử trong hai thế hệ đời thứ 8 và thứ 9 những ngươì con ưu tú của dòng họ đã hy sinh trong thời chiến như vệt sao băng không tồn tại lâu dài được.
Thời buổi bây giờ, con cháu có điều kiện ăn học, khi thành đạt thường muốn vươn xa, đi lên theo trào lưu tiến hoá của xã hội, không còn gò bó trong thôn làng nhỏ bé với cuộc sống trầm lặng như xưa. Nhưng ta muốn con cháu nên nhớ rằng: “Quê hương là chùm khế ngọt“, là bến đậu của những con thuyền đã mỏi tay chèo, tìm về an nghỉ, là tổ ấm cho đàn chim khi hoàng hôn buông xuống -“Đất mẹ luôn mở vòng tay ấm cúng ôm ấp vỗ về với tất cả những ai có chút lòng hoài cổ“- Dù trong hoàn cảnh nào, ở đâu, các cháu con hãy nhớ lấy một ngày tìm về hội tụ, đừng quên cội nguồn nơi mình sinh ra và lớn lên.
Mấy lời tâm huyết bộc bạch nỗi lòng, luôn mong ước Tộc họ ta ngày càng phát triển về mọi mặt, phát huy truyền thống Đạo đức – Tài năng – Trí tuệ, ngước mặt nhìn lên không thẹn với đời.
Hà Lam, ngày 01 tháng 01 năm 2003
Đinh Văn Nghiêu
(Ký tên)
Hà Lam Thăng Bình Quảng Nam
Tộc ĐINH VĂN tại Hà lam
Lời nói đầu:
Sau khi đọc lại cuốn gia phả ĐINH TỘC do ông ĐINH VĂN NGHIÊU thừa kế phụng biên (năm 2003), đã tu chỉnh và cập nhật thêm nội dung. Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin để lưu trử và dễ dàng cập nhật cũng như thuận tiện trong việc tu chỉnh. Tôi ĐINH VĂN PHONG là cháu đời thứ 9 thuộc chi 2, phái 1 có một tâm nguyện rằng, cần phải đưa bản GIA PHẢ TỘC ĐINH VĂN tại Hà lam, Thăng bình, Quảng nam lên mạng Internet vào trang “vietnamgiapha.com” .Trong đó cố gắng ghi rõ năm sinh, năm mất, quê quán, địa điểm và khu vực nơi an táng của những người quá cố. Bổ sung thêm sơ lược tiểu sử và công đức của các bậc bề trên.
Với ước muốn rằng, cho dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất con cháu nội ngoại Đinh Tộc khi cần có thể lên mạng là tìm hiếu được nguồn gốc của mình. Sẽ biết rõ hơn ông bà tổ tiên của mình ngày xưa đã sinh ra từ đâu, đã làm được những gì, an táng tại đâu…Để biết đường mà tìm về nguồn cội và tiện bề thăm viếng, hương khói trong những dịp giỗ, chạp, tết…Và cũng để biết được mối quan hệ giữa họ hàng dòng tộc một cách rõ ràng hơn.
Hy vọng rằng anh chị em, con cháu Đinh Tộc sẽ tiêp nối cha ông, phát huy được truyền thống “ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”.
Chắc chắn, trong sự biên soạn và tu chỉnh sẽ có những thiếu sót và chưa chính xác. Mong rằng cô bác, anh chị em, con cháu sẽ đóng góp bổ sung để trang gia phả được hoàn chỉnh hơn.
Tam Kỳ ngày 02-05-2009
Đinh văn Phong
*****
Trải qua nhiều thế hệ, nhiều đời của dòng tộc, từ đời thứ 1 cho đến nay đã là đời thứ 11. Xảy ra bao nhiêu cuộc chiến tranh, kháng chiến chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ. Cho đến nay, những tư liệu thư tịch viết về dòng họ không thấy để lại mà chỉ còn 2 bản gia phả (một bản chữ Hán và một bản chữ quốc ngữ), do ông ĐINH VĂN TRANG đời thứ 7 phụng tu và dịch ra từ chữ Hán.
Tôi xin trích ra nguyên văn lời nói đầu của ông:
Việt nam Dân chủ Cộng hoà
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
( Năm thứ 9 )
KÍNH TỰ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
( Năm thứ 9 )
KÍNH TỰ
Nguyên năm Mậu Thìn về năm Bảo Đại tam niên, là cháu đời thứ 7, tôi tên là Đinh văn Trang đã có phụng tu một bản Gia Phổ dùng bằng chữ Hán. Trước bài tự có nói: “ Ôi! Phàm trong tộc mà có gia phổ, thời cũng như trong nước mà có lịch sử vậy”. Chúng ta nên nghĩ rằng: Ông bà là nguồn gốc, mà con cháu là nước là cây, tất nhiên cây phải có gốc, nước phải có nguồn, nên phải biết ông bà sinh hạ xuống từng đời, từng thế hệ, đến nay con cháu sinh trưởng ra ở với đời, vậy không phải là lâu dài hay sao?.
Vì thế, mới chiếu theo thế hệ từng đời lập thành 1 bản GIA PHỔ, trước là kỷ niệm trên Ông Bà và cũng để lại ngày sau cho con cháu được biết, đặng còn tiếp tục lần theo.
Đến nay vì gặp thời kỳ hiện đang thay đổi về chế độ Dân Chủ Cộng Hoà, trên chính phủ dưới toàn dân đều dùng bằng chữ mẹ đẻ là chữ Quốc ngữ mà lại ít dùng chữ Hán nữa.
Vì đó, tôi nghĩ tôi sinh năm Mậu Tý, nay đã 67 tuổi rồi, sợ e đến khi tôi đã qua đời rồi, thì ngày sau con cháu lại không biết chữ Hán mà coi. Nên tôi phải làm thêm một bản Gia Phổ bằng chữ Quốc ngữ mà để lại, là cũng không ngoài cái ý nghĩa về kính trước nhìn sau đó thôi.
Thăng Châu, ngày 18 tháng 07 năm 1953
Đinh Văn Trang
(ký tên)
*****
Cho đến năm 2003, sau khi được Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc huyện phát động làm Tộc ước cho mỗi tộc họ. Ông Đinh Văn Nghiêu, đời thứ 9 đã biên soạn và chỉnh tu lại cuốn Gia phả bằng chữ Quốc ngữ, trong đó có viết thêm phần tiểu sử và công đức của những thành viên trong tộc, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú hiện nay. Sau đây, tôi xin trích lại lợi nói đầu của ông theo nguyên bản.
THỪA KẾ PHỤNG BIÊN
Phả hệ tộc ta kể từ ngày ông Đinh Văn Trang dịch từ quyển Hán Tự ra tiếng Việt tính đến nay vừa tròn 50 năm (1953 – 2003). Trong suốt thời gian dài đất nước ta liên tục trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và đế quốc Mỹ (1956 – 1975), hoà bình chưa được bao lâu thì đến năm 1979 – 1982 nổ ra hai cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới, phía Bắc (Trung Quốc) và phía Nam (Campuchia),cuộc sống từng gia đình gặp phải nhiều vất vả khó khăn. Sau, nhờ chính sách thị trường mở cửa mới được hồi sinh và đời sống từng bước được cải thiện và nâng cao cho đến nay.
Qua gần suốt cuộc đời miệt mài phấn đấu, quyết chí lập thân với bao thăng trầm, giờ đây “rửa tay gác kiếm“ ôn lại quá khứ tôi mới nghiệm ra rằng:
- Nghèo nàn, lạc hậu kèm theo dốt nát thì đừng mơ tưởng hảo huyền về công danh, phú quí.
- Có trí thức, có tầm nhìn xa trông rộng, không ngại khó, biết tiến thủ hợp thời thì sẽ thu được thành quả khả quan.
- Có tài nhưng không có đức thì không được con cháu, mọi người kính nể, không làm gương tốt cho con cháu đời sau.
Một điều trùng hợp ngẫu nhiên đến kỳ lạ là sau khi ông Nội (Đinh Văn Trang), nguời dịch quyển Gia Phả Hán tự ra Quốc ngữ (sinh năm Mậu Tý) lúc ông đựoc 67 tuổi - giờ đây, tôi, cháu Đích tôn thuộc chi III phái I, sinh năm Bính Tý (1936), tự tâm viết lại và bổ sung thêm vào Gia Phả các đời kế tiếp, đồng thời soạn thảo quyển Tộc ước để làm kim chỉ nam cho Gia tộc cũng vào tuổi 67. Phải chăng đây cũng là một chu kỳ xoay vần lý thú?!?
Nhìn lại các thế hệ cha ông đã qua, so với với các thế hệ con cháu hiện giờ có quá nhiều khác biệt về hoàn cảnh xã hội, môi trường tiếp xúc với khoa học hiện đại nên câu “hậu sinh khả uý“ là điều xảy ra tất yếu, tiến bộ và xuất sắc rất đáng mừng. Nhưng bên cạnh cũng có nhiều điều lo âu là vấn đề phát triển tộc họ sẽ bị khống chế trong kế hoạch hoá gia đình, không còn sinh con tuỳ thích nữa.
Còn một điều con cháu cần phải quan tâm suy nghĩ để hướng đi của mình được an toàn là hình như tộc họ ta thuận bên VĂN NGHIỆP hơn là VÕ NGHIỆP. Đơn cử trong hai thế hệ đời thứ 8 và thứ 9 những ngươì con ưu tú của dòng họ đã hy sinh trong thời chiến như vệt sao băng không tồn tại lâu dài được.
Thời buổi bây giờ, con cháu có điều kiện ăn học, khi thành đạt thường muốn vươn xa, đi lên theo trào lưu tiến hoá của xã hội, không còn gò bó trong thôn làng nhỏ bé với cuộc sống trầm lặng như xưa. Nhưng ta muốn con cháu nên nhớ rằng: “Quê hương là chùm khế ngọt“, là bến đậu của những con thuyền đã mỏi tay chèo, tìm về an nghỉ, là tổ ấm cho đàn chim khi hoàng hôn buông xuống -“Đất mẹ luôn mở vòng tay ấm cúng ôm ấp vỗ về với tất cả những ai có chút lòng hoài cổ“- Dù trong hoàn cảnh nào, ở đâu, các cháu con hãy nhớ lấy một ngày tìm về hội tụ, đừng quên cội nguồn nơi mình sinh ra và lớn lên.
Mấy lời tâm huyết bộc bạch nỗi lòng, luôn mong ước Tộc họ ta ngày càng phát triển về mọi mặt, phát huy truyền thống Đạo đức – Tài năng – Trí tuệ, ngước mặt nhìn lên không thẹn với đời.
Hà Lam, ngày 01 tháng 01 năm 2003
Đinh Văn Nghiêu
(Ký tên)