Bản thảo
TỘC ƯỚC HỌ ĐINH ĐÔNG AN
Nhà nước có pháp luật, làng có hương ước, họ có tộc ước. Họ Đinh ta trước đây chưa có tộc ước bằng văn bản, song đời truyền tiếp đời còn để lại nền nếp gia phong, tục lệ như qui định những ngày giỗ chạp, ngày tế tổ tại từ đường, các chi phái tổ chức cúng giỗ các bậc tiền nhân ở từng chi, từng gia đình. Các gia đình đều có bàn thờ gia tiên. Thời bình cũng như thời chiến, thế hệ nào cũng có công lao đóng góp xây dựng bảo vệ quê hương đất nước, làm sáng danh dòng họ. Truyền thống của dòng họ Đinh Đông An là lấy tinh thần "Vì cốt nhục" “ Uống nước nhớ nguồn” làm phương châm xử thế. Tộc ước của dòng họ cũng dựa trên cơ sở truyền thống đó. Năm 2006 họ ta tôn tạo lại từ đường để phụng thờ tiên tổ, đồng thời cùng nhau xây dựng tộc ước. Tộc ước dựa theo luật pháp của nhà nước và những quy định hiện hành của địa phương, bao gồm các điều sau đây:
A. QUI ĐỊNH CHUNG :
I. THÀNH VIÊN TRONG HỌ ĐINH ĐÔNG AN:
1./ Tất cả mọi người có chung huyết thống thuộc dòng họ Đinh Đông An, Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định. Các con dâu, con rể, các con nuôi, dù trai hay gái được pháp luật công nhận đều là thành viên họ Đinh Đông An.
Là thành viên của dòng họ Đinh Đông An phải biết đặt "Lợi ích và danh dự Họ tộc" lên trên lợi ích cá nhân, gia đình, chi tộc, mãi mãi xứng đáng là "CON CHÁU DÒNG NHÀ ĐINH".
2./ Tất cảmọi thành viên trong họđều phải theo Tộc phả họ Đinh Đông An). Việc này là cần thiết để duy trì tôn ti, trật tự của dòng họ, củng cố lại thứ bậc tránh sự chia rẽ mất đoàn kết.
3. Đoàn kết giúp lẫn đỡ lẫn nhau, theo khả năng, giữ gìn gia phong và truyền thống tốt đẹp của họ Đinh.
4./ Dù có làm gì, ở đâu luôn nhớ rằng dòng họ Đinh là dòng họ nề nếp - Gia phong lấy đó mà tự hào, mà phấn đấu vươn lên - Quyết không làm điều gì tổn hại đến thanh danh dòng họ Đinh Đông An.
5./ Phải có tri thức: Mọi việc ở đời từ xây dựng bản thân, xây dựng gia đình, quê hương, xã hội đều bắt đầu từ con người. Con người như thế nào, thì gia đình, tộc họ, quê hương sẽ như thế ấy. Tuy nhiên, khi mới sinh ra tuyệt nhiên không ai có thể biết được ngay tất cả mọi thứ, mà phải lấy học làm đầu.人不學不知理“ Nhân bất học bất tri lý “ Không học, không thể có tri thức hoàn chỉnh. Vì vậy trong dòng nhà Đinh mọi người từ trai, gái, già trẻ , giàu nghèo đều phải học.
6./ Phải trau dồi đạo đức - Đó là đạo làm người: Phải chí công vô tư, phải lo trước cái lo của dòng họ, phải hưởng sau cái hưởng của cả dòng họ. Con người phải rèn luyện nhân cách, phải có đức, có tài. Đối với bản thân, với gia đình, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, dòng họ, xã hội… tất cả cần phải lấy "Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín" để làm gốc.
7./ Phải có thể lực: Có thể lực khoẻ mạnh mới có trí tuệ minh mẫn. Tuỳ theo lứa tuổi mà nuôi dưỡng, rèn luyện để xây dựng cuộc sống lành mạnh, trong sạch, mọi đam mê đều không nên thái quá.
II. DỰNG VỢ GẢ CHỒNG – XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH:
Hôn nhân là khởi điểm của gia đình, là sự phát triển của dòng tộc, nó ảnh hưởng đến tương lai của gia đình và cả họ vì vậy:
1./ Trai gái họ Đinh sinh sống trên mọi miền Tổ quốc Việt nam , bất kể nơi đâu, trong điều kiện nào, đều tuyệt đối không được lấy nhau làm vợ chồng. Đó là điều hết sức tối kỵ của họ Đinh Đông An chúng ta.
2./ Con trai, con gái cần phải chọn lựa lứa đôi. Được cha mẹ hai bên đồng tình, không ép buộc bán gả vì danh vọng địa vị tiền tài.
3./Phải có thời gian tìm hiểu kỹ càng, cần phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức hôn lễ.
4./ Phải có cuộc sống tự lập, có nghề nghiệp ổn định để xây dựng gia đình riêng.
5./ Trong cuộc sống phải biết kính trên, nhường dưới. Hết lòng giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc gia đình, biết phụng thờ cha mẹ, tổ tiên, quan tâm đến anh em, con cháu, dòng họ.
6./ Không tổ chức cưới hỏi linh đình. Lấy thuận vợ, thuận chồng làm nền tảng của gia đình.
7./ Cưới hỏi: Một đời chỉ có một lần. Đây là lần ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời đôi vợ chồng trẻ, đây là việc hỷ cho nên cần phải thanh lịch - tiết kiệm, tạo dấu ấn cho đôi vợ chồng trẻ ý thức trách nhiệm làm bố, làm mẹ. Đó là phương châm của lễ tân hôn cho mọi gia đình, không nên «ăn một giờ ba năm trả nợ ». Hạnh phúc lứa đôi gắn liền với trách nhiệm "Dâu hiền, Rể thảo" đối với gia đình dòng họ.
8/ Khi lấy vợ hoặc lấy chồng phải có lễ cáo tổ , khai rõ họ tên vợ, chồng đời thứ mấy thuộc chi nào, để kịp thời bổ sung ghi vào tộc phả .
III./ QUAN HỆ CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH:
Tam đại, Tứ đại đồng dưỡng đó là truyền thống quý báu, đó là gia đình đại phúc. Muốn được như vậy phải :
1. / Làm con có hiếu, làm dâu hiền rể thảo, làm con cháu phải tôn kính ông bà, là ông bà phải là tấm gương soi cho con cháu.
2. / Lấy 十恩父母"Thập ân phụ mẫu" làm nội dung trong mối quan hệ đối với ông bà cha mẹ.
3. / Là con, là cháu luôn suy nghĩ đã làm được gì để báo đáp thâm ân . Đã làm việc gì dù nhỏ nhất cũng không làm cho cha mẹ buồn khổ.
4./ ông bà, cha mẹ, cần phải lấy tấm gương nhân hậu, lòng vị tha để con cháu noi theo.
IV. MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VỚI HỌ HÀNG:
1./ Nói đến họ mạc là nói mối quan hệ cùng huyết thống từ đời này qua đời khác, có thể sống trong một làng, một huyện, một tỉnh, trong phạm vi cả nước hay ở nước ngoài. Gia đình là thành viên tích cực quyết định sự tồn tại và phát triển thịnh vượng của dòng họ, nên cần phải đóng góp công sức của mình để xây dựng hạnh phúc cho cả bản thân gia đình mình và cho cả dòng họ. Khi đăng ký khai sinh phải có lễ đến cáo tổ và đóng góp vào quĩ họ : sinh con trai là 100 nghìn đồng, sinh con gái là 50 nghìn đồng). Thời gian vào hai tiết 15 tháng giêng và 15 tháng 7 theo âm lịch hằng năm.(Khi giá tiền thay đổi Hội đồng gia tộc sẽ điều chỉnh cho hợp lý).
2./ Là con cháu của họ Đinh phải có trách nhiệm chăm lo mọi việc trong các ngày xuân, thu tế lễ, chạp mộ, trong các việc tang hiếu. Đặc biệt đối các cụ, các ông hàng trên phải gương mẫu thực hiện và động viên con cháu làm theo.
3./ Mọi sự bất hoà phải được dàn xếp trong dòng họ, Chi, Nhánh, thấm tình máu mủ, ruột rà, lấy truyền thống nhân nghĩa mà giải quyết việc bất hoà.
4./ Khi có người thân qua đời: gia đình có lễ đến cáo tổ, xin họ có lễ đến phúng viếng: Là trai, dâu, gái họ thì toàn họ tập trung phúng viếng, có chiêng trống tiễn biệt, bức trướng của họ và tiền hương, nến là năm mươi nghìn đồng. Các đối tượng khác như: Trai - gái xin họ trả nghĩa cho bố mẹ vợ, bố mẹ chồng – và rể họ, phải có lễ và tiền đặt lễ là 200.000đ trong đó trích lại 30.000đ hương nến còn lại họ mua bước trướng và đặt lễ phúng viếng thuộc chi phái nào chi phái đó chủ động tổ chức phúng viếng, có đại diện của hội đồng gia tộc cùng tham gia. Tiền lễ viếng giá trị ba mươi nghìn đồng.
5./ Những đinh không có người kế thế, thờ tự được đưa vào từ đường để phụng sự.
6/ Để phục vụ cho việc thăm hỏi, phúng viếng khuyến học mừng thọ, hương nến các tuần tiết cũng như các tuần lễ lớn ( rằm tháng giêng, rằm tháng 7, lễ tế tổ bên Đông Nhuế - Thái bình mỗi đinh họ đóng quí 100.000đ. Khi sử dụng hết quĩ, Ban thường trực xin ý Hội đồng gia tộc cho đóng góp bổ sung.
V. MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ CÁC HỌ KHÁC:
Bao đời nay, ở làng Đông An dòng họ Đinh làm ăn, sinh sống cùng với nhiều dòng họ khác và cũng từ đó mới nảy sinh các quan hệ giao lưu tình cảm, giao lưu văn hoá giữa các thế hệ thanh niên trong các họ mà hình thành nhân duyên. Cho nên nhiều đời, đã dựng vợ gả chồng giữa nam, nữ thanh niên các tộc họ trong làng với nhau. Từ đó hình thành mối quan hệ Nội - Ngoại. Ở đâu cũng là bà con, phía nào cũng là anh em, tạo cho tình làng, nghĩa xóm, cho quan hệ dòng họ Đinh với các dòng tộc khác thành mối quan hệ thân thiện.
1. / Quan hệ giữa các họ tạo nên tình đoàn kết keo sơn, tình làng nghĩa xóm sâu đậm. Các thế hệ dòng họ Đinh cần nhận rõ điều này mà trân trọng giữ gìn cho thanh danh của dòng họ và duy trì một nét đẹp truyền thống trong Tộc ước.
2./ Tất cả đều là anh em, là bà con nội ngoại, mọi quan hệ, mọi bất đồng xảy ra dựa trên cơ sở tình cảm gắn bó mà giải quyết.
VI. TỔ CHỨC TẾ LỄ :
Họ Đinh chúng ta bao đời nay đều có tế tổ đầu xuân, đó là một trong những nét đẹp truyền thống văn hoá của dòng họ mang đậm đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây ". Vì vậy, cần thực hiện tốt các việc sau:
1./ Ngày tế tổ đầu xuân: cứ vào ngày 14 và 15 tháng giêng hằng năm tất cả con cháu trong họ phải về dự lễ dâng hương. Đối với trai họ phải có mặt tại từ đường trước giờ khai mạc (7 giờ 30 ngày mười rằm tháng giêng ) trừ những người được phân công vào việc biện lễ. Con cháu họ Đinh ở xa phải tổ chức cúng vọng tại nơi cư trú.
2./ Trân trọng các mối quan hệ, quy định chung, tục lệ đã được duy trì lâu nay trong lễ tế tổ đầu xuân, lễ Vu lan rằm tháng bảy...
B./ QUI ĐỊNH CỤ THỂ :
1 / Nghĩa vụ, quyền hạn các Đinh trong họ :
Tất cả con trai họ, con trai nuôi họ hợp pháp đã được ghi tên trong tộc phả thì đều có nghĩa vụ đóng góp như nhau, nhất là những việc như mua sắm tài sản, đồ thờ tự, xây dựng tôn tạo, trùng tu nơi thờ tự : Từ đường, mộ tổ, mở rộng khu thờ tự … ( Những trai họ qua đời, thì người vợ có trách nhiệm như một suất đinh. Những trường hợp khó khăn như già cả, kinh tế khó khăn được miễn đóng góp, tuỳ từng thời điểm Hội đồng gia tộc có quyết định cụ thể. Con gái họ và cháu ngoại tuỳ tâm.)
2/ Chức năng Hội đồng gia tộc :
+ Được toàn họ tiến cử, là tổ chức cao nhất của họ có trách nhiệm, đề ra chủ trương biện pháp giải quyết công việc lớn trong họ, hợp với nguyện vọng chính đáng của toàn họ, trên tinh thần bàn bạc dân chủ, tập trung.
+ Hội đồng gia tôc có thẩm quyền thay đổi sửa đổi Tộc ước cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử phát triển của dòng họ.
+ Hội đồng gia tộc cử ra :
-Trưởng họ, các trưởng chi, phái trong họ.
-Các tiểu ban như: Ban khuyến học, khuyến tài, kế toán , thủ kỹ .
-Tiểu ban ghi chép Tộc phả, tuyên truyền.
-Tiểu Ban khánh tiết lễ hội.
3/ Ban Thường trực Hội đồng gia tộc :
Do Hội đồng gia tộc phân công cử ra, có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng gia tộc về việc họ, thay mặt hội đồng gia tộc giải quyết những việc xảy ra, lắng nghe nguyện vọng của mọi thành viên trong họ, đệ trình với hội đồng gia tộc, Trưởng họ kiêm Trưởng Ban chịu trách nhiệm chính.
4/ Chức năng và nhiệm của trưởng họ :
Trưởng họ là con trưởng của ngành trưởng, chi trưởng, song Trưởng họ không nhất thiết phải là con trưởng, phải là đinh thuộc hàng kế thế gần nhất với con trưởng. Có sức khoẻ, có tín nhiệm đối với dòng họ, có trình độ hiểu biết, có khả năng điều hành quản lý việc họ do hội đồng gia tộc thông qua, hội nghị toàn họ quyết định.(Trưởng họ là ông Đinh Văn Thế đời thứ 11).
Trưởng họ được thay mặt cho HĐGT ký các văn bản, giải quyết các công việc của họ theo quyết định của Hội đồng gia tộc đề ra.
Trực tiếp quản lý, trông coi, từ đường, bảo quản tài sản chung của họ, phụng sự nhang đăng đầy đủ trong những ngày lễ tiết .
Đăng ký vào sổ những trai, gái hằng năm sinh thêm, râu rể họ hằng năm đăng ký kết hôn, vào sổ họ và những trai, dâu họ qua đời, để kịp thời bổ sung vào tộc phả.
5/ Chức năng trưởng chi, trưởng phái :
Trưởng chi, các giài, phái họ không nhất thiết phải là con trưởng của chi, giài, phái, dù đang hiện đang giữ chân nhang từng chi, phái , giài, mình , mà phải có sức khoẻ, có tín nhiệm đối với chi, phái mình, có khả năng điều hành quản lý việc chung, có nhiệt tình, tâm huyết với họ, do chi, phái bầu ra và được Hội đồng gia tộc nhất tri thông qua. Có trách nhiệm triển khai nghị quyết của Hội đồng gia tộc đến mọi thành viên trong họ cùng thực hiện.
6/ Tổ chức tế lễ :
Hằng năm tổ chức tế tổ và cúng tổ vào tiết xuân – thu :
a/ Tế tổ đầu xuân : Năm năm tổ chức tập trung tế tổ toàn họ tại từ đường một lần, vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, (Tổ chức vào những năm có số cuối là năm và chẵn mười), để các chi, các giài phái, các đinh trong họ nhận biết nhau, còn những năm khác các chi tiến lễ xong về các chi thụ lộc tại từng chi. Tất cả con cháu phải góp lễ theo qui định từng năm .
b/ Ngày 15 tháng 7 (âm Lịch) Lễ Vu lan, xá tội vong ân, ngày để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo của mình với các bậc tiền nhân, do điều kiện chưa cho phép vì vậy chỉ có trai họ, dâu họ khi chồng quá cố) cùng các gia đình đã đưa chân nhang ông bà, bố mẹ về từ đường theo giỗ. Các đinh cùng nhau bàn bạc, quyết định những việc lớn. Hội đồng gia tộc tổ chức phát thưởng cho các thành viên trong họ đạt kết quả cao trong học tập. Tôn vinh các thành viên trong họ đạt bằng học vị cao, hoặc được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo các ngành, các cấp.
Tổ chức mừng thọ các cụ tuổi 80, 90 đến 100. Tổ chức hợp tự theo gia lễ ngũ đại mai thần chủ (Họ có bức trướng và quà chúc thọ các cụ) Ngoài việc tổ chức theo xã hội đến ngày xuân tế tổ các cụ có lễ về từ đường tri ân tiên tổ.
c/ Cứ năm năm các chi, phái thông kê các thành viên trong họ phát sinh (sinh, tử- kết hôn…) bổ sung để ghi vào Tộc phả của họ.
Tộc ước đã được Hội đồng gia tộc thông qua trình trước họ ngày 06 tháng 02 năm 2012 tức ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Thìn ), được toàn họ nhất trí. Mọi thành viên trong họ phải nghiêm túc thưc hiện để trở thành nền nếp cho con cháu mai sau. Để họ ta thịnh đạt muôn đời, muôn người như một, cùng nhau xây dựng một dòng họ đoàn kết, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên , ông cha chúng ta để lại.
C/ ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN:
1/ Hội đồng gia tộc tổ chức thực hiện Tộc ước này kể từ ngày ký,
2/ Mọi thành viên trong họ nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản trên. Thành viên nào vi phạm những điều trong tộc ước, Hội đồng gia tộc xem xét cụ thể, giải quyết có tình có lý.
Đông An ngày 06 tháng 02 năm 2012
TM Hội đồng gia tộc họ Đinh Đông An
Trưởng họ
Đinh Văn Thế
Soạn giả Đinh Xuân Vinh
TỘC ƯỚC HỌ ĐINH ĐÔNG AN
Nhà nước có pháp luật, làng có hương ước, họ có tộc ước. Họ Đinh ta trước đây chưa có tộc ước bằng văn bản, song đời truyền tiếp đời còn để lại nền nếp gia phong, tục lệ như qui định những ngày giỗ chạp, ngày tế tổ tại từ đường, các chi phái tổ chức cúng giỗ các bậc tiền nhân ở từng chi, từng gia đình. Các gia đình đều có bàn thờ gia tiên. Thời bình cũng như thời chiến, thế hệ nào cũng có công lao đóng góp xây dựng bảo vệ quê hương đất nước, làm sáng danh dòng họ. Truyền thống của dòng họ Đinh Đông An là lấy tinh thần "Vì cốt nhục" “ Uống nước nhớ nguồn” làm phương châm xử thế. Tộc ước của dòng họ cũng dựa trên cơ sở truyền thống đó. Năm 2006 họ ta tôn tạo lại từ đường để phụng thờ tiên tổ, đồng thời cùng nhau xây dựng tộc ước. Tộc ước dựa theo luật pháp của nhà nước và những quy định hiện hành của địa phương, bao gồm các điều sau đây:
A. QUI ĐỊNH CHUNG :
I. THÀNH VIÊN TRONG HỌ ĐINH ĐÔNG AN:
1./ Tất cả mọi người có chung huyết thống thuộc dòng họ Đinh Đông An, Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định. Các con dâu, con rể, các con nuôi, dù trai hay gái được pháp luật công nhận đều là thành viên họ Đinh Đông An.
Là thành viên của dòng họ Đinh Đông An phải biết đặt "Lợi ích và danh dự Họ tộc" lên trên lợi ích cá nhân, gia đình, chi tộc, mãi mãi xứng đáng là "CON CHÁU DÒNG NHÀ ĐINH".
2./ Tất cảmọi thành viên trong họđều phải theo Tộc phả họ Đinh Đông An). Việc này là cần thiết để duy trì tôn ti, trật tự của dòng họ, củng cố lại thứ bậc tránh sự chia rẽ mất đoàn kết.
3. Đoàn kết giúp lẫn đỡ lẫn nhau, theo khả năng, giữ gìn gia phong và truyền thống tốt đẹp của họ Đinh.
4./ Dù có làm gì, ở đâu luôn nhớ rằng dòng họ Đinh là dòng họ nề nếp - Gia phong lấy đó mà tự hào, mà phấn đấu vươn lên - Quyết không làm điều gì tổn hại đến thanh danh dòng họ Đinh Đông An.
5./ Phải có tri thức: Mọi việc ở đời từ xây dựng bản thân, xây dựng gia đình, quê hương, xã hội đều bắt đầu từ con người. Con người như thế nào, thì gia đình, tộc họ, quê hương sẽ như thế ấy. Tuy nhiên, khi mới sinh ra tuyệt nhiên không ai có thể biết được ngay tất cả mọi thứ, mà phải lấy học làm đầu.人不學不知理“ Nhân bất học bất tri lý “ Không học, không thể có tri thức hoàn chỉnh. Vì vậy trong dòng nhà Đinh mọi người từ trai, gái, già trẻ , giàu nghèo đều phải học.
6./ Phải trau dồi đạo đức - Đó là đạo làm người: Phải chí công vô tư, phải lo trước cái lo của dòng họ, phải hưởng sau cái hưởng của cả dòng họ. Con người phải rèn luyện nhân cách, phải có đức, có tài. Đối với bản thân, với gia đình, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, dòng họ, xã hội… tất cả cần phải lấy "Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín" để làm gốc.
7./ Phải có thể lực: Có thể lực khoẻ mạnh mới có trí tuệ minh mẫn. Tuỳ theo lứa tuổi mà nuôi dưỡng, rèn luyện để xây dựng cuộc sống lành mạnh, trong sạch, mọi đam mê đều không nên thái quá.
II. DỰNG VỢ GẢ CHỒNG – XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH:
Hôn nhân là khởi điểm của gia đình, là sự phát triển của dòng tộc, nó ảnh hưởng đến tương lai của gia đình và cả họ vì vậy:
1./ Trai gái họ Đinh sinh sống trên mọi miền Tổ quốc Việt nam , bất kể nơi đâu, trong điều kiện nào, đều tuyệt đối không được lấy nhau làm vợ chồng. Đó là điều hết sức tối kỵ của họ Đinh Đông An chúng ta.
2./ Con trai, con gái cần phải chọn lựa lứa đôi. Được cha mẹ hai bên đồng tình, không ép buộc bán gả vì danh vọng địa vị tiền tài.
3./Phải có thời gian tìm hiểu kỹ càng, cần phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức hôn lễ.
4./ Phải có cuộc sống tự lập, có nghề nghiệp ổn định để xây dựng gia đình riêng.
5./ Trong cuộc sống phải biết kính trên, nhường dưới. Hết lòng giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc gia đình, biết phụng thờ cha mẹ, tổ tiên, quan tâm đến anh em, con cháu, dòng họ.
6./ Không tổ chức cưới hỏi linh đình. Lấy thuận vợ, thuận chồng làm nền tảng của gia đình.
7./ Cưới hỏi: Một đời chỉ có một lần. Đây là lần ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời đôi vợ chồng trẻ, đây là việc hỷ cho nên cần phải thanh lịch - tiết kiệm, tạo dấu ấn cho đôi vợ chồng trẻ ý thức trách nhiệm làm bố, làm mẹ. Đó là phương châm của lễ tân hôn cho mọi gia đình, không nên «ăn một giờ ba năm trả nợ ». Hạnh phúc lứa đôi gắn liền với trách nhiệm "Dâu hiền, Rể thảo" đối với gia đình dòng họ.
8/ Khi lấy vợ hoặc lấy chồng phải có lễ cáo tổ , khai rõ họ tên vợ, chồng đời thứ mấy thuộc chi nào, để kịp thời bổ sung ghi vào tộc phả .
III./ QUAN HỆ CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH:
Tam đại, Tứ đại đồng dưỡng đó là truyền thống quý báu, đó là gia đình đại phúc. Muốn được như vậy phải :
1. / Làm con có hiếu, làm dâu hiền rể thảo, làm con cháu phải tôn kính ông bà, là ông bà phải là tấm gương soi cho con cháu.
2. / Lấy 十恩父母"Thập ân phụ mẫu" làm nội dung trong mối quan hệ đối với ông bà cha mẹ.
3. / Là con, là cháu luôn suy nghĩ đã làm được gì để báo đáp thâm ân . Đã làm việc gì dù nhỏ nhất cũng không làm cho cha mẹ buồn khổ.
4./ ông bà, cha mẹ, cần phải lấy tấm gương nhân hậu, lòng vị tha để con cháu noi theo.
IV. MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VỚI HỌ HÀNG:
1./ Nói đến họ mạc là nói mối quan hệ cùng huyết thống từ đời này qua đời khác, có thể sống trong một làng, một huyện, một tỉnh, trong phạm vi cả nước hay ở nước ngoài. Gia đình là thành viên tích cực quyết định sự tồn tại và phát triển thịnh vượng của dòng họ, nên cần phải đóng góp công sức của mình để xây dựng hạnh phúc cho cả bản thân gia đình mình và cho cả dòng họ. Khi đăng ký khai sinh phải có lễ đến cáo tổ và đóng góp vào quĩ họ : sinh con trai là 100 nghìn đồng, sinh con gái là 50 nghìn đồng). Thời gian vào hai tiết 15 tháng giêng và 15 tháng 7 theo âm lịch hằng năm.(Khi giá tiền thay đổi Hội đồng gia tộc sẽ điều chỉnh cho hợp lý).
2./ Là con cháu của họ Đinh phải có trách nhiệm chăm lo mọi việc trong các ngày xuân, thu tế lễ, chạp mộ, trong các việc tang hiếu. Đặc biệt đối các cụ, các ông hàng trên phải gương mẫu thực hiện và động viên con cháu làm theo.
3./ Mọi sự bất hoà phải được dàn xếp trong dòng họ, Chi, Nhánh, thấm tình máu mủ, ruột rà, lấy truyền thống nhân nghĩa mà giải quyết việc bất hoà.
4./ Khi có người thân qua đời: gia đình có lễ đến cáo tổ, xin họ có lễ đến phúng viếng: Là trai, dâu, gái họ thì toàn họ tập trung phúng viếng, có chiêng trống tiễn biệt, bức trướng của họ và tiền hương, nến là năm mươi nghìn đồng. Các đối tượng khác như: Trai - gái xin họ trả nghĩa cho bố mẹ vợ, bố mẹ chồng – và rể họ, phải có lễ và tiền đặt lễ là 200.000đ trong đó trích lại 30.000đ hương nến còn lại họ mua bước trướng và đặt lễ phúng viếng thuộc chi phái nào chi phái đó chủ động tổ chức phúng viếng, có đại diện của hội đồng gia tộc cùng tham gia. Tiền lễ viếng giá trị ba mươi nghìn đồng.
5./ Những đinh không có người kế thế, thờ tự được đưa vào từ đường để phụng sự.
6/ Để phục vụ cho việc thăm hỏi, phúng viếng khuyến học mừng thọ, hương nến các tuần tiết cũng như các tuần lễ lớn ( rằm tháng giêng, rằm tháng 7, lễ tế tổ bên Đông Nhuế - Thái bình mỗi đinh họ đóng quí 100.000đ. Khi sử dụng hết quĩ, Ban thường trực xin ý Hội đồng gia tộc cho đóng góp bổ sung.
V. MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ CÁC HỌ KHÁC:
Bao đời nay, ở làng Đông An dòng họ Đinh làm ăn, sinh sống cùng với nhiều dòng họ khác và cũng từ đó mới nảy sinh các quan hệ giao lưu tình cảm, giao lưu văn hoá giữa các thế hệ thanh niên trong các họ mà hình thành nhân duyên. Cho nên nhiều đời, đã dựng vợ gả chồng giữa nam, nữ thanh niên các tộc họ trong làng với nhau. Từ đó hình thành mối quan hệ Nội - Ngoại. Ở đâu cũng là bà con, phía nào cũng là anh em, tạo cho tình làng, nghĩa xóm, cho quan hệ dòng họ Đinh với các dòng tộc khác thành mối quan hệ thân thiện.
1. / Quan hệ giữa các họ tạo nên tình đoàn kết keo sơn, tình làng nghĩa xóm sâu đậm. Các thế hệ dòng họ Đinh cần nhận rõ điều này mà trân trọng giữ gìn cho thanh danh của dòng họ và duy trì một nét đẹp truyền thống trong Tộc ước.
2./ Tất cả đều là anh em, là bà con nội ngoại, mọi quan hệ, mọi bất đồng xảy ra dựa trên cơ sở tình cảm gắn bó mà giải quyết.
VI. TỔ CHỨC TẾ LỄ :
Họ Đinh chúng ta bao đời nay đều có tế tổ đầu xuân, đó là một trong những nét đẹp truyền thống văn hoá của dòng họ mang đậm đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây ". Vì vậy, cần thực hiện tốt các việc sau:
1./ Ngày tế tổ đầu xuân: cứ vào ngày 14 và 15 tháng giêng hằng năm tất cả con cháu trong họ phải về dự lễ dâng hương. Đối với trai họ phải có mặt tại từ đường trước giờ khai mạc (7 giờ 30 ngày mười rằm tháng giêng ) trừ những người được phân công vào việc biện lễ. Con cháu họ Đinh ở xa phải tổ chức cúng vọng tại nơi cư trú.
2./ Trân trọng các mối quan hệ, quy định chung, tục lệ đã được duy trì lâu nay trong lễ tế tổ đầu xuân, lễ Vu lan rằm tháng bảy...
B./ QUI ĐỊNH CỤ THỂ :
1 / Nghĩa vụ, quyền hạn các Đinh trong họ :
Tất cả con trai họ, con trai nuôi họ hợp pháp đã được ghi tên trong tộc phả thì đều có nghĩa vụ đóng góp như nhau, nhất là những việc như mua sắm tài sản, đồ thờ tự, xây dựng tôn tạo, trùng tu nơi thờ tự : Từ đường, mộ tổ, mở rộng khu thờ tự … ( Những trai họ qua đời, thì người vợ có trách nhiệm như một suất đinh. Những trường hợp khó khăn như già cả, kinh tế khó khăn được miễn đóng góp, tuỳ từng thời điểm Hội đồng gia tộc có quyết định cụ thể. Con gái họ và cháu ngoại tuỳ tâm.)
2/ Chức năng Hội đồng gia tộc :
+ Được toàn họ tiến cử, là tổ chức cao nhất của họ có trách nhiệm, đề ra chủ trương biện pháp giải quyết công việc lớn trong họ, hợp với nguyện vọng chính đáng của toàn họ, trên tinh thần bàn bạc dân chủ, tập trung.
+ Hội đồng gia tôc có thẩm quyền thay đổi sửa đổi Tộc ước cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử phát triển của dòng họ.
+ Hội đồng gia tộc cử ra :
-Trưởng họ, các trưởng chi, phái trong họ.
-Các tiểu ban như: Ban khuyến học, khuyến tài, kế toán , thủ kỹ .
-Tiểu ban ghi chép Tộc phả, tuyên truyền.
-Tiểu Ban khánh tiết lễ hội.
3/ Ban Thường trực Hội đồng gia tộc :
Do Hội đồng gia tộc phân công cử ra, có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng gia tộc về việc họ, thay mặt hội đồng gia tộc giải quyết những việc xảy ra, lắng nghe nguyện vọng của mọi thành viên trong họ, đệ trình với hội đồng gia tộc, Trưởng họ kiêm Trưởng Ban chịu trách nhiệm chính.
4/ Chức năng và nhiệm của trưởng họ :
Trưởng họ là con trưởng của ngành trưởng, chi trưởng, song Trưởng họ không nhất thiết phải là con trưởng, phải là đinh thuộc hàng kế thế gần nhất với con trưởng. Có sức khoẻ, có tín nhiệm đối với dòng họ, có trình độ hiểu biết, có khả năng điều hành quản lý việc họ do hội đồng gia tộc thông qua, hội nghị toàn họ quyết định.(Trưởng họ là ông Đinh Văn Thế đời thứ 11).
Trưởng họ được thay mặt cho HĐGT ký các văn bản, giải quyết các công việc của họ theo quyết định của Hội đồng gia tộc đề ra.
Trực tiếp quản lý, trông coi, từ đường, bảo quản tài sản chung của họ, phụng sự nhang đăng đầy đủ trong những ngày lễ tiết .
Đăng ký vào sổ những trai, gái hằng năm sinh thêm, râu rể họ hằng năm đăng ký kết hôn, vào sổ họ và những trai, dâu họ qua đời, để kịp thời bổ sung vào tộc phả.
5/ Chức năng trưởng chi, trưởng phái :
Trưởng chi, các giài, phái họ không nhất thiết phải là con trưởng của chi, giài, phái, dù đang hiện đang giữ chân nhang từng chi, phái , giài, mình , mà phải có sức khoẻ, có tín nhiệm đối với chi, phái mình, có khả năng điều hành quản lý việc chung, có nhiệt tình, tâm huyết với họ, do chi, phái bầu ra và được Hội đồng gia tộc nhất tri thông qua. Có trách nhiệm triển khai nghị quyết của Hội đồng gia tộc đến mọi thành viên trong họ cùng thực hiện.
6/ Tổ chức tế lễ :
Hằng năm tổ chức tế tổ và cúng tổ vào tiết xuân – thu :
a/ Tế tổ đầu xuân : Năm năm tổ chức tập trung tế tổ toàn họ tại từ đường một lần, vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, (Tổ chức vào những năm có số cuối là năm và chẵn mười), để các chi, các giài phái, các đinh trong họ nhận biết nhau, còn những năm khác các chi tiến lễ xong về các chi thụ lộc tại từng chi. Tất cả con cháu phải góp lễ theo qui định từng năm .
b/ Ngày 15 tháng 7 (âm Lịch) Lễ Vu lan, xá tội vong ân, ngày để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo của mình với các bậc tiền nhân, do điều kiện chưa cho phép vì vậy chỉ có trai họ, dâu họ khi chồng quá cố) cùng các gia đình đã đưa chân nhang ông bà, bố mẹ về từ đường theo giỗ. Các đinh cùng nhau bàn bạc, quyết định những việc lớn. Hội đồng gia tộc tổ chức phát thưởng cho các thành viên trong họ đạt kết quả cao trong học tập. Tôn vinh các thành viên trong họ đạt bằng học vị cao, hoặc được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo các ngành, các cấp.
Tổ chức mừng thọ các cụ tuổi 80, 90 đến 100. Tổ chức hợp tự theo gia lễ ngũ đại mai thần chủ (Họ có bức trướng và quà chúc thọ các cụ) Ngoài việc tổ chức theo xã hội đến ngày xuân tế tổ các cụ có lễ về từ đường tri ân tiên tổ.
c/ Cứ năm năm các chi, phái thông kê các thành viên trong họ phát sinh (sinh, tử- kết hôn…) bổ sung để ghi vào Tộc phả của họ.
Tộc ước đã được Hội đồng gia tộc thông qua trình trước họ ngày 06 tháng 02 năm 2012 tức ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Thìn ), được toàn họ nhất trí. Mọi thành viên trong họ phải nghiêm túc thưc hiện để trở thành nền nếp cho con cháu mai sau. Để họ ta thịnh đạt muôn đời, muôn người như một, cùng nhau xây dựng một dòng họ đoàn kết, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên , ông cha chúng ta để lại.
C/ ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN:
1/ Hội đồng gia tộc tổ chức thực hiện Tộc ước này kể từ ngày ký,
2/ Mọi thành viên trong họ nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản trên. Thành viên nào vi phạm những điều trong tộc ước, Hội đồng gia tộc xem xét cụ thể, giải quyết có tình có lý.
Đông An ngày 06 tháng 02 năm 2012
TM Hội đồng gia tộc họ Đinh Đông An
Trưởng họ
Đinh Văn Thế
Soạn giả Đinh Xuân Vinh