Ngày Mười Một tháng Giêng năm Ất Mùi, tức ngày mùng Một tháng Ba năm 2015 (tức năm 2.559 Phật lịch), Ban LL họ Đinh Việt Nam đã tổ chức cho bà con họ Đinh các tỉnh thành ở phía bắc thực hiện chuyến hành hương với tên gọi ‘Du Xuân về cội nguồn’ để dâng hương lên đức Đại Thắng Minh Hoàng đế, Pháp hiệu Cồ Thành, người sáng lập và là Hoàng đế nước Đại Cồ Việt, xây dựng nên Nhà nước Phong kiến Tập quyền thống nhất đầy đủ đầu tiên của nước ta, chấm dứt triệt để chế độ ‘ngàn năm Bắc thuộc’ của phong kiến phương bắc.
Đoàn do Phó Giáo sư Tiến sỹ Đinh Ngọc Hiện, Phó trưởng ban Thường trực Ban LL họ Đinh VN dẫn đầu cùng các vị:
Đinh Mạnh Hùng Phó Ban LL; Đinh Văn Đạt, Uỷ viên Ban LL kiêm Trưởng Tiểu ban Lịch sử; Đinh Văn Thuận, trưởng Tiểu ban Doanh Nhân; Đinh Văn Hiến, Trưởng Tiểu ban Thông tin và Tin học; Đinh Thị Thu Hoài, Trưởng Tiểu ban Ngân sách, Đinh Thị Thu Hằng, Trưởng Tiểu ban Tâm Linh… và nhiều vị khác của Ban LL họ Đinh VN… đã tổ chức chuyến Du Xuân về cội nguồn của họ Đinh VN về Cố Đô Hoa Lư để dâng hương lên đức Đại Thắng Minh Hoàng đế nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Mùi (2015).
Tham gia đoàn dâng hương lên vua Đinh có đại diện của bà con các Chi họ Đinh ở khắp các huyện thị của Ninh Bình đã tập trung về nhập với đoàn của Ban LL họ Đinh VN để dâng hương lên Đinh Tiên Hoàng đế.
Ngoài ra còn có: đoàn bà con họ Đinh Thủ đô Hà Nội, đông đến 30 người là hậu duệ của các đại quan, tướng lĩnh họ Đinh đã định cư ở kinh thành Thăng Long qua các triều Lý, Trần và hậu Lê…nay háo hức về dâng hương lên Vua Đinh và tiên tổ.
Đoàn họ Đinh tỉnh Hoà Bình do các ông Đinh Quốc Liêm, Thường vụ tỉnh uỷ, Trưởng ban Nội chính tỉnh; Đinh Văn Dực, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Đinh Đăng Lượng, nguyên Chủ tich Hội đồng Nhân dân, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hoà Bình, đại diện cho hậu duệ của đại Lang Đinh Phúc Trí, người con trưởng của Nam Việt vương Đinh Liễn, sau khi cha và ông bị giết đã được quần thần đưa về Mường Bi định cư…rồi dân dần trở thành một dòng họ quý tộc của tộc người Mường. Những hậu duệ của cả Đại Lang Đinh Phúc Trí là những người đến Lăng Hoàng Tổ sớm nhất, khấp khởi chò mong để được dâng hương lên Tiên Tổ của mình…
Đoàn họ Đinh tỉnh Thanh Hoá do các ông bà: Đinh Tiên Phong, Phó bí thư Tỉnh uỷ; Đinh Viết Ba, nguyên Phó ban Tuyên giáo tỉnh; Đinh Thị Cẩm Vân, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh; Đinh Văn Xuân, Phó Bí thư huyện Như Xuân; Đinh Yên Hà, phó trưởng Công an huyện Như Xuân; Đinh Ngọc Duy Trưởng ban LL họ Đinh Thanh Hoá, Đinh Văn Nguyên Trưởng ban LL họ Đinh huyện Nông Cống… với gần 40 bà con trong tỉnh, đại diện cho Hậu duệ của Đại Lang Đinh Chính Tâm, Đại Lang út thứ - năm của Nam Việt Vương Đinh Liễn…và đại diện cho hậu duệ của Thái sư Bân Quốc công Đinh Lễ, của Thượg trụ Thái sư Lân Quốc công Đinh Liệt, của Thái phó Định Quốc công Đinh Bồ và của Tiến sỹ Thượng thư Đinh Củng Viên… về dâng hương lên đức Đinh Tiên Hoàng đế và Liệt tổ Liệt tông của mình.
Đoàn họ Đinh tỉnh Nam Đinh do Trưởng ban LL họ Đinh Nam Định Đinh Văn Sáu dẫn đầu, đại diện cho hậu duệ của 12 Chi họ Đinh mà Thượng tổ 12 Chi này hầu hết đều có nguồn gốc từ Ái Châu, tức Ninh Bình và Thanh Hoá di cư đến, nơi có nhiều cán bộ Cao cấp họ Đinh đang giữ những trọng trách to lớn của đảng và nhà nước ta hiện nay…đã về dâng hương lên đức Đinh Tiên Hoàng đế.
Đoàn họ Đinh Thái Bình do đích thân Trưởng ban LL họ Đinh Thái Bình Đinh Công Quán làm trưởng đoàn dẫn đầu…đưa các đại diện hậu duệ của các kiệt tướng Đinh Lễ, Đinh Liệt về Hoa Lư để dâng hương lên đức Đại Thắng Minh Hoàng đế nhân ngày đầu xuân.
Đoàn họ Đinh Hải Dương do Trưởng Ban LL họ Đinh Hải Dương Đinh Văn Bình dẫn đầu, đại diện của hậu duệ 35 Kiệt tướng họ Đinh Hàn Giang, có nguồn gốc từ Ngoại Giáp Đinh Điền …đã về dâng hương lên Vua Đinh.
Ngoài ra còn có các đoàn họ Đinh của Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc v.v… đã về dâng hương lên đức Đinh Tiên Hoàng đế.
Đầu tiên đoàn lên núi Kỳ Lân để dâng hương tại Lăng Hoàng tổ, tức ông bà nội của Vua Đinh. Lăng được tôn tạo và củng cố lại trong năm 2010. Lăng ngự trên lưng chừng núi Kỳ Lân, trong một khu đất có hình một ‘cái Ngai’, gọi là Lăng Phát tích của vua Đinh. Tương truyền khi Hoàng Tổ phụ và Hoàng Tổ mẫu mất, cách nhau có ba ngày, được con là Ngự phiên Đô Đốc Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ chôn cha mẹ vào chính huyệt đạo này…nên đã Phát tích mà sinh ra Ấu Chúa Đinh Bộ Lĩnh, tài ba lỗi lạc, dẹp loạn 12 Sứ quân và được quần thần tôn lên ngôi Hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt.
Sau đó đoàn về Đền thờ Vua Đinh ở thôn Văn Bòng để dâng hương lên Vua Đinh cùng Liệt tổ Liệt tông của mình. Tại đây dòng họ Đinh Văn ở Làng Soài, xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã báo công lên vua Đinh. Dòng họ đã có 5 người ‘anh em cha con ruột’, đều là các nhà Khoa học nổi tiếng, đã có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế của ngành Tự động hoá … nên cả 5 người được nhận ‘đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học’ và 3 người ‘đồng giải thưởng’ về Chủ nhiệm đề tài. Năm người nổi tiếng đó là: GS Đinh Văn Nhã - anh cả, GS Đinh Văn Thuận, TS Đinh Văn Hiến, Kỹ sư Đinh Văn Vinh, Thạc sỹ Đinh Thị Lan Anh (con gái GS Đinh Văn Nhã). Đặc biệt Giáo Sư Tiến sỹ Khoa học Đinh Văn Nhã đã nhận được nhiều giải thưởng lớn của các tổ chức Khoa học có uy tín trên thế giới, được phong nhiều học hàm cao của các Trường các Viện nổi tiếng của thế giới. Bốn anh em Đinh Văn Nhã đều là bốn nhà doanh nghiệp nổi tiếng của Việt Nam, được Unesco bình chọn là dòng họ số một của hai dòng họ nổi tiếng ở Vịệt Nam.
Đoàn về Miếu Long Viên ở làng Đàm Xá xưa, nay là Mỹ Thịnh, Gia Thuỷ, Nho Quan, Ninh Bình…nơi chôn rau cắt rốn, nơi cất cất tiếng khóc chào đời của Vua Đinh. Đoàn ngậm ngùi về ngôi Miếu Long Viên (đất Rồng) và Giếng Ngọc … thật đơn sơ, đạm bạc, đã hơn 1.000 mưa gió phôi pha, nhưng chính tích thì thiêng liêng vô cùng.
Đoàn về Đình thờ vua Đinh ở thôn Mỹ Thịnh. Dân chúng vẫn cứ quen gọi là Đình Mỹ Hạ của thời Nguyễn, còn từ thời Trần trở về trước là Đình thờ Mỹ Cốc, thờ Lý gọi là Đình thờ Đề Cốc, thời Tiền Lê là Đình thờ Đàm Xá. Có thể nói, đây là Đình thờ đầu tiên của Đinh Tiên Hoàng đế, lập ra ngay sau khi Vua Đinh mất. Một điểm quan trọng nữa của Đinh thờ vua Đinh ở Mỹ Hạ là, khi Vua Đinh lên ngôi, Người có ý định dựng Kinh đô ở Đàm Xá, nhưng thấy đất ở đây chật hẹp, lại không có thế phòng thủ … nên vua đã quyết định dựng kinh đô ở Hoa Lư. Quá trình tiến hành xây Kinh đô Hoa Lư, trong hai năm đầu, vua đã lấy Đàm Xá làm kinh đô tạm thòi, xây Hoàng cung tạm thời cho triều đại nhà Đinh. Khi vua bị giết, ‘Hoàng cung tạm thời’ gọi là Đình thờ Vua Đinh, hay Đình thờ vua Đinh Đàm Xá. Hơn 1.000 năm phôi pha do biến động của thời gian và lịch sử… làm cho ngôi đình xuống cấp. Năm 1951 Đình lại bị bom của Pháp phá hết nhà Tiền tế, nhà Cổ giải và nhà Đại sảnh…chỉ sòn lại Hậu cung, đang lưu giữ 19 đạo sắc phong của ngôi Đình, qua các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn…cùng nhiểu bảo vật quý hiếm … liên quan đến việc tế tự Vua Đinh.
Cuối cùng đoàn tập trung về Đình Vua Đinh ở Tràng An, Hoa Lư để dâng hương lên đức Đại thắng minh Hoàng đế. Ở cả năm di tích lịch sử của nhà nước và của họ Đinh ta, Ban LL họ Đinh VN đều có 5 bài Văn tế khác nhau, được coi như là các Bản Sớ tấu lên đức vua cha của dòng họ, cầu mong đức vua cha được siêu thoát và phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, phù trợ cho Tổ quốc Việt Nam được trường tồn và phát triển hơn nữa, giầu đẹp hơn nữa, tốt đẹp hơn nữa… điều mà lúc sinh thời, Vua Đinh hằng mong muốn và phấn đấu không biết mệt mỏi cho mục đích cao cả ấy.
Các Bản Sớ đều cầu mong đức Đinh Tiên Hoàng đế phù hộ cho họ Đinh Việt Nam lớn mạnh không ngừng, phát triển không ngừng, có nhiều người tài giỏi, được giao những công to việc lớn của đất nước để xứng đáng với truyền thống Oanh liệt của họ Đinh Việt Nam, như lời khen tặng của Bác Hồ năm 1947 đối với họ Đinh VN trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp trước đây.
Cầu mong Người phù hộ cho họ Đinh Việt Nam, người người được khoẻ mạnh, nhà nhà được hạnh phúc, an khang, thịnh vượng, đắc tài đắc lộc, mọi việc được hanh thông tốt đẹp, gặp nhiều may mắn, đi đường thì thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn…vạn sự được tốt lành.
Ân đức của Đại Thắng minh Hoàng đế, của Ngự phiên Đô đốc Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ, của Hoàng Thái hậu Đàm Thị Thiềm Nương, của các Hoàng hậu nhà Đinh, của các Thân vương nhà Đinh, các Vương tôn nhà Đinh…… đối với họ Đinh Việt Nam và con dân nước Đại Cồ Việt trước đây cũng như nhân dân VN ngày nay… như trời cao biển rộng, như núi thẳm sông sâu, mênh mông và toả sáng đến vô cùng…Chúng con xin đời đời ghi tạc và thờ phụng.
Quá 13 giờ chiều đoàn mới đến khách sạn Hồng Sơn để ‘vừa ăn trưa vừa giao lưu đầu năm’. Người ta vẫn nói: Ăn cỗ họ là ngon nhất, dẫu có đam bạc bao nhiêu đi nữa thì vẫn cảm thấy ngon nhất. Đằng này,các món của thực đơn đều nấu cho khách VIP nên họ mạc ‘ăn uống tơi bời’, ‘giao lưu tơi bời’, chuyện nở như ngô rang, nhiều toán nhiều tốp còn “Dô..dô..dô” như là mùa hè được uống ‘bia tươi’ vậy…Lúc này tất cả đều không phân biệt đẳng cấp, ‘bề này vai nọ’…coi như ‘người trong một nhà’ hết… nên đến tận 16 giờ mới lục tục ra để hồi gia…mệt nhưng trong lòng thì thanh thản vô cùng, vui sướng vô cùng, phấn khởi vô cùng…
Chuyến Du Xuân về cội nguồn lần thứ ba của Ban LL họ Đinh VN đã thành công tốt đẹp.
ĐINH VĂN ĐẠT
Trưởng Tiểu ban Lịch sử Ban LL họ Đinh VN
BAN LL HỌ ĐINH VIỆT NAM
Du Xuân về cội nguồn, dâng hương lên đức Đại thắng Minh Hoàng đế
Ảnh : Đinh Văn Sáu
Bài viết : Đinh Văn Đạt
Đoàn do Phó Giáo sư Tiến sỹ Đinh Ngọc Hiện, Phó trưởng ban Thường trực Ban LL họ Đinh VN dẫn đầu cùng các vị:
Đinh Mạnh Hùng Phó Ban LL; Đinh Văn Đạt, Uỷ viên Ban LL kiêm Trưởng Tiểu ban Lịch sử; Đinh Văn Thuận, trưởng Tiểu ban Doanh Nhân; Đinh Văn Hiến, Trưởng Tiểu ban Thông tin và Tin học; Đinh Thị Thu Hoài, Trưởng Tiểu ban Ngân sách, Đinh Thị Thu Hằng, Trưởng Tiểu ban Tâm Linh… và nhiều vị khác của Ban LL họ Đinh VN… đã tổ chức chuyến Du Xuân về cội nguồn của họ Đinh VN về Cố Đô Hoa Lư để dâng hương lên đức Đại Thắng Minh Hoàng đế nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Mùi (2015).
Tham gia đoàn dâng hương lên vua Đinh có đại diện của bà con các Chi họ Đinh ở khắp các huyện thị của Ninh Bình đã tập trung về nhập với đoàn của Ban LL họ Đinh VN để dâng hương lên Đinh Tiên Hoàng đế.
Ngoài ra còn có: đoàn bà con họ Đinh Thủ đô Hà Nội, đông đến 30 người là hậu duệ của các đại quan, tướng lĩnh họ Đinh đã định cư ở kinh thành Thăng Long qua các triều Lý, Trần và hậu Lê…nay háo hức về dâng hương lên Vua Đinh và tiên tổ.
Đoàn họ Đinh tỉnh Hoà Bình do các ông Đinh Quốc Liêm, Thường vụ tỉnh uỷ, Trưởng ban Nội chính tỉnh; Đinh Văn Dực, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Đinh Đăng Lượng, nguyên Chủ tich Hội đồng Nhân dân, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hoà Bình, đại diện cho hậu duệ của đại Lang Đinh Phúc Trí, người con trưởng của Nam Việt vương Đinh Liễn, sau khi cha và ông bị giết đã được quần thần đưa về Mường Bi định cư…rồi dân dần trở thành một dòng họ quý tộc của tộc người Mường. Những hậu duệ của cả Đại Lang Đinh Phúc Trí là những người đến Lăng Hoàng Tổ sớm nhất, khấp khởi chò mong để được dâng hương lên Tiên Tổ của mình…
Đoàn họ Đinh tỉnh Thanh Hoá do các ông bà: Đinh Tiên Phong, Phó bí thư Tỉnh uỷ; Đinh Viết Ba, nguyên Phó ban Tuyên giáo tỉnh; Đinh Thị Cẩm Vân, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh; Đinh Văn Xuân, Phó Bí thư huyện Như Xuân; Đinh Yên Hà, phó trưởng Công an huyện Như Xuân; Đinh Ngọc Duy Trưởng ban LL họ Đinh Thanh Hoá, Đinh Văn Nguyên Trưởng ban LL họ Đinh huyện Nông Cống… với gần 40 bà con trong tỉnh, đại diện cho Hậu duệ của Đại Lang Đinh Chính Tâm, Đại Lang út thứ - năm của Nam Việt Vương Đinh Liễn…và đại diện cho hậu duệ của Thái sư Bân Quốc công Đinh Lễ, của Thượg trụ Thái sư Lân Quốc công Đinh Liệt, của Thái phó Định Quốc công Đinh Bồ và của Tiến sỹ Thượng thư Đinh Củng Viên… về dâng hương lên đức Đinh Tiên Hoàng đế và Liệt tổ Liệt tông của mình.
Đoàn họ Đinh tỉnh Nam Đinh do Trưởng ban LL họ Đinh Nam Định Đinh Văn Sáu dẫn đầu, đại diện cho hậu duệ của 12 Chi họ Đinh mà Thượng tổ 12 Chi này hầu hết đều có nguồn gốc từ Ái Châu, tức Ninh Bình và Thanh Hoá di cư đến, nơi có nhiều cán bộ Cao cấp họ Đinh đang giữ những trọng trách to lớn của đảng và nhà nước ta hiện nay…đã về dâng hương lên đức Đinh Tiên Hoàng đế.
Đoàn họ Đinh Thái Bình do đích thân Trưởng ban LL họ Đinh Thái Bình Đinh Công Quán làm trưởng đoàn dẫn đầu…đưa các đại diện hậu duệ của các kiệt tướng Đinh Lễ, Đinh Liệt về Hoa Lư để dâng hương lên đức Đại Thắng Minh Hoàng đế nhân ngày đầu xuân.
Đoàn họ Đinh Hải Dương do Trưởng Ban LL họ Đinh Hải Dương Đinh Văn Bình dẫn đầu, đại diện của hậu duệ 35 Kiệt tướng họ Đinh Hàn Giang, có nguồn gốc từ Ngoại Giáp Đinh Điền …đã về dâng hương lên Vua Đinh.
Ngoài ra còn có các đoàn họ Đinh của Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc v.v… đã về dâng hương lên đức Đinh Tiên Hoàng đế.
Đầu tiên đoàn lên núi Kỳ Lân để dâng hương tại Lăng Hoàng tổ, tức ông bà nội của Vua Đinh. Lăng được tôn tạo và củng cố lại trong năm 2010. Lăng ngự trên lưng chừng núi Kỳ Lân, trong một khu đất có hình một ‘cái Ngai’, gọi là Lăng Phát tích của vua Đinh. Tương truyền khi Hoàng Tổ phụ và Hoàng Tổ mẫu mất, cách nhau có ba ngày, được con là Ngự phiên Đô Đốc Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ chôn cha mẹ vào chính huyệt đạo này…nên đã Phát tích mà sinh ra Ấu Chúa Đinh Bộ Lĩnh, tài ba lỗi lạc, dẹp loạn 12 Sứ quân và được quần thần tôn lên ngôi Hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt.
Sau đó đoàn về Đền thờ Vua Đinh ở thôn Văn Bòng để dâng hương lên Vua Đinh cùng Liệt tổ Liệt tông của mình. Tại đây dòng họ Đinh Văn ở Làng Soài, xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã báo công lên vua Đinh. Dòng họ đã có 5 người ‘anh em cha con ruột’, đều là các nhà Khoa học nổi tiếng, đã có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế của ngành Tự động hoá … nên cả 5 người được nhận ‘đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học’ và 3 người ‘đồng giải thưởng’ về Chủ nhiệm đề tài. Năm người nổi tiếng đó là: GS Đinh Văn Nhã - anh cả, GS Đinh Văn Thuận, TS Đinh Văn Hiến, Kỹ sư Đinh Văn Vinh, Thạc sỹ Đinh Thị Lan Anh (con gái GS Đinh Văn Nhã). Đặc biệt Giáo Sư Tiến sỹ Khoa học Đinh Văn Nhã đã nhận được nhiều giải thưởng lớn của các tổ chức Khoa học có uy tín trên thế giới, được phong nhiều học hàm cao của các Trường các Viện nổi tiếng của thế giới. Bốn anh em Đinh Văn Nhã đều là bốn nhà doanh nghiệp nổi tiếng của Việt Nam, được Unesco bình chọn là dòng họ số một của hai dòng họ nổi tiếng ở Vịệt Nam.
Đoàn về Miếu Long Viên ở làng Đàm Xá xưa, nay là Mỹ Thịnh, Gia Thuỷ, Nho Quan, Ninh Bình…nơi chôn rau cắt rốn, nơi cất cất tiếng khóc chào đời của Vua Đinh. Đoàn ngậm ngùi về ngôi Miếu Long Viên (đất Rồng) và Giếng Ngọc … thật đơn sơ, đạm bạc, đã hơn 1.000 mưa gió phôi pha, nhưng chính tích thì thiêng liêng vô cùng.
Đoàn về Đình thờ vua Đinh ở thôn Mỹ Thịnh. Dân chúng vẫn cứ quen gọi là Đình Mỹ Hạ của thời Nguyễn, còn từ thời Trần trở về trước là Đình thờ Mỹ Cốc, thờ Lý gọi là Đình thờ Đề Cốc, thời Tiền Lê là Đình thờ Đàm Xá. Có thể nói, đây là Đình thờ đầu tiên của Đinh Tiên Hoàng đế, lập ra ngay sau khi Vua Đinh mất. Một điểm quan trọng nữa của Đinh thờ vua Đinh ở Mỹ Hạ là, khi Vua Đinh lên ngôi, Người có ý định dựng Kinh đô ở Đàm Xá, nhưng thấy đất ở đây chật hẹp, lại không có thế phòng thủ … nên vua đã quyết định dựng kinh đô ở Hoa Lư. Quá trình tiến hành xây Kinh đô Hoa Lư, trong hai năm đầu, vua đã lấy Đàm Xá làm kinh đô tạm thòi, xây Hoàng cung tạm thời cho triều đại nhà Đinh. Khi vua bị giết, ‘Hoàng cung tạm thời’ gọi là Đình thờ Vua Đinh, hay Đình thờ vua Đinh Đàm Xá. Hơn 1.000 năm phôi pha do biến động của thời gian và lịch sử… làm cho ngôi đình xuống cấp. Năm 1951 Đình lại bị bom của Pháp phá hết nhà Tiền tế, nhà Cổ giải và nhà Đại sảnh…chỉ sòn lại Hậu cung, đang lưu giữ 19 đạo sắc phong của ngôi Đình, qua các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn…cùng nhiểu bảo vật quý hiếm … liên quan đến việc tế tự Vua Đinh.
Cuối cùng đoàn tập trung về Đình Vua Đinh ở Tràng An, Hoa Lư để dâng hương lên đức Đại thắng minh Hoàng đế. Ở cả năm di tích lịch sử của nhà nước và của họ Đinh ta, Ban LL họ Đinh VN đều có 5 bài Văn tế khác nhau, được coi như là các Bản Sớ tấu lên đức vua cha của dòng họ, cầu mong đức vua cha được siêu thoát và phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, phù trợ cho Tổ quốc Việt Nam được trường tồn và phát triển hơn nữa, giầu đẹp hơn nữa, tốt đẹp hơn nữa… điều mà lúc sinh thời, Vua Đinh hằng mong muốn và phấn đấu không biết mệt mỏi cho mục đích cao cả ấy.
Các Bản Sớ đều cầu mong đức Đinh Tiên Hoàng đế phù hộ cho họ Đinh Việt Nam lớn mạnh không ngừng, phát triển không ngừng, có nhiều người tài giỏi, được giao những công to việc lớn của đất nước để xứng đáng với truyền thống Oanh liệt của họ Đinh Việt Nam, như lời khen tặng của Bác Hồ năm 1947 đối với họ Đinh VN trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp trước đây.
Cầu mong Người phù hộ cho họ Đinh Việt Nam, người người được khoẻ mạnh, nhà nhà được hạnh phúc, an khang, thịnh vượng, đắc tài đắc lộc, mọi việc được hanh thông tốt đẹp, gặp nhiều may mắn, đi đường thì thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn…vạn sự được tốt lành.
Ân đức của Đại Thắng minh Hoàng đế, của Ngự phiên Đô đốc Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ, của Hoàng Thái hậu Đàm Thị Thiềm Nương, của các Hoàng hậu nhà Đinh, của các Thân vương nhà Đinh, các Vương tôn nhà Đinh…… đối với họ Đinh Việt Nam và con dân nước Đại Cồ Việt trước đây cũng như nhân dân VN ngày nay… như trời cao biển rộng, như núi thẳm sông sâu, mênh mông và toả sáng đến vô cùng…Chúng con xin đời đời ghi tạc và thờ phụng.
Quá 13 giờ chiều đoàn mới đến khách sạn Hồng Sơn để ‘vừa ăn trưa vừa giao lưu đầu năm’. Người ta vẫn nói: Ăn cỗ họ là ngon nhất, dẫu có đam bạc bao nhiêu đi nữa thì vẫn cảm thấy ngon nhất. Đằng này,các món của thực đơn đều nấu cho khách VIP nên họ mạc ‘ăn uống tơi bời’, ‘giao lưu tơi bời’, chuyện nở như ngô rang, nhiều toán nhiều tốp còn “Dô..dô..dô” như là mùa hè được uống ‘bia tươi’ vậy…Lúc này tất cả đều không phân biệt đẳng cấp, ‘bề này vai nọ’…coi như ‘người trong một nhà’ hết… nên đến tận 16 giờ mới lục tục ra để hồi gia…mệt nhưng trong lòng thì thanh thản vô cùng, vui sướng vô cùng, phấn khởi vô cùng…
Chuyến Du Xuân về cội nguồn lần thứ ba của Ban LL họ Đinh VN đã thành công tốt đẹp.
ĐINH VĂN ĐẠT
Trưởng Tiểu ban Lịch sử Ban LL họ Đinh VN
Du Xuân về cội nguồn, dâng hương lên đức Đại thắng Minh Hoàng đế
Ảnh : Đinh Văn Sáu
Bài viết : Đinh Văn Đạt