THAM LUẬN DÒNG NHÀ ĐINH
THÂN THẾ SỰ NGHIỆP THƯỢNG TRỤ QUỐC CÔNG KIÊM THÁI TỬ, THÁI SƯ
LÂN QUỐC CÔNG ĐINH LIỆT
Đinh Liệt sinh năm Canh dần (1400), mất vào giờ Thìn ngày 13 tháng giêng năm Giáp Thìn (1484) thọ 85 tuổi.
Ông sinh ở thôn Mỹ Lâm, Sách Thuý Cối, phủ Thanh Hoa, sống trong một gia đình danh tướng, thế phiệt, có truyền thống chống ngoại xâm, lập đại công nổi tiếng, ông nội và bố ông đều được phong hàm Thái uý, tước hầu thời nhà Trần. Ông là một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thông minh dĩnh ngộ, dũng cảm hoạt bát, trung tín đôn hậu, nhậy bén đầy nhiệt tình, song lại rất ung dung và điềm tĩnh. Thời thơ ấu được cha gọi là Hồng Mai, thiên tài về kinh luân thao lược và tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm cũng được nảy mần và phát triển rất sớm. Theo quyển Thần khê Đô Kỳ Đinh Gia thế phả (tức quyển thế phả họ Đinh ở Đô Kỳ huyện Thần Khê nay là một vùng thuộc huyện Hưng Hà và huyện Đông Hưng- Thái Bình và quyển Đại Việt thông sử do Lê Quí Đôn soạn cho biết : “ Thời Vua Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh có ba anh em họ Đinh Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt đi theo Lê Lợi lập được nhiều công lớn. Về sau con cháu phân tán khắp nơi trong nước. Một chi phái con cháu người anh hùng Đinh Liệt hiện đang sinh sống ở các xã Bình Lăng, Đông Đô, huyện Hưng Hà , Minh Tân và Lô Giang huyện Đông Hưng , Thái Bình, ngày nay. Song lại có tư liệu chép rằng:” Họ Đinh ở các xã Binh Lăng, Đông Đô. Minh Tân và Lô Giang ngày nay là dòng dõi Nam Việt Vương Đinh Liễn từ Thanh Hoa (tức Thanh Hoá) tới đây lập nghiệp. Dưới thời Trần. Trong dòng dõi Đinh Liễn ở Sách Thuý Cối (sau là sách Mỹ Lâm) huyện Lương Giang (sau đổi là huyện Thuỵ Nguyên, nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá có một cụ già làm nghề nông, kiêm nghề thuốc, được nhân dân mến yêu. Đó là Đinh Thuý. Một hôm, cụ gặp hai anh em người họ Hoàng đến nhà cụ ở nhờ; ngừời anh tên là Kinh, người em tên là Côn, làm thày địa lý người Trung Quốc. Hai anh em họ Hoàng được cụ giúp đỡ nhiều. Trước khi trở về quê quán họ tặng cụ ngôi đất để tạ ơn.
Đinh Thuý theo lời dặn của hai thầy địa lý đã bốc hài cốt cụ tổ để vào nơi đất ấy, sau phát khanh tướng, thế thế công hầu. Do để mộ tổ vào nơi đất ấy, dưới thời Trần con cháu họ Đinh nhiều người hiển đạt, làm quan ở kinh đô. Sau này do phản kháng Hồ Quí Ly chèn ép vua Trần nhiều người trong họ sợ liên luỵ đã phải tránh đi xa .
Cuối thế kỷ XIV, triều Trần suy yếu, người con trai duy nhất của Đinh Thuý là Đinh Thỉnh, hiệu Hồng Đức, học rộng và được bổ làm quan, đã từng tham gia dẹp giặc Chiêm và bọn phỉ ở các vùng biên giới nên được thăng đến chức Thái uý Trần triều, được dự bàn công việc triều chính trong Ban Phò mã , được phong là Chấn Vũ Hầu. Đinh Thỉnh đã có vợ là bà Trần Thị Ngọc Huy, con gái một Hoàng thân Trần triều , sau mất sớm. Sẵn ghét cảnh triều chính rệu rã, vợ qua đời nên ông Đinh Thỉnh thật sự chán trường. Ông từ bỏ công việc triều chính, đi chu du thiên hạ, sau đến đất Đô Kỳ làm gia sư cho nhà họ Phạm, để nương thân, vừa để chờ thời.
Lại nói về Đô Kỳ, khi ấy có một bà goá chồng quê ở làng Sang (nay là xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) nhà nghèo đói, bế theo cả người con gái nhỏ đi làm thuê, cấy hái cho nhà họ Phạm để nuôi con, chồng chết , họ hàng thân thuộc không còn ai, dân làng Đô Kỳ cũng không biết tên bà nên gọi là bà Sang. Vào một ngày tháng 6, bà để con ở nhà chủ và đi sang đồng bên (ngày nay là thôn Đa Phú xã Tây Đô) cấy lúa. Hôm đó trời bỗng nổi mưa to gió lớn, bà bèn bò lên gò đất để tránh mưa gió, nhưng rồi bị chết ở đó. Hôm sau chủ nhà đi tìm thấy đất mối đã phủ kín người bà, người đương thời gọi là mộ thiên táng. Thời bấy gìơ có thầy địa lý nói rằng : “ Đây là đất Tường vân bảo nguyệt, địa phát nữ tôn, kiếm âm cư khôn, đại phát nữ tôn, nữ tằng vị hậu” (Mây lành trăng báu, đất phát cháu ngoại, phương khôn có đống tròn làm ấn (con dấu) cháu gái phát lớn, chắt gái được phong Hoàng Hậu) Từ đó gò đất ấy có tên là gò bà Sang. Về sau mộ bà xây làm hai tầng dưới có xây vòm để trông thấy và sờ tay vào tới lớp đất mối xông. Lâu trên có bức cuốn thư đề ba chữ : 生恩德 sinh tư đức ( sống nhờ đức ) và đôi câu đối hai bên :
奇地鍾靈傳自古 崇薹屹立日惟新 Kỳ địa chung linh truyền tự cổ - Sùng Đài ngật lập nhật duy tân (Nghĩa là ; Đất là khí thiêng truyền tự cổ- Đài miếu đứng cao mới từng ngày) Sau khi bà Sang mất, ông chủ họ Phạm nuôi dưỡng con gái bà Sang làm con nuôi và đặt tên là Phạm Thị Gái. Sau ông gả con gái nuôi cho ông Đinh Thỉnh, ít lâu sau ông bà sinh được một con trai đặt tên là Đinh Tôn Nhân. Thời Hồ Quý Ly chèn ép vua nhà Trần, để tránh khỏi bị liên luỵ Ông Đinh Thỉnh cùng con trai là Đinh Tôn Nhân trở về quê cũ ở vùng Tam Trĩ. Ông thấy đất Lam Sơn vượng khí đế vương nên đã tìm đến đó, cùng con trai giúp Lê Lợi trong thời kỳ chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh. Lê Lợi thấy cha con có nghĩa khí, bèn nói với cha gả chị gái mình cho Đinh Tôn Nhân. Ông Đinh Tôn Nhân sinh được ba người con trai đặt tên con trai cả là Đinh Lễ, con trai thứ hai là Đinh Bồ, con trai út là Đinh Liệt. cụ Đinh Tôn Nhân mời thầy về dạy cho ba anh em, sau ba anh em theo Lê Lợi tham gia dự hội thề Lũng Nhai ( năm 1416) chống quân Minh xâm lược. Trong ba người con trai của Đinh Tôn Nhân nổi trội hơn cả là Định Liệt người con trai út.
Trong buổi thiếu thời còn đi học văn học võ , Đinh Liệt thường nhạy bén và trội hơn hai anh một số mặt.
Khi 11 tuổi Hồng Mai rất ham thích xem các truyện anh hùng và truyện kỳ nhân, say mê đến nỗi quên ăn. Một lần cụ Nghè đưa cho cậu xem cuốn: “ Ký nhân truỵện” , xem đến đoạn Nguyễn Hiền 13 tuổi đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ Bảng Nhãn, Đặng La Ma 14 tuổi đỗ Thám khoa khoa Đinh mùi (1246- 1247 ) ….Nguyễn Trung Ngạn 12 tuổi đỗ Hoàng giáp khoa Giáp thìn (1304) năm Hưng Long thứ 11… Làm cho ông vô cùng khâm phục và nhận xét rằng: Ngoài phần thiên phú ra, các vị này chắc phải có sự chăm chỉ, nỗ lực phi thường mới đạt được vinh quang tột đỉnh như vậy. Nhiều người thông minh từ bé, nhưng do thiếu cái vế dưới quan trọng ấy, nên trở thành người chẳng thông minh, ta phải chăm chỉ nỗ lực thường xuyên đề mài sắt lên kim vậy.
Dù cha đã kể cho nghe nhiều lần khi đọc anh hùng liệt truyện Hồng Mai vẫn hứng thú đọc đi đọc lại nhiều lần đoạn Phù Đổng Thiên vương đánh giặc Ân. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán. Lý Thường Kiệt đánh quân Tống. Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên Mông làm, cho cậu liên nghĩ đến thế tinh hiện tại ? Phù Đổng Thiên Vương không phải người thật, có lẽ ông là người nhà trời hoặc dân chúng thần thánh hoá ông mà thôi. Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo là hai anh hùng chân chính của nước ta . Song các ông đều là đại quan của triều đình, chính quyền và quân quyền đều đã nắm trong tay, dùng phép chủ động tiến công trước, sau chủ động phản công sau, đều có thể được. Cục thế ngày nay khác xa, giặc Ngô xâm lược thôn tính nước ta đã thiết lập được chính quyền đô hộ trong tay ,đã có mấy chục năm. Ông đã tìm được rất nhiều sách vở của ta và của Trung Quốc, nhất là khi nghiên cứu học tập bảy bộ binh thư, binh pháp ông rất chú ý liên hệ đến vấn đề hóc búa này, xem tiền nhân đã có ai bàn cụ thể chưa? Xem thực tế đã có gương nào thắng lợi chưa? Nhiều đêm ông liên tưởng tới việc cha ông và một số hào kiệt, xây dựng căn cứ Mỹ Lâm liệu có giải quyết được vấn đề thắng lợi không …
Vấn đề này ngày đêm lay lắt trong đầu óc ông, suốt ba bốn năm trường, ông liên hệ tìm hiểu đến nguyên nhân cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quí Ly, bị thất bại là do không được lòng dân , không được dân đứng về phía mình, mặc dù đã có chính quyền và hàng chục vạn quân trong tay. Cuộc kháng chiến của Trần Ngỗi và Trần Quí Khoáng có lúc đã phát triển khá mạnh, giải phóng được vùng Nghệ An- Thanh Hoá rộng lớn có năm bảy vạn quân thiện chiến , chỉ vì nội bộ lục đục , hiềm khích giết nhau, cuối cùng bị kẻ thù tiêu diệt. Ông đã tổng kết rút ra năm bài học người làm Tướng của Nghĩa quân Lam Sơn là
Bài thứ nhất :Người làm tướng của nghĩa quân Lam Sơn phải như thế nào ?
I/ Tài trí: Tài trí từ đâu đến ? Một phần rất nhỏ do thiên phú, tuyệt đại đa số do học tập, trong sách vở cũ, thánh hiền và người xưa để lại như binh thư, binh pháp , sử ký, địa lý, nhân vật anh hùng , những trận quyết định và nhưng kinh nghiệm hữu quan, gạn thô , lọc tinh, sáng tạo vận dụng khôn khéo vào thực tiễn . Mặt khác trong thực tế chiến đấu, những trận đánh phải biết rút ra kinh nghiệm- nguyên tắc. Học các chiến hữu, học nhân dân, không thẹn học, học hỏi người dưới.. Từng bước tích luỹ cho kho vốn quí của mình, khéo tổ chức huấn luyện, giáo dục động viên sĩ tốt, làm cho binh sĩ của mình trở thành những nghĩa sĩ lầu thạo, kiên cường, dũng cảm bất khuất , có kỹ thuật nghiêm minh, có trình độ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà, trăm người một lòng, muôn người một dạ , thế thì hễ đánh là thắng . Đã làm tướng phải biết linh hoạt và sáng tạo vận dụng các nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà, tổng hợp cụ thể, chính xác , phán đoán địch tình nhậy bén, biết người, thông minh khi bố trí , kiên cường, dũng cảm, lúc tiến công, dùng sở trường của ta, đánh vào sử đỏan của địch, lấy quân nhàn rỗi đánh địch mệt nhọc, khéo kết hợp giữa võ, văn, kinh tài.
Bám chắc lấy dân, tranh thủ lấy dân, tổ chức họ, đoàn kết họ lại đứng dậy phối hợp đấu tranh bằng nhiều hình thức với kẻ thù. Làm một vị tướng của nghĩa quân, phải tài nhìn lâu dài, giỏi nhìn trước mắt, giành lấy chủ động, nhậy bén tấn công, tránh mọi bị động. Khéo dùng tinh ít, mà chiến thắng thô nhiều , sành dùng quả nhũng, mà thắng trúng nhược. Thắng lợi không kiêu, có lợi thế không chủ quan.. thì tạm gọi là tài trí được .
II/ Đạo đức : Đạo đức là nền móng làm người, con người tiến bộ hơn thứ động vật khác , một phần quan trọng là ở điều này đấy .! Thánh hiền dậy ta năm điều : “Nhân- Nghĩa - Lễ - Trí – Tín” , thì trong đó đã có bốn điều thuộc về đạo đức. Chứng tỏ thánh hiền cũng rất coi trọng vấn đề này.
Vậy thì đạo đức ở đâu mà ra ? Không phải con người sinh ra là có đạo đức ngay được, mà phải qua một quá trình lịch sử tích luỹ lâu dài, những bậc thánh hiền traỉ qua thực tế mới đúc kết lại được và viết nên sách vở để lại cho ta . Thế thì rõ ràng con người muốn có đạo đức, mà các tướng lĩnh nghĩa quân bắt buộc phải có đạo đức thì đều phải học tập, tu dưỡng rèn luyện tích luỹ mới có được. Cái đức cơ bản của vị tướng nghĩa quân Lam Sơn phải thể hiện:
Đối với đại nghiệp “ Bình Ngô cứu quốc” Phải tận tuỵ hy sinh, tuyệt đối trung thành, dũng cảm, kiên quyết, tiến hành đến cùng, luôn sửa mình, làm gương sáng.
Đối với dân phải tôn trọng họ, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Các tướng lĩnh làm người chỉ huy binh sĩ đánh đuổi giăc Ngô cũng nhằm mục đích giải phóng cho dân ta thoát khỏi ách đô hộ . Các vị tướng lĩnh nên khắc cốt, ghi xương rằng: “Có dân là có tất cả !” Nhân lực - vật lực – tài lực và mọi sức mạnh của ta đều bắt nguồn từ đó mà ra. Phải xem dân như nước, nghĩa quân ta như cá vậy. Cá rời nước thì cá làm sao mà sống được .
Đối với chiến hữu và binh sĩ phải thân cận gần gũi giúp đỡ, thương yêu, gắn bó, chân thành, đồng cam, cộng khổ, nghĩa nặng tình sâu như người một nhà, nhưng kỷ luật phải nghiêm minh đối với mình cũng như đối với sĩ tốt.
Đối với kẻ thù của đất nước, phải kiên quyết triệt để, không đầu hàng khuất phục, một sống, một còn, không đội trời chung, nhưng lại phải rất khôn khéo và nhìn xa trông rộng, có khi vờ lùi một bước , để rồi tiến lên mười bước, có khi vừa đánh, vừa đàm, để giành lấy thắng lợi cuối cùng…
Nói tóm lại, làm một vị tướng của nghĩa quân , mắt phải sáng, hễ nhìn là thấu đáo, tai phải tinh, hễ nghe là phải bíệt phân biệt phải trái, não phải nhậy bén nhanh, đề ra được diệu kế và xử trí chính xác, lòng phải bền, dũng cảm kiên quyết và triệt để, thân thể phải khoẻ mạnh, sành giỏi lược thạo võ nghệ để tung hoành chốn sa trường. Thắng không kiêu, thành không thoả.. tạm gọi là lương tướng được.
Bài thứ hai : Nghiên cứu học tập binh thư binh pháp
I /Giới thiệu nội dung chủ yếu bảy bộ binh thư binh pháp của Tôn Tử , Ngô Khởi, Thái Công Trọng, Tư Mã, Nhương Thư , Hoàng Công Thạch, Uất Trì Tử, Lý Tĩnh, khêu gợi cách vận dụng, chọn ra một số nguyên tắc phù hợp với chiến trường nước ta. Đồng thời phân tích một số nguyên tắc khó vận dụng, giúp cho các tướng lĩnh đi sâu nghiên cứu thảo luận, liên hệ vào thực tế chiến đấu của mình trong mấy năm qua, rút ra kinh nghiệm vận dụng sau này.
II/ Giới thiệu tư tưởng phương lược chủ yếu của Lý Thường Kiệt, chống quân Tống và Bình Ngô cứu quốc hiện tại , mặt nào có thể vận dụng được, mặt nào không thể vận dụng được?
III/ Giới thiệu tính ưu việt và các loại phục kích chiến, là lấy sở trường của ta, đánh vào đúng sở đoản của địch ở chỗ nào ? Quy mô của tiểu phục kích, và liên hoàn tiểu phục kích, quy mô của trung phục kích và liên hoàn trung phục kích, quy mô của đại phục kích và liên hoàn đại phục kích, phải có những điều kiện gì ? Vây thành để phục kích diệt viện có thể có quy mô rất lớn, vây thành phục kích để diệt viện ,dụ hàng … phải có những điều kiện gì ? để đảm bảo cho thắng lợi ? Liên hoàn đại phục kích sẽ vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn của ta sau này như thế nào ? Từ ngày nghĩa quân Lam Sơn được thành lập, qua hàng trăm trận chiến đấu có sự trưởng thành to lớn, ngày nay cơ bản vẫn dùng phục kích chiến, dù trong đó có những trận tập kích, những trận mở đường máu… Nhưng chỉ là phụ mà thôi. Chính nhờ vào phục kích chiến mà nghĩa quân Lam Sơn đã phát triển từ ít, đến nhiều, từ yếu đến mạnh. Chúng ta đang bắt tay chuẩn bị cho bước phát triển mạnh vượt bậc hơn nữa.
Bài thứ ba Nghiên cứu thảo luận tình hình địch và tình hình ta ).
I/ Tình hình địch :
1/ Tình hình trong nước địch : Cuộc chiến tranh chống các rợ miền Tây và phía Bắc kéo dài tốn kém, triều đình nhà Minh đang chia rẽ, phong trào nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, kinh tế lại sa sút đói kém, có một số nơi dân chúng đã nổi dậy, phản đối việc đưa chồng con họ sang Giao Chỉ, Từ việc nhà Minh khó có khả năng điều một lúc hai ba chục vạn quân sang nước ta để đàn áp như trước.
2/ Tình hình ở Giao chỉ : Hàng trăm cuộc nổi dậy của các nhà yêu nước và nhân dân ta liên tục khắp nơi , làm cho giặc Ngô, ăn không ngon, ngủ không yên. Hao binh tổn tướng, chúng đã phải bỏ mạng trên đất ta hơn mười tám vạn tên, hàng chục tướng lĩnh nổi tiếng , chi phí quá tốn kém, phải dùng hàng vạn lừa, ngựa, hàng ngàn cỗ xe, hàng vạn hộc lương, hàng triệu bộ quần áo và xô màn binh khí. Thế mà tình hình mỗi ngày một xuống dốc, nhất là từ khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An, giải phóng hai châu Trà Long và Ngọc Ma. Làm cho nơi đứng vững cho đến nay, hầu hết đất Nghệ An - Thanh Hóa và Tân Bình, Thuận hoá, địch mất hết, phải co vào mấy thành trấn để cổ thủ, thỉnh thoáng thọc ra đánh một vài trận, với quy mô nhỏ dần; lực lượng kém hẳn những năm càn quét bao vây vùng Lam Sơn ,Thanh Hoá. Lòng dân căm giận giặc Ngô và bè lũ tay sai ngày càng nhiều, bính lính đào ngũ trốn về quê quán làm ăn, hoặc sang hàng ta ngày nhiều dần, khâu yếu nhất của địch ngày một rõ ở các vùng nông thôn và rừng núi. Khi ta vươn lên chiếm lấy ,tổ chức ngày chính quyền mới buộc chúng phải co cụm vào thành trấn hoặc một số đồn trại nhất định để ngóng chờ viện binh, các tướng lĩnh của giặc có một số còn ngoan cố , hung hãn và táo bạo, nhưng có một số uể oải chán nản, nhớ quê hương gia đình vợ con, không còn háo hức như thuở ban đầu. Đó là cái thế đã đang và đi xuống của địch.
II/ Tình hình ta : 1/- Tình hình nghĩa quân ta : Từ khi chuyển hướng vào Nghệ An đến nay, ta đã bám chắc vào dân, như rễ bám vào đất, giải phóng đến đâu, ta tổ chức ngay chính quyền và lực lượng hương binh đến đấy, đã chia công điền, công thổ, các trang trại và đồn điền của giặc cho dân, giúp dân làm được nhiều việc công ích , kỷ luật của nghĩa quân nghiêm minh… nhờ đó ta xây dựng được căn cứ đứng chân vững vàng, từ mấy ngàn người , nay có tới mấy vạn người. Đến nay ta có hậu phương rộng lớn , nối liền từ Ninh Thuận Hoá đến Nghệ An – Thanh Hoá ( trừ bốn thành trấn địch chiếm đóng ) có người, có kho lương dự trữ, lòng dân cơ bản đã ngả về ta. Nếu tính đến giờ phút này số quân ta có gần năm vạn, voi chiến gần bốn mươi thớt , ngựa chiến có hàng ngàn, thuyền mới đóng và thuyền cũ đã có trên ba trăm, binh khí và lương thực có đã có mức dự trữ, các sĩ, tốt ngày càng rèn luyện thành thạo, tướng lĩnh đã được thử thách , trên dưới một lòng phụ tử, nghệ thuật chiến đấu tiến lên mức đánh trung bình và đánh lớn, từ đánh đơn binh , tiến lên đánh đánh phối hợp đa binh… Ta đang cố gắng xây dựng tượng binh thật mạnh (người phương Bắc rất sợ voi) và thiết kỵ binh thật hùng hậu (Sức chiến đấu cao , tốc độ nhanh cơ động linh hoạt) đồng thời phải chuẩn bị các cánh quân phát triển ra Bắc, giành lấy dân các vùng nông thôn mênh mông và đông đúc.
Nếu ta nhìn khái quát tình hình Giao Chỉ từ khi quân Ngô sang chiếm nước ta cho đến nay, hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống lại chúng đều bị dìm trong biển máu. Cuộc chống quân Minh của họ Hồ bị thất bại là do không được lòng dân , không có dân, dù trong tay có mấy chục vạn quân tinh nhuệ, cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng đã phát triển lên gần chục vạn quân, đã giải phóng được Tân Bình - Thuận Hoá - Nghệ An- Thanh Hoá và nhiều vùng khác, gây cho giặc khốn đốn nhiều trận ở quanh vùng nam Đông Quan, chỉ do lòng đố kỵ và tị hiềm trong nội bộ mà giết hại lẫn nhau, dẫn tới thất bại . Giờ đây chỉ duy nhất còn lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của chúng ta đã và đang phát triển lên giai đoạn cao của nó một cách vững vàng và ổn định, bởi vì có sự đồng lòng, nhất trí của HĐMLTC đến các binh tốt, có chủ trương BĐV Lê Lợi anh minh, có nhiều tướng lĩnh tài giỏi tận tâm, tận lực, có trăm họ ngả theo và ủng hộ chân thành, biết rút lấy những bài học có giá trị trong lịch sử và trong thực tiễn chiến đấu của mình, làm cho cái trung ,cái hay được nhân lên, cái cái xấu được khắc phục.
Tình hình dân chúng và anh hùng hào kiệt : Qua mười mấy năm liền dưới ách thống trị của nhà Minh, chiến tranh liên miên, làm cho đời sống của dân càng ngày điêu đứng về mọi mặt cả vật chất lẫn tinh thần, các cuộc khởi nghĩa đều bị dìm trong biển máu, duy chỉ còn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tồn tại phát triển như mặt trời chói lọi, lòng dân lòng các tráng niên, hào kiệt, hiền tài đã ngã theo, lòng tin và sự ủng hộ cao nhất , toàn diện nhất. Đó là xu hướng tất yếu. Vì vậy chúng ta phải có sự chuẩn bị mọi mặt để đón tiếp và thúc đẩy cho xu thế tất yếu này trở thành sức mạnh tổng hợp vô địch, khi thời cơ chín muồi, ta sẽ tống cổ quân Ngô về nước.
II/ So sánh lực lượng :
Nếu nhìn khái quát cả về bề rộng, lẫn bề sâu, nhìn vào cái đang phát triển và cái đang suy tàn, nhìn vào cái quá khứ, cái hiện tại và tương lai nhìn vào cái xa nhất và cái gần nhất… thì có thể nói rằng, thế ta đã và đang đi lên, thế địch đã và đang đi xuống. Nếu ta biết nỗ lực toàn diện, thúc đẩy và phát triển những ưu thế của mình càng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, vượt lên trên kẻ thù, thì sức lực của kẻ thù sẽ co cụm dần vào một số điểm ở thành trấn, chờ sự ứng cứu lẫn nhau, Khi ta bao vây cách ly giữa các thành, trấn quan trọng trói chân chúng lại, khi mò ra hòng cứu cho nhau, bị phục binh ta diệt, không liên kết với nhau được nữa, Như vậy chỉ còn ngóng chờ viện binh ở nước chúng sang, mới cứu thoát cái khốn cảnh đang bị đe doạ. Nếu như ta chuẩn bị được mọi mặt được chu đáo có đủ quân, đủ tướng để bố trí các trận liên hoàn lại, đi phục kích thật chặt chẽ tiêu diệt ngay số viện binh đang trên đường kéo vào chưa kịp ứng cứu , thì có khi trở thành bước ngoặt lịch sử, các thành trấn bị quân ta bao vây, tất vô kế khả thi, chỉ có cách buộc phải đầu hàng.
Bài thứ tư : Công tâm đánh vào lòng người :
Công tâm là đánh vào lòng người, đánh vào tư tưởng của con người . Đối với ta thì nâng cao lòng tin, nâng cao tinh thần dũng cảm, hy sinh khắc phục mọi khó khăn gian khó, quyết chiến đấu đến cùng cho sự nghiệp chính nghĩa. Đối với dân chúng thì làm cho họ hiểu rõ chính nghĩa và phi nghĩa, ủng hộ chính nghĩa, phản đối phi nghĩa . Tìm mọi cách giành lấy dân về mình. Đối với kẻ thù , gây cho chúng tan rã , về tinh thần, mất sức mạnh về chiến đấu, gây cho chúng mâu thuẫn lục đục với nhau.
I / Công binh tâm : Giáo dục cho mỗi người lính phải quán triệt mục đích chiến đấu vì non sông đất nước, vì sự nghiệp chính nghĩa , thù hận giặc ngọai xâm tôn trọng cấp trên, thương yêu chiến hữu, bảo vệ dân chúng, chấp hành quân kỷ, dũng cảm giết giặc, vì nước quên thân, đi đến nơi nào cũng phải tuyên truyền vận động dân chúng , làm sáng rõ vai trò và nghĩa vụ của mỗi người binh sĩ nghĩa quân , cái vinh quang của họ hơn hẳn bọn lính Ngô - Nguỵ. Cũng có nghĩa là làm cho sự nhất trí từ trên xuống dưới thành sức mạnh.
II/ Công dân tâm : Kinh nghiệm lịch sử từ xưa tới nay đều dạy ta rằng : Tất cả mọi cuộc K/C chống xâm lược của ta cũng như của bất cứ nước nào trong thiện hạ, được đại đa số dân chúng ngả theo và đồng lòng ủng hộ thì mới giành được thắng lợi. Không được đại đa số dân chúng ủng hộ thì dù đã giành được thắng lợi khi thiết lập triều đại thì cũng sẽ sụp đổ tan tành , đây là điều chứng minh hùng hồn “ Chân lý lấy dân làm gốc” là rất đúng .
Vậy thì ta phải tuyên truyền giáo dục cho dân chúng hiểu rõ nghĩa quân làm việc chính nghĩa, chiến đâú vì dân, vì “sơn- hà xã tắc”, giặc Ngô làm việc xâm lược là phi nghĩa, là tàn bạo , chúng đã tàn sát hàng vạn người yêu nước và dân lành , gây bao cảnh tang tóc , nâng cao lòng căm thù giặc, ủng hộ và chi viện nghĩa quân, đồng lòng đứng lên giết giặc cứu nước, không cho người nhà theo giặc, lôi kéo chồng con và người thân trở về. Đồng thời có thể kể về chuyện chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân cho dân chúng nghe, giúp dân thu hoạch mùa màng, sửa sang đường sá, đắp đập, khai mương, chia công điền, công thổ trấn áp bọn phản động hà hiếp nhân dân, giải phóng đến đâu, là chọn người tốt có uy tín có năng lực đưa vào nắm chính quyền mới, tổ chức hương binh để giữ trật tự, an ninh nhằm bổ sung cho L/L Nghĩa quân , tích trữ lương thực, tuyên truyền động viên dân chúng nâng cao trách nhiệm đối với giai đoạn quan trọng của đất nước, sức mạnh vô địch của chính, tà ở lòng dân tin tưởng và ủng hộ chi viện cho nghĩa quân.
II/ Công tâm địch : Chủ yếu là vận dụng mọi thủ đoạn làm tan rã tinh thần, dẫn đến làm tan rã hàng ngũ địch. Trọng tâm của chúng ta là làm tan rã Nguỵ Quân, Nguỵ Quyền. Vận động bà con anh em nhắn tin, viết thư khuyên bảo nhắc nhủ chồng, con, cha, anh bỏ hàng ngũ địch trở về xum họp gia đình, trở về quê quán làm ăn, nhắc đến chính sách khoan hồng rộng lượng của nghĩa quân Lam Sơn. Ta sẽ phải ban bố chính sách vừa có nội dung khoan hồng, vừa có tính răn đe, lại có cả phần khen thưởng đối với những người lập công trở về với Nghĩa quân .
Bao vây thật chặt thành, Trấn và đồn giặc, dùng loa kêu gọi, bắn thư kêu gọi và thư của gia đình vợ con hay người thân vào làm cho tinh thần tư tưởng của Nguỵ không những suy nghĩ mà chuyển hoá. Có thể viết thư dụ hàng, phân tích rõ phải trái, thiệt hơn, chính sách khoan hồng khen thưởng và trọng dụng của ta. Đồng thời cũng có thể đưa người của ta trà trộn vào hàng ngũ địch tuyên truyền, vận động binh lính đào ngũ, phản chiến, chống lại bọn đầu sỏ tay sai .
Còn đối với loại tướng lĩnh của giặc Ngô thì chỉ đến khi nào ta bao vây cô lập lúc bấy giờ gửi thư dụ hàng mới có tác dụng to lớn.
Bài học thứ 5 : Có dân là có tất cả
Nhân loại đã phải trải qua mấy chục năm mới xây dựng được, lên tất cả những cái mà ngày nay có được trong thiên hạ. Khi đã phân chia được thành từng quốc gia, thì dân chúng trong từng quốc gia ấy đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả trên những chặng đường lịch sử của mình, mới xây dựng nên thành trì, miếu mạo, cung điện, đê điều, nhà cửa, văn tự, văn hiến, pháp luật, đạo đức …
Từ xưa tới nay, tất cả mọi cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của ta, cũng như của bất cứ nước nào, mà giành được thắng lợi hoàn toàn, chỉ khi nào tuyệt đại đa số dân chúng đồng lòng đứng dậy tham gia và ủng hộ. Bởi vì khi mọi người dân bình thường có được lòng yêu nước đúng đắn và thiết tha thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội, không những đối với bản thân họ mà còn có tác dụng rất lớn đối với gia đình anh em và bè bạn họ nữa. Vì vậy việc tuyên truyền giáo dục, vận động của nghĩa quân ta ( kể cả tướng lĩnh và sĩ tốt) đối với dân chúng phải trở thành nhiệm vụ quan trọng, không một ai được coi nhẹ, buộc mọi người phải làm. Có như vậy ta mới làm cho dân tin yêu, mà khi họ đã tin yêu, thì họ theo mình, ủng hộ chi viện cho nghĩa quân về mọi mặt.
Từ bài học ba lần điêu đứng, ba lần thủ hiểm Linh Sơn không có dân, từ các bài học họ Hồ không được lòng dân, từ bài học lịch sử của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng , không biết bám chặt vào dân, từ bài học ở căn cứ Nghệ An này, ta đã rút ra kinh nghiệm “ Lấy dân làm gốc” , có dân là có tất cả, bởi vì nhân lực vật lực tài lực và mọi sức mạnh đều ở đó mà ra. Vậy cho nên ta làm vững tướng lĩnh của nghĩa quân phải ghi lòng tạc dạ và luôn thể hiện đúng đắn vững bài học quí báu này.
DI HUẤN CỦA ĐINH LIỆT
Lân quốc công Đinh Liệt đã ngoại tám mươi tuổi, còn tranh thủ viết một thiên di huấn nổi tiếng về Chính tâm- Tu thân - Tề gia - Trị quốc- Bình thiên hạ để lại cho con cháu và muôn vàn thế hệ mai sau với toàn bộ tinh hoa , tinh tuý của kim cổ gói trong đức độ tài trí và kinh nghiệm quý báu nhiều vấn đề sâu sắc và toàn diện hơn các bậc thánh nhân hiền triết các thời đại trước ông. Do cái đức độ vô tư cuả ông biến thành cán cân chân lý.
A. Chính tâm :
Con người ta muốn làm một việc gì thành công, trước hết phải có một quyết tâm đúng đắn, một chỗ đứng thật vững vàng, chuẩn bị đầy đủ mọi mặt bền bỉ dẻo dai, đạp bằng mọi gian nguy, thử thách, khắc phục mọi khó khăn trở ngại, mong đạt tới đích cuối cùng, giành thắng lợi vẻ vang. Nói một cách thu gọn là phải xác định quyết tâm đúng đắn, lập trường vững vàng đó là cái chính tâm của mình vậy.
B/Tu thân :
Con người chính là tinh hoa của muôn loài kết tụ lại, nó vượt hẳn lên muôn vật là nhờ có bộ óc phát triển và nó cứ vững vàng tiến bước mãi lên cao hơn, là nhờ có ngôn ngữ văn tự . Thế nhưng trong toàn bộ vũ trụ, nhất là trong thế giới con người lại có mặt sáng mặt tối, mặt phải, mặt trái, mặt chính, mặt tà, mặt thiện, mặt ác ,mặt đúng, mặt sai , mặt tốt, mặt xấu… luôn đấu tranh lấn át lẫn nhau . Muốn trở thành con người chân chính, phải biết sống cho xứng đáng với cuộc sống đúng đắn của bản thân mình, đừng để cho mọi chi phối bởi lòng ích kỷ hèn hạ. Con sâu mọt này tuy trìu tượng vô hình, song sức mạnh của nó lại ghê gớm hơn cả một đạo quân hùng binh thiện chiến có đầy đủ khí giới trong tay. Bởi lẽ từng giờ, từng khắc, nó luôn xúi giục ta làm những điều sai trái , ác hung …đặng thoả mãn các dục vọng cá nhân, ích kỷ, vô đáy của nó. Linh đan hiệu nghiệm nhất tề phòng trị chứng bệnh hỉêm nghèo này là việc tu thân ( ta nói tu thân ở đây, không phải là việc đi tu lên chùa niệm phật hoặc tụng kinh nhảm nhí .
Con người đứng giữa bầy lang thú, không đựơc cúi đầu niệm phật, nam vô! Mà phải biết xử sự, như Võ Tòng đối với loài hổ đói, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Ngô và ta đối với bọn lâu la Quách Hùng vậy. Đâu không những là đọ tài, đọ trí, lòng dũng cảm, kiên cường và chÍ quyết tâm, mà còn nâng lên tầm vóc nghệ thuật rõ rệt của một chân lý sống.
Song đối với những người lương thiện, hiền lành chân thật lại phải ưu si, giúp đỡ không được dùng thế đoạn lừa gạt, xảo trá để cư xử, Sống giữa một xã hội đầy phức tạp thì không được mù quáng, a dua , cần quan sát phân tích, cân nhắc phải, trái đúng, sai, để tỏ thái độ làm hay phản đối. Đứng trước vàng bạc phi nghĩa, phải bình tính, suy xét. kỹ càng gấp trăm lần lúc bình thường, đừng để ánh vàng bạc làm hoa mắt . Khi nghe lời nói vuốt ve ngọt như mía lùi, càng phải nâng cao tinh thần cảnh giác . Trong lúc bụng đang đói có người mang giò chả, rượu, thịt ngon đến ai chẳng muốn ăn , một miếng ăn tuy rất quý, song cũng rất đê hèn, cần phải suy xét cho thật kỹ càng, rồi sẽ quyết định ai muốn có được bản lĩnh quý giá hơn vàng ngọc ấy, ngoài tu thân ra thì không thể kiếm ở đâu được cả.
Con người đứng trước bày quỉ dữ, muốn biết cách đánh đỡ như thế nào có hiệu quả ? Đứng trước muôn vàn thiện, ác, đúng, sai. Chính, tà… chằng chịt như đan lưới, có phân biệt được chính xác hay không ? muốn thấu suốt được việc mà thiên hạ chưa ai thấy? . Muốn làm được những việc mà thiên hạ chưa ai làm nổi. Muốn treo lên đỉnh cao mà thiên hạ chưa ai lên được. Muốn chiến thắng thù trong, giặc ngoài , chiến thắng bản thân mình và chiến thắng những điều kiện thiên nhiên mà khả năng cho phép? … thì phải bước ngay vào con đường tu thân và suốt cả cuộc đời mình phải tắm rửa, ky cọ và thở hết trong vòm trời mặt biển ấy, mới trở nên con người xứng đáng được.
Thế nhưng cốt lõi để đạt được mục đích cao cả ấy, lại đòi hỏi tinh thần bền bỉ dẻo dai, thắng không kiêu, bại không nản, khiêm tốn, thật thà , quyết mài sắt thành kim. vậy có thơ rằng :
Người sống trên đời khôn gì khó
Chỉ tại tu thân chí chẳng bền
Thánh hiền thành đạt do học luyện
Gươm sáng ngàn năm mãi mãi truyền.
Thánh nhân hiền triết không phải là người trên trời rơi xuống, càng không phải là cha mẹ sinh ra rồi tự nhiên thành thánh hiền triết được, mà đều phải trải qua học khổ luyện, ngày ngày tích luỹ năm tháng thu hút từ không, đến có, từ ít đến nhiều , từ đơn giản, đến phức tạp đa dạng… qua kiên trì phấn đấu bền bỉ lâu dài , ngọc không dũa mài không thành đồ quí , người không học, không đạo lý, người không tu thân, không thành đức trí, xưa cũng như nay. Đó là chân lý, người ta sinh sống ở trên đời muốn trở thành con người chân chính, trước nhất phải tu thân là then chốt nhất. Nó xuyên thấu tất cả mọi ngóc ngách của các vấn đề . Nó quyết định sự thành công hay thất bại ở mức độ nào đối với một con người đứng ở cương vị nào trong xã hội, với mức tu thân đã đạt được của cả một quá trình cũng thể hiện lên theo.
I/.Nhân nghĩa ,đạo đức là nên tảng quan trọng cho việc phát triển tài năng, nhưng đối với cả một cuộc đời của một con người thì đức chí công vô tư là mạch sống chi phối bao trùm lên trên mọi tất cả.
Đạo đức bao gồm trung thành dũng cảm, kiên nhẫn khiêm tốn, cần kiện, liêm chính, chí công, vô tư, hiếu đễ, thiện từ, ái dân, ái quốc , tránh làm việc ác , quý trọng nghĩa nhân, vững chân lý tận tuỵ, cung cúc. Đồng thời phải luôn nghĩ rằng : Ngày ăn ba bữa, luôn nhớ tới cái vất vả của người nông phu, mình mặc một chiếc áo luôn nghĩ tới công lao khó nhọc của người thợ dệt vải , vài chén trà thơm hương trăm họ, ba ly rượu ngọt máu vạn nhà và luôn gìn giữ phẩm cách phú quý bất năng dâm, bần tiện, bất năng di, uy vũ bất năng khuất, nghiêm túc đối với mình , độ lựơng đối với người , thẳng thắn thật thà, tôn trọng lẽ phải, xa tránh mọi thói xấu, tật hư, gian manh đồi truỵ.. nhật nhật nên nhất tỉnh ngộ thân,, để vun đắp cho đạo đức ngày càng bền vững.
II/. Tài năng, trí tuệ một phần rất nhỏ do thiên phú , chủ yếu là do học tập và tích luỹ mà có.
Trong học tập bao gồm học ăn, học nói, học xử với đời, học văn , học võ , học công, học nông, học kinh tế, học cổ thương (thương nghiệp) học xưa, học nay, học thầy, học bạn, học người thiên hạ, học mẹ, học cha, học trong sách vở, học trong thực tế, không thẹn học hỏi người dưới, học đi đôi với hành, học không biết chán, học suốt cuộc đời. Bể học vô bờ, siêng năng là bến, kẻ trí nghĩ nghìn điều cũng có điều sai. Người ngu suy trăm việc cũng có việc đúng. Khi nghe bậc hiền triết nói. Khéo theo lấy cái sáng suốt. Lúc nghe người giảo quyệt nói, khéo nhặt lấy cái tinh khôn; Khi đọc sách vở biết sàng lọc lấy mọi tinh hoa, tinh tuý. Nghe chúng dân nói biết thu lấy tấm lòng thành, Ba người cùng đi trong đó có người thầy ta đấy.
Tóm lại bất kể một sự việc gì, dù trong sách vở, hay thực tế, dù của đời xưa hay đời nay, đều có mặt trái, mặt phải , mặt đúng, mặt sai, mặt tinh, mặt thô, mặt hay mặt dở của nó. Ai biết được học tập hơn người là khôn, là khéo thâu tóm được phải đúng tinh hay gan bỏ được trái – sai thô- dở đi, mà vận dụng sáng tạo vào thực tiễn , đem lại hiệu quả cao nhất, thì chính người đó là người học tập tài giỏi nhất.
Nếu muốn đưa tầm mắt nhìn được xa, rộng phải đứng ở điểm cao. Nếu muốn xem xét được tỏ tường , phải đi sâu vào thực tế. Nếu muốn có được nhạy bén với phải, trái- chính, tà .. phải có tri thức phong phú và kiến thức dồi dào.
Vậy trí thức của một con người từ đâu mà đến.
Dù có văn nhất tri thập như Nhân Hồi cũng phải học tập mới được, từ xưa tới nay và từ nay mãi mãi về sau, chẳng không một ai không học mà lại có tri thức được cả , dù người đó là bậc thánh nhân nổi tiếng, bởi lẽ khi có văn tự mới đưa loài người bước vào ngưỡng cửa văn minh được, từ đó cho đến ngày nay trải qua bao nhiêu là thời đại , nhờ có văn tự mà con người đã ghi lại được không biết bao nhiêu là kinh nghiệm sản xuất - chiến đấu chống ngoại xâm, chống thiên nhiên , văn học, nghệ thuật, luật pháp, lịch sử… dù trong đúc kết ấy còn có những cái đúng, cái sai, hay cái dỡ… chiến thuật hoàn hảo. song nó là kho tàng tri thức vô gía về muôn mặt của nhân loại . Những người không học, không bao giờ có tri thức , mà đã không có tri thức, thì thiển cận hẹp hòi , mà đã thiển cận hẹp hòi, thì không tránh khỏi cá nhân ích kỷ , mà đã cá nhân, ích kỷ thì không bao giờ có đức, vô tư, mà con người không có đức, chí công, vô tư, thì không bao giờ làm nên sự nghiệp lớn. Thánh hiền đã dạy : Bất học, bất diện tường, bất học vô thuật, ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý. Đó là chân lý của triết lý . Con cháu các thế hệ muôn đời của ta hãy nhớ cho thật kỹ điều này . Từ khi có văn tự tới nay và mãi mãi về sau này , chưa có và không thể có người nào vô học mà lãnh đạo được bộ máy quốc gia, hoặc cáng đáng được những công việc lớn của một quốc gia có tính toàn diện cả, dù cái đức của người đó có phần bẩn sinh. Từ đấy phải coi trọng trách nhiệm học tập của đời mình , của con cháu mình là nghĩa vụ rất cơ bản , đối với gia đình, gia tộc và non sông đất nước mà cái học là đầu tiên là văn hoá, vì văn hoá là tri thức cơ bản, để rồi bước vào bơi lội vẫy vùng trong cái bể tri thức cuả cả cuộc đời.
Khi con người đã có tri thức cơ bản bước vào đời, càng lăn lộn trong thực tế bao nhiêu, càng đưa lại kiến thức dồi dào bấy nhiêu, đây cũng là một nguồn vô tận để nâng cao tri thức.
Một người đã có được tri thức phong phú đúng đắn và kiến thức dồi dào, thì nghe cái là thấu , nhìn cái là thấy, tính được việc trước , lường được việc sau, não nhậy bén, mắt tinh anh , tai nghe rõ âm thanh ngàn dặm. Nói tóm lại , tất cả những cái đó tổng hợp lại thành tài năng, trí tuệ.
Đức và tài là hai lãnh vực , nhưng lại có liên quan chặt chẽ hỗ tương, thúc đẩy lẫn nhau rất mạnh mẽ, Thánh hiền nói: Quang đức tắc nhược, quang tài tắc đoản. Đức tài kết hợp , sự nghiệp vĩnh tường (Mình thì yếu, mình đức thì tài chẳng bền, Đức tài kết hợp , sư nghiệp ngàn niên) Cũng có nghĩa nhắc nhủ mọi người phải học tập tu dưỡng bồi đắp cả đức lẫn tài mới trở thành con người kiêm toàn được .
III/ Sức khoẻ là mẹ thành công:
Một con người đã đủ đức tài hơn người, nhưng khoẻ không có, luôn bệnh tật ốm yếu , thì gây cho bước thực thi bao nhiêu là trở ngại khó khăn? Nếu làm đựơc một vị tướng thì không thể không tung hoành xông xáo được, ở nơi sa trường, Nếu làm ông một quan thì làm sao đủ sức để lăn lộn xuống thực tế tìm hiểu được tình hình cụ thể cuả dân chúng. Nếu làm một người dân bình thường thì làm sao có đủ sức để tăng gia sản xuất… đấy chẳng phải là một cản trở vô cùng to lớn hay sao.
Vì vậy việc rèn luyện thân thể giữ gìn sức khoẻ để phát huy tài đức cống hiến cho đời, được thành một trong ba vấn đề quan trọng của phép tu thân. Trước hết không được say mê rượu chè , cờ bạc, nghiện hút, ham gái, ra sức rèn luyện thân thể thường xuyên đều độ trong mọi lãnh vực , làm cho thân thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái , lợi cho thực hành, muôn việc làm đều thành quan trọng nhất của phần rèn luyện thân thể , giữ gìn sức khoẻ là vấn đề thường xuyên điều dộ và đúng mực. Đến thịt cá mà ăn nhiều quá cũng làm cho ta khó chịu. Sâm, nhung là thứ thuốc bổ đầu đẳng, dùng quá liều lượng, hoặc không đúng nơi, đúng lúc, có khi tai hoạ khôn lường.
Khái quát lại thiên hạ là nhiều cánh đồng mênh mông bát ngát, quốc gia là giới hạn nhiều cánh đồng, địa hình là những thửa ruộng, con người là những cụm lúa trong thửa ruộng ấy và cánh đồng ấy. Nếu như chọn giống tốt chăm sóc từng khâu thật chu đáo ,từng thửa ruộng bông dài hạt mẩy ,sum xuê làm cho những cánh đồng vàng óng như tơ, ai mà chẳng hả lòng, hả dạ , đấy là vấn đề trồng cây lúa . Vịêc trồng người tương tự như vậy, nhưng tu thân là khâu mấu chốt của công việc trồng người, nó đòi hỏi nỗ lực chủ quan là khâu quyết định thắng lợi . Thời kỳ còn thơ ấu cho đến giai đoạn sắp trưởng thành đòi hỏi sự lỗ lục chủ quan của bố mẹ và ông thầy cao hơn nhiều so với con trẻ, mới làm cho con trẻ đi vào nề nếp tốt thật sự được, Nhưng đến khi con người đã trưởng thành, thì sự lỗ lực chủ quan của bản thân mình lại có tính quyết định hơn.
Nếu những thành viên trong một quốc gia đều tu thân được chu đáo về đức, tài và sức khoẻ như vậy, thì cộng đồng trong quốc gia ấy phải đạt tới đỉnh cao của văn minh tiến bộ và phồn vinh , phú cường . Đó là điều chắc chắn như đinh đóng cột.
C/ TỀ GIA
Trải qua mấy chục vạn năm, trên mặt đất đã hình thành con người và sau dó , hình thành gia đình rồi hình thành quốc gia, trong gia đình có tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu xum vui, thờ phụng nuôi dưỡng chăm sóc lẫn nhau về mọi mặt , nó đã trở thành một truyền thống tự nhiên, biết tôn kính, quí trọng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đúng cái nghĩa ruột thịt vậy. Từ đó mà đạo đức , tình cảm và mọi quan hệ của con người, cũng bắt nguồn từ cái nôi gia đình này mà phát triển cao rộng ra xã hội, quan hệ sản xuất , đấu tranh thân tộc, họ hàng làng xóm, xã huyện... cho đến quan hệ quốc tế vậy. Cho nên việc tề gia đã có truyền thống lâu đời hơn vấn đề trị quốc . Đó là sự thật phát triển của lịch sử .
Thế nhưng trong việc tề gia , ai là người chủ chốt nhất. Thời mẫu hệ người mẹ chủ chốt nhất, thời phụ hệ thì người cha là chủ chốt nhất. Theo cách suy nghĩ của ta, thì cha mẹ là người chủ chốt thật sự của gia đình , để phụng dữơng cha mẹ, ông bà, nuôi nấng dạy dỗ đàn con , đàn cháu cho nên người, không nên phó mặc việc đó theo kiểu mẫu hệ hoặc phụ hệ, mà nên nhận rõ câu tổng kết đầy ý nghĩa đúng đắn của tổ tiên ta , là thuận vợ thuận chồng tát cạn biển Đông cũng cạn.
Câu tổng kết ngắn gọn xúc tích này, vừa nói nên đầy đủ sức mạnh và đầy trách nhiệm của cha lẫn mẹ đối với việc phụng dưỡng ông bà cha mẹ, đối với việc nuôi dưỡng và dạy dỗ đàn con , đàn cháu. Đồng thời phải giáo dục cho chúng biết tôn kính , quý trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ , hiếu đễ với anh chị ,thương yêu các em … Không những thế mà còn phải lo ăn, lo mặc lo mọi công việc sinh hoạt vật chất và tinh thần của cả một gia đình , đâu phải là công việc nhẹ nhàng đơn giản .
Nếu mẹ cha hoà thuận, biết tôn trọng quý mến giúp đỡ lẫn nhau để lo lắng chung mọi việc trong gia đình thì thành công tốt đẹp. Nếu người trên mà bất chính, lục đục với nhau, thì hạ tất loạn. Bởi vì tính cách đạo đức phẩm chất đạo đức của cha mẹ có ảnh hưởng rất sâu sắc với con cái.
Về mặt sinh hoạt vật chất của gia đình cần phải đo người mà may áo , thái quá thì bất cập, dễ gây sự bất hoà lục đục bất hoà, người cần cân nảy mực không được thiên lệch, nhưng lại phải biết nâng tình cảm trong gia đình lên mức độ nghệ thuật, mới làm cho mọi việc thành công.
Trong phần tề gia , trách nhiệm quan trọng bậc nhất của cha mẹ là bồi dưỡng giáo dục cho con cái mình trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội. Muốn vậy , thuở còn thơ ấu phải dạy dỗ đến nơi, đến chốn, gọi dạ, bảo vâng .
Thế giới đại đồng là thế giới mà mọi người được hưởng quyền lợi vật chất , quyền lợi tinh thần , quyền lợi chính trị và mọi thế quyền lợi khác như nhau . Như vậy rõ ràng là một thế giới công bằng thật sự. Nhưng từ đây tiến lên thế giới thần tiên ấy là cả một chặng đường Bình thiên hạ, mà chưa có ai vạch ra bước đi và cung trạm cả. Những người vạch ra đường hướng kế sách và chỉ đạo cụ thể phải là những người có học, mà trình độ học thức của họ lại phải là người có trình độ uyên bác nhiều mặt mới nhìn rộng, thấy xa, lường hết được những khó khăn, thuận lợi , xây dựng từng bước đi lên vững chắc , từng cung trạm đúng nơi , đúng chỗ, phù hợp với thiên thời - địa lợi- nhân hoà.
Muốn tiến lên thế giới đại đồng thần tiên ấy, việc tiên quyết phải là con người, mà con người phải tuyệt đại đa số là tri thức, hoặc tất cả là tri thức có trình độ khả năng, mới làm được. . Chỉ có những con người tri thức có đầy đủ tài năng đức độ và sức khoẻ liên tiếp lại tạo thành sức mạnh tổng hợp về vật chất , thì mới làm cho ác quỉ phải cúi đầu, tà hung phải quí gối, trời đất phải nghe theo chân lý . Còn những người vô học hoặc ít học thì dù có số lượng đông gấp trăm ngàn lần cũng không khi nào có sức mạnh tổng hợp về vật chất cả, mà không có sức mạnh tổng hợp về vật chất thì không bao giờ trở thành sức mạnh quyết định được. Đó là tất yếu của tất yếu vậy.
Dù chưa có bậc thành hiền nào vạch ra chặng đường cụ thể rõ ràng đi lên thế giới đại đồng thần tiên ấy cả. Nhưng dùng suy lý mà phán đoán, thì thế giới ấy phải là thế giới thái bình hoà hảo , không có chiến tranh. Trí kiến thức của mọi người được nâng cao tuyệt đỉnh. Đạo đức phẩm cách của từng con người trở thành cơm ăn, nước uống hàng ngày. Của cải vật chất dồi dào không ai thèm lấy trộm nữa… mọi người đi tìm vinh quang , vinh dự trong nghiên cứu tìm tòi , phát huy sáng kiến sáng tạo. Đi sâu khám phá bí ẩn của tự nhiên và những cái mà thời đại xa xưa , chưa có văn tự ghi chép lại được . Lúc bấy giờ người ta biết được trên đời có bao nhiêu tinh tú , hạ dưới có bao nhiêu người , dưới biển có bao nhiêu loài cá, trên rừng có bao nhiêu loài cây và bao nhiêu loài muông thú , từ đây lên cung trăng và các hành tinh khác là bao nhiêu dặm… chẳng còn phải lúng túng ú a, ú ớ như Đức Khổng Tử gặp chú bé Hạng Thác nữa , mà họ đều trở thành Tề thiên đại thánh và Phật Tổ Như Lai cả rồi, Lái bay bổng lên cung trăng và các hành tinh dạo chơi, lát lặn xuống đáy biển hoặc chui sâu vào lòng đất tìm tòi nghiên cứu một vấn đề gì đó thật cần thiết. Họ qua nước này , nước khác , chỉ trong khoảnh khắc là tới nơi. Họ ngồi ở đây mà có thể nhìn thấy , nghe thấy mọi việc của thế giới … Tuổi thọ của mỗi người có thể kéo dài hơn ông Bành tổ. Loài người sống với nhau thật là hoà hảo an vui như người một nhà vậy .
Thế giới này là thế giới của phẩm chất đạo đức và giá trị tinh thần quyết định vật chất, không phẩi là vật chất quyết định tinh thần như các xã hội trước nó nữa.
Ôi thế giới Đại Đồng, thiên hạ vi công thần tiên đến thế, giấc mơ của loài người bao giờ sẽ thành hiện thật .
Điều này còn phải trông chờ vào nhiều thế hệ văn minh tiếp theo . tóm lại Thiên di huấn này gồm năm vấn đề: Chính Tâm- Tu Thân - Tề Gia - Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Đây là chính thể có liên quan khăng khít chằng chịt với nhau như thể cơ thể sống cuả một con người biết sống. Những vấn đề tu thân và là linh hồn lại vừa là sức mạnh then chốt , xuyên thấu tất cả mọi vấn đề khác của cả cuộc đời dù người đó là người dân bình thường , thánh nhân hiền triết hay anh hùng thời đại, thì cái kết quả của tu thân cũng thường thể hiện lên tương xứng với thực tế . Đó là luật nhân quả vậy.
Người sưu tầm biên soạn
Đinh Xuân Vinh