Đinh Nho Anh
Thành viên mới
Chào toàn thể bà con Họ ĐINH NHO cùng tất cả bà con có quan tâm đến dòng họ chúng tôi!
Sáng nay, như thường lệ, cứ đến ngày Sóc Vọng, tôi đều dậy sớm để dâng hương tại Nhà thờ Họ, sau đó tới dâng hương tại Đền Gôi – nơi thờ 4 vị PHÚC THẦN của dòng họ ta! Sau khi dâng hương và thỉnh 1 hồi 3 tiếng trên Khánh MẶC TRAI như thường lệ. Đang trầm tư theo tiếng vọng ngân của âm Khánh, tự dưng như có điều gì mách bảo, tôi liếc nhìn sang ô đối diện với nhà để Khánh thấy cỏ um tùm, thế là tôi sang và chợt nhớ ra ở đây có mấy cái BIA ĐÁ lâu ngày không ai để ý vì cứ cho rằng đó là những tấm bia ghi công đức của dân làng lúc xây Đền! Rồi lại nhớ đến câu thơ trong bài thơ của cụ HY TĂNG:
Kính thưa toàn thể bà con! Tại Đền Gôi, ngoài chiếc Khánh MẶC TRAI do Ngài Hoàng Giáp ĐINH NHO HOÀN tác tạo năm Vĩnh Thịnh thứ tám (Nhâm Thìn 1712) được đặt tại bên phải ngoài thượng điện của đền Gôi, còn có 3 chiếc bia bằng đá cũng do ngài tác tạo, viết lời kí trên các bia vào các nămVĩnh Thịnh thứ tư (Mậu Tý 1708); Vĩnh Thịnh thứ năm (Kỷ Sửu 1709) và Vĩnh Thịnh thứ tám (Nhâm Thìn 1712) đặt ở phía bên trái của Đền (đối diện với Khánh qua sân giữa thượng điện và trung điện). Nội dung khắc trên 3 bia này đã được Cụ Phó bảng Nguyễn Cự (thường gọi là cụ Bố Cự - nhạc phụ cụ Đinh Nho Dật đời 16 chi trưởng) dịch và sau đó được đưa vào gia phả Họ ĐINH NHO. Tiếc rằng không có bản phiên âm chữ Hán của văn bia! Trải qua bao thăng trầm của lịch sử - nhất là từ sau 1945 lại nay, mọi người chỉ còn nhớ đến KHÁNH, còn BIA thì bị lãng quên, nằm im lìm cho cỏ dại mọc đầy! Và từ đó Đền lại nhộn nhịp - không phải vì cúng bái tế lễ, mà là nơi hội họp của Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể trong mặt trận địa phương; là nơi Cơ quan Ấn loát về làm chỗ in bạc giấy Tài chính và các tài liệu quan trọng cho bên Công An; là nơi nhiều đêm rộn ràng nhộn nhịp “Có Khổ nói khổ, nông dân vùng lên!”, thời Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất! Nhưng lâu dài hơn cả là nơi làm việc, hội họp của Đảng và chính quyền, các đoàn thể của xã. Để có không gian làm việc rộng hơn, họ đã dựng thêm 1 cái nhà giữa trung điện và hạ điện, nối dài giữa 2 nhà để BIA và KHÁNH. Từ đó BIA lại càng mau bế trệ, cỏ mọc um tùm chẳng ai biết đến nữa! Mãi đến khi chính quyền có trụ sở mới khang trang, trả lại không gian cho Đền nhưng rồi người ta cũng chỉ nhớ đến KHÁNH, còn BIA thì vẫn cứ im lìm trong cỏ dại chẳng ai nhớ và nhắc tới cả! Thậm chí đoàn của Sở Văn Hóa về nghiên cứu lập hồ sơ công nhận Di Tích cho Đền cũng ko ai ngó ngàng đến! Viết đến đây tôi sực nhớ đến câu Kiều của cụ Nguyễn.
Rằng:
Và sáng ngày mồng 1, tháng trọng thu (tháng 8), năm Quý Tỵ (năm 2013), DI CHỈ VĂN BIA PHÁT LỘ và vinh dự lớn lao là Tổ Tiên đã “chỉ định trao quyền công đầu” cho Tộc Trưởng Họ Đinh Nho! (cảm xúc và tiến trình như tôi đã kể ở trên) và tôi đã chụp ảnh, đưa tin cho tất cả bà con dòng Họ và bạn bè trên Facebook, sau đó “nghiên cứu” sơ bộ văn bia và có những suy nghĩ như sau:
1. Chắc chắn rằng nội dung các bài ký trên văn bia là của cụ Hoàng Giáp Mặc Trai ĐINH NHO HOÀN viết và thuê thợ mua bia, khắc chữ (cùng cộng sự là Chính Thất Phu nhân LÊ THỊ VỆ).
2. Thời gian viết văn bia là các năm Vĩnh Thịnh thứ tư (Mậu Tý 1708), Vĩnh Thịnh thứ năm (Kỷ Sửu 1709) và Vĩnh Thịnh thứ tám (Nhâm Thìn 1712) cùng với bài Minh khắc trên KHÁNH MẶC TRAI.
3. Đối chiếu với “HÀNH TRÌNH CÔNG TÁC” của Cụ (căn cứ theo tự thuật trong bài ký viết năm 1708) là:
- Năm 30 tuổi (Canh Thìn 1700) đậu Đệ nhị Giáp Tiến sĩ (Hoàng Giáp), sau đó được bổ vào Hàn Lâm Viện khoảng 2 năm (theo Ngô Đức Thọ).
- Tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1702) làm Tham chính Sơn Tây.
- Năm Giáp Thân (1704) làm Đốc trấn Cao Bình (Cao Bằng ngày nay).
- Đến năm Canh Dần (1710) được điều về Kinh làm đến chức Hữu Thị Lang Bộ Công và chức Thượng Bảo Tự Khanh cho đến trước ngày đi sứ Bắc quốc (theo Bùi Dương Lịch và Ngô Đức Thọ).
Từ những chứng cứ trên tôi nhận xét: Cụ viết bài bài ký “kể về gia thế, sự nghiệp ...” trong thời gian công vụ tại Cao Bằng và như vậy Cụ chỉ có thể gửi thư về nhà cho Lê phu nhân lo dùm những việc Cụ nói trong bài ký như hiến Ruông là Tự Điền ; cúng Tiền cho làng xây miếu thờ ..v..v… Vì như Cụ nói trong bài ký: “Tỉnh ấy giáp với nước Tàu, khí hậu lạnh lẽo, trông về quê hương như một hạt lúa, đường xa hơn ba nghìn dặm, đoái trông non cũ mây bạc xa xăm, hiu hắt gió thu, tin nhà vắng vẻ” (theo bản dịch của Cụ Bố Cự), thì rõ ràng Cụ không thể về quê trong thời gian này! Vậy thời gian thuê thợ khắc bia là thời gian nào? Theo “võ đoán” của tôi thì phải là sau khi được Vua triệu về kinh và làm cùng với Khánh Măc Trai? Căn cứ vào di chỉ “Vĩnh Thịnh Bát niên” có ghi lạc khoản trên bia chức “Thượng Bảo Tự Khanh” của Cụ.
4. Còn KHÁNH và BIA dựng lúc nào tại Đền? Chắc chắn là phải sau khi Cụ và Á Thất Phan thị mất Vua cho lập đền thờ thì BIA và KHÁNH mới được chuyển từ Am nhà tới Đền! Thậm chí rất muộn vì theo lời từ khắc trên cột đá của KHÁNH (cột đá này làm giá đỡ cho KHÁNH) thì là năm Cảnh Hưng thứ 17 (năm 1756) !!!
Đó là những cảm nhận ban đầu khi tôi được chính mình “SỜ MÓ TRỰC TIẾP” vào Di chỉ của Tổ Tiên! Mừng vui, suy ngẫm những niềm vui và những nỗi buồn!!! Và cuối cùng là NHỮNG ƯỚC VỌNG của tôi.
Di chỉ của Tổ Tiên đã PHÁT LỘ cho con cháu và người đời, sau hơn 300 năm (chính xác là 301 năm, từ: năm 1712 đến năm 2013 nhưng ít nhất là cũng gần 70 năm, tính từ năm 1945) “ẩn dấu thật sự” lại nay! Đây là một đặc ân vô cùng to lớn đối với tôi nói riêng và với cả dòng họ Đinh Nho nói chung! Nhưng thực sự đó LÀ NHỮNG CỔ VẬT VÔ GIÁ; LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, CỦA ĐẤT NƯỚC! Chắc chắn từ đây nó phải được bảo tồn vĩnh cửu! Do vậy chúng ta phải làm gì để bảo tồn?
Chúng ta phải bảo quản chu đáo tránh để phế trệ như trước đây nhất là có thể theo thời gian mà nét chữ trên bia bị mờ hay mất nét (như bia lớn ở giữa); hoặc thiên tai làm cho bia sụp đỗ, nứt vỡ... Trước mắt chúng ta phải làm NHÀ CHO BIA VÀ KHÁNH (như vốn có trước đây, nay đã hư hỏng nặng như nhà để KHÁNH). Việc này, tuy rằng Đền Gôi đã được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa Cấp tỉnh nhưng việc bảo tồn gặp nhiều khó khan, nhất là về kinh phí sửa chữa! Rồi đây Họ ta phải chung sức với chính quyền địa phương để cùng bảo tồn di sản này. Tôi sẽ gửi bản “QUY ĐỊNH Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh trên địa bàn Hà Tĩnh” của UBND tỉnh Hà Tĩnh tới các Ban liên lạc họ Đinh ở các vùng miền để bà con bàn bạc và có kế hoạch giúp đỡ.
Tôi sẽ cố gắng chụp tốt toàn bộ lời văn khắc trên bia và sẽ nhờ người phiên âm và dịch hộ. Và cũng mong rằng những nhà nhiếp ảnh, những vị nghiên cứu thâm nho, cổ sử hãy từ phát hiện này mà bớt chút thì giờ về Đền Gôi điền dã để nghiên cứu. Chắc rằng nội dung nghiên cứu của quý vị về đề tài này là thú vị và bổ ích, có những phát hiện mới đóng góp quan trọng. Cũng mong các Sinh Viên làm luận văn Thạc sĩ Sử học cũng xem đây là đề tài tốt, mới, hấp dẫn để làm luận văn tốt nghiệp được chăng?
Cuối cùng, tôi tài hèn, sức mọn, nhưng với tấm lòng nhiệt huyết với những di sản của Tổ Tiên, của Lịch sử, vì lực bất tòng tâm, kính mong Quý vị ( nhất là bà con nội ngoại Họ Đinh xa gần, các Cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, các học giả...) hưởng ứng lời thỉnh cầu tâm huyết này! Xin đa tạ!
ĐINH NHO QUỲ
(Email: [email protected] ; Cellphone: 0973.536.965)
Sáng nay, như thường lệ, cứ đến ngày Sóc Vọng, tôi đều dậy sớm để dâng hương tại Nhà thờ Họ, sau đó tới dâng hương tại Đền Gôi – nơi thờ 4 vị PHÚC THẦN của dòng họ ta! Sau khi dâng hương và thỉnh 1 hồi 3 tiếng trên Khánh MẶC TRAI như thường lệ. Đang trầm tư theo tiếng vọng ngân của âm Khánh, tự dưng như có điều gì mách bảo, tôi liếc nhìn sang ô đối diện với nhà để Khánh thấy cỏ um tùm, thế là tôi sang và chợt nhớ ra ở đây có mấy cái BIA ĐÁ lâu ngày không ai để ý vì cứ cho rằng đó là những tấm bia ghi công đức của dân làng lúc xây Đền! Rồi lại nhớ đến câu thơ trong bài thơ của cụ HY TĂNG:
“…Rõ ràng BIA ký KHÁNH minh
Để cho con cháu tuân hành lưu xa…”
Tôi phân vân tự hỏi Khánh còn đó, vậy Bia thì đâu? Tôi vội vàng nhổ cỏ dại bới tìm và ...Ôi Trời ơi! Mấy chữ “Hoàng Triều VĨNH THỊNH VẠN VẠN NIÊN” hiện ra! Rồi tôi lại được thấy hiển linh mấy chữ nữa “...ĐINH NHO HOÀN... Chinh thất LÊ THỊ...”. Tôi trở ra vội để về nhà lấy các dụng cụ: Máy ảnh, liềm phát cỏ, giẻ chùi (tất nhiên tôi cẩn trọng là dung giẻ sạch), sơn trắng… rồi vội vã trở lại Đền. Tôi thư hương khấn bái: “xin cho con được ghi lại những dấu tích của Tiên Liệt đã dấu kín gần 300 năm nay”! Tôi tiến hành những công việc cần thiết và sau đó tôi chụp ảnh các mặt bia. Nhưng do quá lâu ngày chữ ko được rõ lắm, lại ở vị trí chụp quá chật nên tôi ko thể thao tác tốt được! Nay tôi lọc ra kịp thời vài tấm cơ bản và đưa lên đây để mọi người chia vui cùng tôi và cũng là để minh chứng rằng ĐÂY LÀ các bia (3 cái) của CỤ ĐINH NHO HOÀN làm vào các năm: Vĩnh Thịnh thứ năm (Kỉ Sửu) và năm Vĩnh Thịnh thứ tám (Nhâm Thìn).Kính thưa toàn thể bà con! Tại Đền Gôi, ngoài chiếc Khánh MẶC TRAI do Ngài Hoàng Giáp ĐINH NHO HOÀN tác tạo năm Vĩnh Thịnh thứ tám (Nhâm Thìn 1712) được đặt tại bên phải ngoài thượng điện của đền Gôi, còn có 3 chiếc bia bằng đá cũng do ngài tác tạo, viết lời kí trên các bia vào các nămVĩnh Thịnh thứ tư (Mậu Tý 1708); Vĩnh Thịnh thứ năm (Kỷ Sửu 1709) và Vĩnh Thịnh thứ tám (Nhâm Thìn 1712) đặt ở phía bên trái của Đền (đối diện với Khánh qua sân giữa thượng điện và trung điện). Nội dung khắc trên 3 bia này đã được Cụ Phó bảng Nguyễn Cự (thường gọi là cụ Bố Cự - nhạc phụ cụ Đinh Nho Dật đời 16 chi trưởng) dịch và sau đó được đưa vào gia phả Họ ĐINH NHO. Tiếc rằng không có bản phiên âm chữ Hán của văn bia! Trải qua bao thăng trầm của lịch sử - nhất là từ sau 1945 lại nay, mọi người chỉ còn nhớ đến KHÁNH, còn BIA thì bị lãng quên, nằm im lìm cho cỏ dại mọc đầy! Và từ đó Đền lại nhộn nhịp - không phải vì cúng bái tế lễ, mà là nơi hội họp của Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể trong mặt trận địa phương; là nơi Cơ quan Ấn loát về làm chỗ in bạc giấy Tài chính và các tài liệu quan trọng cho bên Công An; là nơi nhiều đêm rộn ràng nhộn nhịp “Có Khổ nói khổ, nông dân vùng lên!”, thời Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất! Nhưng lâu dài hơn cả là nơi làm việc, hội họp của Đảng và chính quyền, các đoàn thể của xã. Để có không gian làm việc rộng hơn, họ đã dựng thêm 1 cái nhà giữa trung điện và hạ điện, nối dài giữa 2 nhà để BIA và KHÁNH. Từ đó BIA lại càng mau bế trệ, cỏ mọc um tùm chẳng ai biết đến nữa! Mãi đến khi chính quyền có trụ sở mới khang trang, trả lại không gian cho Đền nhưng rồi người ta cũng chỉ nhớ đến KHÁNH, còn BIA thì vẫn cứ im lìm trong cỏ dại chẳng ai nhớ và nhắc tới cả! Thậm chí đoàn của Sở Văn Hóa về nghiên cứu lập hồ sơ công nhận Di Tích cho Đền cũng ko ai ngó ngàng đến! Viết đến đây tôi sực nhớ đến câu Kiều của cụ Nguyễn.
Rằng:
“...Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...”
Nhưng tôi cũng lại nhớ ngay đến 1 vế đối của cụ Đặng Trần Thường:
“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp THỜI THẾ, THẾ THỜI PHẢI THẾ”
Phải không quý vị?
Và sáng ngày mồng 1, tháng trọng thu (tháng 8), năm Quý Tỵ (năm 2013), DI CHỈ VĂN BIA PHÁT LỘ và vinh dự lớn lao là Tổ Tiên đã “chỉ định trao quyền công đầu” cho Tộc Trưởng Họ Đinh Nho! (cảm xúc và tiến trình như tôi đã kể ở trên) và tôi đã chụp ảnh, đưa tin cho tất cả bà con dòng Họ và bạn bè trên Facebook, sau đó “nghiên cứu” sơ bộ văn bia và có những suy nghĩ như sau:
1. Chắc chắn rằng nội dung các bài ký trên văn bia là của cụ Hoàng Giáp Mặc Trai ĐINH NHO HOÀN viết và thuê thợ mua bia, khắc chữ (cùng cộng sự là Chính Thất Phu nhân LÊ THỊ VỆ).
2. Thời gian viết văn bia là các năm Vĩnh Thịnh thứ tư (Mậu Tý 1708), Vĩnh Thịnh thứ năm (Kỷ Sửu 1709) và Vĩnh Thịnh thứ tám (Nhâm Thìn 1712) cùng với bài Minh khắc trên KHÁNH MẶC TRAI.
3. Đối chiếu với “HÀNH TRÌNH CÔNG TÁC” của Cụ (căn cứ theo tự thuật trong bài ký viết năm 1708) là:
- Năm 30 tuổi (Canh Thìn 1700) đậu Đệ nhị Giáp Tiến sĩ (Hoàng Giáp), sau đó được bổ vào Hàn Lâm Viện khoảng 2 năm (theo Ngô Đức Thọ).
- Tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1702) làm Tham chính Sơn Tây.
- Năm Giáp Thân (1704) làm Đốc trấn Cao Bình (Cao Bằng ngày nay).
- Đến năm Canh Dần (1710) được điều về Kinh làm đến chức Hữu Thị Lang Bộ Công và chức Thượng Bảo Tự Khanh cho đến trước ngày đi sứ Bắc quốc (theo Bùi Dương Lịch và Ngô Đức Thọ).
Từ những chứng cứ trên tôi nhận xét: Cụ viết bài bài ký “kể về gia thế, sự nghiệp ...” trong thời gian công vụ tại Cao Bằng và như vậy Cụ chỉ có thể gửi thư về nhà cho Lê phu nhân lo dùm những việc Cụ nói trong bài ký như hiến Ruông là Tự Điền ; cúng Tiền cho làng xây miếu thờ ..v..v… Vì như Cụ nói trong bài ký: “Tỉnh ấy giáp với nước Tàu, khí hậu lạnh lẽo, trông về quê hương như một hạt lúa, đường xa hơn ba nghìn dặm, đoái trông non cũ mây bạc xa xăm, hiu hắt gió thu, tin nhà vắng vẻ” (theo bản dịch của Cụ Bố Cự), thì rõ ràng Cụ không thể về quê trong thời gian này! Vậy thời gian thuê thợ khắc bia là thời gian nào? Theo “võ đoán” của tôi thì phải là sau khi được Vua triệu về kinh và làm cùng với Khánh Măc Trai? Căn cứ vào di chỉ “Vĩnh Thịnh Bát niên” có ghi lạc khoản trên bia chức “Thượng Bảo Tự Khanh” của Cụ.
4. Còn KHÁNH và BIA dựng lúc nào tại Đền? Chắc chắn là phải sau khi Cụ và Á Thất Phan thị mất Vua cho lập đền thờ thì BIA và KHÁNH mới được chuyển từ Am nhà tới Đền! Thậm chí rất muộn vì theo lời từ khắc trên cột đá của KHÁNH (cột đá này làm giá đỡ cho KHÁNH) thì là năm Cảnh Hưng thứ 17 (năm 1756) !!!
Đó là những cảm nhận ban đầu khi tôi được chính mình “SỜ MÓ TRỰC TIẾP” vào Di chỉ của Tổ Tiên! Mừng vui, suy ngẫm những niềm vui và những nỗi buồn!!! Và cuối cùng là NHỮNG ƯỚC VỌNG của tôi.
Di chỉ của Tổ Tiên đã PHÁT LỘ cho con cháu và người đời, sau hơn 300 năm (chính xác là 301 năm, từ: năm 1712 đến năm 2013 nhưng ít nhất là cũng gần 70 năm, tính từ năm 1945) “ẩn dấu thật sự” lại nay! Đây là một đặc ân vô cùng to lớn đối với tôi nói riêng và với cả dòng họ Đinh Nho nói chung! Nhưng thực sự đó LÀ NHỮNG CỔ VẬT VÔ GIÁ; LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, CỦA ĐẤT NƯỚC! Chắc chắn từ đây nó phải được bảo tồn vĩnh cửu! Do vậy chúng ta phải làm gì để bảo tồn?
Chúng ta phải bảo quản chu đáo tránh để phế trệ như trước đây nhất là có thể theo thời gian mà nét chữ trên bia bị mờ hay mất nét (như bia lớn ở giữa); hoặc thiên tai làm cho bia sụp đỗ, nứt vỡ... Trước mắt chúng ta phải làm NHÀ CHO BIA VÀ KHÁNH (như vốn có trước đây, nay đã hư hỏng nặng như nhà để KHÁNH). Việc này, tuy rằng Đền Gôi đã được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa Cấp tỉnh nhưng việc bảo tồn gặp nhiều khó khan, nhất là về kinh phí sửa chữa! Rồi đây Họ ta phải chung sức với chính quyền địa phương để cùng bảo tồn di sản này. Tôi sẽ gửi bản “QUY ĐỊNH Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh trên địa bàn Hà Tĩnh” của UBND tỉnh Hà Tĩnh tới các Ban liên lạc họ Đinh ở các vùng miền để bà con bàn bạc và có kế hoạch giúp đỡ.
Tôi sẽ cố gắng chụp tốt toàn bộ lời văn khắc trên bia và sẽ nhờ người phiên âm và dịch hộ. Và cũng mong rằng những nhà nhiếp ảnh, những vị nghiên cứu thâm nho, cổ sử hãy từ phát hiện này mà bớt chút thì giờ về Đền Gôi điền dã để nghiên cứu. Chắc rằng nội dung nghiên cứu của quý vị về đề tài này là thú vị và bổ ích, có những phát hiện mới đóng góp quan trọng. Cũng mong các Sinh Viên làm luận văn Thạc sĩ Sử học cũng xem đây là đề tài tốt, mới, hấp dẫn để làm luận văn tốt nghiệp được chăng?
Cuối cùng, tôi tài hèn, sức mọn, nhưng với tấm lòng nhiệt huyết với những di sản của Tổ Tiên, của Lịch sử, vì lực bất tòng tâm, kính mong Quý vị ( nhất là bà con nội ngoại Họ Đinh xa gần, các Cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, các học giả...) hưởng ứng lời thỉnh cầu tâm huyết này! Xin đa tạ!
Dưới đây là một số hình ảnh tôi thu thập được, xin chia sẻ cùng bà con
BIA bên trái
BIA bên phải
Toàn cảnh hệ thống BIA
Mặt sau BIA giữa
Mặt sau BIA giữa
Mặt sau của BIA bên trái
Mặt trước của BIA bên phải
Tiết Trung Thu - Mùa VU LAN- Quý Tỵ 2013ĐINH NHO QUỲ
(Email: [email protected] ; Cellphone: 0973.536.965)