Phóng sự: Lễ dâng hương đức bà Đinh triều Quốc mẫu Đàm Thị Thiềm
Ngày 28 tháng Tám và mùng 4 tháng Mười năm Nhân Thìn - 2012, Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam đã tổ chức hai buổi dâng hương tại thôn Lộc Thọ, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, thờ đức bà Đinh triều Quốc mẫu Đàm Thị Thiềm, tức mẹ của Đinh Tiên Hoàng đế. Từ xưa đến nay, do thông tin không thông suốt nên lịch sử không hề biết, ở thôn Thuỵ Thú, Tổng Y Đún, huyện Thần Khê, Trấn Sơn Nam Hạ từ xa xưa đã có lăng mộ và đền thờ của mẹ Vua Đinh mà các nhà sử học đã ra công tìm kiếm mãi không ra. Dĩ nhiên các nhà sử học Thái Bình có thể đã biết nhưng không được phổ biến rộng rãi. Đến năm 2010, trong dịp kỷ niêm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông Đặng Hùng, một nhà nghiên cứu sử học chân đất của Thái Bình, đã đăng một bài trên báo Hà Nội mới, chuyển tải đầy đủ thông tin về lăng mộ cùng đền thờ của đức bà. Thế là, một loạt các báo khác đăng lại thông tin ấy, làm cho Thông tấn xã Việt Nam phải vào cuộc, yêu cầu ông Đặng Hùng viết bài chi tiết…Từ đó sự kiện về lăng mộ và đền thờ đức bà được các phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải dồn dập nên người họ Đinh Việt Nam mới biết được một tin vô cùng quan trọng về đức Tổ Mẫu của mình. Nhưng mãi đến ngày 06 tháng 01 năm 2012 Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam mới được thành lập.
Ngày 28 tháng 8 Nhâm Thìn, Ban liên ,lạc họ Đinh Việt Nam đã tổ chức chuyến đi điền dã đầu tiên, dâng hương và tưởng niệm Người. Chuyến đi do Phó trưởng ban Thường trực Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam Đinh Ngọc Hiện, nguyên Viên trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thuộc Học viện Hành chính Quốc gia, dẫn đầu. Đoàn đã biện một mâm lễ vật để cúng dường lên đức bà, lần đầu tiên con cháu họ Đinh về dâng hương lên Tổ Mẫu của mình.
Qua sử liệu và Thần tích chúng tôi xác định được, đức bà mất năm 965, khi cùng con là Đinh Bộ Lĩnh tập trung quân ở cánh đồng thôn Thuỵ Thú này, xây thành đắp luỹ, tập kết quân binh để tiến đánh hai Sứ quân Đằng Châu của Phạm Bạch Hổ và Tế Giang của Lã Đường. Chỗ tập kết quân, gần thôn Thuỵ Thú gọi là thành Doanh đầu, hình chữ nhật dài đến 500 một, rộng khoảng bốn trăm mét, có dấu tích giếng khơi, dấu tích bếp lò (do HTX đào đất làm gạch phát hiện vào những năm 1978). Hiện nay thành Doanh đầu chỉ còn lại phế tích của một đoạn thành đất, cao gần một mét, dài gần 100 mét…Khi tập trung đủ quân, Đinh Bộ Lĩnh tiến đánh hai Sứ quân nói trên. Biết uy thế đội quân Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh, Phạm Bạch Hổ đã hàng phục ngay và tình nguyện làm Tiên phong cho Đinh Bộ Lĩnh tiến đánh Tế Giang. Thành Tế Giang liền bị hạ. Đinh Bộ Lĩnh dùng luôn quân của hai Sứ quân này để cảnh giới với các Sứ quân lân cận. Rút quân về đến thành Doanh đầu, đức bà đã bị ốm. Đức bà được các chiến binh cùng con trai đưa vào thôn Thuỵ Thú để dưỡng bệnh. Nhưng do tuổi cao sức yếu, đức bà đã viên tịch ngày 10 tháng 10 năm 966, thọ khoảng trên dưới 75 tuổi…
Hôm ấy, cùng đi với đoàn của Ban LL họ Đinh Việt Nam còn có ba nhà ngoại cảm, do thấy Nguyệt Quang Tử đẫn đầu, được Ban liên lạc mời làm chuyên gia về tâm linh. Qua khảo sát, các nhà ngoại cảm đã xác định được, phần mộ có dấu vết của hài cốt, vì hơn một ngàn năm qua cốt đã hoá hết rồi. Mộ chôn sau 2,2 trượng, có một phiến đã dày 4 tấc ở phía trên…Sau khi được các nhà ngoại cảm cho biết như vậy, chúng tôi mới được ông thủ từ cho đọc Thần tích của ngôi đền thì thấy hoàn toàn khớp với những gì các nhà ngoại cảm vừa cho biết. Khi ăn cơm ở Thành phố Thái Bình, các nhà ngoại cảm còn cho chúng tôi biết thêm:
“Chúng tôi đã hỏi những vong thần phục dịch cho đức bà, họ cho biết: Đức bà được chư thần phục dịch đầy đủ, lúc chết có Tăng thống Ngô Chân Lưu khâm liệm, mai táng và tụng kinh niệm phật…”. Thông tin ấy, không thể ai cũng cho biết được như vậy. Song các nhà ngoại cảm cho biết: “Chân khí của đức bà yếu ớt lắm, vì đức bà đã dùng hết tâm lực để phù trợ cho con đánh thắng 12 Sứ quân. 12 năm sau lại nhìn thấy con và cháu bị giết một cách oan uổng, đức bà đau khổ, chán chường hơn một ngàn năm qua…cho nên giờ đây chân khí thật là tiều tuỵ, yếu ớt…”. Ông Đinh Ngọc Hiện hỏi: “Làm thế nào để chân khí đức bà mạnh mẽ lên được…”.
“Đức bà và Vua Đinh có liên quan đến quốc gia xã tắc, nên muốn cho chân khí của đức bà mạnh lên chỉ còn cách là nhà nước phải chú ý đến địa điểm này. Không thể để nơi này im ắng, tĩnh lặng, sơ sài như một ngàn năm qua được. Giờ đây, phải chú ý đến đức bà, một người nổi tiếng như vậy mà chỉ là một Miếu thờ bình dị như thế này thôi ư? Thiết nghĩ phải có một quy hoạch tổng thể để xây dựng nơi này thành một khu di tích quốc gia, thậm chí một khu di tích đặc biệt như ở Hoa Lư…cho xứng tầm với đức bà.
Thứ hai, con cháu họ Đinh trong cả nước phải thể hiện được sự Tri ân Tiên tổ, hướng về cội nguồn của dòng tộc…Mọi người họ Đinh đều có ý thức như vậy chắc chắn khí sắc của đức bà sẽ mạnh lên mà phù trợ cho con cháu dòng tộc ở tứ phương. Những người như đức bà là linh thiêng lắm. Chúng tôi chuyên về tâm linh nên chúng tôi biết chắc chắn là như vậy…”.
Thứ hai, con chỏu họ Đinh Việt Nam trong cả nước phải thể hiện được sự Tri õn tiờn tổ, hướng về cội nguồn của dũng tộc…Mỗi người họ Đinh đều có ý thức như vậy chắc chắn
ĐINH VĂN ĐẠT