D
dinhducdat
Guest
Thứ hai, 22 Tháng 10 2012 07:02
Hiền lương, thục đức trấn uy vũ
VTN - Chúng tôi nhận được bản thảo của tác giả Đinh Đức Đạt - KSVTĐ nhiều năm công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam, nay đã nghỉ hưu. Ông dày công nghiên cứu Khoa học Tử vi, bằng kiến thức và những tài liệu tin cậy khác, đã “giải mã” được một phần những bí mật mà bụi thời gian đã phủ lấp lên thân phận một số người ruột thịt của Anh hùng Đinh Thị Vân – mà Cụ Nguyễn Thị Quì (thân mẫu của Anh hùng Đinh Thị Vân) là một điển hình. Với tâm thế là người được thừa hưởng Di sản vật chất và tinh thần của Anh hùng Đinh Thị Vân để lại - Ông Đinh Đức Đạt là người được ủy thác hương khói suốt đời cho “Bà cô”, với hiếu đễ như người con trai trưởng.
Nhân kỷ niêm 116 năm ngày sinh của Cụ Nguyễn Thị Quỳ, chúng tôi xin giới thiệu bài “Khảo cứu” của tác giả Đinh Đức Đạt, nhan đề “Hiền lương, thục đức trấn uy vũ” để Họ tộc Đinh Đông An (Xuân Trường, Nam Định) cùng bạn đọc gần xa rộng đường tham khảo.
Trong “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia” MỜI QUÝ VỊ BẤM VÀO ĐÂY Giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của nữ Anh hùng tình báo Đinh Thị Vân ở phần “Chú thích” chỉ vỏn vẹn có hai dòng: Bà Nguyễn Thị Quỳ (thân mẫu của Anh hùng Đinh Thị Vân) - Người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng “Đồng tiền vàng” vì có công lao đóng góp cho cách mạng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà là em ruột của bà Nguyễn Thị Mộc vợ cả ông Đinh Đức Hợp. Là những nét lớn của một người mẹ anh hùng Việt Nam “Uy vũ bất năng khuất”.
Hiền lương, thục đức trấn uy vũ
“Uy vũ bất năng khuất” được bác tôi dịch là “Giầu sang chẳng làm mình say đắm/ Bần tiện chẳng lay mình đổi dời/ Uy vũ chẳng khiến mình khuất phục”. Nghe xong, bà nội tôi không sửa gì. Bác tôi một lúc sau mới ngấm thuốc, ấy là lúc nhớ ra thầy Tuy, một người thầy uyên bác, mẫu mực và nghiêm khắc. Hiểu ý định của bà tôi; tuân thủ theo cách của thầy Tuy, Bác mài mực viết năm mươi bản chữ Hán, năm mươi bản chữ quốc ngữ đưa lên cho Cụ xem và hứa với Cụ là nhất đinh sẽ cai được thuốc phiện. Mà đúng vậy bác tôi thú nhận là cứ mỗi lần đói thuốc lại uống một ngụm nước sôi, cho tỉnh rồi viết máy chục bản "đơn thuốc" là cắt được cơn. Rồi sau đó bác tôi cai hẳn được bệnh nghiện hút. Không biết chữa được bệnh là do nhà chẳng còn gì để bán, có Cụ kèm ở bên, hay bởi cái đơn thuốc Cụ cho.
Bác tôi cũng hay nhắc lại lời Cụ dạy cho tôi nghe: "Người thông minh mà không có lý trí dễ hay mắc bệnh tinh thần. Người vừa thông minh và vừa lý trí dễ mắc nạn vô hình".
Về sau thấy lời dạy của Khổng Tử và lời của cụ vận vào Cụ quá chừng.
Chúng tôi muốn ghi chép lại đây đôi dòng về sự linh nghiệm này:
Thực ra về việc này, ai cũng biết, nhưng nó được bưng bít, sợ nói ra làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhưng với cuộc đời của Cụ nó lại là sự thật quá phũ phàng. Đầu tiên là một vài đứa cháu của Cụ được gọi là thành phần cốt cán đến bắt Cụ, giải cụ ra nơi tập trung gọi là "Giai cấp địa chủ" ở chợ Cát Xuyên. Nơi này được quây cách ly với xung quanh bằng mấy cái cọc tre và dây thừng, để cho cẩn thận hơn người ta bổ xung thêm mấy thanh tre bổ nửa buộc túm phía trên trông như cái bu nhốt gà. Có hai cửa làm bằng nứa ở hai bên. Một ở phía bên trái để dẫn địa chủ vào ngồi tập trung. Một ở phía phải để dẫn địa chủ ra đấu tố. Cánh xa khoảng chục mét là một cái sân khấu được làm bằng cây vầu trên nền cái sân khấu bằng đất trước đây thường để biểu diễn văn nghệ, hay căng màn chiếu phim. Trên sân khấu sát về phía bãi rộng có kê ba chiếc bàn gỗ mộc sát vào nhau để cho cán bộ đội và cán bộ cốt cán ngồi. Có du kích bồng súng trường gác ở hai đầu, cán bộ nữ cốt cán vai đeo túi rết, lăng xăng đi lại, không khí lúc nào cung căng thẳng, nhất là với những người được nhốt trong cái bu gà kia, họ không hiểu hôm nay được nghe gì, phải nói gì khi đứng trước bà con nông dân.
Mẹ tôi có kể lại là trong số cán bộ cốt cán có một thằng cháu của gia đình tên là Thụ, con trai của bác Song. Bác Song là con gái thứ ba của cụ Nhất Hợp lấy chồng họ Trịnh ở Văn Phú. Người cháu này được sự xúi dục của cán bộ đội đứng ra tố cáo Cụ ngược đãi mẹ vợ và bóc lột gia đình anh ta. Do thiếu hiểu biết, anh ta cố gắng chứng tỏ mình là thành phần nông dân lao động, không dính dáng gì đến bên ngoại. Sau đó anh được đội tín nhiệm giao cho giám sát Cụ, thậm chi còn bắt cụ đứng trên tổ kiến lửa để trừng trị Cụ vì can tội chửi cán bộ đội, ngoan cố không chịu nhận tội. Cụ bị đưa ra đấu tố nhiều lần vì tội ngoan cố, khinh miệt nhân dân. Lần đấu tố cuối cùng là lần đội cải cách ruộng đất đưa ra xét sử bè đảng phản động quốc dân Đảng là Thiếp, Nhu, Thống. Đội cho rằng mấy người là tay chân của Đinh Thúc Dự, là người cầm đầu tổ chức này. Cụ rất phẫn uất vì những lời điêu toa bôi nhọ con trai mình, hơn nữa thấy các cháu mình bị oan mà không thể nào bênh vực. Lúc đội tuyên án tử hình họ Cụ căm phẫn nắm tay hô lên hai tiếng "đả đảo bất công", rồi ngất lịm đi, không còn biết gì nữa. Sau lần đó Cụ nằm liệt giường, không ăn uống để phản đối hành động bạo ngược của đội cải cách.
Đúng là với những người vừa thông minh, vừa lý trí như cụ thì phương thuốc "uy vũ" của cụ Khổng Tử chỉ làm tăng nhanh bệnh nạn mà thôi. Chép lại những dòng này chúng tôi không có ý khơi gợi lại hận thù, mà chỉ muốn nhắc nhở con cháu phải sống cho có trước có sau. Phải luôn nhớ lời cụ dạy mà chuyên tâm luyện rèn theo danh ngôn:
Giầu sang chẳng làm mình say đắm
Bần tiện chẳng lay mình đổi dời.
Uy vũ chẳng khiến mình khuất phục.
Cụ Nhất Hợp - Nguyễn Thị Quỳ
Những ghi chép từ tư liệu lịch sử dòng họ.
a. Tư liệu
Theo tư liệu lịch sử Họ Đinh Đông An (Xuân Thành- Xuân Trường- Nam Định). Cụ Đinh Đức Hợp (còn gọi là cụ Nhất Hợp) sau khi phản đối giáo viên dạy sai lịch sử đất nước, Cụ bỏ học về quê làm nghề thầy thuốc. Cụ kết duyên với cụ Nguyễn Thị Mộc. Hai cụ sinh hạ được ba người con trai là: ông Đinh Mạnh Thường, Đinh Quang Hạp (Hấp), Đinh Thúc Dự. Sau khi sinh ông Dự được ba tháng, Cụ bà do lao động nặng nhọc đã mất ở tuổi 30. Cụ cả Nghị thương con gái và đàn cháu nhỏ dại côi cút, đã quyết định gả con gái út là cụ Nguyễn Thị Quỳ cho cụ Hợp, Cụ Quỳ thay chị gái quản lý gia đình, chăm sóc đàn cháu. Theo tài liệu "Vài nét về đời hoạt động của cụ Chu Dưỡng Bình 1889-1980" (Tác giả Chu Thị Kim Sơn người làng Hạc Châu - Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định.) thì hai cụ Mộc và Quỳ là em của cụ Nhất trường Nguyễn Văn Tuy, thân phụ của các ông: tiên chỉ Nguyễn Văn Khản, Nguyễn Văn Lữ (Phan Văn Chính), Nguyễn Văn Kháng thôn Hạ Miêu. Cụ Nguyễn Văn Tuy có vợ là cụ Chu Thị Côn. Cụ Côn là chị gái đầu của cụ Chu Dưỡng Bình.
Tư liệu ghi bổ xung: Ông Đinh Thúc Dự sinh năm 1911 (Tân Hợi), sau ba tháng thì cụ Mộc mất, Cụ Quỳ về làm dâu họ Đinh cùng thời gian này nghĩa là trong năm 1911. Theo lời kể của cụ Bá Thảng (trong gia phả con gái không thấy có ghi chép chi tiết) là người chị gái của ông Dự thì ông Dự được nuôi dưỡng, lớn lên bằng nguồn sữa của cụ Quỳ. Năm 1916 cụ Quỳ sinh bà Mậu (tức Vân) lúc đó ông Dự rất ốm yếu, không thể tồn tại nếu thiếu nguồn sữa mẹ. Đó cũng là lời giải thích tại sao ông Dự và bà Mậu sau này có tình cảm yêu thương nhau thắm đậm, đặc biệt hơn các anh chị em khác.
Cũng theo lời kể của cụ Bá Thảng thì lúc cụ Quỳ về làm dâu còn trẻ lắm, rất xinh đẹp chỉ khoảng mười lăm, mười sáu tuổi. Từ dữ liệu này, chúng ta có thể suy ra Cụ sinh khoảng năm 1895-1896. Như vậy nếu là:
Năm 1895 Ất Mùi, Mệnh nữ, quẻ Chấn, Ngũ hành: Sa Trung Kim.
Năm 1896, Bính Thân, Ngũ hành: Sơn Hạ Hỏa. Mệnh nữ, quẻ Khảm- Dương Thủy.
Cụ mất ngày 23 tháng 4 năm 1956 (Bính Thân), ngày Can chi: Ngày Kỷ Hợi, tháng Quí Tỵ, năm Bính Thân. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ là thời gian cuối của "Cải cách ruộng đất", Gia đình bị quy là thành phần địa chủ, con trai ông Đinh Thúc Dự là Quốc dân Đảng, con gái là bà Đinh Thị Vân theo giặc di cư vào Nam. Vì Cụ có hiểu biết về chính sách cải cách ruộng đất của Đảng, Cụ cho là chính quyền sở tại làm sai, phá hoai cách mạng; Với tính cách "uy vũ không thể khuất phục" và quá uất ức bởi sau những lần bị đưa ra đấu tố, Cụ đã tuyệt thực để phản đối. Theo lời kể của ông Đinh Quang Khải, con cụ Thường là người ở bên Cụ trong khoảng thời gian này thì Cụ không ăn quãng hai mươi ngày thì mất.
Chọn Cụ sinh năm 1896 vì căn cứ vào vòng sinh tử của Cụ. Cụ mất năm 1956 là năm Bính Thân, ứng với câu "Lưu niên gặp Thái Tuế; không chết mình thì cũng chết người thân". Để chi tiết hơn nữa có thể tìm theo "Tam hạn Trúc la", hay tìm theo lá số gặp hung cách ứng với sự biến cố này.
Bát quái quẻ Khảm: (Bính Thân, Mệnh nữ, quẻ Khảm, Dương Thủy)
Thiên Thời: Gió
Địa lý: Đất phương Đông Nam, chỗ cỏ cây rậm rạp, vườn rau hoa quả.
Nhân vật: Trưởng nữ, tú sĩ, người ở ẩn
Tính cách: Nhu hòa, hồ hởi, buôn bán rất sinh lời.
Thời gian: Giao thời giữa Xuân và Hạ; Ngày tháng: hai, năm, tám vào tháng ba, Giờ ngày tháng: Thìn, Tỵ vào tháng tư.
Tĩnh vật: Mộc hương, dây, vật thẳng, đồ thủ công xinh khéo...
Động vât: Gà, các loại cầm thú, sâu rắn bọ.
Nhà cửa: Ở hướng Đông Nam, lầu gác.
Chữ tên họ: Tên họ có chữ Thảo Mộc ở bên cạnh.葵Quỳ
Màu sắc: Xanh lục, màu lục bích trong.
Khảo cứu về tên gọi.
Tên là sản phẩm của cha mẹ tặng cho con khi ra đời, gắn bó cả cuộc đời của mỗi người. Tên không chỉ là phù hiệu đỏ, mà còn mang ý nghĩa, hình tượng, âm hưởng, dòng họ. Cụ tên: Nguyễn Thị Quỳ.
Theo Từ vị Hán - Việt thì từ Quì có các nghĩa chính là:
• Người xưa cho là một giống quái ở gỗ đá như con rồng có chân gọi là con Quì. Đồ thờ như chuông đồng, đỉnh có khắc con ấy gọi là Quỳ Văn.
• Ông Quỳ một vị quan nhạc rất hiền ở đời vua Thuấn.
• Quỳ quỳ: Kính cẩn, sợ hãi.
• Một loài rau quí: Hương nhật quỳ. Một giống quí một dò mọc thẳng, hoa nở vào cuối Hạ đầu Thu, hoa màu vàng tinh nó thường cứ chiếu về hướng mặt trời nên gọi là Hướng nhật quỳ. Người ta thường dùng làm tiếng để tỏ ý lòng kẻ dưới hướng mộ người trên.
• Thu quỳ thứ quỳ nở về mùa hè, hoa vàng, phới có năm cánh, giữa mầu tím.
• Bồ quỳ một thứ cây lớn thường xanh lá giống như lá móc, lá cọ dùng để làm quạt, gọi là quỳ phiến.
• Con đường cái thông cả bốn phương tám hướng.
Từ nghĩa từ ở quẻ Khảm có thể luận ra là tên Cụ có chữ Thảo Mộc ở bên cạnh. Ở đây tên cụ với nghĩa hoa Thu quỳ.
2. Lá số (Căn cứ vào những ghi chép từ tư liệu lịch sử dòng họ và các khảo cứu về quẻ mệnh, tên gọi của Cụ trên), chúng tôi tiến hành việc lập lá số Tử Vi cho Cụ Nguyễn Thị Quỳ .
An các sao trong hệ thống sao Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu.
Lập lá số chính là lập sơ đồ diễn tả về quĩ đạo động tĩnh, trạng thái của vận mệnh con người.
Thiên bàn: Là sơ đồ sao Tử Vi được sắp xếp can cứ vào ngũ hành nạp âm của cung mệnh, đây chính là loại lá số chủ yếu trong mệnh lý Tử Vi đẩu số thể hiện các thông tin về tính cách, dung mạo, sự nghiệp, tài vận, hôn nhân, phú quí, họa phúc, thọ yểu trong một đời người; cùng các điềm triệu tiên thiên về lục thân như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái.
Phần giữa lá số ta có các tư liệu sau:
• Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳ.
• Giới tính: Dương Nữ.
• Năm sinh: Bính Thân (1896)
• Cung phi tinh: Nhất Bạch Thủy tinh.
• Quẻ Khảm (Nhất bạch Thủy tinh)
• Ngũ hành cục số: Hỏa lục cục.
• Ngũ hành nạp âm: Sơn Hạ Hỏa.
• Bản mệnh: Hỏa
Định ra 12 cung Thiên can:
Xuất phát từ cung Dần. Can năm sinh là Bính nên Thiên can là Canh. Thiên can cung là Canh Dần, tiếp theo là Tân Mão, Nhâm Thìn, Quí Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, CanhTý, Tân Sửu.
1. An cung Mệnh và cung Thân:
• Cung Mệnh an tại cung Tý (Canh Tý) Thủy ứng với cung bản mệnh là quẻ Khảm (Dương Thủy).
• Cung Thân: Lý do để xác định việc an Thân tại cung Tý là vì Cụ sinh năm Bính Thân, thuộc Hỏa lục cục vòng sinh tử Trường sinh khởi tại cung Dần, Mộ tại cung Ngọ; Cung xung chiếu của cung Ngọ là cung Tý suy ra an cung Thân tại cung Tý.
• Cung an Mệnh đồng cung với cung an Thân tại Tý.
2. Phân bố 12 cung: Số 1 Cung an Mệnh, Thân – Tý (Canh Tý), Số 2 - Huynh Đệ Sửu (Tân Sửu), Số 3 - Phu Thê Dần (Canh Dần), Số 4 - Tử tức Mão (Tân Mão), Số 5 - Tài Bạch Thìn (Nhâm thìn), Số 6 - Tật Ách Tỵ (Quí Tỵ), Số 7 - Thiên Di Ngọ (Giáp Ngọ), Số 8 - Nô Bộc Mùi (Ất Mùi), Số 9 - Quan Lộc Thân (Bính Thân), Số 10 - Điền Trạch Dậu (Đinh Dậu), Số 11- Phúc Đức Tuất (Mậu Tuất), Số 12 - Phụ Mẫu Hợi (Kỷ Hợi).
3. Đại hạn: Số1: 6-15 tuổi; Số 2: 16-25; Số 3: 26-35; Số 4: 36-45; Số 5: 46-55; Số 6: 56-65; Số7: 66-75; Số 8: 76-85; Số 9: 86-95 Số 10: 96-105; Số 11: 106-115; Số12: 116-125.
4. Xác định được hai thông số cung Mệnh và cung Thân cho máy chạy theo ngược với các dữ liệu trên ta được:
• Giờ: Tý.
• Tháng Mười một.
• Năm Bính Thân.
Để đơn giản, dễ hiểu hơn trong phần này chúng tôi lược bỏ đi việc an các sao phụ trợ. Ở đây chỉ nói đến các căn cứ, lý do chọn vị trí để an các sao chính trong hệ thống các chòm sao trong hệ Tử Vi và Thiên Phủ.
An các sao trong hệ Tử Vi và Thiên Phủ:
Trên cơ sở mệnh bàn và an các sao trong hệ thống sao Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu; Kết hợp với dữ liệu ghi chép từ thực tế của cụ Quỳ, chúng tôi xác định vị trí của sao chủ tinh như sau:
Căn cứ vào ghi chép: Cụ mất ngày 23 tháng 4 năm 1956 (Bính Thân), ngày Can chi: Ngày Kỷ Hợi, tháng Quí Tỵ, năm Bính Thân. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ là đang trong thời gian cuối của "Cải cách ruộng đất". Gia đình của Cụ bị quy là thành phần địa chủ, con trai ông Đinh Thúc Dự là Quốc dân Đảng, con gái là bà Đinh Thị Vân theo giặc di cư vào Nam. Vì có hiểu biết về chính sách cải cách ruộng đất của Đảng khi ở trong vùng tự do của khu ủy khu ba bốn Nông Cống - Thanh Hóa. Cụ cho là chính quyền sở tại làm sai, phá hoại cách mạng; Với tính cách "uy vũ không thể khuất phục" và quá uất ức bởi sau những lần bị đưa ra đấu tố, Cụ đã tuyệt thực để phản đối. Sự kiện như thế này trong Tử Vi Đẩu số xác định là hoàn cảnh và môi trường có sự thay đổi lớn nên là thời điểm quan trọng làm thay đổi vận mệnh. Nói khác đi là phải xét đến tam hợp Đại hạn, Tiểu han, Lưu niên.
Để an được vị trí các sao trong hệ thống sao Tử Vi và hệ thống sao Thiên Phủ, chúng ta có thể chọn theo một trong hai cách dưới đây:
Cách 1:
Theo ghi chép trên, cụ gặp hạn và mất ngày 23 tháng 4 năm Bính Thân, ngày Can chi: Ngày Kỷ Hợi, tháng Quí Tỵ, năm Bính Thân. Điềm ứng với hạn: "Tam hạn Trúc la". Ba hạn Trúc la tức là các cung tam hợp đại hạn, tiểu han, lưu niên gặp phải ba hung tinh Sát, Phá, Lang nên có thay đổi về mệnh.
• Xem cung Đại hạn: Đại hạn 60 tuổi rơi vào cung số 6 Tật Ách (Quý Tỵ). Không có chính tinh, xem cung xung chiếu là cung Hợi. Cung Hợi có Cự môn, Địa không, Địa Kiếp xâm phạm thật là khó mà tránh được hiểm nguy.
• Xem cung Tiểu hạn: Nữ sinh năm có chi là Thân, tiểu hạn 60 tuổi nhập cung Dậu. Cung Dậu nhập hạn có các hung tinh Thiên Không, HamTrì, Tuế Phá, Bệnh Phù, Suy. Vận rơi vào thế suy khó bề giải cứu.
• Xem cung Lưu niên: Tra bảng cung vị an lưu tinh theo thiên can lưu niên. Ta được:
Lưu lộc: Tỵ/Lưu Dương: Ngọ/Lưu Đà: Thìn/Lưu Khôi: Dậu/Lưu Việt: Hợi/Lưu Xương: Thân/Lưu Hóa Lộc: Thiên Đồng/Lưu Hóa Quyền: Thiên Cơ/Lưu Hóa Khoa: Văn xương/Lưu Hóa Kỵ: Liêm Trinh.
Theo câu: "Thất Sát trấn chiếu hạn năm Kình Dương, mệnh an tại Tý chủ hung họa chết chóc". Xem cung Lưu niên Lưu Kình Dương ở cung Ngọ thì Thất Sát sẽ trấn ở Ngọ hoặc ở các cung tam hợp chiếu Ngọ là: Dần, Tuất. Nếu Thất Sát trấn Ngọ thì Phá Quân ở Dần, Tham lang ở Tý. Nếu Thất Sát ở Dần, thì Phá Quân ở Ngọ, Tham Lang ở Tuất.
Chọn Thất Sát an tại cung Dần đúng với ba hạn Trúc la.
Cách 2:
Tìm theo lá số gặp hung cách ứng với sự việc Cụ tuyệt thực mà chết. Đâý là điểm ứng theo lời phú: "Thất Sát cùng với Liêm Trinh là cách cục Lộ thượng mai thi (chôn xác giữa đường)". Chúng tôi cho rằng đây là bài toán có biến kép lời giải không được thỏa đáng nên không trình bày ở đây.
Bây giờ chúng ta có thể an được các sao trong hệ Tử Vi và Thiên Phủ như sau:
1- An sao Thất Sát hệ Thiên Phủ ở cung Dần, thì sao Thiên Phủ an ở cung Thân.
2- Tra bảng cung sao Thiên Phủ thấy sao Tử Vi nằm ở cung Thân.
Bằng cách tra bảng cung vị sao Tử Vi hoặc cho chạy dữ liệu về sao Tử Vi (Hỏa lục cục, cung an sao: Thân).
Chúng ta tìm được ngày sinh của Cụ là: 28.
3. Sao Tử Vi ở cung Thân thì an sao Thiên Cơ ở cung Mùi
4. Sao Tử Vi ở cung Thân thì an sao Vũ khúc ở cung Tỵ
5. Sao Tử Vi ở cung Thân thì an sao Thiên Đồng ở cung Mão .
6. Sao Tử Vi ở cung Thân thì an sao Liêm Trinh ở cungTý
7. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Thái Âm ở cung Dậu
8. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Tham Lang ở cung Tuất
9. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Cự Môn ở cung Hợi
10. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao ThiênTướng ở cungTý
11. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Thiên Lương ở cung Sửu.
12. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Thất Sát ở cung Dần
13. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Phá Quân ở cung Ngọ.
Bảng sao cung của cụ Nguyễn Thị Quỳ được lấy theo dữ liệu:
(sinh ngày 28. ThángMười Một. Năm Bính Thân, Giờ: Tý)
Đến đây chúng tôi đã lập được Mệnh bàn và mười hai cung lá số của cụ Nguyễn Thụ Quỳ (Xem bảng lá số kem theo)
Bước tiếp theo là Lý giải lá số.
Cũng như tên - Mệnh bàn có một tổ hợp đặc trưng điềm ứng gọi là cách cục là sản phẩm của Trời tặng cho con khi ra đời, gắn bó cả cuộc đời của mỗi người. Cụ Nguyễn Thị Quỳ có cách cục là: Tử Phủ Vũ Liêm.
Gọi là "cách", chính là cách điệu, là hoàn cảnh lúc ra đời của một người, tức là những điều kiện không gian do trường của vũ trụ hình thành lúc con người sinh ra, trong mệnh lý, đó là khung giá kết cấu của mệnh vận. Cục chính là cục hạn trong mệnh lý, đó chính là cục thế được hình thành do điều kiện thời gian của mệnh vận. Mệnh bàn của con người có lúc là một cách cục, đồng thời lại có thể quy vào một loại cách cục khác, nhiều khi một tổ hợp mệnh bàn đồng thời có thể thuộc về nhiều loại cách cục. Lúc định cách cục, trong phần lớn trường hợp nhất định, cách cục cần phải căn cứ vào cung vị tam phương tứ chính của cung mệnh để định. Cách cục Tử Phủ Vũ Liêm là tổ hợp các cách cục sau:
• Cách cục: Tử Phủ triều viên.
Bố cục: Sao Liêm Trinh, Thiên tướng thủ mệnh tại cung Tý, cung tam hợp có Tử Vi , Thiên Phủ. "Tử Phủ triều viên, thực lộc vạn chung" nghĩa là Tử Phủ chầu cung mệnh, lộc ăn vạn hộc.
• Cách cục: Phủ Tướng triều viên.
Bố cục: Sao Thiên tướng (Miếu) thủ mệnh tại cung Tý, cung tam hợp cung Thân có Tử Vi, Thiên Phủ hội chiếu. Phú quí song toàn, hưởng lộc dồi dào, được người khác kính trọng, quan hệ xã hội tốt, gặp quí nhân phù trợ.
• Cách cục: Hình tù giáp ấn.
Bố cục: Sao Liêm Trinh (Tù), Thiên tướng (Ấn) cùng thủ tọa tại cung mệnh tại Tý, sao Kình dương (Hình) tại Ngọ xung chiếu tạo nên cách cục này. Đây là hung cách, tuy chủ về Vũ dũng, nhưng bị tổn thương, tai họa nặng.
Về cơ bản thì Liêm Trinh, Thiên tướng cùng tọa thủ tại cung Tý, Cung Tài Bạch có Tử Vi (Bình), Thiên Phủ nhập miếu, Cung quan Lộc có Vũ Khúc (Vượng), tam hợp chiếu. Cả đời hanh thông, giỏi quản lý tài chính, kinh doanh. Dù có gặp nguy nạn, cũng qua.
Sao Thiên Tướng trong Âm dương Ngũ hành thuộc dương Thủy, là sao thứ năm trong chòm sao Nam Đẩu, hóa khí là Ấn, chủ về Quan lộc, tước vị, có thể chế được tính hung ác của Liêm Trinh. Ý nghĩa cơ bản của sao Thiên Tướng là Tể tướng của Thiên tử Tử Vi, là Tử Vi đế tinh nắm giữ ấn ngọc, cho nên hành sự thận trọng, lời nói phải từ tốn, cẩn thận, làm việc công chính suy nghĩ thấu đáo, là nhân vật phò tá, lý tưởng , trợ thủ đắc lực trong chốn quan trường
Sao Liêm Trinh trong Âm dương Ngũ hành thuộc Âm Hỏa, là sao thứ năm trong chòm Bắc Đẩu, hóa khí là "tù", "sát" ở cung Quan lộc thì chủ về quan lộc, ở cung mệnh thì chủ về tửu sắc.
Dung mạo và Tính cách:
Người có sao Thiên Tướng tọa cung mệnh, phụ nữ thường có tư dung đoan trang, thanh tú lanh lợi, thân hình chuẩn, tính tình mạnh mẽ, lòng tự tôn cao, mọi việc đều rất cố chấp, nội tâm sâu sắc, hy sinh vì người thân. Thông minh, tự tin, chịu khó, có lòng khoan dung, lời lẽ khiêm tốn, nhân phẩm ưu tú, thích giao tiếp, nhiều bạn bè. Khi còn trẻ thì được nhiều người khác hâm mộ, khi kết hôn thì toàn tâm tập trung vào việc gia đình; Thay chồng nuôi dạy con cái, là người mẹ mẫu mực. Thiên Tướng tọa cung Tý nhập Miếu, bổng lộc dồi dào. Sao Liêm Trinh là một ngôi sao hay biến hóa. Vì thế làm thân phận của sao Liêm Trinh khá phức tạp; lúc là họa nhưng lại có chút phúc phận, lúc là phúc nhưng lại có họa nhiều hơn phúc.
Sao Liêm trinh thích sao Thiên Tướng. Nhưng hai sao này tọa cung mệnh lại gặp sao Kình Dương thì thành mệnh "Hình tù giáp ấn", nhiều hình thương tai họa. Sao Liêm Trinh gặp Phá Quân, hoặc Thiên Phủ lại gặp Hỏa tinh thì dễ tìm đến phiền não, tự tìm phiền phức.
Thật là mệnh số trời ban, đáng ra với những cách cục: Tử Phủ triều viên, Phủ Tướng triều viên. Cuộc đời của Cụ phải là bậc quốc sắc, thiên hương, phú quí tột bậc. Song, trời lại an bài sao Hóa Kỵ vào mệnh của Cụ cùng sao Liêm Trinh. Hỡi ôi! Sao Liêm Trinh là sao bị cầm tù trong bốn bức tường, nay có thêm Hóa Kỵ thành lại càng bị thắt chặt, không thể mở ra, thân và trái tim bị đóng chặt, có hàng ngàn khó khăn, tai họa không thể tránh khỏi. Khi suy nghiệm những điều này với diễn biến thực tế của cuộc đời Cụ, Tôi không thể cầm được nước mắt, trong lệ nhòa hình ảnh bà nội tôi hiện lên thần tiên. Đó là hình tượng của Sao Thiên Phủ - Khương hoàng hậu. Bà tôi ngồi trên một chiếc ghế mây khung xương ghế bằng gỗ quí mầu đen, trên đầu chít khăn mỏ quạ, áo dài bằng vải the đen, một tay cầm quyển kinh, bên cạnh có một cây gậy trúc. Có lẽ đây là thời trang của các bậc mẫu nghi gia tộc trong thời kỳ của Cụ.
Khương Hoàng hậu hiền lương, thục đức, được học hành, hiểu đạo lý, bà là mẫu nghi của thiên hạ. Nguồn gốc câu chuyện thần thoại về bà kể rằng: "Khương hoàng hậu là chính cung của Trụ Vương, nhưng từ khi Đát Kỷ nhập cung thì phần lớn thời gian trong ngày Trụ Vương đều cùng Đát Kỷ lên lầu Trích Tinh tiệc tùng, hưởng lạc. Khương Hoàng hậu thấy Trụ Vương tửu sắc vô độ liền khuyên rằng: "Thần thiếp nghe nói bậc vua có đạo thì coi thường tiền bạc mà trọng đức hạnh, bỏ lời sàm báng mà xa tửu sắc, đó chính là điều mà nhà vua cần phải lấy làm răn!". Chính vì lẽ đó, mà Đát Kỷ hết sức giận Khương Hoàng hậu. Sau đó Đát Kỷ liên kết với Phí Trọng, mua chuộc một tên thất phu vu cho Khương Hoàng hậu cấu kết với thế lực bên ngoài, âm mưu tạo phản. Chuyện đến tai Trụ Vương, Trụ Vương vốn đã u mê, liền dùng cực hình móc mắt Khương Hoàng hậu để bức cung, nhưng Khương Hoàng hậu không chịu nhận. Với sự xúi dục của Đát Kỷ, Trụ Vương ra lệnh đem đốt hai tay Khương hậu. Khương hậu quá đau đớn, phẫn uất mà chết. Trong "Phong thần bảng" hồn phách của bà bay đến đài phong thần Tây kỳ đầu tiên và được phong làm sao Thiên Phủ. Trong các sao của Tử Vi Đẩu số thì sao Thiên Phủ là vị thần cai quản của cải, và sự giàu có".
Tôi không còn nhiều hình ảnh của bà nội, vì lúc đó tôi còn quá nhỏ. Nhưng trong tình cảm thì tôi có nhiều, khi còn sống thì mẹ tôi, cô tôi (bà Vân) thường kể cho tôi nghe về tình yêu thương mà bà nội tôi giành riêng cho tôi. Đơn giản là vì khi bố tôi mất tôi đang còn chập chững, tôi là con út của mọi thứ út trong đại gia đình, lúc đó kinh tế khó khăn lắm. Cô tôi kể lại rằng mỗi khi đến bữa cơm tôi thường đến bên cạnh bà, bà tôi chỉ và một miếng rồi thưởng cho tôi, mẹ tôi thì cho rằng tôi là cái đuôi của Cụ, đi đâu, làm gì Cụ cũng cho tôi theo. Ngay cả sau này khi Cụ nằm tuyệt thực ở từ đường họ, tôi vào chơi với cụ, nhìn thân hình gầy gò, tàn tạ của Cụ, tôi khóc theo bản năng, vì Cụ không ôm tôi như mọi lần. Cụ không khóc, không nói được nhiều, nhưng ý như muốn dạy cháu đi về đừng làm cụ đau đớn thêm. Cụ là "thành phần địa chủ ngoan cố nên phải sống cách ly, không ai được đến gần. Sợ nhiễm tư tưởng xấu từ cụ". Từ đó hình ảnh của bà nội tôi trong tôi là: Hiền lương, lý chí, chịu đựng, uy vũ không thể khuất phục được.
Đến đây chúng tôi không đi sâu đoán, lý giải lá số để tìm những mật mã cuộc đời tiềm ẩn trong đó nữa, thay vào đó chúng tôi muốn góp nhặt, ghi lại, mô tả lại ký ức, cảm nhận của mình để lưu lại cho hậu thế.
Quốc sắc - Mẫu mực - Quả cảm
Nói về vẻ đẹp của Cụ, những người sống ở thế hệ Cụ ai cũng thán phục, song nói là quốc sắc thì có lẽ hơi quá chăng? Không! Sự tình là ở phủ Xuân Trường thời bấy giờ đồn rằng có song cụ tài sắc vẹn toàn là cụ Tú Châu và cụ Nhất Hợp. Cụ Tú Châu là mẫu thân của nhà Cách mạng Đặng Xuân Thiều, cụ Nhất Hợp là mẫu thân ông Đinh Thúc Dự - Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến phủ Xuân Trường. Cùng hoạt động cách mạng với nhau hai ông thân thiết nên kết nghĩa làm anh em; Theo thứ bậc tuổi tác thì ông Thiều là anh, ông Dự là em. Ông Dự nhận cụ Tú Châu là mẹ nuôi. Tình thân hữu giữa hai gia đình sâu đậm lắm, tháng đôi lần các cụ qua lại thăm nhau. Cụ Tú Châu rất đẹp, một vẻ đẹp kiều diễm. Mỗi lần cụ xuống Xuân Thành chơi thăm cụ Nhất Hợp thì ai gặp cũng phải ngẩn ngơ, sút xoa khen ngợi. Thời bấy giờ người ta cũng đã bắt đầu tuyển chọn người đẹp qua các cuộc thi hoa hậu, chủ yếu là để chọn Hoàng hậu cho Vua. Còn trong dân gian thì vẫn là cảm nhận bằng mắt, bằng tình cảm kính phục, vì vậy là phu nhân của Cụ Tú cũng được xem là quốc sắc rồi. Bác tôi là tổng Thường rất tự hào mỗi khi kể chuyện về hai Cụ. Vì là con trưởng nên mỗi lần có khách bác đều được tiếp xã giao. Bác có nhận xét là tuy hai cụ có chênh nhau về tuổi nhưng thoáng nhìn cứ như một cặp đôi hoàn hảo, các Cụ đẹp cả về hương sắc (ý nói về cả hình thức và tâm hồn). Chúng tôi thì mường tượng ra vẻ đẹp của Cụ từ biểu tượng của sao Liêm Trinh. Sao Liêm Trinh cũng là chòm sao đào hoa, thanh tú đoan trang lại có khí chất cao thượng, cái đẹp trong cuốn hút và thanh tao.
Cái đẹp của Cụ Nhất Hợp còn được biểu hiện từ trong tâm hồn cao thượng của Cụ. Việc cụ nhận lời lấy cụ Hợp, thay chị gái quản lý gia đình, chăm sóc đàn cháu là một quyết định mang phẩm cách đạo đức cao xa:
• Trước hết là giữ trọn chữ hiếu với cha. Theo tư liệu ghi chép thì cụ cả Nghị thương con gái và đàn cháu nhỏ dại côi cút, đã quyết định gả con gái út là Nguyễn Thị Quỳ cho cụ Hợp, Cụ Quỳ thay chị gái quản lý gia đình, chăm sóc đàn cháu. Thời đó việc dựng vợ, gả chồng cho con cái chủ yếu dựa vào quyết định của cha mẹ và quan niệm "môn đăng, hậu đối". Xét ra từ đời cụ Mẫn Cấp, cụ Nhất Hợp, sau đến đời ông Dự... đều chọn thông gia với các gia đình nhà nho, hay người thân của các nho sinh đậu nhất, nhì trường phủ. Vì thế các nàng dâu đều thông minh, có học hành, hiểu biết, thậm chí như cụ Quỳ còn là trường hợp xuất chúng.
• Sau là chấp nhận một sự hy sinh cao cả vì nghĩa ruột thịt. Cũng phải nói thêm cho rõ, lúc Cụ về làm dâu, tuy nhà cụ Nhất Hợp có tiếng là giầu sang, nhưng chỉ là có cái vỏ bên ngoài. Nhà đông người ăn, không có người làm, quản lý kinh tế kém, cụ Nhất Hợp thì hiền lành đức độ, làm thầy thuốc chủ yếu là để cứu người, ông Tổng Thường thì ăn chơi phá tán. Gia cảnh thật sự lâm vào nghèo khó. Chả thế mà cụ Mộc sau khi sinh cha tôi mới được ba tháng đã phải lao động nặng nhọc để dẫn đến cái chết ở tuổi 30, trong khi chồng là một thầy lang giỏi có tiếng ở trong vùng.
Trước hết là sắp đặt việc trong nhà, nhờ tính nhu thuận, cương quyết, tận tâm trong mọi công việc; Cụ cho vượt thổ trồng chuối, trồng trầu, những nông sản có thu hoạch thường xuyên mà ít phải đầu tư kỹ thuật, chăm bón nhiều; Còn việc đồng nhờ cậy vào mấy người anh em trong họ tộc chăm nom, giúp đỡ. Cụ ấn định cho việc chi tiêu thường xuyên như sau: Tiền thu được trong phiên đi chợ đầu tiên giành cho việc mua thực phẩm, giành cho sinh hoạt. Tiền thu được trong phiên đi chợ tiếp theo giành cho việc mua quần áo sách vở cho con v.v... Thực hiện ghi chép thu chi. Do khéo sắp đặt việc nhà, chi tiêu tiết kiệm nên chỉ trong một thời gian ngắn tôn ti, trật tự trong nhà đã ổn định lại. Về việc này bác Thường kể lại với tôi rằng: "Lúc Cụ mới về Cụ rất ít nói. Cụ toàn tâm toàn ý vào việc chăm nom chú Dự, vì lúc này chú ấy đói ăn, ốm lắm. Sau đó một thời gian Cụ mới hỏi đến từng người. Người Cụ hỏi đến trước tiên là bác (ông Thường). Có lẽ bác là con trưởng và lớn tuổi nhất, bác bảo lúc đó bác được đi học chữ Tây, (bác Thường có tiếng học giỏi, thông minh, cả tổng Cát Xuyên chỉ có mình bác là có bằng Thành chung, bác thường kể chuyện Tam quốc cho tôi nghe từ sách chữ nho) bác cũng kể rằng Cụ với bác chỉ chênh nhau khoảng chục tuổi nên đôi khi có những xử sự không đúng lắm, khiến Cụ không hài lòng.
Có một hôm, Cụ gọi bác lên từ đường hỏi chuyện.
Cụ nói:
- Tôi nghe thầy anh nói là anh thông minh, học giỏi, nhưng vẫn còn mải chơi bời, ngao du, không chịu để tâm vào việc nhà, có đúng vậy không? Nghe vậy bác tôi phản ứng ngay:
- Dạ thưa mợ, con không dám, con vẫn chăm chỉ học hành đấy chứ ạ! Không tin mợ cứ kiểm tra, bác tôi có tính tự phụ nên nói với Cụ mà cứ như nói với người thường. Cụ hơi có vẻ bực mình hỏi ngay bác:
- Thế anh có biết bố anh đặt tên cho anh có ý nghĩa gì không?
Bác trả lời ngay, bởi câu này cũng đã có người hỏi bác rồi:
- Dạ. Thưa mợ con biết. Tên con là Thường với nghĩa là Đạo thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, ạ.
Cụ lại hỏi:
- Còn ý gì nữa không? Bác tôi trả lời:
- Dạ còn nghĩa là: Tầm thường, bình thường, như thường.
Cụ cười nói:
- Anh chỉ biết có vậy thôi sao?
Bác tôi hơi thẹn vì bị chạm vào lòng tự ái, gặng hỏi:
- Thế còn điều gì con chưa biết thì mợ dạy cho con.
Bà tôi định không nói, nhưng cũng không nên bỏ lỡ cơ hội dạy bảo cho bác tôi sáng mắt ra. Cụ ôn tồn nói:
- Anh hiểu được cái nghĩa hay, nghĩa tốt, nhưng chưa hiểu hết nghĩa của tên mình. Thường còn có nghĩa là đền, bù, như số được chẳng bù cho số mất. Thường còn gọi là Thường Nga, cái nghĩa này thì để anh tự hiểu.
Bác bảo về tra sách mãi không tìm ra, đi hỏi người hiểu hơn thì sợ xấu hổ, mà cũng chẳng có ai biết, đành đến xin bà tôi giảng cho. Bà tôi có vẻ ưng ý vì thấy bác tôi thuận theo. Bà giảng rằng:
- Thường Nga này cũng giống như Hằng Nga nhưng ý của nó không sáng bằng. Tương truyền Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ, ăn cắp thuốc trường sinh, rồi chạy trốn vào mặt trăng hóa thành con cóc gọi là Thường Nga. Thường còn có một nghĩa nữa là cá măng là một giống cá phàm ăn.
Bác tôi nghe xong hiểu ra ý răn dạy của Cụ thì phục lắm, từ đó trở đi về sự học hành là không dám múa rìu qua mắt thợ nữa. Có vấn đề gì liên quan đến văn chương, vướng mắc, bác tôi đều tham khảo ý kiến của Cụ. Bác kể rất tâm đắc về một sự việc. Hôm ấy nhân dịp có cụ Tú Châu đến chơi, hai Cụ đang đàm luận về chữ, nghĩa, bác tôi mạnh dạn nói với hai Cụ là:
- Thưa hai cụ! Con có việc xin thưa với hai cụ.
Thấy bác tôi ngập ngừng, bà tôi nói:
- Có việc gì anh trưởng cứ nói.
Bác tôi mạnh dạn thưa rằng:
- Nhà con sắp ở cữ cháu thứ tư. Con chưa biết đặt tên cháu là gì nên con đến xin các Cụ cho cháu một cái tên.
Cụ Tú nói:
- Anh học rộng, hiểu biết nhiều nên chọn lấy tên cho cháu thì hơn.
Bác tôi nói:
- Thưa Cụ! Cháu định nếu nhà cháu sinh cháu trai thì cháu đặt tên cháu là Khải. Chữ Khải trong chữ khải hoàn, khải phong, khải môn.
Cụ Tú cười khích lệ:
- Tên ấy hay lắm, nhưng sau này anh định cho cháu theo nghiệp võ chăng?.
Bác tôi lại hỏi Cụ:
- Con chưa được hiểu Cụ dạy cho con, con xin nghe.
Cụ Tú Châu giảng giải:
- Nghĩa từ như anh hiểu chủ về tình cảm vui vẻ, phấn khích. Khải còn có nghĩa nữa là mở mang, khai sáng nghĩa bóng của nó là người thiện, người giỏi, theo tôi tên Khải với nghĩa này hay hơn.
Bác tôi vâng lời:
- Con xin cám ơn cụ. Nếu cháu là gái thì đặt tên cháu là gì ạ?
Sau một hồi suy nghĩ, bà nội tôi chậm rãi nói:
- Theo ý tôi nếu sinh cháu trai thì đặt tên cháu là Huy. Chữ Huy trong từ Xuân Huy để thuận với tên của anh cả Xuân Mẫn. Xuân Huy ở đây lấy nghĩa từ câu thơ: "Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam Xuân huy". Nghĩa là: Ai nói lòng tấc cỏ, báo đền ơn ba xuân (ý nói ơn cha mẹ là khôn cùng, khó mà báo đền được). Nếu sinh cháu gái thì nên chọn tên là Tuy. Tuy với nghĩa là một loại cây thuộc loài Mận quả ngon, ngọt, còn có nghĩa là ngước mắt, đức độ, công bằng.
Bác tôi đáp lời:
- Con xin vâng. Con xin cám ơn hai cụ.
Bác gái sinh anh trai, bác tôi đặt tên là Đinh Quang Khải. Sau giải phóng Thủ đô, anh Mẫn lấy vợ sinh con trai bác tôi đặt tên cho cháu là Đinh Quang Huy.
Trong cuộc sống Cụ cần kiệm, chất phác, nghiêm túc, khiêm nhường, có ảnh hưởng rất lớn nề nếp gia đình, nên mọi người đều thán phục. Vẫn là bác tổng Thường kể: "Thời gian địch tạm chiếm, Cụ và gia đình được Đảng đưa vào vùng tự do Thanh Hóa, không có Cụ quản bác tự do hoành hành. Làm chánh tổng, bác thoải mái ăn chơi đến nỗi nghiện thuốc phiện phải bán đi gia sản của Cụ Nhất Hợp để hút. Cũng may là Cụ về kịp nên còn giữ lại được từ đường họ, căn nhà của bác Hạp để ở. Cụ không hỏi đến, nhưng bác cũng lý giải theo kiểu của người nghiện là "không bán đi thì Tề nó cũng đốt mất như bên nhà cụ Cáp". Cụ cũng không đếm xỉa gì đến. Mãi về sau bác tôi mới biết được ý là Cụ giận bác tôi lắm. Cụ nói: "Nhà cửa, tiền bạc mất Cụ chẳng tiếc, chỉ tiếc là đánh mất ông trưởng của nhà này". Rất lâu sau Cụ mới cho gọi bác tôi đến, nói là có việc cần nhờ. Bác tôi vội vã lên từ đường để gặp Cụ. Bác tôi thưa với Cụ:
- Thưa Cụ! Cụ cho gọi con ạ.
Bà tôi nói với bác:
- Tôi có chút việc muốn nhờ anh.
Thấy thái độ của Cụ vui vẻ, bác tôi tiếp lời:
- Mợ cứ dạy con xin nghe.
Bà tôi nói:
- Tôi đâu dám. Chỉ có điều từ khi ở Thanh Hóa về tôi không được khỏe, nghe nói anh cũng bệnh tuy chưa đến lỗi chết người, nhưng khó qua khỏi được liệu anh có quyết tâm chuẩn trị không?
Bác tôi tái mặt, ấp úng thưa rằng:
- Không dám giấu gì mợ, về bệnh tình của con cũng đã thuyên giảm hẳn, con đã có quyết tâm cai thuốc. Mợ cứ yên tâm.
Bà tôi mỉm cười gượng:
- Tôi đâu dám không tin, chỉ có việc này muốn nhờ anh giúp cho là anh chép cho tôi đơn thuốc này ra tiếng quốc ngữ để mua uống xem bệnh của tôi có bớt đi được chút nào không. Đơn thuốc này là của anh tôi cụ nhất Tuy cho. Cụ Nhất Tuy cũng thầy dạy chữ nho cho bác tôi. Bà tôi đưa cho bác tôi một tờ giấy bản viết chữ nho. Đó là lời dạy của Khổng Tử:
富貴不能淫 Phú quí bất năng dâm
貧賤不能迻 Bần tiện bất năng di
(*) Ảnh tư liệu của ông Đinh Quang Nhu (Đông An, XT, NĐ)
BTV.Vũ Thanh Nhàn
Theo nguồn Đinh Đức Đạt
Tháng 6 năm 2012
Hiền lương, thục đức trấn uy vũ
VTN - Chúng tôi nhận được bản thảo của tác giả Đinh Đức Đạt - KSVTĐ nhiều năm công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam, nay đã nghỉ hưu. Ông dày công nghiên cứu Khoa học Tử vi, bằng kiến thức và những tài liệu tin cậy khác, đã “giải mã” được một phần những bí mật mà bụi thời gian đã phủ lấp lên thân phận một số người ruột thịt của Anh hùng Đinh Thị Vân – mà Cụ Nguyễn Thị Quì (thân mẫu của Anh hùng Đinh Thị Vân) là một điển hình. Với tâm thế là người được thừa hưởng Di sản vật chất và tinh thần của Anh hùng Đinh Thị Vân để lại - Ông Đinh Đức Đạt là người được ủy thác hương khói suốt đời cho “Bà cô”, với hiếu đễ như người con trai trưởng.
Nhân kỷ niêm 116 năm ngày sinh của Cụ Nguyễn Thị Quỳ, chúng tôi xin giới thiệu bài “Khảo cứu” của tác giả Đinh Đức Đạt, nhan đề “Hiền lương, thục đức trấn uy vũ” để Họ tộc Đinh Đông An (Xuân Trường, Nam Định) cùng bạn đọc gần xa rộng đường tham khảo.
Trong “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia” MỜI QUÝ VỊ BẤM VÀO ĐÂY Giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của nữ Anh hùng tình báo Đinh Thị Vân ở phần “Chú thích” chỉ vỏn vẹn có hai dòng: Bà Nguyễn Thị Quỳ (thân mẫu của Anh hùng Đinh Thị Vân) - Người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng “Đồng tiền vàng” vì có công lao đóng góp cho cách mạng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà là em ruột của bà Nguyễn Thị Mộc vợ cả ông Đinh Đức Hợp. Là những nét lớn của một người mẹ anh hùng Việt Nam “Uy vũ bất năng khuất”.
Hiền lương, thục đức trấn uy vũ
“Uy vũ bất năng khuất” được bác tôi dịch là “Giầu sang chẳng làm mình say đắm/ Bần tiện chẳng lay mình đổi dời/ Uy vũ chẳng khiến mình khuất phục”. Nghe xong, bà nội tôi không sửa gì. Bác tôi một lúc sau mới ngấm thuốc, ấy là lúc nhớ ra thầy Tuy, một người thầy uyên bác, mẫu mực và nghiêm khắc. Hiểu ý định của bà tôi; tuân thủ theo cách của thầy Tuy, Bác mài mực viết năm mươi bản chữ Hán, năm mươi bản chữ quốc ngữ đưa lên cho Cụ xem và hứa với Cụ là nhất đinh sẽ cai được thuốc phiện. Mà đúng vậy bác tôi thú nhận là cứ mỗi lần đói thuốc lại uống một ngụm nước sôi, cho tỉnh rồi viết máy chục bản "đơn thuốc" là cắt được cơn. Rồi sau đó bác tôi cai hẳn được bệnh nghiện hút. Không biết chữa được bệnh là do nhà chẳng còn gì để bán, có Cụ kèm ở bên, hay bởi cái đơn thuốc Cụ cho.
Bác tôi cũng hay nhắc lại lời Cụ dạy cho tôi nghe: "Người thông minh mà không có lý trí dễ hay mắc bệnh tinh thần. Người vừa thông minh và vừa lý trí dễ mắc nạn vô hình".
Về sau thấy lời dạy của Khổng Tử và lời của cụ vận vào Cụ quá chừng.
Chúng tôi muốn ghi chép lại đây đôi dòng về sự linh nghiệm này:
Thực ra về việc này, ai cũng biết, nhưng nó được bưng bít, sợ nói ra làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhưng với cuộc đời của Cụ nó lại là sự thật quá phũ phàng. Đầu tiên là một vài đứa cháu của Cụ được gọi là thành phần cốt cán đến bắt Cụ, giải cụ ra nơi tập trung gọi là "Giai cấp địa chủ" ở chợ Cát Xuyên. Nơi này được quây cách ly với xung quanh bằng mấy cái cọc tre và dây thừng, để cho cẩn thận hơn người ta bổ xung thêm mấy thanh tre bổ nửa buộc túm phía trên trông như cái bu nhốt gà. Có hai cửa làm bằng nứa ở hai bên. Một ở phía bên trái để dẫn địa chủ vào ngồi tập trung. Một ở phía phải để dẫn địa chủ ra đấu tố. Cánh xa khoảng chục mét là một cái sân khấu được làm bằng cây vầu trên nền cái sân khấu bằng đất trước đây thường để biểu diễn văn nghệ, hay căng màn chiếu phim. Trên sân khấu sát về phía bãi rộng có kê ba chiếc bàn gỗ mộc sát vào nhau để cho cán bộ đội và cán bộ cốt cán ngồi. Có du kích bồng súng trường gác ở hai đầu, cán bộ nữ cốt cán vai đeo túi rết, lăng xăng đi lại, không khí lúc nào cung căng thẳng, nhất là với những người được nhốt trong cái bu gà kia, họ không hiểu hôm nay được nghe gì, phải nói gì khi đứng trước bà con nông dân.
Mẹ tôi có kể lại là trong số cán bộ cốt cán có một thằng cháu của gia đình tên là Thụ, con trai của bác Song. Bác Song là con gái thứ ba của cụ Nhất Hợp lấy chồng họ Trịnh ở Văn Phú. Người cháu này được sự xúi dục của cán bộ đội đứng ra tố cáo Cụ ngược đãi mẹ vợ và bóc lột gia đình anh ta. Do thiếu hiểu biết, anh ta cố gắng chứng tỏ mình là thành phần nông dân lao động, không dính dáng gì đến bên ngoại. Sau đó anh được đội tín nhiệm giao cho giám sát Cụ, thậm chi còn bắt cụ đứng trên tổ kiến lửa để trừng trị Cụ vì can tội chửi cán bộ đội, ngoan cố không chịu nhận tội. Cụ bị đưa ra đấu tố nhiều lần vì tội ngoan cố, khinh miệt nhân dân. Lần đấu tố cuối cùng là lần đội cải cách ruộng đất đưa ra xét sử bè đảng phản động quốc dân Đảng là Thiếp, Nhu, Thống. Đội cho rằng mấy người là tay chân của Đinh Thúc Dự, là người cầm đầu tổ chức này. Cụ rất phẫn uất vì những lời điêu toa bôi nhọ con trai mình, hơn nữa thấy các cháu mình bị oan mà không thể nào bênh vực. Lúc đội tuyên án tử hình họ Cụ căm phẫn nắm tay hô lên hai tiếng "đả đảo bất công", rồi ngất lịm đi, không còn biết gì nữa. Sau lần đó Cụ nằm liệt giường, không ăn uống để phản đối hành động bạo ngược của đội cải cách.
Đúng là với những người vừa thông minh, vừa lý trí như cụ thì phương thuốc "uy vũ" của cụ Khổng Tử chỉ làm tăng nhanh bệnh nạn mà thôi. Chép lại những dòng này chúng tôi không có ý khơi gợi lại hận thù, mà chỉ muốn nhắc nhở con cháu phải sống cho có trước có sau. Phải luôn nhớ lời cụ dạy mà chuyên tâm luyện rèn theo danh ngôn:
Giầu sang chẳng làm mình say đắm
Bần tiện chẳng lay mình đổi dời.
Uy vũ chẳng khiến mình khuất phục.
Cụ Nhất Hợp - Nguyễn Thị Quỳ
Những ghi chép từ tư liệu lịch sử dòng họ.
a. Tư liệu
Theo tư liệu lịch sử Họ Đinh Đông An (Xuân Thành- Xuân Trường- Nam Định). Cụ Đinh Đức Hợp (còn gọi là cụ Nhất Hợp) sau khi phản đối giáo viên dạy sai lịch sử đất nước, Cụ bỏ học về quê làm nghề thầy thuốc. Cụ kết duyên với cụ Nguyễn Thị Mộc. Hai cụ sinh hạ được ba người con trai là: ông Đinh Mạnh Thường, Đinh Quang Hạp (Hấp), Đinh Thúc Dự. Sau khi sinh ông Dự được ba tháng, Cụ bà do lao động nặng nhọc đã mất ở tuổi 30. Cụ cả Nghị thương con gái và đàn cháu nhỏ dại côi cút, đã quyết định gả con gái út là cụ Nguyễn Thị Quỳ cho cụ Hợp, Cụ Quỳ thay chị gái quản lý gia đình, chăm sóc đàn cháu. Theo tài liệu "Vài nét về đời hoạt động của cụ Chu Dưỡng Bình 1889-1980" (Tác giả Chu Thị Kim Sơn người làng Hạc Châu - Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định.) thì hai cụ Mộc và Quỳ là em của cụ Nhất trường Nguyễn Văn Tuy, thân phụ của các ông: tiên chỉ Nguyễn Văn Khản, Nguyễn Văn Lữ (Phan Văn Chính), Nguyễn Văn Kháng thôn Hạ Miêu. Cụ Nguyễn Văn Tuy có vợ là cụ Chu Thị Côn. Cụ Côn là chị gái đầu của cụ Chu Dưỡng Bình.
Tư liệu ghi bổ xung: Ông Đinh Thúc Dự sinh năm 1911 (Tân Hợi), sau ba tháng thì cụ Mộc mất, Cụ Quỳ về làm dâu họ Đinh cùng thời gian này nghĩa là trong năm 1911. Theo lời kể của cụ Bá Thảng (trong gia phả con gái không thấy có ghi chép chi tiết) là người chị gái của ông Dự thì ông Dự được nuôi dưỡng, lớn lên bằng nguồn sữa của cụ Quỳ. Năm 1916 cụ Quỳ sinh bà Mậu (tức Vân) lúc đó ông Dự rất ốm yếu, không thể tồn tại nếu thiếu nguồn sữa mẹ. Đó cũng là lời giải thích tại sao ông Dự và bà Mậu sau này có tình cảm yêu thương nhau thắm đậm, đặc biệt hơn các anh chị em khác.
Cũng theo lời kể của cụ Bá Thảng thì lúc cụ Quỳ về làm dâu còn trẻ lắm, rất xinh đẹp chỉ khoảng mười lăm, mười sáu tuổi. Từ dữ liệu này, chúng ta có thể suy ra Cụ sinh khoảng năm 1895-1896. Như vậy nếu là:
Năm 1895 Ất Mùi, Mệnh nữ, quẻ Chấn, Ngũ hành: Sa Trung Kim.
Năm 1896, Bính Thân, Ngũ hành: Sơn Hạ Hỏa. Mệnh nữ, quẻ Khảm- Dương Thủy.
Cụ mất ngày 23 tháng 4 năm 1956 (Bính Thân), ngày Can chi: Ngày Kỷ Hợi, tháng Quí Tỵ, năm Bính Thân. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ là thời gian cuối của "Cải cách ruộng đất", Gia đình bị quy là thành phần địa chủ, con trai ông Đinh Thúc Dự là Quốc dân Đảng, con gái là bà Đinh Thị Vân theo giặc di cư vào Nam. Vì Cụ có hiểu biết về chính sách cải cách ruộng đất của Đảng, Cụ cho là chính quyền sở tại làm sai, phá hoai cách mạng; Với tính cách "uy vũ không thể khuất phục" và quá uất ức bởi sau những lần bị đưa ra đấu tố, Cụ đã tuyệt thực để phản đối. Theo lời kể của ông Đinh Quang Khải, con cụ Thường là người ở bên Cụ trong khoảng thời gian này thì Cụ không ăn quãng hai mươi ngày thì mất.
Chọn Cụ sinh năm 1896 vì căn cứ vào vòng sinh tử của Cụ. Cụ mất năm 1956 là năm Bính Thân, ứng với câu "Lưu niên gặp Thái Tuế; không chết mình thì cũng chết người thân". Để chi tiết hơn nữa có thể tìm theo "Tam hạn Trúc la", hay tìm theo lá số gặp hung cách ứng với sự biến cố này.
Bát quái quẻ Khảm: (Bính Thân, Mệnh nữ, quẻ Khảm, Dương Thủy)
Thiên Thời: Gió
Địa lý: Đất phương Đông Nam, chỗ cỏ cây rậm rạp, vườn rau hoa quả.
Nhân vật: Trưởng nữ, tú sĩ, người ở ẩn
Tính cách: Nhu hòa, hồ hởi, buôn bán rất sinh lời.
Thời gian: Giao thời giữa Xuân và Hạ; Ngày tháng: hai, năm, tám vào tháng ba, Giờ ngày tháng: Thìn, Tỵ vào tháng tư.
Tĩnh vật: Mộc hương, dây, vật thẳng, đồ thủ công xinh khéo...
Động vât: Gà, các loại cầm thú, sâu rắn bọ.
Nhà cửa: Ở hướng Đông Nam, lầu gác.
Chữ tên họ: Tên họ có chữ Thảo Mộc ở bên cạnh.葵Quỳ
Màu sắc: Xanh lục, màu lục bích trong.
Khảo cứu về tên gọi.
Tên là sản phẩm của cha mẹ tặng cho con khi ra đời, gắn bó cả cuộc đời của mỗi người. Tên không chỉ là phù hiệu đỏ, mà còn mang ý nghĩa, hình tượng, âm hưởng, dòng họ. Cụ tên: Nguyễn Thị Quỳ.
Theo Từ vị Hán - Việt thì từ Quì có các nghĩa chính là:
• Người xưa cho là một giống quái ở gỗ đá như con rồng có chân gọi là con Quì. Đồ thờ như chuông đồng, đỉnh có khắc con ấy gọi là Quỳ Văn.
• Ông Quỳ một vị quan nhạc rất hiền ở đời vua Thuấn.
• Quỳ quỳ: Kính cẩn, sợ hãi.
• Một loài rau quí: Hương nhật quỳ. Một giống quí một dò mọc thẳng, hoa nở vào cuối Hạ đầu Thu, hoa màu vàng tinh nó thường cứ chiếu về hướng mặt trời nên gọi là Hướng nhật quỳ. Người ta thường dùng làm tiếng để tỏ ý lòng kẻ dưới hướng mộ người trên.
• Thu quỳ thứ quỳ nở về mùa hè, hoa vàng, phới có năm cánh, giữa mầu tím.
• Bồ quỳ một thứ cây lớn thường xanh lá giống như lá móc, lá cọ dùng để làm quạt, gọi là quỳ phiến.
• Con đường cái thông cả bốn phương tám hướng.
Từ nghĩa từ ở quẻ Khảm có thể luận ra là tên Cụ có chữ Thảo Mộc ở bên cạnh. Ở đây tên cụ với nghĩa hoa Thu quỳ.
2. Lá số (Căn cứ vào những ghi chép từ tư liệu lịch sử dòng họ và các khảo cứu về quẻ mệnh, tên gọi của Cụ trên), chúng tôi tiến hành việc lập lá số Tử Vi cho Cụ Nguyễn Thị Quỳ .
An các sao trong hệ thống sao Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu.
Lập lá số chính là lập sơ đồ diễn tả về quĩ đạo động tĩnh, trạng thái của vận mệnh con người.
Thiên bàn: Là sơ đồ sao Tử Vi được sắp xếp can cứ vào ngũ hành nạp âm của cung mệnh, đây chính là loại lá số chủ yếu trong mệnh lý Tử Vi đẩu số thể hiện các thông tin về tính cách, dung mạo, sự nghiệp, tài vận, hôn nhân, phú quí, họa phúc, thọ yểu trong một đời người; cùng các điềm triệu tiên thiên về lục thân như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái.
Phần giữa lá số ta có các tư liệu sau:
• Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳ.
• Giới tính: Dương Nữ.
• Năm sinh: Bính Thân (1896)
• Cung phi tinh: Nhất Bạch Thủy tinh.
• Quẻ Khảm (Nhất bạch Thủy tinh)
• Ngũ hành cục số: Hỏa lục cục.
• Ngũ hành nạp âm: Sơn Hạ Hỏa.
• Bản mệnh: Hỏa
Định ra 12 cung Thiên can:
Xuất phát từ cung Dần. Can năm sinh là Bính nên Thiên can là Canh. Thiên can cung là Canh Dần, tiếp theo là Tân Mão, Nhâm Thìn, Quí Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, CanhTý, Tân Sửu.
1. An cung Mệnh và cung Thân:
• Cung Mệnh an tại cung Tý (Canh Tý) Thủy ứng với cung bản mệnh là quẻ Khảm (Dương Thủy).
• Cung Thân: Lý do để xác định việc an Thân tại cung Tý là vì Cụ sinh năm Bính Thân, thuộc Hỏa lục cục vòng sinh tử Trường sinh khởi tại cung Dần, Mộ tại cung Ngọ; Cung xung chiếu của cung Ngọ là cung Tý suy ra an cung Thân tại cung Tý.
• Cung an Mệnh đồng cung với cung an Thân tại Tý.
2. Phân bố 12 cung: Số 1 Cung an Mệnh, Thân – Tý (Canh Tý), Số 2 - Huynh Đệ Sửu (Tân Sửu), Số 3 - Phu Thê Dần (Canh Dần), Số 4 - Tử tức Mão (Tân Mão), Số 5 - Tài Bạch Thìn (Nhâm thìn), Số 6 - Tật Ách Tỵ (Quí Tỵ), Số 7 - Thiên Di Ngọ (Giáp Ngọ), Số 8 - Nô Bộc Mùi (Ất Mùi), Số 9 - Quan Lộc Thân (Bính Thân), Số 10 - Điền Trạch Dậu (Đinh Dậu), Số 11- Phúc Đức Tuất (Mậu Tuất), Số 12 - Phụ Mẫu Hợi (Kỷ Hợi).
3. Đại hạn: Số1: 6-15 tuổi; Số 2: 16-25; Số 3: 26-35; Số 4: 36-45; Số 5: 46-55; Số 6: 56-65; Số7: 66-75; Số 8: 76-85; Số 9: 86-95 Số 10: 96-105; Số 11: 106-115; Số12: 116-125.
4. Xác định được hai thông số cung Mệnh và cung Thân cho máy chạy theo ngược với các dữ liệu trên ta được:
• Giờ: Tý.
• Tháng Mười một.
• Năm Bính Thân.
Để đơn giản, dễ hiểu hơn trong phần này chúng tôi lược bỏ đi việc an các sao phụ trợ. Ở đây chỉ nói đến các căn cứ, lý do chọn vị trí để an các sao chính trong hệ thống các chòm sao trong hệ Tử Vi và Thiên Phủ.
An các sao trong hệ Tử Vi và Thiên Phủ:
Trên cơ sở mệnh bàn và an các sao trong hệ thống sao Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu; Kết hợp với dữ liệu ghi chép từ thực tế của cụ Quỳ, chúng tôi xác định vị trí của sao chủ tinh như sau:
Căn cứ vào ghi chép: Cụ mất ngày 23 tháng 4 năm 1956 (Bính Thân), ngày Can chi: Ngày Kỷ Hợi, tháng Quí Tỵ, năm Bính Thân. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ là đang trong thời gian cuối của "Cải cách ruộng đất". Gia đình của Cụ bị quy là thành phần địa chủ, con trai ông Đinh Thúc Dự là Quốc dân Đảng, con gái là bà Đinh Thị Vân theo giặc di cư vào Nam. Vì có hiểu biết về chính sách cải cách ruộng đất của Đảng khi ở trong vùng tự do của khu ủy khu ba bốn Nông Cống - Thanh Hóa. Cụ cho là chính quyền sở tại làm sai, phá hoại cách mạng; Với tính cách "uy vũ không thể khuất phục" và quá uất ức bởi sau những lần bị đưa ra đấu tố, Cụ đã tuyệt thực để phản đối. Sự kiện như thế này trong Tử Vi Đẩu số xác định là hoàn cảnh và môi trường có sự thay đổi lớn nên là thời điểm quan trọng làm thay đổi vận mệnh. Nói khác đi là phải xét đến tam hợp Đại hạn, Tiểu han, Lưu niên.
Để an được vị trí các sao trong hệ thống sao Tử Vi và hệ thống sao Thiên Phủ, chúng ta có thể chọn theo một trong hai cách dưới đây:
Cách 1:
Theo ghi chép trên, cụ gặp hạn và mất ngày 23 tháng 4 năm Bính Thân, ngày Can chi: Ngày Kỷ Hợi, tháng Quí Tỵ, năm Bính Thân. Điềm ứng với hạn: "Tam hạn Trúc la". Ba hạn Trúc la tức là các cung tam hợp đại hạn, tiểu han, lưu niên gặp phải ba hung tinh Sát, Phá, Lang nên có thay đổi về mệnh.
• Xem cung Đại hạn: Đại hạn 60 tuổi rơi vào cung số 6 Tật Ách (Quý Tỵ). Không có chính tinh, xem cung xung chiếu là cung Hợi. Cung Hợi có Cự môn, Địa không, Địa Kiếp xâm phạm thật là khó mà tránh được hiểm nguy.
• Xem cung Tiểu hạn: Nữ sinh năm có chi là Thân, tiểu hạn 60 tuổi nhập cung Dậu. Cung Dậu nhập hạn có các hung tinh Thiên Không, HamTrì, Tuế Phá, Bệnh Phù, Suy. Vận rơi vào thế suy khó bề giải cứu.
• Xem cung Lưu niên: Tra bảng cung vị an lưu tinh theo thiên can lưu niên. Ta được:
Lưu lộc: Tỵ/Lưu Dương: Ngọ/Lưu Đà: Thìn/Lưu Khôi: Dậu/Lưu Việt: Hợi/Lưu Xương: Thân/Lưu Hóa Lộc: Thiên Đồng/Lưu Hóa Quyền: Thiên Cơ/Lưu Hóa Khoa: Văn xương/Lưu Hóa Kỵ: Liêm Trinh.
Theo câu: "Thất Sát trấn chiếu hạn năm Kình Dương, mệnh an tại Tý chủ hung họa chết chóc". Xem cung Lưu niên Lưu Kình Dương ở cung Ngọ thì Thất Sát sẽ trấn ở Ngọ hoặc ở các cung tam hợp chiếu Ngọ là: Dần, Tuất. Nếu Thất Sát trấn Ngọ thì Phá Quân ở Dần, Tham lang ở Tý. Nếu Thất Sát ở Dần, thì Phá Quân ở Ngọ, Tham Lang ở Tuất.
Chọn Thất Sát an tại cung Dần đúng với ba hạn Trúc la.
Cách 2:
Tìm theo lá số gặp hung cách ứng với sự việc Cụ tuyệt thực mà chết. Đâý là điểm ứng theo lời phú: "Thất Sát cùng với Liêm Trinh là cách cục Lộ thượng mai thi (chôn xác giữa đường)". Chúng tôi cho rằng đây là bài toán có biến kép lời giải không được thỏa đáng nên không trình bày ở đây.
Bây giờ chúng ta có thể an được các sao trong hệ Tử Vi và Thiên Phủ như sau:
1- An sao Thất Sát hệ Thiên Phủ ở cung Dần, thì sao Thiên Phủ an ở cung Thân.
2- Tra bảng cung sao Thiên Phủ thấy sao Tử Vi nằm ở cung Thân.
Bằng cách tra bảng cung vị sao Tử Vi hoặc cho chạy dữ liệu về sao Tử Vi (Hỏa lục cục, cung an sao: Thân).
Chúng ta tìm được ngày sinh của Cụ là: 28.
3. Sao Tử Vi ở cung Thân thì an sao Thiên Cơ ở cung Mùi
4. Sao Tử Vi ở cung Thân thì an sao Vũ khúc ở cung Tỵ
5. Sao Tử Vi ở cung Thân thì an sao Thiên Đồng ở cung Mão .
6. Sao Tử Vi ở cung Thân thì an sao Liêm Trinh ở cungTý
7. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Thái Âm ở cung Dậu
8. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Tham Lang ở cung Tuất
9. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Cự Môn ở cung Hợi
10. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao ThiênTướng ở cungTý
11. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Thiên Lương ở cung Sửu.
12. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Thất Sát ở cung Dần
13. Sao Thiên Phủ ở cung Thân thì an sao Phá Quân ở cung Ngọ.
Bảng sao cung của cụ Nguyễn Thị Quỳ được lấy theo dữ liệu:
(sinh ngày 28. ThángMười Một. Năm Bính Thân, Giờ: Tý)
Đến đây chúng tôi đã lập được Mệnh bàn và mười hai cung lá số của cụ Nguyễn Thụ Quỳ (Xem bảng lá số kem theo)
Bước tiếp theo là Lý giải lá số.
Cũng như tên - Mệnh bàn có một tổ hợp đặc trưng điềm ứng gọi là cách cục là sản phẩm của Trời tặng cho con khi ra đời, gắn bó cả cuộc đời của mỗi người. Cụ Nguyễn Thị Quỳ có cách cục là: Tử Phủ Vũ Liêm.
Gọi là "cách", chính là cách điệu, là hoàn cảnh lúc ra đời của một người, tức là những điều kiện không gian do trường của vũ trụ hình thành lúc con người sinh ra, trong mệnh lý, đó là khung giá kết cấu của mệnh vận. Cục chính là cục hạn trong mệnh lý, đó chính là cục thế được hình thành do điều kiện thời gian của mệnh vận. Mệnh bàn của con người có lúc là một cách cục, đồng thời lại có thể quy vào một loại cách cục khác, nhiều khi một tổ hợp mệnh bàn đồng thời có thể thuộc về nhiều loại cách cục. Lúc định cách cục, trong phần lớn trường hợp nhất định, cách cục cần phải căn cứ vào cung vị tam phương tứ chính của cung mệnh để định. Cách cục Tử Phủ Vũ Liêm là tổ hợp các cách cục sau:
• Cách cục: Tử Phủ triều viên.
Bố cục: Sao Liêm Trinh, Thiên tướng thủ mệnh tại cung Tý, cung tam hợp có Tử Vi , Thiên Phủ. "Tử Phủ triều viên, thực lộc vạn chung" nghĩa là Tử Phủ chầu cung mệnh, lộc ăn vạn hộc.
• Cách cục: Phủ Tướng triều viên.
Bố cục: Sao Thiên tướng (Miếu) thủ mệnh tại cung Tý, cung tam hợp cung Thân có Tử Vi, Thiên Phủ hội chiếu. Phú quí song toàn, hưởng lộc dồi dào, được người khác kính trọng, quan hệ xã hội tốt, gặp quí nhân phù trợ.
• Cách cục: Hình tù giáp ấn.
Bố cục: Sao Liêm Trinh (Tù), Thiên tướng (Ấn) cùng thủ tọa tại cung mệnh tại Tý, sao Kình dương (Hình) tại Ngọ xung chiếu tạo nên cách cục này. Đây là hung cách, tuy chủ về Vũ dũng, nhưng bị tổn thương, tai họa nặng.
Về cơ bản thì Liêm Trinh, Thiên tướng cùng tọa thủ tại cung Tý, Cung Tài Bạch có Tử Vi (Bình), Thiên Phủ nhập miếu, Cung quan Lộc có Vũ Khúc (Vượng), tam hợp chiếu. Cả đời hanh thông, giỏi quản lý tài chính, kinh doanh. Dù có gặp nguy nạn, cũng qua.
Sao Thiên Tướng trong Âm dương Ngũ hành thuộc dương Thủy, là sao thứ năm trong chòm sao Nam Đẩu, hóa khí là Ấn, chủ về Quan lộc, tước vị, có thể chế được tính hung ác của Liêm Trinh. Ý nghĩa cơ bản của sao Thiên Tướng là Tể tướng của Thiên tử Tử Vi, là Tử Vi đế tinh nắm giữ ấn ngọc, cho nên hành sự thận trọng, lời nói phải từ tốn, cẩn thận, làm việc công chính suy nghĩ thấu đáo, là nhân vật phò tá, lý tưởng , trợ thủ đắc lực trong chốn quan trường
Sao Liêm Trinh trong Âm dương Ngũ hành thuộc Âm Hỏa, là sao thứ năm trong chòm Bắc Đẩu, hóa khí là "tù", "sát" ở cung Quan lộc thì chủ về quan lộc, ở cung mệnh thì chủ về tửu sắc.
Dung mạo và Tính cách:
Người có sao Thiên Tướng tọa cung mệnh, phụ nữ thường có tư dung đoan trang, thanh tú lanh lợi, thân hình chuẩn, tính tình mạnh mẽ, lòng tự tôn cao, mọi việc đều rất cố chấp, nội tâm sâu sắc, hy sinh vì người thân. Thông minh, tự tin, chịu khó, có lòng khoan dung, lời lẽ khiêm tốn, nhân phẩm ưu tú, thích giao tiếp, nhiều bạn bè. Khi còn trẻ thì được nhiều người khác hâm mộ, khi kết hôn thì toàn tâm tập trung vào việc gia đình; Thay chồng nuôi dạy con cái, là người mẹ mẫu mực. Thiên Tướng tọa cung Tý nhập Miếu, bổng lộc dồi dào. Sao Liêm Trinh là một ngôi sao hay biến hóa. Vì thế làm thân phận của sao Liêm Trinh khá phức tạp; lúc là họa nhưng lại có chút phúc phận, lúc là phúc nhưng lại có họa nhiều hơn phúc.
Sao Liêm trinh thích sao Thiên Tướng. Nhưng hai sao này tọa cung mệnh lại gặp sao Kình Dương thì thành mệnh "Hình tù giáp ấn", nhiều hình thương tai họa. Sao Liêm Trinh gặp Phá Quân, hoặc Thiên Phủ lại gặp Hỏa tinh thì dễ tìm đến phiền não, tự tìm phiền phức.
Thật là mệnh số trời ban, đáng ra với những cách cục: Tử Phủ triều viên, Phủ Tướng triều viên. Cuộc đời của Cụ phải là bậc quốc sắc, thiên hương, phú quí tột bậc. Song, trời lại an bài sao Hóa Kỵ vào mệnh của Cụ cùng sao Liêm Trinh. Hỡi ôi! Sao Liêm Trinh là sao bị cầm tù trong bốn bức tường, nay có thêm Hóa Kỵ thành lại càng bị thắt chặt, không thể mở ra, thân và trái tim bị đóng chặt, có hàng ngàn khó khăn, tai họa không thể tránh khỏi. Khi suy nghiệm những điều này với diễn biến thực tế của cuộc đời Cụ, Tôi không thể cầm được nước mắt, trong lệ nhòa hình ảnh bà nội tôi hiện lên thần tiên. Đó là hình tượng của Sao Thiên Phủ - Khương hoàng hậu. Bà tôi ngồi trên một chiếc ghế mây khung xương ghế bằng gỗ quí mầu đen, trên đầu chít khăn mỏ quạ, áo dài bằng vải the đen, một tay cầm quyển kinh, bên cạnh có một cây gậy trúc. Có lẽ đây là thời trang của các bậc mẫu nghi gia tộc trong thời kỳ của Cụ.
Khương Hoàng hậu hiền lương, thục đức, được học hành, hiểu đạo lý, bà là mẫu nghi của thiên hạ. Nguồn gốc câu chuyện thần thoại về bà kể rằng: "Khương hoàng hậu là chính cung của Trụ Vương, nhưng từ khi Đát Kỷ nhập cung thì phần lớn thời gian trong ngày Trụ Vương đều cùng Đát Kỷ lên lầu Trích Tinh tiệc tùng, hưởng lạc. Khương Hoàng hậu thấy Trụ Vương tửu sắc vô độ liền khuyên rằng: "Thần thiếp nghe nói bậc vua có đạo thì coi thường tiền bạc mà trọng đức hạnh, bỏ lời sàm báng mà xa tửu sắc, đó chính là điều mà nhà vua cần phải lấy làm răn!". Chính vì lẽ đó, mà Đát Kỷ hết sức giận Khương Hoàng hậu. Sau đó Đát Kỷ liên kết với Phí Trọng, mua chuộc một tên thất phu vu cho Khương Hoàng hậu cấu kết với thế lực bên ngoài, âm mưu tạo phản. Chuyện đến tai Trụ Vương, Trụ Vương vốn đã u mê, liền dùng cực hình móc mắt Khương Hoàng hậu để bức cung, nhưng Khương Hoàng hậu không chịu nhận. Với sự xúi dục của Đát Kỷ, Trụ Vương ra lệnh đem đốt hai tay Khương hậu. Khương hậu quá đau đớn, phẫn uất mà chết. Trong "Phong thần bảng" hồn phách của bà bay đến đài phong thần Tây kỳ đầu tiên và được phong làm sao Thiên Phủ. Trong các sao của Tử Vi Đẩu số thì sao Thiên Phủ là vị thần cai quản của cải, và sự giàu có".
Tôi không còn nhiều hình ảnh của bà nội, vì lúc đó tôi còn quá nhỏ. Nhưng trong tình cảm thì tôi có nhiều, khi còn sống thì mẹ tôi, cô tôi (bà Vân) thường kể cho tôi nghe về tình yêu thương mà bà nội tôi giành riêng cho tôi. Đơn giản là vì khi bố tôi mất tôi đang còn chập chững, tôi là con út của mọi thứ út trong đại gia đình, lúc đó kinh tế khó khăn lắm. Cô tôi kể lại rằng mỗi khi đến bữa cơm tôi thường đến bên cạnh bà, bà tôi chỉ và một miếng rồi thưởng cho tôi, mẹ tôi thì cho rằng tôi là cái đuôi của Cụ, đi đâu, làm gì Cụ cũng cho tôi theo. Ngay cả sau này khi Cụ nằm tuyệt thực ở từ đường họ, tôi vào chơi với cụ, nhìn thân hình gầy gò, tàn tạ của Cụ, tôi khóc theo bản năng, vì Cụ không ôm tôi như mọi lần. Cụ không khóc, không nói được nhiều, nhưng ý như muốn dạy cháu đi về đừng làm cụ đau đớn thêm. Cụ là "thành phần địa chủ ngoan cố nên phải sống cách ly, không ai được đến gần. Sợ nhiễm tư tưởng xấu từ cụ". Từ đó hình ảnh của bà nội tôi trong tôi là: Hiền lương, lý chí, chịu đựng, uy vũ không thể khuất phục được.
Đến đây chúng tôi không đi sâu đoán, lý giải lá số để tìm những mật mã cuộc đời tiềm ẩn trong đó nữa, thay vào đó chúng tôi muốn góp nhặt, ghi lại, mô tả lại ký ức, cảm nhận của mình để lưu lại cho hậu thế.
Quốc sắc - Mẫu mực - Quả cảm
Nói về vẻ đẹp của Cụ, những người sống ở thế hệ Cụ ai cũng thán phục, song nói là quốc sắc thì có lẽ hơi quá chăng? Không! Sự tình là ở phủ Xuân Trường thời bấy giờ đồn rằng có song cụ tài sắc vẹn toàn là cụ Tú Châu và cụ Nhất Hợp. Cụ Tú Châu là mẫu thân của nhà Cách mạng Đặng Xuân Thiều, cụ Nhất Hợp là mẫu thân ông Đinh Thúc Dự - Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến phủ Xuân Trường. Cùng hoạt động cách mạng với nhau hai ông thân thiết nên kết nghĩa làm anh em; Theo thứ bậc tuổi tác thì ông Thiều là anh, ông Dự là em. Ông Dự nhận cụ Tú Châu là mẹ nuôi. Tình thân hữu giữa hai gia đình sâu đậm lắm, tháng đôi lần các cụ qua lại thăm nhau. Cụ Tú Châu rất đẹp, một vẻ đẹp kiều diễm. Mỗi lần cụ xuống Xuân Thành chơi thăm cụ Nhất Hợp thì ai gặp cũng phải ngẩn ngơ, sút xoa khen ngợi. Thời bấy giờ người ta cũng đã bắt đầu tuyển chọn người đẹp qua các cuộc thi hoa hậu, chủ yếu là để chọn Hoàng hậu cho Vua. Còn trong dân gian thì vẫn là cảm nhận bằng mắt, bằng tình cảm kính phục, vì vậy là phu nhân của Cụ Tú cũng được xem là quốc sắc rồi. Bác tôi là tổng Thường rất tự hào mỗi khi kể chuyện về hai Cụ. Vì là con trưởng nên mỗi lần có khách bác đều được tiếp xã giao. Bác có nhận xét là tuy hai cụ có chênh nhau về tuổi nhưng thoáng nhìn cứ như một cặp đôi hoàn hảo, các Cụ đẹp cả về hương sắc (ý nói về cả hình thức và tâm hồn). Chúng tôi thì mường tượng ra vẻ đẹp của Cụ từ biểu tượng của sao Liêm Trinh. Sao Liêm Trinh cũng là chòm sao đào hoa, thanh tú đoan trang lại có khí chất cao thượng, cái đẹp trong cuốn hút và thanh tao.
Cái đẹp của Cụ Nhất Hợp còn được biểu hiện từ trong tâm hồn cao thượng của Cụ. Việc cụ nhận lời lấy cụ Hợp, thay chị gái quản lý gia đình, chăm sóc đàn cháu là một quyết định mang phẩm cách đạo đức cao xa:
• Trước hết là giữ trọn chữ hiếu với cha. Theo tư liệu ghi chép thì cụ cả Nghị thương con gái và đàn cháu nhỏ dại côi cút, đã quyết định gả con gái út là Nguyễn Thị Quỳ cho cụ Hợp, Cụ Quỳ thay chị gái quản lý gia đình, chăm sóc đàn cháu. Thời đó việc dựng vợ, gả chồng cho con cái chủ yếu dựa vào quyết định của cha mẹ và quan niệm "môn đăng, hậu đối". Xét ra từ đời cụ Mẫn Cấp, cụ Nhất Hợp, sau đến đời ông Dự... đều chọn thông gia với các gia đình nhà nho, hay người thân của các nho sinh đậu nhất, nhì trường phủ. Vì thế các nàng dâu đều thông minh, có học hành, hiểu biết, thậm chí như cụ Quỳ còn là trường hợp xuất chúng.
• Sau là chấp nhận một sự hy sinh cao cả vì nghĩa ruột thịt. Cũng phải nói thêm cho rõ, lúc Cụ về làm dâu, tuy nhà cụ Nhất Hợp có tiếng là giầu sang, nhưng chỉ là có cái vỏ bên ngoài. Nhà đông người ăn, không có người làm, quản lý kinh tế kém, cụ Nhất Hợp thì hiền lành đức độ, làm thầy thuốc chủ yếu là để cứu người, ông Tổng Thường thì ăn chơi phá tán. Gia cảnh thật sự lâm vào nghèo khó. Chả thế mà cụ Mộc sau khi sinh cha tôi mới được ba tháng đã phải lao động nặng nhọc để dẫn đến cái chết ở tuổi 30, trong khi chồng là một thầy lang giỏi có tiếng ở trong vùng.
Trước hết là sắp đặt việc trong nhà, nhờ tính nhu thuận, cương quyết, tận tâm trong mọi công việc; Cụ cho vượt thổ trồng chuối, trồng trầu, những nông sản có thu hoạch thường xuyên mà ít phải đầu tư kỹ thuật, chăm bón nhiều; Còn việc đồng nhờ cậy vào mấy người anh em trong họ tộc chăm nom, giúp đỡ. Cụ ấn định cho việc chi tiêu thường xuyên như sau: Tiền thu được trong phiên đi chợ đầu tiên giành cho việc mua thực phẩm, giành cho sinh hoạt. Tiền thu được trong phiên đi chợ tiếp theo giành cho việc mua quần áo sách vở cho con v.v... Thực hiện ghi chép thu chi. Do khéo sắp đặt việc nhà, chi tiêu tiết kiệm nên chỉ trong một thời gian ngắn tôn ti, trật tự trong nhà đã ổn định lại. Về việc này bác Thường kể lại với tôi rằng: "Lúc Cụ mới về Cụ rất ít nói. Cụ toàn tâm toàn ý vào việc chăm nom chú Dự, vì lúc này chú ấy đói ăn, ốm lắm. Sau đó một thời gian Cụ mới hỏi đến từng người. Người Cụ hỏi đến trước tiên là bác (ông Thường). Có lẽ bác là con trưởng và lớn tuổi nhất, bác bảo lúc đó bác được đi học chữ Tây, (bác Thường có tiếng học giỏi, thông minh, cả tổng Cát Xuyên chỉ có mình bác là có bằng Thành chung, bác thường kể chuyện Tam quốc cho tôi nghe từ sách chữ nho) bác cũng kể rằng Cụ với bác chỉ chênh nhau khoảng chục tuổi nên đôi khi có những xử sự không đúng lắm, khiến Cụ không hài lòng.
Có một hôm, Cụ gọi bác lên từ đường hỏi chuyện.
Cụ nói:
- Tôi nghe thầy anh nói là anh thông minh, học giỏi, nhưng vẫn còn mải chơi bời, ngao du, không chịu để tâm vào việc nhà, có đúng vậy không? Nghe vậy bác tôi phản ứng ngay:
- Dạ thưa mợ, con không dám, con vẫn chăm chỉ học hành đấy chứ ạ! Không tin mợ cứ kiểm tra, bác tôi có tính tự phụ nên nói với Cụ mà cứ như nói với người thường. Cụ hơi có vẻ bực mình hỏi ngay bác:
- Thế anh có biết bố anh đặt tên cho anh có ý nghĩa gì không?
Bác trả lời ngay, bởi câu này cũng đã có người hỏi bác rồi:
- Dạ. Thưa mợ con biết. Tên con là Thường với nghĩa là Đạo thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, ạ.
Cụ lại hỏi:
- Còn ý gì nữa không? Bác tôi trả lời:
- Dạ còn nghĩa là: Tầm thường, bình thường, như thường.
Cụ cười nói:
- Anh chỉ biết có vậy thôi sao?
Bác tôi hơi thẹn vì bị chạm vào lòng tự ái, gặng hỏi:
- Thế còn điều gì con chưa biết thì mợ dạy cho con.
Bà tôi định không nói, nhưng cũng không nên bỏ lỡ cơ hội dạy bảo cho bác tôi sáng mắt ra. Cụ ôn tồn nói:
- Anh hiểu được cái nghĩa hay, nghĩa tốt, nhưng chưa hiểu hết nghĩa của tên mình. Thường còn có nghĩa là đền, bù, như số được chẳng bù cho số mất. Thường còn gọi là Thường Nga, cái nghĩa này thì để anh tự hiểu.
Bác bảo về tra sách mãi không tìm ra, đi hỏi người hiểu hơn thì sợ xấu hổ, mà cũng chẳng có ai biết, đành đến xin bà tôi giảng cho. Bà tôi có vẻ ưng ý vì thấy bác tôi thuận theo. Bà giảng rằng:
- Thường Nga này cũng giống như Hằng Nga nhưng ý của nó không sáng bằng. Tương truyền Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ, ăn cắp thuốc trường sinh, rồi chạy trốn vào mặt trăng hóa thành con cóc gọi là Thường Nga. Thường còn có một nghĩa nữa là cá măng là một giống cá phàm ăn.
Bác tôi nghe xong hiểu ra ý răn dạy của Cụ thì phục lắm, từ đó trở đi về sự học hành là không dám múa rìu qua mắt thợ nữa. Có vấn đề gì liên quan đến văn chương, vướng mắc, bác tôi đều tham khảo ý kiến của Cụ. Bác kể rất tâm đắc về một sự việc. Hôm ấy nhân dịp có cụ Tú Châu đến chơi, hai Cụ đang đàm luận về chữ, nghĩa, bác tôi mạnh dạn nói với hai Cụ là:
- Thưa hai cụ! Con có việc xin thưa với hai cụ.
Thấy bác tôi ngập ngừng, bà tôi nói:
- Có việc gì anh trưởng cứ nói.
Bác tôi mạnh dạn thưa rằng:
- Nhà con sắp ở cữ cháu thứ tư. Con chưa biết đặt tên cháu là gì nên con đến xin các Cụ cho cháu một cái tên.
Cụ Tú nói:
- Anh học rộng, hiểu biết nhiều nên chọn lấy tên cho cháu thì hơn.
Bác tôi nói:
- Thưa Cụ! Cháu định nếu nhà cháu sinh cháu trai thì cháu đặt tên cháu là Khải. Chữ Khải trong chữ khải hoàn, khải phong, khải môn.
Cụ Tú cười khích lệ:
- Tên ấy hay lắm, nhưng sau này anh định cho cháu theo nghiệp võ chăng?.
Bác tôi lại hỏi Cụ:
- Con chưa được hiểu Cụ dạy cho con, con xin nghe.
Cụ Tú Châu giảng giải:
- Nghĩa từ như anh hiểu chủ về tình cảm vui vẻ, phấn khích. Khải còn có nghĩa nữa là mở mang, khai sáng nghĩa bóng của nó là người thiện, người giỏi, theo tôi tên Khải với nghĩa này hay hơn.
Bác tôi vâng lời:
- Con xin cám ơn cụ. Nếu cháu là gái thì đặt tên cháu là gì ạ?
Sau một hồi suy nghĩ, bà nội tôi chậm rãi nói:
- Theo ý tôi nếu sinh cháu trai thì đặt tên cháu là Huy. Chữ Huy trong từ Xuân Huy để thuận với tên của anh cả Xuân Mẫn. Xuân Huy ở đây lấy nghĩa từ câu thơ: "Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam Xuân huy". Nghĩa là: Ai nói lòng tấc cỏ, báo đền ơn ba xuân (ý nói ơn cha mẹ là khôn cùng, khó mà báo đền được). Nếu sinh cháu gái thì nên chọn tên là Tuy. Tuy với nghĩa là một loại cây thuộc loài Mận quả ngon, ngọt, còn có nghĩa là ngước mắt, đức độ, công bằng.
Bác tôi đáp lời:
- Con xin vâng. Con xin cám ơn hai cụ.
Bác gái sinh anh trai, bác tôi đặt tên là Đinh Quang Khải. Sau giải phóng Thủ đô, anh Mẫn lấy vợ sinh con trai bác tôi đặt tên cho cháu là Đinh Quang Huy.
Trong cuộc sống Cụ cần kiệm, chất phác, nghiêm túc, khiêm nhường, có ảnh hưởng rất lớn nề nếp gia đình, nên mọi người đều thán phục. Vẫn là bác tổng Thường kể: "Thời gian địch tạm chiếm, Cụ và gia đình được Đảng đưa vào vùng tự do Thanh Hóa, không có Cụ quản bác tự do hoành hành. Làm chánh tổng, bác thoải mái ăn chơi đến nỗi nghiện thuốc phiện phải bán đi gia sản của Cụ Nhất Hợp để hút. Cũng may là Cụ về kịp nên còn giữ lại được từ đường họ, căn nhà của bác Hạp để ở. Cụ không hỏi đến, nhưng bác cũng lý giải theo kiểu của người nghiện là "không bán đi thì Tề nó cũng đốt mất như bên nhà cụ Cáp". Cụ cũng không đếm xỉa gì đến. Mãi về sau bác tôi mới biết được ý là Cụ giận bác tôi lắm. Cụ nói: "Nhà cửa, tiền bạc mất Cụ chẳng tiếc, chỉ tiếc là đánh mất ông trưởng của nhà này". Rất lâu sau Cụ mới cho gọi bác tôi đến, nói là có việc cần nhờ. Bác tôi vội vã lên từ đường để gặp Cụ. Bác tôi thưa với Cụ:
- Thưa Cụ! Cụ cho gọi con ạ.
Bà tôi nói với bác:
- Tôi có chút việc muốn nhờ anh.
Thấy thái độ của Cụ vui vẻ, bác tôi tiếp lời:
- Mợ cứ dạy con xin nghe.
Bà tôi nói:
- Tôi đâu dám. Chỉ có điều từ khi ở Thanh Hóa về tôi không được khỏe, nghe nói anh cũng bệnh tuy chưa đến lỗi chết người, nhưng khó qua khỏi được liệu anh có quyết tâm chuẩn trị không?
Bác tôi tái mặt, ấp úng thưa rằng:
- Không dám giấu gì mợ, về bệnh tình của con cũng đã thuyên giảm hẳn, con đã có quyết tâm cai thuốc. Mợ cứ yên tâm.
Bà tôi mỉm cười gượng:
- Tôi đâu dám không tin, chỉ có việc này muốn nhờ anh giúp cho là anh chép cho tôi đơn thuốc này ra tiếng quốc ngữ để mua uống xem bệnh của tôi có bớt đi được chút nào không. Đơn thuốc này là của anh tôi cụ nhất Tuy cho. Cụ Nhất Tuy cũng thầy dạy chữ nho cho bác tôi. Bà tôi đưa cho bác tôi một tờ giấy bản viết chữ nho. Đó là lời dạy của Khổng Tử:
富貴不能淫 Phú quí bất năng dâm
貧賤不能迻 Bần tiện bất năng di
(*) Ảnh tư liệu của ông Đinh Quang Nhu (Đông An, XT, NĐ)
BTV.Vũ Thanh Nhàn
Theo nguồn Đinh Đức Đạt
Tháng 6 năm 2012