Họ Đinh Liêu Thượng

dinhvansau

Thành viên mới
HỌ ĐINH LIÊU THƯỢNG

Theo ngọc phả còn lưu giữ được tại Đền làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường , tỉnh Nam Định: Cụ Trịnh Cuông người xã Đông Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, Đạo Sơn Nam Hạ, làm quan Quản mục thời vua Trần Duệ Tông, niên hiệu Long Khánh (1373- 1377), Đã đưa gia thân tới khai phá vùng đất Liêu Thượng- Cụ sinh bốn ngươì con trai, cho mang họ khác nhau, giao cho quản lý bốn khu. Người con trai cả Trịnh Công Hiển coi giữ khu Liêu Tây, (nay là thôn Văn Phú)., Người con thứ hai là Nguyễn Công Thanh coi giữ khu Liêu Thượng,. Người con thứ ba là Hoàng Công Mẫn coi giữ khu Liêu Hạ (nay là thôn Đông An.Ba thôn này thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường,tỉnh Nam Định). Người con thứ tư là Cao Bá Thục, coi giữ khu Liêu Đông nay là thôn Liêu Đông, xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Khu Liêu Thượng nằm ở trung tâm xã Xuân Thành. Theo lược sử họ Đinh Liêu Thượng, của Phó Giáo sư- Tiến sĩ Đinh Tống Trung Tín, Viện khảo cổ học- viện KH- XH Việt Nam :
“Vào thời Cảnh Hưng thứ bảy (dưới triều Lê Hiển Tông). Trong hội tế thần Hoàng làng ( ba năm một lần) bao giờ họ Đinh cũng được các Họ trân trọng xếp đứng hàng đầu. Theo thứ tự sớm muộn (Đinh- Đào- Nguyễn- Phạm- Hoàng- Trần).

Theo phả cũ, cụ Tổ họ Đinh (Liêu Thượng) có tên là Đinh Thế Mỹ (tên tóm tắt của chữ 細勢琦美“Tế Thế Kỳ Mỹ” biểu tự Huyền Huy nguyên quán ở làng Tương Đông huyện Nam Chấn- Trấn Sơn Nam Hạ, nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Thời kỳ này cuối sông Hồng là khu vực Ngô Đồng- Cửa chính chảy ra sông Ngự Hàm, (nay là sông Sò) rồi đổ ra cửa Nạn Môn (nay là Hà Lạn). Năm 1787 do sự kiến tạo của quả đất, sau một tiếng nổ lớn, trời tối sầm, mây mù bao phủ,. Cửa sông Hồng phía Ba Lạt chỉ bắc cầu qua lại, đã trở thành cửa sông chính hiện nay. Trong sử sách đã ghi sự kiện này là “Hội phá Ba Lạt”. Vùng đất Xuân Thành, Xuân Trường là những cồn cát và phù sa của sông Hồng tạo thành, rất phì nhiêu mầu mỡ. Được nhà nước phong kiến cho dân tới đây khai phá, trồng lúa. Các đinh tộc họ Đinh Liêu Thượng cần cù lao động, không những khai phá thành công khu làng cựu, mà còn vươn ra các nơi thành lập khu ở mới như traị Long Khê (giáp xã Xuân Châu- thôn Hạ Miêu, xã Xuân Thành), trại Đồng Ngoài. (khu vực giáp Phú Ân , Xuân Tân).

Việc mở mang định cư ở những vùng đất mới, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, không ngại khó khăn gian khổ. Như các cụ xưa thường nói: “Tấc đất là tấc vàng”, Quyết đưa thế hệ nối tiếp có nơi ăn chốn ở- Có thu nhập lớn hơn khu ở cũ. Đáp ứng với dòng họ ngày càng phát triển, thịnh vượng. Tiêu biểu cho việc làm này, ông Đinh Tống Bá Nhiên đã đưa hàng trăm hộ, cùng với họ Đinh Liêu Thượng, vào tận Kờ-rông- nô, tỉnh Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới. Hiện nay các hộ đang có thu nhập ổn định- Văn hóa xã hội phát triển.

Ngoài họ Đào – họ Đinh Liêu Thượng đông đinh và kinh tế khá giả, Tổ tiên ăn hiền, ở lành, giầu lòng thương người. Thể hiện trong phả hệ phát triển thành sáu chi. Ngay từ chi đầu tiên ở đời thứ bốn đã xuất hiện: Chi trưởng cụ Đinh Doanh Mão và chi thứ là cụ Đinh Tống Thái (chi nuôi).

Đến đời thứ năm chi Trưởng của cụ Đinh Phúc Chung, chi Thứ cụ Đinh Quốc Tuấn lại xuất hiện thêm chi cụ Phạm Đức.

Sự xuất hiện của họ Tống và họ Phạm đã nói lên tính nhân đạo- nhân văn sâu sắc. Sự đùm bọc thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Thể hiện con nuôi cũng như con đẻ đều trưởng thành, con cháu làm ăn thịnh vượng- Thế hệ, cháu chắt được học hành thành đạt, Tiêu biểu như Phó GS-TS Đinh Tống Trung Tín là chi nuôi cuả họ Đinh Liêu Thượng.

Họ Đinh Liêu Thượng đến nay đã tới mười hai đời. Trước Cách mạng tháng Tám các thế hệ đều sống chính về nghề nông- Một số hộ có nghề đốt gạch- nung vôi- xây dựng . Theo gia phả để lại các vị Tiên tổ, không có bằng sắc, học vị. Việc học hành của các cụ chủ yếu là tăng cường sự hiểu biết, tăng cường luân thường đạo lý, để giáo dục cháu con như: (các cụ Đinh Thế Mỹ, Đinh Tuần Viên, Đinh Thời Trang…). Cũng có cụ đã đem vốn hiểu biết để phục vụ sản xuất như: cụ Đinh Văn Tháp giỏi xem thời tiết phục vụ nông nghiệp.

Sau Cách mạng tháng Tám ,đời thứ chín các ông: Đinh Thế Hinh- Đinh Văn Lệ Đời thứ mười- Đinh Ngọc Quỳnh đều được học tân học phục vụ tốt công tác của mình.

Từ đời thứ mười đều học hết Phổ thông trung học và đạt được bằng cấp.
Về Trung học, như: Đinh Thị Hương, Đinh Thị Liên, Đinh Văn Lương, Đinh Tống Thị Mai, Đinh Tống Huy Liệu.
Đại học như: Đinh Tất Thắng, Đinh Thị Hoàng Uyên, Đinh Tuấn Anh, Đinh Thị Quỳnh Anh, Đinh Xuân Bình, Đinh Quang Trung, Đinh Tất Thiện, Đinh Toàn Thắng…Sau Đại học: Phó GS- TS Đinh Tống Trung Tín. Tiến sỹ Đinh Tuấn Anh, tiến sỹ Đinh Thị Hoàng Uyên.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, họ Đinh Liêu Thượng đã có bảy liệt sỹ. Có người đã trưởng thành, là cán bộ cao cấp trong quân đội như: Đại Tá Đinh Thế Hinh (một trong hai mươi bảy nhà sư chùa Cổ Lễ, cởi áo cà sa lên đường đánh giặc Pháp). Đóng góp cho sự nghiệp quân đội, còn có thượng tá Đinh Quang Trung, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ Huy Quân Sự huyện Xuân Trường-tỉnh Nam Định.

Từ mảnh đất quê hương Liêu Thượng. Người họ Đinh nơi đây, hiện đang có mặt trên khắp miền Tổ quốc. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới- Người, đi công tác thoát ly.Người tham gia quân đội- công an.Người làm công tác khoa học. Song hàng năm cứ đến ngày mười một tháng giêng (Âm lịch) là khắp nơi bố trí công việc về giỗ Tổ, để tri ân với Tiên liệt, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Đinh Văn Sáu

Hội KHLS- VN, Trưởng Ban liên lạc họ Đinh tỉnh Nam Định.
Điện Thoại liên lạc: 01273707394
 
Top