Đinh Bạt Thanh
Thành viên mới
Tương truyền, họ Đinh Bạt xưa ở ngoài động Hoa Lư, xứ Thanh Hoa (nay là xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Khoảng thế kỷ XIV, ông Đinh Văn Đạt, con ông Đinh Văn Mịch đã di cư vào xứ Hoan Châu, huyện Hưng Nguyên, xã Bùi Khổng, làng Thổ Ngõa (này là làng Bùi Ngõa, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Tại đây, ông Đạt lấy con gái quan Ngự sử đời nhà Trần tên là Nguyễn Thị Phúc, người cùng xã. Vợ chồng ông Đạt sinh được một người con trai tên là Đinh Văn La. Trưởng thành, ông La xây dựng gia đình với bà Trần Thị Nộn, người cùng xã. Vợ chồng ông La sinh được hai người con trai tên là Đinh Văn Hùng và Đinh Văn Chi. Sau đó, ông Hùng lấy bà Hoàng Thị Bào làm vợ và sinh được một người con trai tên là Đinh Bạt Tụy.
vợ chồng ông Hùng rất nghèo, quanh năm chỉ biết cày ruộng kiếm sống, nhưng lại rất thương người, hay làm việc thiện mà không màng được báo ơn. Một hôm, ông Hùng đang cặm cụi cày ruộng, thấy một ông lão đói khổ, ông Hùng động lòng thương. Vừa đến trưa, người vợ đem cơm ra, ông Hùng đã mời ông lão ăn cơm cùng vợ chồng ông . Ăn xong, ông lão cảm tạ, rồi chống gậy đi. Đến trưa hôm sau, ông lão ấy lại đột nhiên xuất hiện, ông Hùng vẫn tiếp tục mời ông lão ăn cơm. Cứ như thế, gần một tháng trời, ông lão được vợ chồng ông Hùng mời cơm. Thế rồi, bỗng dưng vợ chồng ông Hùng không thấy ông lão ấy đến ăn cơm nữa. Một thời gian sau, vào một đêm đông lạnh giá, trời mưa phùn và tối om như mực, lúc ông Hùng vừa mới bắt đầu đi ngủ thì nghe tiếng gọi cửa. Ông Hùng ra mở cửa thì thấy ông lão ấy.
Sau khi mời vào nhà, ông Hùng hỏi: “Bấy lâu nay làm sao không thấy ông đến chơi?”. Ông lão liền đáp lại: “Ta già yếu, đói khát, đội ơn ông bà thương đến đã nhiều rồi, ta không dám làm phiền thêm nữa. Đêm nay rét quá nên ta trở lại xin ông bà cho nằm nhờ một đêm”. Nghe xong, ông Hùng liền lấy rơm rạ đốt lên cho ông lão sưởi, còn vợ ông Hùng nấu cháo mời ông lão ăn. Trong khi ngồi trò chuyện với ông Hùng, ông lão nói: “Ta bình sinh đi đâu cũng không gặp chốn nương thân, đến nỗi phải lưu lạc như thế này. Nay thấy cái tình ông bà đối với ta, ta không biết lấy gì báo đáp”. Ông Hùng liền đỡ lời: “Tôi đây sinh chẳng gặp thời (ông Hùng là một hàn sĩ – PV), lại gặp vận nhà truân trải, ban ngày đi cày, ban đêm về đọc sách, mượn cảnh nhà tranh, nước lạnh để làm vui. Vợ chồng điền dã không có kẻ tri âm. Ông là một người lưu lạc, tôi đây là một lão nông, ông thật là một người tri âm của tôi. Ông ở đây chơi cho lâu, chính là ý tôi mong muốn. Còn như sự cơm nước tầm thường chi đó, tôi đâu có dám nghĩ đến sự báo đáp gì đâu”.
Sau khi nghe ông Hùng phân trần, ông lão nói: “Tôi với bác chưa từng quen nhau, mới gặp nhau lần đầu mà bác không ngần ngại hậu đãi, tôi ở lâu dài mà bác bà (vợ ông Hùng) cũng kính trọng, không có chút nào khinh bạc tôi cả. Trong một nhà mà hai vợ chồng cùng nhân hậu như thế là xuất nhân lắm. Suy điều ấy thấy điều kia, cũng đủ thấy bác ông, bác bà nhân cơ âm đức. Ở đời ai nhân đức làm việc thiện thì trời dành phúc cho, ấy là cái lẽ tất nhiên. Tôi đây làm nghề thanh điếu (địa lý) tuy chưa được tinh lắm, nhưng cũng làm đã lâu ngày, tôi thường xem phong thủy ở bản xã đây, có điểm được một huyệt đất tốt, nếu bác có bằng lòng nghe tôi thì tôi xin hiến cho bác”.
Nghe ông lão nói vậy ông Hùng suy nghĩ: “Việc phần mộ của tiền nhân là hệ trọng, không dám khinh suất, nhưng sự gặp gỡ ông lão xuất ư tự nhiên, cũng là thiên ý”, bèn nhận lời. Tuy vậy, ông Hùng còn xin ông lão để xem ngày giờ đã. Song, ông lão cười mà nói rằng: “Hôm nay tôi trở lại đây không phải là vì lạnh rét đâu, chính vì được ngày giờ tốt, rất hợp với cái đất ấy cho nên tôi trở lại đây nói với ông bà”. Ông Hùng rất lấy làm lạ, nhưng lại băn khoăn là việc quan trọng mà chưa kịp xin đất ở nhà điền chủ. Biết được ý nghĩ đó của ông Hùng, ông lão nói: “Việc đó đã có thiên, địa an bài rồi. Xin đừng chậm trễ mà quá giờ. Bây giờ còn kịp biện cho một cái nồi đất mới để làm cho kịp giờ tốt”.
Ông Hùng nghe vậy nên làm theo. Hai ông đi tới mộ ông Đinh Văn La (cha của ông Hùng) để cất bốc hài cốt. Lúc đó đêm khuya, mưa gió ầm ầm, trời tối như mực. Ông lão cầm đuốc đi trước dẫn tới một chỗ, bảo ông Hùng đào huyệt để an táng nhưng chỉ táng bằng, không vun nấm. Công việc xong xuôi, ông lão nói: “Bây giờ đêm tối mù mịt, địa giới chưa rõ, sáng mai nên đến nhận cho đúng”. Nói xong, ông lão đi tới giếng rửa tay, hồi lâu không thấy trở lại, ông Hùng cầm đuốc đi tìm nhưng không thấy ông lão đâu nữa, lấy làm kinh lạ, bèn đi về nhà.
Đêm ấy, trong làng có một vị hương lão nằm chiêm bao thấy quan quân đòi đến thửa ruộng ấy để nghe sắc chỉ. Trông thấy gươm, giáo, cờ, bài uy nghi. Bỗng chốc nghe sứ giả truyền lệnh rằng: “Thửa ruộng này phải để làm quốc dụng, không ai được cày bừa trồng trọt”. Nghe lệnh xong, vị hương lão ấy tỉnh dậy, nhưng không thấy cái chiêm bao ấy ứng nghiệm với việc gì cả. Gần sáng, ông Hùng tới xem thì thấy mộ đã đội lên thành một cái nấm cao, trong bụng lấy làm mừng mà trở về. Người trong làng đến xem cũng lấy làm lạ. Vị hương lão triệu tập người trong làng lại để nói về giấc mộng tối qua. Làng bèn cắm tiêu thửa đất ấy làm đất “cấm địa”. Còn ông Hùng vẫn không dám tiết lộ cái đất ấy là phần mộ của cha mình. Sau đó, ông Hùng mới biết ông lão kia, không phải người bình thường.
Ngôi mộ tọa lạc ở xứ đồng Chăm, nguyên trước là thửa ương điền hình chữ “đinh” khoảng 3-4 sào. Ở hai bên tả, hữu có 2 cái giếng “thiên tạo”. Giếng ở bên trái tên là giếng Chăm (cái giếng ông lão rửa tay). Giếng bên phải tên là Cồn Sanh. Quan sát xa gần quanh ngôi mộ thấy phía trước là núi Nện làm bảng, phía sau phương Bắc, huyền vũ có núi Chờ, núi Trám. Ở phương Nam, lượng bút có núi Bai, núi Tượng. Ở Đoài dận có núi Linh Mã, ở Ất cung có các dòng nước chảy bao bọc xung quanh và nhập về một nhánh”. Chính vì thế, từ bao đời nay, ngôi mộ cải táng ông Đinh Văn La được anh em, con cháu dòng họ Đinh Bạt và nhân dân nơi đây gọi là mộ “Thiên táng”. Hiện tại, hằng năm con cháu dòng họ Đinh Bạt vẫn tề tựu về ngôi mộ này tưởng niệm thành kính thắp hương vị Thái bảo Đinh Văn La.
Trong thực tế, bắt đầu từ đời cháu của ông Đinh Văn La đã phát đạt. Trước tiên là sự "công thành danh toại" của ông Đinh Bạt Tụy, con trai ông Đinh Văn Hùng, cháu nội ông Đinh Văn La. Theo gia phả họ Đinh Bạt cho thấy: Định Bạt Tụy sinh năm 1516, mồ côi mẹ năm lên 7 tuổi, mồ côi cha lúc mới 12 tuổi. Từ khi cha mẹ qua đời, Đinh Bạt Tụy một mình sống cô đơn, trải bề tận khổ. Trong hoàn cảnh ấy, Bạt Tụy quyết chí vươn lên. Sau khi nương tựa vào một thầy học ở trong làng, ban ngày Bạt Tụy kiếm củi, gánh nước, đêm về lo học thi thư. Đến năm 1535, cậu học trò nghèo Bạt Tụy trúng thi hương và được vào học tại trường Quốc Tử Giám. Năm 1554, triều đình nhà Lê mở khoa thi tuyển hiền tài, Bạt Tụy là giám sinh ứng thí và thi trúng "đệ nhất danh, đệ nhất giáp" (ngày nay gọi là Thủ khoa - PV) được vua ban áo mũ và dự yến tiệc. Sau khi thi đỗ trạng nguyên, Đinh Bạt Tụy đã có công lớn trong việc giúp vua nhà Lê đánh bại quân Mạc, lấy lại cơ nghiệp. Làm việc dưới triều Lê, Đinh Bạt Tụy đã nắm giữ nhiều chức vụ cao như: Cẩn sự lang, Hàn lâm viện hiệu lý; Hàn lâm viện thị chế trung giai; Đông các hiệu thư; Hiển vinh đại phu; lại khoa đô cấp sự trung trật; Tuyên lực công thần đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Đông các học sĩ tá trị thượng khanh; Hộ bộ tả thị lang; Đô ngự sử; Binh bộ tả thị lang; Binh bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ...
Từ đó, họ Đinh ở vào hàng ngũ dòng tộc được trọng vọng. Năm 1589, vua Lê đã truy tặng hàm Thái bảo cho ông Đinh Văn La, ông Đinh Văn Hùng, còn bà nội và mẹ của Đinh Bạt Tụy được tặng hàm "Liệt phu nhân". Theo đó, hai bà vợ của ông Đinh Bạt Tụy là Nguyễn Thị Ái và Nguyễn Thị Điều cũng được tặng hàm "Tự phu nhân". Nói về Đinh Bạt Tụy, trong một lần tháp tùng nhà vua ra trận, ông không may lâm bệnh và tạ thế ngày 17-4-1589. Vua Lê lấy làm thương tiếc, nghĩ tới nghĩa tình trước sau trọn đạo trung quân của ông Đinh Bạt Tụy nên đã lệnh cho quan, quân, binh sĩ hộ tang về bản quán tại xã Bùi Khổng, huyện Hưng Nguyên. Đến ngày 3-10-1589, vua Lê đã truy tặng tước "Phúc khê hầu" cho Đinh Bạt Tụy (trước đó ông đã được phong tặng các tước "Nghệ khê nam; Tá trị thượng khanh thượng giai;...). Vào năm 1629, ông lại tiếp tục được phong tặng danh tước "Thượng thư Khê quận công". Năm 1653, công lao của Đinh Bạt Tụy được triều đình khắc vào bia đá để lưu danh mãi mãi.
Kế nghiệp cha mình, ông Đinh Bạt Tuấn (con trai trưởng) sau khi thi trúng nho sinh (năm 1600, thời vua Lê Kính Tông) đã được vào Hàn lâm viện, phụng sai tu soạn quốc sử. Những năm sau đó, Đinh Bạt Tuấn thường cùng với Trịnh Tùng, Trịnh Tráng đi đánh giặc Mạc, có nhiều công lao. Đến năm 1607, ông được cử đến tỉnh Hải Dương nhận chức "Hiến sát phó sứ". Năm 1629, Đinh Bạt Tuấn lại được phong chức "Công bộ tả thị lang" tước "Hầu mai lĩnh". Cùng thời, ông Đinh Bạt Dịnh và ông Đinh Bạt Tuyển (con thứ của Đinh Bạt Tụy) đều làm quan. Tiếp đến, ông Đinh Bạt Sỹ, con trai ông Đinh Bạt Tuấn cũng làm quan đến chức "Tiểu khanh". Tất cả 7 người con trai của Đinh Bạt Sỹ đều đăng khoa mục. Năm 1643, con trai trưởng Đinh Bạt Hiền đăng hương tuyển, sau đó làm quan giữ các chức vụ: "Hình bộ viên ngoại lang, Quốc tử giám giáo thụ Hiến sát phó sứ"... Vì thế, nhân dân tại địa phương này truyền khẩu với nhau rằng: Kế từ khi có "mộ Thiên táng" thì dòng tộc họ Đinh Bạt trải qua nhiều đời đều có người làm quan (?!)
Sau 206 năm, kể từ khi Đinh Bạt Tụy qua đời, đến triều đại Tây Sơn còn khâm phục và ca ngợi Đinh Bạt Tụy là một công thần có tài, văn võ song toàn, đức hạnh không ai bằng nên sắc phong: "Tam tự mỹ tự (ba chữ đẹp, ngày nay gọi là ba chữ vàng) cho Thái bảo Khê quận công. Suy tôn thần hiệu: Kháng võ tịch biên, hộ quốc đại vương, vì đương thời ngài vốn có tài văn chương, lại giỏi về võ. Ngài là một công thần cương nghị, ngay thẳng, tận trung với nước, tận hiếu với dân, từng lên đồi xuống biển cùng nhà vua dẹp loạn. Ngài lại được mọi người mến phục. Khi qua đời được các triều thần, nhà vua và nhân dân tôn thờ là vị thần rất linh thiêng. Đến năm 1810, triều Nguyễn có sắc phong cho Đinh Bạt Tụy 3 chữ "mỹ" và suy tôn thần hiệu "Anh linh thần cơ duệ đoán đại vương". Tiếp đó, vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị đều suy tôn Đinh Bạt Tụy là vị thần linh, giao cho con cháu họ Đinh và nhân dân xã Bùi Khổng phụng thờ để "thần" phù hộ nhân dân. Năm 1991, đền thờ Đinh Bạt Tụy đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đền thờ Đinh Bạt Tụy hiện tọa lạc trên khuôn viên có diện tích hơn 10.000m2, còn phần mộ của ông nằm trên một khu đất rộng khoảng 3.500m2, bao quanh là cánh đồng lúa xanh tốt của xã Hưng Trung ngày nay.
vợ chồng ông Hùng rất nghèo, quanh năm chỉ biết cày ruộng kiếm sống, nhưng lại rất thương người, hay làm việc thiện mà không màng được báo ơn. Một hôm, ông Hùng đang cặm cụi cày ruộng, thấy một ông lão đói khổ, ông Hùng động lòng thương. Vừa đến trưa, người vợ đem cơm ra, ông Hùng đã mời ông lão ăn cơm cùng vợ chồng ông . Ăn xong, ông lão cảm tạ, rồi chống gậy đi. Đến trưa hôm sau, ông lão ấy lại đột nhiên xuất hiện, ông Hùng vẫn tiếp tục mời ông lão ăn cơm. Cứ như thế, gần một tháng trời, ông lão được vợ chồng ông Hùng mời cơm. Thế rồi, bỗng dưng vợ chồng ông Hùng không thấy ông lão ấy đến ăn cơm nữa. Một thời gian sau, vào một đêm đông lạnh giá, trời mưa phùn và tối om như mực, lúc ông Hùng vừa mới bắt đầu đi ngủ thì nghe tiếng gọi cửa. Ông Hùng ra mở cửa thì thấy ông lão ấy.
Sau khi mời vào nhà, ông Hùng hỏi: “Bấy lâu nay làm sao không thấy ông đến chơi?”. Ông lão liền đáp lại: “Ta già yếu, đói khát, đội ơn ông bà thương đến đã nhiều rồi, ta không dám làm phiền thêm nữa. Đêm nay rét quá nên ta trở lại xin ông bà cho nằm nhờ một đêm”. Nghe xong, ông Hùng liền lấy rơm rạ đốt lên cho ông lão sưởi, còn vợ ông Hùng nấu cháo mời ông lão ăn. Trong khi ngồi trò chuyện với ông Hùng, ông lão nói: “Ta bình sinh đi đâu cũng không gặp chốn nương thân, đến nỗi phải lưu lạc như thế này. Nay thấy cái tình ông bà đối với ta, ta không biết lấy gì báo đáp”. Ông Hùng liền đỡ lời: “Tôi đây sinh chẳng gặp thời (ông Hùng là một hàn sĩ – PV), lại gặp vận nhà truân trải, ban ngày đi cày, ban đêm về đọc sách, mượn cảnh nhà tranh, nước lạnh để làm vui. Vợ chồng điền dã không có kẻ tri âm. Ông là một người lưu lạc, tôi đây là một lão nông, ông thật là một người tri âm của tôi. Ông ở đây chơi cho lâu, chính là ý tôi mong muốn. Còn như sự cơm nước tầm thường chi đó, tôi đâu có dám nghĩ đến sự báo đáp gì đâu”.
Sau khi nghe ông Hùng phân trần, ông lão nói: “Tôi với bác chưa từng quen nhau, mới gặp nhau lần đầu mà bác không ngần ngại hậu đãi, tôi ở lâu dài mà bác bà (vợ ông Hùng) cũng kính trọng, không có chút nào khinh bạc tôi cả. Trong một nhà mà hai vợ chồng cùng nhân hậu như thế là xuất nhân lắm. Suy điều ấy thấy điều kia, cũng đủ thấy bác ông, bác bà nhân cơ âm đức. Ở đời ai nhân đức làm việc thiện thì trời dành phúc cho, ấy là cái lẽ tất nhiên. Tôi đây làm nghề thanh điếu (địa lý) tuy chưa được tinh lắm, nhưng cũng làm đã lâu ngày, tôi thường xem phong thủy ở bản xã đây, có điểm được một huyệt đất tốt, nếu bác có bằng lòng nghe tôi thì tôi xin hiến cho bác”.
Nghe ông lão nói vậy ông Hùng suy nghĩ: “Việc phần mộ của tiền nhân là hệ trọng, không dám khinh suất, nhưng sự gặp gỡ ông lão xuất ư tự nhiên, cũng là thiên ý”, bèn nhận lời. Tuy vậy, ông Hùng còn xin ông lão để xem ngày giờ đã. Song, ông lão cười mà nói rằng: “Hôm nay tôi trở lại đây không phải là vì lạnh rét đâu, chính vì được ngày giờ tốt, rất hợp với cái đất ấy cho nên tôi trở lại đây nói với ông bà”. Ông Hùng rất lấy làm lạ, nhưng lại băn khoăn là việc quan trọng mà chưa kịp xin đất ở nhà điền chủ. Biết được ý nghĩ đó của ông Hùng, ông lão nói: “Việc đó đã có thiên, địa an bài rồi. Xin đừng chậm trễ mà quá giờ. Bây giờ còn kịp biện cho một cái nồi đất mới để làm cho kịp giờ tốt”.
Ông Hùng nghe vậy nên làm theo. Hai ông đi tới mộ ông Đinh Văn La (cha của ông Hùng) để cất bốc hài cốt. Lúc đó đêm khuya, mưa gió ầm ầm, trời tối như mực. Ông lão cầm đuốc đi trước dẫn tới một chỗ, bảo ông Hùng đào huyệt để an táng nhưng chỉ táng bằng, không vun nấm. Công việc xong xuôi, ông lão nói: “Bây giờ đêm tối mù mịt, địa giới chưa rõ, sáng mai nên đến nhận cho đúng”. Nói xong, ông lão đi tới giếng rửa tay, hồi lâu không thấy trở lại, ông Hùng cầm đuốc đi tìm nhưng không thấy ông lão đâu nữa, lấy làm kinh lạ, bèn đi về nhà.
Đêm ấy, trong làng có một vị hương lão nằm chiêm bao thấy quan quân đòi đến thửa ruộng ấy để nghe sắc chỉ. Trông thấy gươm, giáo, cờ, bài uy nghi. Bỗng chốc nghe sứ giả truyền lệnh rằng: “Thửa ruộng này phải để làm quốc dụng, không ai được cày bừa trồng trọt”. Nghe lệnh xong, vị hương lão ấy tỉnh dậy, nhưng không thấy cái chiêm bao ấy ứng nghiệm với việc gì cả. Gần sáng, ông Hùng tới xem thì thấy mộ đã đội lên thành một cái nấm cao, trong bụng lấy làm mừng mà trở về. Người trong làng đến xem cũng lấy làm lạ. Vị hương lão triệu tập người trong làng lại để nói về giấc mộng tối qua. Làng bèn cắm tiêu thửa đất ấy làm đất “cấm địa”. Còn ông Hùng vẫn không dám tiết lộ cái đất ấy là phần mộ của cha mình. Sau đó, ông Hùng mới biết ông lão kia, không phải người bình thường.
Ngôi mộ tọa lạc ở xứ đồng Chăm, nguyên trước là thửa ương điền hình chữ “đinh” khoảng 3-4 sào. Ở hai bên tả, hữu có 2 cái giếng “thiên tạo”. Giếng ở bên trái tên là giếng Chăm (cái giếng ông lão rửa tay). Giếng bên phải tên là Cồn Sanh. Quan sát xa gần quanh ngôi mộ thấy phía trước là núi Nện làm bảng, phía sau phương Bắc, huyền vũ có núi Chờ, núi Trám. Ở phương Nam, lượng bút có núi Bai, núi Tượng. Ở Đoài dận có núi Linh Mã, ở Ất cung có các dòng nước chảy bao bọc xung quanh và nhập về một nhánh”. Chính vì thế, từ bao đời nay, ngôi mộ cải táng ông Đinh Văn La được anh em, con cháu dòng họ Đinh Bạt và nhân dân nơi đây gọi là mộ “Thiên táng”. Hiện tại, hằng năm con cháu dòng họ Đinh Bạt vẫn tề tựu về ngôi mộ này tưởng niệm thành kính thắp hương vị Thái bảo Đinh Văn La.
Trong thực tế, bắt đầu từ đời cháu của ông Đinh Văn La đã phát đạt. Trước tiên là sự "công thành danh toại" của ông Đinh Bạt Tụy, con trai ông Đinh Văn Hùng, cháu nội ông Đinh Văn La. Theo gia phả họ Đinh Bạt cho thấy: Định Bạt Tụy sinh năm 1516, mồ côi mẹ năm lên 7 tuổi, mồ côi cha lúc mới 12 tuổi. Từ khi cha mẹ qua đời, Đinh Bạt Tụy một mình sống cô đơn, trải bề tận khổ. Trong hoàn cảnh ấy, Bạt Tụy quyết chí vươn lên. Sau khi nương tựa vào một thầy học ở trong làng, ban ngày Bạt Tụy kiếm củi, gánh nước, đêm về lo học thi thư. Đến năm 1535, cậu học trò nghèo Bạt Tụy trúng thi hương và được vào học tại trường Quốc Tử Giám. Năm 1554, triều đình nhà Lê mở khoa thi tuyển hiền tài, Bạt Tụy là giám sinh ứng thí và thi trúng "đệ nhất danh, đệ nhất giáp" (ngày nay gọi là Thủ khoa - PV) được vua ban áo mũ và dự yến tiệc. Sau khi thi đỗ trạng nguyên, Đinh Bạt Tụy đã có công lớn trong việc giúp vua nhà Lê đánh bại quân Mạc, lấy lại cơ nghiệp. Làm việc dưới triều Lê, Đinh Bạt Tụy đã nắm giữ nhiều chức vụ cao như: Cẩn sự lang, Hàn lâm viện hiệu lý; Hàn lâm viện thị chế trung giai; Đông các hiệu thư; Hiển vinh đại phu; lại khoa đô cấp sự trung trật; Tuyên lực công thần đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Đông các học sĩ tá trị thượng khanh; Hộ bộ tả thị lang; Đô ngự sử; Binh bộ tả thị lang; Binh bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ...
Từ đó, họ Đinh ở vào hàng ngũ dòng tộc được trọng vọng. Năm 1589, vua Lê đã truy tặng hàm Thái bảo cho ông Đinh Văn La, ông Đinh Văn Hùng, còn bà nội và mẹ của Đinh Bạt Tụy được tặng hàm "Liệt phu nhân". Theo đó, hai bà vợ của ông Đinh Bạt Tụy là Nguyễn Thị Ái và Nguyễn Thị Điều cũng được tặng hàm "Tự phu nhân". Nói về Đinh Bạt Tụy, trong một lần tháp tùng nhà vua ra trận, ông không may lâm bệnh và tạ thế ngày 17-4-1589. Vua Lê lấy làm thương tiếc, nghĩ tới nghĩa tình trước sau trọn đạo trung quân của ông Đinh Bạt Tụy nên đã lệnh cho quan, quân, binh sĩ hộ tang về bản quán tại xã Bùi Khổng, huyện Hưng Nguyên. Đến ngày 3-10-1589, vua Lê đã truy tặng tước "Phúc khê hầu" cho Đinh Bạt Tụy (trước đó ông đã được phong tặng các tước "Nghệ khê nam; Tá trị thượng khanh thượng giai;...). Vào năm 1629, ông lại tiếp tục được phong tặng danh tước "Thượng thư Khê quận công". Năm 1653, công lao của Đinh Bạt Tụy được triều đình khắc vào bia đá để lưu danh mãi mãi.
Kế nghiệp cha mình, ông Đinh Bạt Tuấn (con trai trưởng) sau khi thi trúng nho sinh (năm 1600, thời vua Lê Kính Tông) đã được vào Hàn lâm viện, phụng sai tu soạn quốc sử. Những năm sau đó, Đinh Bạt Tuấn thường cùng với Trịnh Tùng, Trịnh Tráng đi đánh giặc Mạc, có nhiều công lao. Đến năm 1607, ông được cử đến tỉnh Hải Dương nhận chức "Hiến sát phó sứ". Năm 1629, Đinh Bạt Tuấn lại được phong chức "Công bộ tả thị lang" tước "Hầu mai lĩnh". Cùng thời, ông Đinh Bạt Dịnh và ông Đinh Bạt Tuyển (con thứ của Đinh Bạt Tụy) đều làm quan. Tiếp đến, ông Đinh Bạt Sỹ, con trai ông Đinh Bạt Tuấn cũng làm quan đến chức "Tiểu khanh". Tất cả 7 người con trai của Đinh Bạt Sỹ đều đăng khoa mục. Năm 1643, con trai trưởng Đinh Bạt Hiền đăng hương tuyển, sau đó làm quan giữ các chức vụ: "Hình bộ viên ngoại lang, Quốc tử giám giáo thụ Hiến sát phó sứ"... Vì thế, nhân dân tại địa phương này truyền khẩu với nhau rằng: Kế từ khi có "mộ Thiên táng" thì dòng tộc họ Đinh Bạt trải qua nhiều đời đều có người làm quan (?!)
Sau 206 năm, kể từ khi Đinh Bạt Tụy qua đời, đến triều đại Tây Sơn còn khâm phục và ca ngợi Đinh Bạt Tụy là một công thần có tài, văn võ song toàn, đức hạnh không ai bằng nên sắc phong: "Tam tự mỹ tự (ba chữ đẹp, ngày nay gọi là ba chữ vàng) cho Thái bảo Khê quận công. Suy tôn thần hiệu: Kháng võ tịch biên, hộ quốc đại vương, vì đương thời ngài vốn có tài văn chương, lại giỏi về võ. Ngài là một công thần cương nghị, ngay thẳng, tận trung với nước, tận hiếu với dân, từng lên đồi xuống biển cùng nhà vua dẹp loạn. Ngài lại được mọi người mến phục. Khi qua đời được các triều thần, nhà vua và nhân dân tôn thờ là vị thần rất linh thiêng. Đến năm 1810, triều Nguyễn có sắc phong cho Đinh Bạt Tụy 3 chữ "mỹ" và suy tôn thần hiệu "Anh linh thần cơ duệ đoán đại vương". Tiếp đó, vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị đều suy tôn Đinh Bạt Tụy là vị thần linh, giao cho con cháu họ Đinh và nhân dân xã Bùi Khổng phụng thờ để "thần" phù hộ nhân dân. Năm 1991, đền thờ Đinh Bạt Tụy đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đền thờ Đinh Bạt Tụy hiện tọa lạc trên khuôn viên có diện tích hơn 10.000m2, còn phần mộ của ông nằm trên một khu đất rộng khoảng 3.500m2, bao quanh là cánh đồng lúa xanh tốt của xã Hưng Trung ngày nay.
sưu tầm : Đinh Bạt Thanh