Người cuối cùng của dòng họ Đinh Công (Kim Bôi, Hòa Bình )

DinhThiThuThuy

Thành viên mới
man-bi-an.jpg

Ông Đinh Công Dũng và cuốn gia phả dòng họ Đinh Công ở Chiềng Động

Quyền lực của nhà lang


Ông Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hòa Bình cho biết: “Chế độ Lang đạo xuất hiện ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, chủ yếu tập trung ở Hòa Bình, nơi có đông đồng bào Mường sinh sống từ thời Hùng Vương và tồn tại đến khi nhà nước dân chủ đầu tiên thành lập thì tuyên bố xóa bỏ…”.


Khi ấy, dưới thời Hùng Vương, đứng đầu người Mường là Lang Đá Cần. Thổ lang của các bộ lạc Mường thay nhau đến lạy Mường và dâng cho Lang Đá Cần những sản vật quý hiếm. Đây là thời điểm quan hệ giữa lang và dân khá mật thiết. Lang coi dân như con, đối xử rất tốt, dạy người dân canh tác nông nghiệp. Dân tự nguyện chịu sự cai quản của lang suốt đời và biếu một phần của cải của mình làm ra cho nhà lang. Dần dần việc này bị thay đổi bản chất theo thời gian.


Vào thời phong kiến, chế độ Lang đạo là hình thức tổ chức xã hội của riêng dân tộc Mường, mang tính chất lãnh địa, cát cứ. Giai đoạn đó đã chia rẽ tầng lớp quý tộc là người nắm giữ quyền hành còn người dân nghèo là tầng lớp phục dịch. Trong chế độ Lang đạo, nhà lang được chia làm hai đẳng cấp khác nhau. Lang cun thuộc dòng trưởng có uy thế lớn bao trùm cả một địa vực - một Mường rộng lớn tương đương cấp huyện ngày nay. Lang đạo thuộc ngành thứ phải phục tùng Lang cun. Theo tục đó nhà lang như một lãnh chúa có uy quyền tuyệt đối. Thượng ngọn cây, hạ ngọn cỏ, con chim trên trời, con cá dưới nước tất cả đều là của nhà lang.


Quan lang thuở ấy khét tiếng tàn bạo đến nỗi sau này Công sứ tỉnh Hòa Bình thời Pháp đã viết trong cuốn “Tỉnh Mường Hòa Bình” rằng Lang Mường Chiềng là dòng dõi hoàng tộc, được ban tước hiệu: “Phó vương 1 đời và làm vua xứ Mường 10 đời”. Điển hình là dòng dõi Đinh Công. Khi chúng tôi tìm hiểu về dòng dõi này đã được cán bộ xã chỉ đến gia đình ông Đinh Công Dũng hậu duệ thứ 22 của dòng họ Đinh Công ở Mường Động. Trong gia phả lưu giữ, còn ghi rõ người sáng lập ra dòng họ Đinh là ông Đinh Như Lệnh, trải qua nhiều đời đến ông Đinh Công Kỷ cầm quân giúp nhà Lê diệt nhà Mạc (cuộc nội chiến giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến trong nước cuối thế kỷ 16). Dòng họ Đinh được vua Lê chúa Trịnh phong tước cho cai quản vùng Mường Động, cha truyền con nối cai quản miền sơn cước này.


Theo truyền thuyết còn lưu truyền trong dân gian, ông Đinh Công Kỷ (đời thứ 8 dòng họ Đinh, 1582 - 1647) là người có công giúp vua Lê xây dựng triều chính và là tướng tài của chúa Trịnh Kiểm. Do có công với nước nên khi chết ông được mai táng theo tước hầu, quan tài làm bằng gỗ trám đen, một loại gỗ quý, ngoài sơn son thếp vàng và được chôn theo nhiều đồ đạc quý. Đặc biệt, nhà Lê đã cho chuyển nhiều phiến đá xanh từ Thanh Hóa ra làm cột mồ.


cong-dung.jpg

Ông Đinh Công Dũng bên mộ đá Đống Thếch

Vang bóng một thời


Vẫn còn đó dòng dõi Đinh Công một thuở trên đất Mường Động ngày nay hòa với nhịp sống hiện đại. Những gì còn lại của một dòng tộc giờ chỉ là quá khứ xa. Ông Đinh Công Dũng hậu duệ thứ 22 và cũng là người cuối cùng của dòng dõi Đinh Công bậc quan lang xứ Mường xưa kia. “Cuộc sống của gia đình ông Đinh Công Dũng rất đỗi bình thường, thậm chí kinh tế còn ở dạng khó khăn, nhưng ông sống rất hòa nhã với bà con”- ông Bùi Văn Hùng, Phó Bí thư thường trực UBND xã Vĩnh Đồng cho biết. Cuộc sống là thế, có thời, có vận.


Bắt đầu từ năm 1972 đến năm 1975, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã có những bước đầu nghiên cứu và tìm hiểu về các khu mộ Mường ở bốn vùng Mường lớn là Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Kỳ Sơn), Mường Động (Kim Bôi) thuộc tỉnh Hòa Bình. Trong bốn khu mộ đó, ngành khảo cổ đánh giá mộ đá Đống Thếch có quy mô và giá trị nghiên cứu hơn cả. Khu mộ đá Đống Thếch hiện được chia làm hai khu nhỏ trong đợt khai quật, khu A có 15 ngôi mộ có dạng tròn hoặc vuông với các dãy đá bao quanh. Đầu mộ thường chôn ba hòn đá cao, to nhất thành một hàng thẳng. Trên các hòn đá đó thường có ghi tên tuổi, công trạng ngày mất của người dưới mộ.


Khu B, theo kết quả khảo cổ thì tìm thấy 7 ngôi mộ quy mô không lớn bằng khu A. Trong các lần khảo cổ, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều vật tùy táng, đó là đồ dùng chôn theo người chết, với các loại trang sức, đồ dùng bằng gốm sứ, bằng đồng… rất có giá trị lịch sử và khảo cổ học. Từ những nghiên cứu trên, khu “thánh địa Đống Thếch” đã mở ra rất nhiều điều còn bí ẩn trong các phong tục, sinh hoạt, đồ dùng, trang phục… của người Mường đặc biệt trong tầng lớp Lang đạo ngày xưa.


Tìm lối vào nhà ông, chúng tôi đã gặp một người có nước da đen sạm và mái tóc bạc quá nửa đầu. Cuộc mưu sinh hàng ngày đã làm cho con người mới ngoài 50 tuổi, thuộc dòng dõi quí tộc thời xa xưa trở nên khắc khổ. Cho chúng tôi xem những trang gia phả dòng họ Đinh Công, ông Đinh Công Dũng không giới thiệu nhiều, mà chỉ im lặng lật giở từng trang văn tự cổ, để cho người kề bên thấy rõ tiếng thở dài. Có lẽ, đó là giây phút ông hoài cổ về những gì mà quá khứ để lại ở Mường Động, song không hiểu đó là lời than trách hay đồng cảm với bậc tiền nhân ở thuở xa xưa. Ông Dũng cùng chúng tôi ra khu mộ đá Đống Thếch, nhìn từng nét văn tự trên trụ đá, ông bảo: “Giờ điều làm tôi tự hào nhất là dòng dõi đã để lại cho đời sau những giá trị về khảo cổ học. Còn tất cả những vật chất khác chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi”- ông Dũng bộc bạch.


Đợt khảo sát và khai quật vào năm 1984, đã thu được nhiều hiện vật phong phú về loại hình số lượng, hiện được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Hòa Bình gồm: 207 hiện vật bằng gốm sứ như bát, đĩa, lọ, chậu… 260 hiện vật đồ đồng gồm tiền, chậu, gương, vòng, hoa tai… 11 hiện vật bạc gồm trâm cài tóc… Năm 1996 khu mộ cổ Đống Thếch được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xét thấy những giá trị khảo cổ học, dân tộc học, đã cấp bằng chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.


(Còn nữa)


Đức Trí

Nguồn: http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Nguoi-cuoi-cung-cua-dong-ho-Dinh-Cong/420833.antd
 

DinhThiThuThuy

Thành viên mới
Phá tan thánh địa ma tìm cổ vật

Chính quyền đã bắt hàng chục cuộc đào trộm mồ mả và thu được hàng trăm món cổ vật quý, đặc biệt là 4 chiếc trống đồng, khi chúng vừa bới lên từ lòng mộ.

Người Mường vùng Hòa Bình ai cũng biết câu “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” để chỉ những vùng đất giàu có, sầm uất nhất xứ Mường. Không biết những vùng đất kia có nghĩa địa mộ đá nào không, nhưng cho đến bây giờ, các nhà khoa học mới chỉ phát hiện khu mộ đá của vùng Mường Động cổ, thuộc huyện Kim Bôi, Hòa Bình.
Theo lời các cán bộ xã Vĩnh Đồng, ông Đinh Công Dũng là hậu duệ đời thứ 22 của dòng họ Đinh Công ở Mường Động. Ông Dũng hiện vẫn giữ khá đầy đủ gia phả của dòng họ lớn nhất xứ Mường này.

<table width="200" align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody><tr> <td>
17_7_1329554707_02_covat1.JPG
</td> </tr> <tr> <td> Một ngôi mộ đá trong nghĩa địa quan lang Mường Động
</td> </tr> </tbody></table> Theo đó, người lập ra dòng họ Đinh ở Mường Động là ông Đinh Như Lệnh. Con cháu ông Đinh Như Lệnh nghe lời thầy địa lý, táng mộ tổ tiên vào mảnh đất hình miệng rồng, với hy vọng con cháu sẽ làm nên sự nghiệp lớn.
Đến đời thứ 8, dòng họ này có một người dũng mãnh, là Đinh Công Kỷ (1582 – 1647). Ông Đinh Công Kỷ đã cầm quân góp sức với nhà Lê tiêu diệt nhà Mạc. Do có công lớn, dòng họ này đã được vua Lê và chúa Trịnh phong tước, cho cai quản vùng Mường Động.
17_7_1329554712_3_covat2.JPG
Xác lập vị trí vững vàng, nên đời nọ nối tiếp đời kia, con cha truyền con nối làm tù trưởng. Ông Đinh Công Kỷ chết, được triều đình tổ chức mai táng theo tước hầu. Quan tài chôn ông bằng gỗ trám đen, sơn son thếp vàng.
Theo truyền thuyết, khi ông chết đi, người ta còn chôn sống 100 nô nì để phục vụ ông dưới suối vàng. Người dân trong vùng tin vào truyền thuyết đó, song các nhà khoa học cho rằng, chỉ chôn theo các hình nhân. Riêng việc chôn theo nhiều của cải, đồ vật, thậm chí vàng bạc là có thật. Xưa kia, khu nghĩa địa này là lãnh địa bất khả xâm phạm, được quân lính canh gác bảo vệ suốt ngày đêm.
17_7_1329554717_58_covat3.JPG
Trải mấy trăm năm cai trị vùng Mường Động, chế độ phong kiến sụp đổ, gia tộc họ Đinh Công cũng mất hết quyền lực, lợi ích. Con cháu đời thứ 22 của dòng họ Đinh Công lừng lẫy một thời, là ông Đinh Công Dũng giờ cũng bình dị như bao nhiêu gia đình Mường khác, thậm chí có phần nghèo đói. Cùng với đó, khu mộ đá cũng bị chìm vào quên lãng.
Suốt thế kỷ nay, đồng bào Mường ở đây vẫn biết đến khu mộ quan lang trong khe Đống Thếch, song không ai dám bén mảng đến. Người dân coi đây là “thánh địa ma”, là vùng đất thiêng của quan lang. Ngay cả quả đồi nằm ngay cạnh khu mộ cũng không ai dám mò lên.
<table width="200" align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody><tr> <td>
17_7_1329554717_84_covat4.JPG
</td> </tr> <tr> <td> Nhà quản lý di tích không có ai ở
</td> </tr> </tbody></table>
Người dân ở đây đồn rằng, có gia đình liều mạng đưa hài cốt người thân táng vào khu mộ địa này, lập tức cả nhà phát điên. Chỉ đến khi một bà mỡi (tương tự thầy mo, thầy cúng) lập đàn cúng tế, sai gia đình đưa hài cốt người thân ra chỗ khác, mọi người mới lại được yên.

Không rõ những truyền thuyết đó là thực hay hư, nhưng nó đã biến khu mộ này chìm nghỉm vào rừng thẳm. Thánh địa mộ đá này chỉ được đánh thức khi đám đào mồ cuốc mả tìm vào đào bới tan tác khu mộ để tìm cổ vật.
Có một chuyện mà người dân nơi đây vẫn kể cho nhau nghe, về một đoàn người đào trộm cổ vật. Đám người lạ này ở đâu đến thì không ai rõ, nhưng họ dắt ngựa thồ, vác theo cuốc thuổng đi về hướng nghĩa địa Đống Thếch. Người dân tò mò về nhóm người lạ này, nhưng thấy họ đi về phía nghĩa địa quan lang thì lại sợ hãi, không dám đi theo.
<table width="200" align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody><tr> <td>
17_7_1329554718_14_covat5.JPG
</td> </tr> <tr> <td> Hố ủ phân ngay cạnh một ngôi mộ


</td> </tr> </tbody></table> Đến nửa đêm vẫn không thấy nhóm người kia trở ra, mấy thanh niên trong bản đã liều mạng mò vào khu mộ. Họ thấy mồ mả bị đào bới, lưng ngựa chất đầy bao tải hàng hóa, vàng bạc chất đống la liệt, cuốc thuổng vẫn còn đó, nhưng lại không thấy người đâu. Đám thanh niên sợ quá chạy về báo dân bản. Người dân đốt đuốc tìm vào khu mộ quan lang, nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng người.


Câu chuyện này càng làm người Mường xứ Mường Động sợ hãi, không dám bén mảng đến khu mộ quan lang. Chính vì vậy, khu mộ đã bị giới đào trộm cổ vật cày xới tan tành.


Có một điều đau xót, là suốt nhiều năm trời bị xâm phạm, cán bộ, chính quyền địa phương đều không hay biết, hoặc biết nhưng cứ làm ngơ, bởi chẳng ai rỗi hơi mà đi bảo vệ cái nghĩa địa hoang đó.


17_7_1329554718_87_covat6.JPG


Theo lời ông Bùi Minh Lợi, nguyên Trưởng ban văn hóa xã Vĩnh Đồng, hai năm 1988 và 1989 là thời điểm bọn đào mồ cuốc mả hoạt động mạnh nhất. Chúng không chỉ tự cầm cuốc thuổng vào đào bới ở quy mô lớn, mà còn thuê một số kẻ cứng đầu cứng cổ trong vùng vào đào thuê cho chúng. Chính mắt ông nhìn thấy đám người này đánh ra cả xe thồ, xe ba gác ăm ắp cổ vật quý.


Giới mua bán, săn lùng cổ vật tìm về Vĩnh Đồng tấp nập. Các đại gia cưỡi ô tô lên thu mua cổ vật. Theo ước đoán của ông Lợi, đã có hàng vạn món cổ vật, trong đó có hàng trăm chiếc trống đồng quý bị quật lên từ khu mộ và rơi vào tay giới sưu tầm, buôn bán.


Chỉ đến khi khu rừng mộ đá khổng lồ này bị đào bới tan hoang, những khối đá nặng cả chục tấn bị húc đổ, đập vỡ, thì chính quyền mới vào cuộc. Công an, dân quân đã tổ chức bảo vệ khu mộ, tịch thu cổ vật mà bọn “mộ tặc” đào bới. Chính quyền đã bắt sống hàng chục cuộc đào trộm mồ mả và thu được hàng trăm món cổ vật quý, đặc biệt là 4 chiếc trống đồng, khi chúng vừa bới lên từ lòng mộ.


Theo tiết lộ của một vị cán bộ Bảo tàng Hòa Bình, Công an huyện Kim Bôi đã phát hiện một vụ buôn bán cổ vật rất lớn, thu được tới 200 cổ vật. Trong những cổ vật mà Công an tỉnh Hòa Bình bàn giao, có nhiều thứ giá trị như đồ đồng, đồ gốm ở các niên đại từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 15…
Trong số cổ vật thu được thì quý nhất là chiếc thạp đồng trị giá vài trăm triệu đồng và một món cổ vật cực quý hiếm được giới buôn bán định giá lên đến 2,5 tỷ đồng. Bọn đào mồ cuốc mả bới những cổ vật đặc biệt quý hiếm này từ khu mộ Đống Thếch. Những cổ vật quý này đang được bảo vệ cẩn mật.
Từ khi chính quyền ra tay bảo vệ nghiêm ngặt nghĩa địa mộ đá, thì chỉ còn trơ lại 9 ngôi mộ. Mặc dù những ngôi mộ này đã bị “mộ tặc” đào hang xuyên xuống, nhưng những khối đá vẫn đứng vững. May mắn là khu mộ ông Đinh Công Kỷ chưa bị xâm phạm nhiều.


Sau này, các nhà khảo cổ đã khai quật ngôi mộ Đinh Công Kỷ. Đúng như trong gia phả mà ông Dũng còn lưu giữ, quan tài chôn ông Kỷ được làm bằng gỗ trám đen, sơn son thếp vàng. Rất nhiều món đồ cổ, thậm chí là vàng bạc thu được từ ngôi mộ này. Quý nhất là chiếc trống đồng Ngọc Lũ tuyệt đẹp, còn cực kỳ nguyên vẹn.


Sau các cuộc khai quật quy mô lớn, chính quyền và các cơ quan chuyên môn đã báo cáo toàn bộ thông tin về khu mộ đá lên Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Với giá trị đặc biệt quan trọng về khảo cổ học, dân tộc học, Bộ đã cấp bằng chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho khu mộ cổ này.


Ngay sau khi được xếp hạng cấp quốc gia, khu mộ đá được đầu tư khá bài bản, với tường bao, nhà bảo vệ, cổng rả có khóa, lối đi cho khách tham quan. Thế nhưng, khu mộ đá này đã lại chìm vào quên lãng với cỏ mọc rêu phong. Người dân trồng rau, trồng mía xanh rờn trong nghĩa địa. Mùa hè, khu mộ đá của các quan lang xứ Mường biến mất trong vườn mía um tùm.


Nguồn:
http://www.tinmoi.vn/pha-tan-thanh-dia-ma-tim-co-vat-02768198.html
 
Top