Đinh Nho Anh
Thành viên mới
Một số suy nghĩ về các dòng họ Đinh có chung Tổ mẫu Hoàng Quý Thị (ở 2 tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An)
Đinh Nho Quỳ - Tộc trưởng họ Đinh Nho (Hương Sơn - Hà Tĩnh)
A. CÁC CỨ LIỆU DẪN
(Gồm: Lịch sử, gia phả các dòng họ liên quan, các bản tham luận trong các hội thảo...)
1. Đại Việt Thông Sử (của Lê Quý Đôn)
"...
Con Đinh Phúc Vận là Đinh Thừa Cận theo cha đi đánh dẹp có công, làm quan đến Thái tể Thúy Quận Công.
Con của Thừa Cận là Phúc Diên thờ vua Lê Thần Tông và chúa Văn Tổ Nghị Vương [Trịnh Tráng] đánh giặc có công, được ban Kim bài, làm quan đến Tả đô đốc Đông quân Thiếu úy Dương Quận Công.
Con của Phúc Diên là Phúc Tiến thờ chúa Hoằng Tổ Dương Vương [Trịnh Tạc] làm chánh đội trưởng tước Khuông cầu hầu.
Con của Phúc Tiến là Phúc Đạt thờ vua Hy Tông, vua Dụ Tông và chúa Khang vương [Trịnh Căn], làm chức chánh đội trưởng Phan Lộc hầu.
Con Phúc Đạt là Văn Chất, tước Triệu Vũ hầu. Cháu [gọi bằng ông] là Văn Giám, làm chức quản đội phố Cát, tước Điền phương bá. Cuối niên hiệu Vĩnh Hựu [1735-1740] bị chết trận. Nay con ông là Văn Chuyên, nhờ di ấm của cha là tước hầu cho được xuất thân ở xã Thanh Nê, huyện Nông Cống.
Con cháu của Phúc Liên ở riêng ra tại xã Y Đốn huyện Thần Khê...
..."
2. Khái quát họ Đinh ở Nông Kỳ- Thái Bình (bài của ông Đinh Xuân Vinh)
"...
- Sau khi vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, Hoàng Thái hậu về thăm mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Giao ở Sáo Dền, An Lão (thuộc xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngày nay) về bái yết phần mộ Tổ Ngoại họ Đinh là mộ bà Sang ở gò Bà Sang ở Đô Kỳ, trở về, Hoàng Thái hậu nói với vua ý định xây 2 ngôi đền để thờ tổ tiên họ ngoại: một ở Đô Kỳ, một ở Sáo Dền.
Đền Đô kỳ gọi là Phúc Dụ Phúc Diện thờ bà Quốc Mẫu.
Đền An Lão gọi là Đốc hữu Điện, Thái hậu sai Đinh Thế Biểu là cháu nội Đinh Liệt về ở Đô Kỳ giao 27 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng; sai Đinh Vĩnh Thái là con Đinh Lê về Sáo Dền giữ 100 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng.
- Sau này,về trí sĩ, Đinh thừa Cận (đời thứ 8) có lúc đã về Sáo Dền. Mộ ông để ở Hòa Trai (làng Hò) xã Hành Mỹ. Con cháu có người ở đó trông coi phần mộ của ông gọi là lăng Thúy Quận Công Đinh Phúc Diên (đời 9), ở đó hình thành một chi phái họ Đinh ở Sáo Dền (An Lão).
- Ở Hòa Trai (làng Hò) vào thời Lê Thế Tông (1557-1599), ông Đinh Phúc Vận được phong tước Nam Quận công hưởng nhiều bổng lộc vì có nhiều công đánh giặc. Ộng Vận đóng quân ở Hòa Trai đánh nhau với quân Mạc. Con ông là Thừa Cận cùng cháu là Phúc Diên phò tá các vua Lê Thế Tông, Lê Minh Tông, Lê Thần Tông; các chúa Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, được phong ấp ở Sáo Dền và Y Đốn (Thái Bình), Cẩm Giàng (Hải Dương).
- Năm1627 Phúc Diên xây Từ đường họ Đinh ở Ngoại thôn ở xã Y Đốn và đặt đất làm 2 lăng dành riêng cho việc mai táng các vị công thần họ Đinh ở Y Đốn: Khu lăng thứ nhất gọi là khu Đường Vuông (còn gọi là khu Bà Lễ) ở đây có 2 ngôi mộ của 2 bà họ Đinh là Nhũ mẫu vua Lê Thánh Tông. Khu lăng thứ hai gọi là khu Đường Vuông sau vượt. Tương truyền ở đây có mộ cụ tổ họ Đinh đầu tiên về ở làng Đún Ngoại.
- Thời Nguyễn ông Phúc Diên được phong Trung Hưng Tôn thần.
..."
3. “Đinh Văn Tộc gia phả”
"...
- Họ Đinh Văn chúng ta là dòng họ Đinh Phúc từ miền Bắc, do tình hình chính trị Bắc Hà không ổn định, cuối năm 1527 di chuyển vào làng Thu Lụng - xã Hiếu Hợp, cho đến nay đã 16 đời.
- Đời thứ nhất: Đinh Phúc Tiên sinh giờ Thìn ngày 20 tháng 7 năm Đinh Dậu (1477), niên hiệu Hồng Đức thứ 8, vua Lê Thánh Tông. Ngài sinh ra và trưởng thành qua các triều vua: Lê Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông. Đỗ Hương Cống khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496).
- Ngày 15 tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Bốn anh em cùng mẹ là bà Hoàng Quý Thị từ Bắc chuyển vào miền trong đến thôn Thu Lũng, xã Hiếu Hợp (nay là xã Nghi Thu thuộc thị xã Của Lò) dừng chân làm nhà ở bên hồ bán nguyệt (trước chùa Hiếu Hợp ngày nay).
- Lo công việc cho mẹ xong, bốn anh em cùng bàn: nếu 4 anh em cùng ở 1 chỗ thì lỡ có biến cố gì xẩy ra sẽ bị đàn áp chết hết, nên phân công như sau: 1 người đi vào trong lập nghiệp; 1 người ở lại trông coi mộ mẹ là Đinh Phúc Tiên; 1 người đi ra Bắc Hà nghe ngóng tình hình diễn biến chính trị để tin cho anh em; còn 1 người nữa không thấy nhắc đi đâu và tên là gì.
- Dòng họ Đinh Phúc ở Nghi Long đến đời thứ 5 trở đi đổi thành Đinh Văn với mong muốn động viên con cháu trau dồi nghiệp học hành.
..."
4. Hương Yên Phổ Tự (gia phả họ Đinh Nho ở Hương Sơn - Hà Tĩnh do cụ Đinh Thái Lãng (1753-1809) thuộc đời thứ 12 biên soạn)
"...
Họ Đinh ta là 1 họ lớn ở huyện Gia Viễn, Ái Châu. Gặp thời loạn lạc mấy anh em chạy vào xứ Nghệ rồi ở tản ra Hoan Châu, Nam Đàn, Chân Phúc, Nghi Xuân, Hương Sơn mấy huyện. Sau ở lại tổng An Ấp huyện Hương Sơn.
Sơ Tổ Phúc Diên Tả Hiệu Điểm Công Tây Hầu, ngụ cư ở làng Bình Hòa khai khẩn các xứ Thác Lác, Tham Chàng, sau có công dẹp giặc được phong chức ấy. Hưởng thọ 93 tuổi (kị 9 tháng 1).
..."
5. Gia phả họ Đinh Nho (Hương Sơn - Hà Tĩnh)
"...
Họ Đinh Nho ta có nguồn gốc từ 1 họ lớn ở Ninh Bình. Vào khoảng năm 1530- 1546, gặp thời loạn lạc, bốn anh em đem nhau vào xứ Nghệ rồi ở tản ra những huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghi Xuân , Hương Sơn. Ông ở Hương Sơn là ông tổ đầu của họ Đinh Nho ta.
Ngài Sơ tổ tên chữ là Phúc Diên, trước vào ngụ cư ở thôn Bình Hòa. Lúc đầu gia kế bần bạc, khai hoang lập ấp, dần dần gia kế trở nên phú hữu. Sau ngài lại dẹp giặc có công được phong chức Tả Hiệu Điểm Công Tây Hầu, xét trong quan chế nhà Lê là “tòng Nhị Phẩm Võ Giai”.
Ngài thọ 93 tuổi, kị nhật 9 tháng 1.
..."
B. MỘT SỐ SUY NGHĨ
Đọc một số tư liệu mà tôi nêu trích dẫn trên, một ý nghĩ băn khoăn lóe lên trong tôi là:
- Trong dòng tộc họ tôi có đấng Sơ Tổ là Ngài Đinh PhúcDiên, có liên quan đến các vị Sơ Tổ của chi họ Đinh Văn ở Nghi Long, Sơ Tổ ở Hàn Giang-Hải Dương, Sơ Tổ họ Đinh Trọng ở Đức Thủy-Đức Thọ, Sơ Tổ họ Đinh Văn ở Hưng Hòa-Vinh và Cụ Đinh Phúc Diên được nói đến ở ngoài Bắc ở các địa danh như Y Đốn (Thái Bình), Nông Kỳ (Thái Bình), Đô Kì, Sáo Dền ...vvv.. hay không?
- Qua chính sử cũng như gia phả của các dòng họ Đinh ở các địa danh tôi nêu trên, rằng liệu ngài Đinh Phúc Diên của họ chúng tôi và ngài Đinh Phúc Diên ở các chi họ ngoài Bắc là 1 người hay là 2 người khác nhau mà ngẫu nhiên trùng họ (Đinh), đệm (Phúc) và tên (Diên)?
Trên suy nghĩ đó tôi cố gắng suy luận để tìm câu trả lời. Và sau đây là những suy luận của tôi:
1. Khẳng định cụ Sơ Tổ Họ Đinh Nho chúng tôi là cụ Đinh Phúc Diên, là anh cả trong 4 anh em cùng chung mẹ là Tổ mẫu Hoàng Quý Thị, gồm Đinh Phúc Diên, Đinh Phúc Tiên, Đinh Phúc ... và Đinh Phúc An .Vì:
+ Các gia phả của các chi họ này đều nói: “có 4 anh em cùng mẹ là bà Hoàng Quý Thị chạy loạn vào Nghệ An rồi ở tản ra các vùng để tránh bị truy sát" như đã dẫn.
+ Các dòng đời phát triển của các chi họ gần tương đương phù hợp: chi Hương Sơn hiện nay có 20 đời, chi Nghi Long hiện có 16 đời, chi Đức thủy hiện có 18 đời, chi Hàn Giang hiện có ... đời.
+ Có những ràng buộc “máu mủ”, ví dụ các cụ cao niên ở Đức Thủy được dạy rằng “họ Đinh Đức Thủy và họ Đinh Hương Sơn là anh em, con trai con gái của 2 họ này không được lấy nhau. Hằng năm (trước 1945) 2 họ vẫn đi giổ Tổ lẫn nhau: Cụ Nghè Đinh Văn Chấp (chi họ Nghi Long) khi làm Tuần phủ Hà Tĩnh đã về đi lễ nhà thờ họ Đinh Nho ở Hương Sơn và phụng cúng đôi câu đối như sau:
“Phổ tồn bản hà mạc vong Hoan Ái nhị châu kinh thế đại
Tộc đồng địa diệc phi dĩ Lam Hồng thiên cổ nhất giang sơn”
+ Cụ Tuần Đinh Nho Quang, cụ Đinh Nho Bằng (chi họ Hương Sơn) cũng đã từng về nhà thờ ở Nghi Long dâng hương và phụng cúng.
2. Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn và cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà (tôi tạm đặt như vậy cho dễ phân biệt). Hai cụ này cũng là một người hay là 2 người khác nhau mà do chỉ trùng họ, đệm và tên?
Trả lòi cho câu hỏi này chỉ cần xác định qua dẫn chứng chứng cứ cụ thể như sau:
a) Về dòng đời tiếp sau:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà:
Đinh Phúc Diên --> Đinh Phúc Tiến --> Đinh Phúc Đạt --> Đinh Văn Chất
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn:
Đinh Phúc Diên --> Đinh Phúc Trường --> Đinh Phúc Bảo --> Đinh Chính Tính --> Đinh Phúc Khánh --> Đinh Hữu Luân --> Đinh Nho Công
Như vậy dòng đời kế tiếp của 2 vị là khác nhau.
b) Về tuổi tác:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn là anh cả, người em kế là Đinh Phúc Tiên, mà theo gia phả của chi họ Nghi Long thì cụ Đinh Phúc Tiến sinh năm Đinh Dậu 1477, vậy có thể suy ra cụ Diên sinh trước 2 năm tức là năm 1475. Vậy thì theo gia phả họ Đinh ở Nông Kì (Thái Bình) đã dẫn thì năm 1627, cụ Diên xây Từ Đường thì vô lí vì lúc đó cụ đã: 1627-1475=152 tuổi.
Như vậy về tuổi tác cũng không khớp.
c) Về công việc:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn ban đầu chỉ làm ruộng sau mới đi đánh giặc, có công có thể trước khi chạy vào Nghệ An. Cụ đã có tham gia chống Mạc, nhưng khi vào Nghệ An thì ban đầu khai hoang lập ấp.
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà thì đã từng theo cha và ông nội đánh giặc cho đến lúc trí sĩ.
Như vậy về công việc cũng không khớp.
d) Về thành tích khen thưởng:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà từng được ban Kim bài của chúa Trịnh, thời nhà Nguyễn được sắc phong Trung Hưng Tôn Thần
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn chỉ được phong Tả Hiệu Điểm Công Tây Hầu
Như vậy về thành tích cũng khác nhau.
e) Về gia đình:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà có vợ là Quậnchúa, sinh được 1 con trai.
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn có 2 bà vợ, bà cả họ Đào, bà 2 không không rõ họ tên (tài liệu ghi trong gia phả họ Đinh Nho và di chỉ còn mộ chí chỉ rõ bà cả táng bên phải, cách mộ cụ Diên 16 thước, bà 2 táng bên trái, cũng cách mộ cụ Diên 16 thước).
Như vậy về gia đình cũng khác nhau.
Ngoài ra còn những tồn nghi khác xin được nêu ra ở đây:
Thứ nhất, trong các dẫn xuất về xuất xứ của 4 anh em trong gia phả của các chi họ Đinh ở Nghệ Tĩnh thì hoặc không nói đến mẹ (bản ở Hương Sơn), hoặc chỉ nói đến mẹ (bản ở Nghi Long và Đức Thủy) mà không có bản nào nói đến cha là Đinh Thừa Cận (không kể phần bổ sung sau này) và trong các gia phả ở Bắc hoặc "Đại Việt thông sử" của Lê Qúy Đôn cũng không nói đến cụ Đinh Thừa Cận có vợ là Hoàng Quý Thị. Phải chăng cụ Hoàng Quý Thị làvợ lẽ hay thiếp của cụ Cận nên không được “trọng thị” trong gia đình tướng công Đinh Phúc Vận?
Thứ hai, có thực sự tướng Đinh Văn Tả ở Hàn Giang (Hải Dương) là cháu 4 đời củacụ Đinh Phúc An từ Nghi Lộc chạy trở lại Bắc Hà hay không? (Vì thấy dòng này phát triển quá nổi bật: có đến 18 Quận Công).
Thứ ba, hiện tại người con thứ 3 của cụ Hoàng Quý thị có tên là gì? Các gia phả của chi họ Hưng Hòa xác định chưa thuyết phục, còn chi họ Đức Thủy thì đang băn khoăn tìm kiếm. Vậy thì lí do vì sao "4 anh em chỉ có được 3 người có tên”?
C. LỜI CUỐI CỦA NGƯỜI VIẾT BÀI
Tôi không có tham vọng là "nhà nghiên cứu" mà chỉ là “kẻ thích tò mò”, muốn “mò” ra được những điều “thất lạc" hay "thất truyền" của dòng phả hệ Đinh tộc ở Nghệ Tĩnh. Hẹp hơn nữa là dòng "BỐN ANH EM CỦA TỔ MẪU HOÀNG QUÝ THỊ" mà thôi! Xin được có nhiều ý kiến trao đổi chân tình của mọi người, nhất là bà con của các chi tộc họ Đinh Nghi Long, Đức Thủy, Nam Đàn, Hưng Hoà, Nghi Xuân, Hồng Lĩnh ...vvv...
Viết dịp Xuân Quý Tỵ 2013
Tộc trưởng Đinh Nho Quỳ
Đinh Nho Quỳ - Tộc trưởng họ Đinh Nho (Hương Sơn - Hà Tĩnh)
A. CÁC CỨ LIỆU DẪN
(Gồm: Lịch sử, gia phả các dòng họ liên quan, các bản tham luận trong các hội thảo...)
1. Đại Việt Thông Sử (của Lê Quý Đôn)
"...
Con Đinh Phúc Vận là Đinh Thừa Cận theo cha đi đánh dẹp có công, làm quan đến Thái tể Thúy Quận Công.
Con của Thừa Cận là Phúc Diên thờ vua Lê Thần Tông và chúa Văn Tổ Nghị Vương [Trịnh Tráng] đánh giặc có công, được ban Kim bài, làm quan đến Tả đô đốc Đông quân Thiếu úy Dương Quận Công.
Con của Phúc Diên là Phúc Tiến thờ chúa Hoằng Tổ Dương Vương [Trịnh Tạc] làm chánh đội trưởng tước Khuông cầu hầu.
Con của Phúc Tiến là Phúc Đạt thờ vua Hy Tông, vua Dụ Tông và chúa Khang vương [Trịnh Căn], làm chức chánh đội trưởng Phan Lộc hầu.
Con Phúc Đạt là Văn Chất, tước Triệu Vũ hầu. Cháu [gọi bằng ông] là Văn Giám, làm chức quản đội phố Cát, tước Điền phương bá. Cuối niên hiệu Vĩnh Hựu [1735-1740] bị chết trận. Nay con ông là Văn Chuyên, nhờ di ấm của cha là tước hầu cho được xuất thân ở xã Thanh Nê, huyện Nông Cống.
Con cháu của Phúc Liên ở riêng ra tại xã Y Đốn huyện Thần Khê...
..."
2. Khái quát họ Đinh ở Nông Kỳ- Thái Bình (bài của ông Đinh Xuân Vinh)
"...
- Sau khi vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, Hoàng Thái hậu về thăm mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Giao ở Sáo Dền, An Lão (thuộc xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngày nay) về bái yết phần mộ Tổ Ngoại họ Đinh là mộ bà Sang ở gò Bà Sang ở Đô Kỳ, trở về, Hoàng Thái hậu nói với vua ý định xây 2 ngôi đền để thờ tổ tiên họ ngoại: một ở Đô Kỳ, một ở Sáo Dền.
Đền Đô kỳ gọi là Phúc Dụ Phúc Diện thờ bà Quốc Mẫu.
Đền An Lão gọi là Đốc hữu Điện, Thái hậu sai Đinh Thế Biểu là cháu nội Đinh Liệt về ở Đô Kỳ giao 27 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng; sai Đinh Vĩnh Thái là con Đinh Lê về Sáo Dền giữ 100 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng.
- Sau này,về trí sĩ, Đinh thừa Cận (đời thứ 8) có lúc đã về Sáo Dền. Mộ ông để ở Hòa Trai (làng Hò) xã Hành Mỹ. Con cháu có người ở đó trông coi phần mộ của ông gọi là lăng Thúy Quận Công Đinh Phúc Diên (đời 9), ở đó hình thành một chi phái họ Đinh ở Sáo Dền (An Lão).
- Ở Hòa Trai (làng Hò) vào thời Lê Thế Tông (1557-1599), ông Đinh Phúc Vận được phong tước Nam Quận công hưởng nhiều bổng lộc vì có nhiều công đánh giặc. Ộng Vận đóng quân ở Hòa Trai đánh nhau với quân Mạc. Con ông là Thừa Cận cùng cháu là Phúc Diên phò tá các vua Lê Thế Tông, Lê Minh Tông, Lê Thần Tông; các chúa Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, được phong ấp ở Sáo Dền và Y Đốn (Thái Bình), Cẩm Giàng (Hải Dương).
- Năm1627 Phúc Diên xây Từ đường họ Đinh ở Ngoại thôn ở xã Y Đốn và đặt đất làm 2 lăng dành riêng cho việc mai táng các vị công thần họ Đinh ở Y Đốn: Khu lăng thứ nhất gọi là khu Đường Vuông (còn gọi là khu Bà Lễ) ở đây có 2 ngôi mộ của 2 bà họ Đinh là Nhũ mẫu vua Lê Thánh Tông. Khu lăng thứ hai gọi là khu Đường Vuông sau vượt. Tương truyền ở đây có mộ cụ tổ họ Đinh đầu tiên về ở làng Đún Ngoại.
- Thời Nguyễn ông Phúc Diên được phong Trung Hưng Tôn thần.
..."
3. “Đinh Văn Tộc gia phả”
"...
- Họ Đinh Văn chúng ta là dòng họ Đinh Phúc từ miền Bắc, do tình hình chính trị Bắc Hà không ổn định, cuối năm 1527 di chuyển vào làng Thu Lụng - xã Hiếu Hợp, cho đến nay đã 16 đời.
- Đời thứ nhất: Đinh Phúc Tiên sinh giờ Thìn ngày 20 tháng 7 năm Đinh Dậu (1477), niên hiệu Hồng Đức thứ 8, vua Lê Thánh Tông. Ngài sinh ra và trưởng thành qua các triều vua: Lê Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông. Đỗ Hương Cống khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496).
- Ngày 15 tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Bốn anh em cùng mẹ là bà Hoàng Quý Thị từ Bắc chuyển vào miền trong đến thôn Thu Lũng, xã Hiếu Hợp (nay là xã Nghi Thu thuộc thị xã Của Lò) dừng chân làm nhà ở bên hồ bán nguyệt (trước chùa Hiếu Hợp ngày nay).
- Lo công việc cho mẹ xong, bốn anh em cùng bàn: nếu 4 anh em cùng ở 1 chỗ thì lỡ có biến cố gì xẩy ra sẽ bị đàn áp chết hết, nên phân công như sau: 1 người đi vào trong lập nghiệp; 1 người ở lại trông coi mộ mẹ là Đinh Phúc Tiên; 1 người đi ra Bắc Hà nghe ngóng tình hình diễn biến chính trị để tin cho anh em; còn 1 người nữa không thấy nhắc đi đâu và tên là gì.
- Dòng họ Đinh Phúc ở Nghi Long đến đời thứ 5 trở đi đổi thành Đinh Văn với mong muốn động viên con cháu trau dồi nghiệp học hành.
..."
4. Hương Yên Phổ Tự (gia phả họ Đinh Nho ở Hương Sơn - Hà Tĩnh do cụ Đinh Thái Lãng (1753-1809) thuộc đời thứ 12 biên soạn)
"...
Họ Đinh ta là 1 họ lớn ở huyện Gia Viễn, Ái Châu. Gặp thời loạn lạc mấy anh em chạy vào xứ Nghệ rồi ở tản ra Hoan Châu, Nam Đàn, Chân Phúc, Nghi Xuân, Hương Sơn mấy huyện. Sau ở lại tổng An Ấp huyện Hương Sơn.
Sơ Tổ Phúc Diên Tả Hiệu Điểm Công Tây Hầu, ngụ cư ở làng Bình Hòa khai khẩn các xứ Thác Lác, Tham Chàng, sau có công dẹp giặc được phong chức ấy. Hưởng thọ 93 tuổi (kị 9 tháng 1).
..."
5. Gia phả họ Đinh Nho (Hương Sơn - Hà Tĩnh)
"...
Họ Đinh Nho ta có nguồn gốc từ 1 họ lớn ở Ninh Bình. Vào khoảng năm 1530- 1546, gặp thời loạn lạc, bốn anh em đem nhau vào xứ Nghệ rồi ở tản ra những huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghi Xuân , Hương Sơn. Ông ở Hương Sơn là ông tổ đầu của họ Đinh Nho ta.
Ngài Sơ tổ tên chữ là Phúc Diên, trước vào ngụ cư ở thôn Bình Hòa. Lúc đầu gia kế bần bạc, khai hoang lập ấp, dần dần gia kế trở nên phú hữu. Sau ngài lại dẹp giặc có công được phong chức Tả Hiệu Điểm Công Tây Hầu, xét trong quan chế nhà Lê là “tòng Nhị Phẩm Võ Giai”.
Ngài thọ 93 tuổi, kị nhật 9 tháng 1.
..."
B. MỘT SỐ SUY NGHĨ
Đọc một số tư liệu mà tôi nêu trích dẫn trên, một ý nghĩ băn khoăn lóe lên trong tôi là:
- Trong dòng tộc họ tôi có đấng Sơ Tổ là Ngài Đinh PhúcDiên, có liên quan đến các vị Sơ Tổ của chi họ Đinh Văn ở Nghi Long, Sơ Tổ ở Hàn Giang-Hải Dương, Sơ Tổ họ Đinh Trọng ở Đức Thủy-Đức Thọ, Sơ Tổ họ Đinh Văn ở Hưng Hòa-Vinh và Cụ Đinh Phúc Diên được nói đến ở ngoài Bắc ở các địa danh như Y Đốn (Thái Bình), Nông Kỳ (Thái Bình), Đô Kì, Sáo Dền ...vvv.. hay không?
- Qua chính sử cũng như gia phả của các dòng họ Đinh ở các địa danh tôi nêu trên, rằng liệu ngài Đinh Phúc Diên của họ chúng tôi và ngài Đinh Phúc Diên ở các chi họ ngoài Bắc là 1 người hay là 2 người khác nhau mà ngẫu nhiên trùng họ (Đinh), đệm (Phúc) và tên (Diên)?
Trên suy nghĩ đó tôi cố gắng suy luận để tìm câu trả lời. Và sau đây là những suy luận của tôi:
1. Khẳng định cụ Sơ Tổ Họ Đinh Nho chúng tôi là cụ Đinh Phúc Diên, là anh cả trong 4 anh em cùng chung mẹ là Tổ mẫu Hoàng Quý Thị, gồm Đinh Phúc Diên, Đinh Phúc Tiên, Đinh Phúc ... và Đinh Phúc An .Vì:
+ Các gia phả của các chi họ này đều nói: “có 4 anh em cùng mẹ là bà Hoàng Quý Thị chạy loạn vào Nghệ An rồi ở tản ra các vùng để tránh bị truy sát" như đã dẫn.
+ Các dòng đời phát triển của các chi họ gần tương đương phù hợp: chi Hương Sơn hiện nay có 20 đời, chi Nghi Long hiện có 16 đời, chi Đức thủy hiện có 18 đời, chi Hàn Giang hiện có ... đời.
+ Có những ràng buộc “máu mủ”, ví dụ các cụ cao niên ở Đức Thủy được dạy rằng “họ Đinh Đức Thủy và họ Đinh Hương Sơn là anh em, con trai con gái của 2 họ này không được lấy nhau. Hằng năm (trước 1945) 2 họ vẫn đi giổ Tổ lẫn nhau: Cụ Nghè Đinh Văn Chấp (chi họ Nghi Long) khi làm Tuần phủ Hà Tĩnh đã về đi lễ nhà thờ họ Đinh Nho ở Hương Sơn và phụng cúng đôi câu đối như sau:
“Phổ tồn bản hà mạc vong Hoan Ái nhị châu kinh thế đại
Tộc đồng địa diệc phi dĩ Lam Hồng thiên cổ nhất giang sơn”
+ Cụ Tuần Đinh Nho Quang, cụ Đinh Nho Bằng (chi họ Hương Sơn) cũng đã từng về nhà thờ ở Nghi Long dâng hương và phụng cúng.
2. Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn và cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà (tôi tạm đặt như vậy cho dễ phân biệt). Hai cụ này cũng là một người hay là 2 người khác nhau mà do chỉ trùng họ, đệm và tên?
Trả lòi cho câu hỏi này chỉ cần xác định qua dẫn chứng chứng cứ cụ thể như sau:
a) Về dòng đời tiếp sau:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà:
Đinh Phúc Diên --> Đinh Phúc Tiến --> Đinh Phúc Đạt --> Đinh Văn Chất
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn:
Đinh Phúc Diên --> Đinh Phúc Trường --> Đinh Phúc Bảo --> Đinh Chính Tính --> Đinh Phúc Khánh --> Đinh Hữu Luân --> Đinh Nho Công
Như vậy dòng đời kế tiếp của 2 vị là khác nhau.
b) Về tuổi tác:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn là anh cả, người em kế là Đinh Phúc Tiên, mà theo gia phả của chi họ Nghi Long thì cụ Đinh Phúc Tiến sinh năm Đinh Dậu 1477, vậy có thể suy ra cụ Diên sinh trước 2 năm tức là năm 1475. Vậy thì theo gia phả họ Đinh ở Nông Kì (Thái Bình) đã dẫn thì năm 1627, cụ Diên xây Từ Đường thì vô lí vì lúc đó cụ đã: 1627-1475=152 tuổi.
Như vậy về tuổi tác cũng không khớp.
c) Về công việc:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn ban đầu chỉ làm ruộng sau mới đi đánh giặc, có công có thể trước khi chạy vào Nghệ An. Cụ đã có tham gia chống Mạc, nhưng khi vào Nghệ An thì ban đầu khai hoang lập ấp.
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà thì đã từng theo cha và ông nội đánh giặc cho đến lúc trí sĩ.
Như vậy về công việc cũng không khớp.
d) Về thành tích khen thưởng:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà từng được ban Kim bài của chúa Trịnh, thời nhà Nguyễn được sắc phong Trung Hưng Tôn Thần
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn chỉ được phong Tả Hiệu Điểm Công Tây Hầu
Như vậy về thành tích cũng khác nhau.
e) Về gia đình:
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Bắc Hà có vợ là Quậnchúa, sinh được 1 con trai.
- Cụ Đinh Phúc Diên ở Hương Sơn có 2 bà vợ, bà cả họ Đào, bà 2 không không rõ họ tên (tài liệu ghi trong gia phả họ Đinh Nho và di chỉ còn mộ chí chỉ rõ bà cả táng bên phải, cách mộ cụ Diên 16 thước, bà 2 táng bên trái, cũng cách mộ cụ Diên 16 thước).
Như vậy về gia đình cũng khác nhau.
Ngoài ra còn những tồn nghi khác xin được nêu ra ở đây:
Thứ nhất, trong các dẫn xuất về xuất xứ của 4 anh em trong gia phả của các chi họ Đinh ở Nghệ Tĩnh thì hoặc không nói đến mẹ (bản ở Hương Sơn), hoặc chỉ nói đến mẹ (bản ở Nghi Long và Đức Thủy) mà không có bản nào nói đến cha là Đinh Thừa Cận (không kể phần bổ sung sau này) và trong các gia phả ở Bắc hoặc "Đại Việt thông sử" của Lê Qúy Đôn cũng không nói đến cụ Đinh Thừa Cận có vợ là Hoàng Quý Thị. Phải chăng cụ Hoàng Quý Thị làvợ lẽ hay thiếp của cụ Cận nên không được “trọng thị” trong gia đình tướng công Đinh Phúc Vận?
Thứ hai, có thực sự tướng Đinh Văn Tả ở Hàn Giang (Hải Dương) là cháu 4 đời củacụ Đinh Phúc An từ Nghi Lộc chạy trở lại Bắc Hà hay không? (Vì thấy dòng này phát triển quá nổi bật: có đến 18 Quận Công).
Thứ ba, hiện tại người con thứ 3 của cụ Hoàng Quý thị có tên là gì? Các gia phả của chi họ Hưng Hòa xác định chưa thuyết phục, còn chi họ Đức Thủy thì đang băn khoăn tìm kiếm. Vậy thì lí do vì sao "4 anh em chỉ có được 3 người có tên”?
C. LỜI CUỐI CỦA NGƯỜI VIẾT BÀI
Tôi không có tham vọng là "nhà nghiên cứu" mà chỉ là “kẻ thích tò mò”, muốn “mò” ra được những điều “thất lạc" hay "thất truyền" của dòng phả hệ Đinh tộc ở Nghệ Tĩnh. Hẹp hơn nữa là dòng "BỐN ANH EM CỦA TỔ MẪU HOÀNG QUÝ THỊ" mà thôi! Xin được có nhiều ý kiến trao đổi chân tình của mọi người, nhất là bà con của các chi tộc họ Đinh Nghi Long, Đức Thủy, Nam Đàn, Hưng Hoà, Nghi Xuân, Hồng Lĩnh ...vvv...
Viết dịp Xuân Quý Tỵ 2013
Tộc trưởng Đinh Nho Quỳ