Đinh Danh Vùng
Moderator
BẢN KÊ KHAI TỘC PHẢ
Do ông Đinh Thuần soạn năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747)
Thời Vua Lê Hiển Tông
Người dịch: Tiến sỹ Mai HồngNgười hiệu đính: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Hoài tức Đinh Xuân Hải.
Phiên âm Hán - Việt:
Tiền tổ Bình Ngô Khai Quốc Công Thần, Thái Sư Bân Quốc Công Đinh Lễ, tứ quốc tính Lê Lễ; Thái Sư Lân Quốc Công Đinh Liệt, tứ quốc tính Lê Liệt; chí Thất đại tổ (*) diệt Mạc Trung Hưng Công Thần Thiếu Uý Dương Quận Công Đinh Phúc Diên, quán Thiệu Thiên phủ, Thuỵ Nguyên huyện, Mỹ Lâm sách, thiên cư Thần Khê huyện, Y Đốn xã, Ngoại Thôn, liên sinh tôn điệt tông chi: Đinh Thuần, Đinh Thời, Đinh Nghiêm, Đinh Miên, Đinh Khang, Đinh Hy, Đinh Phán, Đinh Phạn, Đinh Khôi, Đinh Do, Đinh Cương, Đinh Thiện, Đinh Quýnh, đồng tộc đẳng
Thân vi lịch trần công tích, chức tước sự, do tiền tổ Đinh Lễ, thân đệ (**) Đinh Liệt đẳng, tòng
Thái Tổ Cao Hoàng Đế ư Lam Sơn khởi nghĩa, cư Khả Lam sách, Như Áng thôn, khởi binh thảo Ngô tặc.
Mậu Tuất niên chính nguyệt sơ cửu nhật, Ngô tặc cử quân bức Đế ư Lam Sơn. Đế hồi đồn Lạc Thuỷ xứ, thiết phục dĩ đãi. Bản nguyệt thập tam nhật, Đế mệnh hiệp đồng Lê Ngân, Lê Lý đẳng tiên phá tặc quân ư Lạc Thuỷ xứ, trảm tặc chúng tam thiên dư cấp, cập hoạch khí giới bất khả thăng kế.
Chí Canh Tý niên phục cử binh lai. Đinh Lễ phục binh tứ khởi, trảm đắc vạn dư cấp, hựu khâm phụng Đế mệnh hiệp đồng Lê Triện, Lê Vấn đẳng kích tặc ư Mang Thôi xứ, Ngô quân đại hội.
Chí Tân Sửu niên thập nhất nguyệt nhị thập nhật, tái phụng Đế mệnh dữ Lê Bí, Lê Xí đẳng kích tặc Ư Úng Ải xứ, thân đốc tinh binh đại phá tặc trận.
Chí Nhâm Dần niên thập nhị nguyệt thập nhị nhật, khâm phụng Đế mệnh hiệp dữ Lê Hào, Lê Linh đẳng thân tiên hãm trận. Thân đệ Đinh Liệt trảm đắc tặc tướng ư Mã Kỳ, Liễu Quan, Phùng Cống, thoái Khối Sách đẳng xứ, tặc quân đại bại.
Chí Quý Mão niên tứ nguyệt sơ thập nhật, tòng Đế phục lĩnh quân hồi cư Lam Sơn, hiệp đồng Lê Khôi, Lê Bôi đẳng kích tặc ư Khả Lưu, Chi Lăng, Trà Lũng, Mã Yên, Bồ Lạp đẳng xứ, tặc chúng đại hội.
Chí Ất Tỵ niên ngũ nguyệt... nhật, khâm mệnh tuần Diễn Châu, tiên thiết phục, Ngô quân bất tri giác. Hội Ty Trương Hùng lĩnh lương thuyền tam bách dư tao. Tự Đông Quan chí Thành Trung đại hỷ tranh khai môn xuất lâu, phục binh thốt khởi, trảm đăc thiên dư cấp, quân sỹ tam bách dư nhân, Trương Hùng thoái tẩu, Đinh Liệt đoạt thuyền lương truy chi.
Chí Bính Ngọ niên, thừa thắng trức chí Ninh Kiều, trảm đắc tặc tướng Lý Quách, sinh cầm vạn dư nhân.
Chí Đinh Mùi niên tam nguyệt sơ bát nhật, Đinh Lễ dữ Lê Xí đẳng dữ Ngô khấu chiến ư My Động. Thị nhật Vương Thông suất tinh binh xuất kích Thái giám ư Tây Phù Liệt, kiên bích cự địch. Đế tòng lệnh Đinh Lễ, Lê Xí đẳng lĩnh Thiết đột ngũ bách dư binh kích chi, nhị công thừa tượng lực chiến, bị hãm trận trung, vi tặc quân sở chấp quy Đông Thành, độc Đinh Lễ chung tử bất khất, toại ngộ kỳ hại.
Thị niên lục nguyệt sơ lục nhật, tặc tướng Tổng Lãng Binh Liễu Thăng, Kiềm Quốc Công Mộc Thạch đẳng,, binh ngũ vạn, mã nhất thiên thất, do Quảng Nam lai công Đế. Đinh Liệt khâm phụng Đế mệnh, hiệp đồng Lê Nhân Chú, Lê Sát đẳng, lĩnh binh ngũ vạn, tượng ngũ chích, tiềm phục Chi Lăng ải xứ, tặc chí, công phá chi, trảm đắc Liễu Thăng, Lý Khánh đẳng, cập tặc chúng ngũ vạn dư cấp, sinh cầm Thôi Tụ, Hoàng Phúc đẳng, tịnh khí giới, mã thất, kim ngân quyên bố tích như Nhạc Sơn, bất khả thăng kế. Ư thị tặc tướng tự liệu nhật suy, cử binh hồi hoàn, bất cảm vọng động. An Nam địa phương triều cống, phục y Hồng Vũ cựu chế, hứa thông sự vãng lai.
Đế ân Đinh Lễ trung thần kiệt tiết, đa hữu huân lao, lập từ ư Hoàng Mai dĩ tự chi.
Hựu hữu trưởng nữ Đinh Thị Ngọc Trang (1), thị Thuận Thiên Hoàng Đế vi Hoàng Thái Hậu, bị thần nhân hô viết: "Dục đắc thiên hạ, cấp tiến ái phi". Đế dữ quần thần cộng luận, trạch đắc mỹ nữ Tiên Dung Công Chúa, khiển đại nạp, nhi thần nhân bất thụ. Chí hậu dạ, thần nhân tái hô, tam quân kinh hãi.
Thời Đinh Thị Ngọc Trang hiệu Chiêu Từ Công Chúa, hữu ngôn viết: "Đế vương chi hưng hữu chân, thiên địa chi gian vô dị. Ư kim dục đắc thiên hạ, bất khả tham dĩ quyết chi, hốt dĩ an chi. Thần phụ hữu công ư quốc nhi bị trận vong. Thiếp thân thuỷ sinh nhất nam, dĩ thuỷ liên thống. Thiếp dữ thần nhân giao hội dĩ chửng sinh linh mệnh mạch". Nãi phục y thường thăng vu Linh Sơn chi thượng, dạ nãi biến chi. Minh nhật Đế dữ quần thần cộng bi, ký cung tại Sơn Cốc xứ, hiệu viết Lục Đẩu bệ, Thảo Hoa xã ( Cải Nam Hoa xã) (1).
Mậu Thân niên tam nguyệt... nhật, Đế hội chư tướng văn võ, dịch công hành thưởng. Tứ nguyệt thập ngũ nhật tức vị, kiến nguyên Thuận Thiên.
Thâm ân Đinh Lễ khởi nghĩa gian nan, bị trận nhi vong, công thuỳ trúc bạch, tặng Bình Ngô Khai quốc Công Thần, Nhập Nội ư Không Bình Chương quân Quốc Trọng Sự, Đại Tư Đồ Thái Sư, Bân Quốc Công Đinh Lễ, tứ tính Lê Lễ.
Phong thân đệ Bình Ngô Khai Quốc Công Thần, Suy trung dực vận, đặc tiến Khai phủ đồng Tam Ty, Nhập Nội Kiểm Hiệu, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, kiêm Thái Tử Thái Sư Thượng Trụ Quốc, Lân Quốc Công Đinh Liệt, tứ tính Lê Liệt.
Thân nam Binh Bộ Tả Thị Lang, kiêm Tông Nhân phủ, Tông Nhân Lệnh, Tả Tông Chính, Văn Thắng Hầu Đinh Công Đột.
Liên sinh Công Bộ Hữu Thị Lang, Đô Tổng Binh Sứ Ty, Lương Nghĩa Hầu Đinh Công Địch.
Đặc tiến Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Cẩm Y Vệ Đô Chỉ Huy Sứ, Tiền Nghĩa Doanh, Mỹ Lâm Hầu Đinh Khắc Thuận.
Đông Quân Đô Đốc phủ Tả Đô Đốc, tặng Thái Bảo Nam Quận Công Đinh Phúc Vận.
Thái Tể Thuý Quận Công Đinh Thừa Cận.
Đông Quân Đô Đốc phủ Tả Đô Đốc, tặng Thiếu Uý Dương Quận Công Đinh Phúc Diên.
Chánh Đội Trưởng Khuông Cầu Hầu Đinh Phúc Tiến.
Chánh Đội Trưởng Toản Vũ Hầu Đinh Phúc Tuyển.
Chánh Đội Trưởng Trí An Hầu Đinh Phúc Liên.
Chánh Đội Trưởng Phan Lộc Hầu Đinh Phúc Đạt.
Tán Trị Triệu Vũ Hầu Đinh Văn Chất.
Thả
Tiền tổ Đinh Lễ, thân đệ Đinh Liệt phụ tả Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế bình Ngô Bắc khấu, khôi Việt Nam cương.
Đinh Đinh Khắc Thuận phu tá Đức Thế Tổ Minh Khang Thái Vương (1), quan chí Thượng Tướng Quân Mỹ Lâm Hầu.
Đinh Thừa Cận phụ tá Đức Thành Tổ Triết Vương, tiễu trừ Mạc nguỵ, đặc tứ Thánh Chỉ bút tích cập Kim bài "Phú quý hoạn nạn đồng kỳ hưu", quan chí Thiếu Uý Dương Quận Công.
Đinh Phúc Tiến phụ tá Đức Hoàng Tổ Dương Vương, chức thụ Chánh Đội Trưởng, Khuông Cầu Hầu.
Đinh Phúc Liên phụ tá Đức Chiêu Tổ Khang Vương, chức thụ Chánh Đội Tưởng, Trí An Hầu.
Nhưng ban hứa Sắc mệnh, Lệnh chỉ, Minh thệ, Chưởng tích tinh, tế điền, tạo lệ, cập ư
Hồng Đức ngũ niên khả gia phong Thái Sư Bân Quốc Công, Phù Vận Đại Vương.
Hồng Đức thập ngũ niên gia phong Thái Sư Bân Quốc Công, Hiển Khánh Vương; gia phong Thái Sư Lân Quốc Công, Trung Mục Đại Vương.
Chí Nhâm Dần niên nhị nguyệt ... nhật, cung phụng Lệnh chỉ "Lịch khảo công tích công thần các tộc". Kỳ bản tộc thị niên tam nguyệt... nhật bị tương Sắc lệnh, thệ từ cập các đạo, nạp tại Phụng Sai quan thu thủ. Chí Quý Mão niên phụng kiến tỉnh công thần, cập tự sự điền tồn, hứa trưởng chi nhất nhân thừa tự, kỳ dư dữ dân thụ.
Hậu chí tư, cung phụng Thánh Thượng đại đức chuẩn cập công thần các tộc cựu hữu huân lao, kỳ tử tôn vị hữu lục dụng hứa bị do thụ nạp tư.
Thân.
Cảnh Hưng bát niên bát nguyệt sơ... nhật.
Bản nguyệt sơ thất nhật
Đinh Thuần thừa nạp.
Tiền tổ quán Thiệu Thiên phủ, Thuỵ Nguyên huyện, Mỹ Lâm sách, hoàn cư Thần Khê huyện, Y Đốn xã, Ngoại Thôn, công thần tôn Đinh Thuần, Đinh Thời, Đinh Nghiêm, Đinh Miên, Đinh Hy, Đinh Khang, Đinh Phạn, Đinh Khôi, Đinh Do, Đinh Cương, Đinh Thiện, Đinh Quýnh, Đinh Vân đồng tộc đẳng
Thân
kế
Nhất phụng loại bản tộc tông đồ các chi tính danh khai liệt vu hậu:
Đệ nhất thế:
Tiền Ngô Khai Quốc Công Thần, Thái Sư Bân Quôc Công Đinh Lễ, phụng tứ quốc tính Lê Lễ, thân đệ Đinh Liệt.
Đệ nhất thế:
Tiền Bình Ngô Khai Quốc công Thần, Thái Sư Lân Quốc Công Đinh Liệt, phụng tứ quốc tính Lê Liệt, sinh tứ nam (2): Đinh Vĩnh Thái, Đinh Lạn, Đinh Công Đột, Đinh Công Hiến.
Đệ nhị thế:
Tiền trưởng nam Binh Bộ Tả Thị Lang, Văn Thắng Hầu Đinh Công Đột, sinh Đinh Công Minh, Đinh Công Địch.
Tiền thứ nam Đinh công Hiến, sinh nhị nam (giao tại bản quán nhất nam).
Đệ tam thế:
Tiền Đinh Công Minh sinh Đinh công Hữu.
Đệ tứ thế:
Tiền Đinh Công Hữu sinh Đinh Phúc Vận.
Đệ ngũ thế:
Tiền Trung Hưng Công Thần, Thái Bảo Nam Quận Công Đinh Phúc Vận sinh Đinh Thừa Cận.
Đệ lục thế:
Tiền Trung Hưng Công Thần, Thái Tể Thuý Quận Công Đinh Thừa Cận sinh Đinh Phúc Diên.
Đệ thất thế:
Tiền Trung Hưng công Thần, Thiếu Uý Dương Quận Công Đinh Phúc Diên sinh Đinh Phúc Tiến (gốc ngoại quán Thần Khê huyện, Y Đốn xã).
Đệ bát thế:
Tiền Khuông Cầu Hầu Đinh Phúc Tiến sinh Đinh Phúc Liên.
Đệ cửu thế:
Tiền Trí An Hầu Đinh Phúc Liên sinh tam nam: Đinh Cảnh, Đinh Sâm, Đinh Phúc Hồ.
Đệ thập thế:
Tiền trưởng nam Đinh Cảnh sinh Đinh Nhân Chiêu, Đinh Công Triều, Đinh Công Cao.
Tiền thứ nam Đinh Sâm sinh Đinh Phúc Tín.
Tiền quý nam Đinh Phúc Hồ sinh Đinh Phúc Vịnh, Đinh Phúc Hy (chi tại bản quán).
Đệ thập nhất thế:
Tiền Đinh Phúc Tín sinh Đinh Nhân Hậu.
Đệ thập nhị thế:
Tiền Đinh Nhân Hậu sinh tam nam: Đinh Thuần, Đinh Thời, Đinh Nghiêm.
Đệ thập tam thế:
Huyện Thừa Đinh Thuần sinh tam nam: Đinh Miên, Đinh Hy, Đinh Khang.
Đinh Thời sinh tứ nam: Đinh Kiêm, Đinh Phán, Đinh Phạn, Đinh Tháo.
Đinh Nghiêm sinh tứ nam: Đinh Khôi, Đinh Do, Đinh Cương, Đinh Thiện.
Tiền tổ quán tại Thuỵ Nguyên huyện, Mỹ Lâm sách, thiên cư Thần Khê Huyện, Y Đốn xã, Ngoại Thôn, công thần tôn Đinh Thuần, Đinh Thời, Đinh Nghiêm, Đinh Miên, đồng tộc đẳng
thân
kế
Kim bài: Hoằng Định nhị thập niên. Thái Truyền Thanh QuậnCông tạo toàn nghĩa biểu công tứ Đinh Phúc Diên di tích truyền đại Phú quý hoạn nạn đồng kỳ hưu
Nhất do tiền tổ tặng phong: Sắc nhị đạo Trung Hưng Công Thần, Kim Bài nhất phiến, tư sao phụng nạp,
tư
thân.
Cảnh Hưng bát niên bát nguyệt sơ... nhật.
Bản nguyệt thất nhật
Đinh Thuần thừa nạp
Dịch nghĩa:
Tiền tổ là Bình Ngô Khai Quốc Công Thần, Thái Sư Bân Quốc Công Đinh Lễ, được ban họ Vua tức Lê Lễ; Thái Sư Lân Quốc Công Đinh Liệt được ban họ Vua tức Lê Liệt; đến đời tổ thứ bẩy (1) là Trung Hưng Công Thần diệt Mạc, Thiếu Uý Dương Quận Công Đinh Phúc Diên, quê ở sách Mỹ Lâm, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên, thiên cư đến Ngoại Thôn, xã Y Đốn, huyện Thần Khê, con cháu tông chi của các ông là Đinh Thuần, Đinh Thời, Đinh Nghiêm, Đinh Miên, Đinh Hy, Đinh Khang, Đinh Phán, Đinh Phạn, Đinh Khôi, Đinh Do, Đinh Cương, Đinh Thiện, Đinh Quýnh cùng đồng tộc làm tờ khai tường trình công tích, chức tước các đời từ các vị tiền tổ Đinh Lễ và em ruột (2) là Đinh Liệt đã the Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế khởi nghĩa ở Lam Sơn, trước đó đã dấy quân đánh Minh ở thôn Như Áng, sách Khả Lam.
Ngày 9 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418), quân Minh đem đại quân đánh ép Vua tại Lam Sơn. Vua phải quay về đóng đồn ở xứ Lạc Thuỷ, bầy trận phục binh chờ giặc tới. Ngày 13 tháng ấy Vua lệnh hiệp đồng với bọn Lê Ngân, Lê Lý tiêu diệt quân giặc ở xứ Lạc Thuỷ, chém hơn ba ngàn tên, khí giới thu được nhiều vô kể.
Đến năm Canh Tý (1420), giặc lại mang đại quân tới. Đinh Lễ phục binh bốn mặt xốc tới, chém hơn vạn thủ cấp. Lại vâng mệnh Vua hiệp đồng cùng bọn Lê Triện, Lê Vấn đánh giặc ở xứ Mang Thôi (Mường Thôi), chúng bỏ chạy tán loạn.
Ngày 20 tháng 11 năm Tân Sửu (1421), lại vâng mệnh Vua cùng bọn Lê Bí, Lê Xí đánh địch ở xứ Úng Ải, ông thân mang tinh binh xung trận giết giặc.
Đến ngày 12 tháng 12 năm Nhâm Dần (1422), vâng mệnh Vua hiệp sức với bọn Lê Hào, Lê Lĩnh thân xông lên hãm trận trước.
Em trai là Đinh Liệt chém chết tướng giặc ở xứ Mã Kỳ, Liễu Quan, Phùng Cống, rồi lui về Khối Sách... , quân giặc thua to.
Đến ngày 10 tháng 4 năm Quý Mão (1423), theo Vua dẫn quân trở về Lam Sơn phối hợp với bọn Lê Khôi, Lê Bôi đánh địch ở Khả Lưu, Chi Lăng, Trà Lũng, Mã Yên, Bồ Liệt, chúng bỏ chạy tán tác.
Đến tháng 5 năm Ất Tỵ (1425), phụng mệnh Vua đi tuần ở Diễn Châu, trước thiết quân mai phục, giặc Minh không biết, chúng sai Hội Ty Trương Hùng lĩnh hơn 300 thuyền lương đi từ Đông Quan đến Thành Trung. Bọn chúng vui mừng tranh nhau mở cổng, ra ngoài thành. Phục binh ta tức tốc xông lên chém hơn ngàn đầu giặc, trên 300 quân sĩ (3), Trương Hùng tháo chạy, Đinh Liệt đoạt lấy thuyền lương rồi truy đuổi giặc.
Tới năm Bính Ngọ (1426), thừa thắng đuổi giặc đến tận Ninh Kiều, chém tướng giặc Lý Quách, bắt sống hơn vạn tên.
Đến ngày 8 tháng năm Đinh Mùi (1427), Đinh Lễ cùng bọn Nguyễn Xí chiến đấu với giặc ở My Động. Ngày hôm đó, Vương Thông đem tinh binh xuất kích Thái Giám ở Tây Phù Liệt, quân ta cố sức chống giặc. Vua nghe tin sai bọn các ông Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem hơn 500 quân Thiết Đột đuổi đánh giặc. Đến My Động , Vương Thông thấy Đinh Lễ ít quân, bèn đánh áp tới, hai ông cưỡi voi chống trả quyết liệt, bị bao vây chặt và bị chúng bắt đem vào thành Đông Quan, riêng Đinh Lễ bất khuất đến cùng, nên bị giặc giết hại (4).
Ngày 6 tháng 6 cùng năm, bọn tướng giặc là Tổng Lãnh Binh Liễu Thăng, Kiều Quốc Công Mộc Thạch đem năm vạn quân, ngựa một ngàn con từ Quảng Nam tới. Đinh Liệt theo lệnh Vua hiệp lực cùng bọn Lê Nhân Chú, Lê Sát mang năn vạn quân, năm thớt voi ngầm phục tại ải Chi Lăng, đợi giặc tới xông lên tiêu diệt, chém chết bọn Liễu Thăng, Lý Khánh và hơn năm vạn đầu giặc, bắt sống bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng khí giới, ngựa, vàng bạc, lụa nà rất nhiều, chất đống như núi, đếm không xuể. Bấy giờ bọn tướng giặc thua trận tự liệu lực lượng mỗi lúc một yếu đi, bèn thu quân chạy về, không dám manh động. Còn việc cống nạp của nước Nam cứ theo chế độ Hồng Vũ xưa, lại thông thương qua lại.
Vua nhớ thương Đinh Lễ là bề tôi trung thành tận tuỵ, có công lao nhiều, cho lập đền thờ tại xã Hoàng Mai (Hà Nội) để thờ phụng.
Lại cho con gái trưởng là Đinh Thị Ngọc Trang (5) làm Hoàng Thái Hậu hầu hạ Thuận Thiên Hoàng Đế. Vua bị thần yêu sách: "Muốn được thiên hạ, phải gấp tiến ái phi!". Triều đình bình nghị chọn được người đẹp là Tiên Dung Công Chúa để thay thế hiến thần. Thần không chịu. Đêm hôm sau thần linh lại hò hét khiến ba quân đều kinh hãi.
Khi ấy Đinh Thị Ngọc Trang hiệu là Chiêu Từ Công Chúa có lời tâu rằng: "Đế Vương hưng thịnh trong trời đất chân thực là đồng nhất. Nay muốn có thiện hạ thì không thể tham, mà phải quyết đi để yên vậy. Cha thiếp là người có công với nước bị tử trận. Thiếp mới sinh được một con trai để duy trì nghiệp Vương về sau. Thiếp cam giao hội với thần linh để cứu sinh linh mệnh mạch muôn dân". Nói đoạn bèn mặc áo xiêm đi lên đỉnh Linh Sơn. Đêm ấy thì hoá. Sáng ngày mai, Vua cùng quần thần đều bùi ngùi thương sót, xây miếu ở nơi hang núi đặt hiệu là thềm Lục Đẩu, thuộc xã Thảo Hoa (sau đổi là xã Nam Hoa) (1).
Tháng 3 năm Mậu Thân (1428), Vua Hội các tướng văn võ để bình công khen thưởng.
Tháng 5 năm ấy lên ngôi Vua, đặt tôn hiệu là Thuận Thiên. Ơn sâu Đinh Lễ trong buổi đầu khởi nghĩa gian nan, bị tử trận, công lao ghi mãi ở sử sách, phong tặng là Bình Ngô Khai Quốc công Thần, Nhập Nội Tư Không Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Đại Tư Đồ Thái Sư Bân Quốc Công Đinh Lễ, ban quốc tính (họ của vua) là Lê Lễ.
Em trai là Bình Ngô Khai Quốc Công Thần, Suy Trung Dực Vận, Đặc Tiến Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty, Nhập Nội Kiểm Hiệu, Bình Chương Quân Quốc Tọng Sự, kiêm Thái Tử Thái Sư Thượng Trụ quốc, Lân Quốc Công Đinh Liệt, ban quốc tính là Lê Liệt.
Con trai làm Tả Thị Lang Bộ Binh, kiêm Tông Nhân Phủ, Tông Nhân Lệnh, Tả Tông Chính, Văn Thắng Hầu Đinh Công Đột.
Con trai nữa làm Công Bộ Hữu Thị Lang, Đô Tổng Binh Sứ Ty, Lương Nghĩa Hầu Đinh Công Địch.
Đặc tiến Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Cẩm Y Vệ Đô Chỉ Huy Sứ, Tiền Nghĩa Doanh Mỹ Lâm Hầu Đinh Khắc Thận.
Đông Quân Đô Đốc Phủ, Tả Đô Đốc, tặng Thái Phó Nam Quận Công Đinh Phúc Vận.
Thái Tể Thuý Quận Công Đinh Thừa Cận.
Đông Quân Đô Đốc, Tả Đô Đốc, tặng Thiếu Uý Dương Quận Công Đinh Phúc Diên.
Chánh Đội Trưởng, Khuông Cầu Hầu Đinh Phúc Tiến.
Chánh Đội Trưởng, Toản Vũ Hầu Đinh Phúc Tuyển.
Chánh Đội Trưởng, Trí An Hầu Đinh Phúc Liên.
Chánh Đội Trưởng, Phan Lộc Hầu Đinh Phúc Đạt.
Tán Trị triệu Vũ Hầu Đinh Văn Chất.
Hơn nữa,
Tiền Tổ là Đinh Lễ, em trai là Đinh Liệt phò tá Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế dẹp yên giặc Bắc, khôi phục bờ cõi nước Nam.
Đinh Khắc Thận phò tá Đức Thế Tổ Minh Khang Thái Vương (tức Trịnh Kiểm) (6), quan tước đến Thượng Tướng Quân Mỹ Lâm Hầu.
Đinh Thừa Cận phò tá Đức Thành Tổ Triết Vương (tức Trịnh Tùng), quan tước đến Thái Tể Thuý Quận Công.
Đinh Phúc Diên phò tá Đức Văn Tổ Nghị Vương (tức Trịnh Tùng) tiễu trừ ngụy Mạc, được đặc ban Thánh chỉ bút tích và Thẻ vàng "Phú quý hoạn nạn đồng kỳ hưu" ("Phú Quý hoạn nạn cùng chia sẻ"), quan tước đến Thiếu Uý Dương Quận Công.
Đinh Phúc Tiến phò tá Đức Thành Tổ Dương Vương (tức Trịnh Tạc), chức Chánh Đội Trưởng Khuông Cầu Hầu.
Đinh Phúc Liên phò tá Đức Chiêu Tổ Khang Vương (tức Trịnh Căn), chức Chánh Đội Trưởng Trí An Hầu.
Còn các điều ban bố, sắc lệnh, lệnh chỉ, điều ước (minh thệ), nắm vững các sự tích cùng các việc tạo lệ, ruộng đất hương hoả (tế điền) và việc phong tặng của các triều Vua:
Năm Hồng Đức thứ 5 (1474) phong Thái Sư Bân Quốc Công Phù Vận Đại Vương.
Năm Hồng Đức thứ 15 (1484) gia phong Thái Sư Bân Quốc Công Hiển Khánh Đại Vương và gia phong Thái Sư Lân Quốc Công Trung Mục Đại Vương.
Đến tháng 2 năm Nhâm Dần kính phụng lệnh chỉ khảo xét công tích các công thần và dòng họ của các công thần phải làm đầy đủ để nộp lên vào ngày... tháng 3 năm nay. Sắc lệnh, điều chế (thệ từ) và văn bản nộp cho quan Khâm Sai thu lấy đem về.
Tới năm Quý Mão phụng giảm bớt công thần và ruộng hương hoả (tự điền), chuẩn cho người trưởng chi thừa tự, còn số dư ra giao cho dân. Từ đó đến nay được nhờ ơn đại đức của Nhà Vua nhớ đến con cháu trong dòng họ của các công thần có công lao từ xưa, chưa lục dụng, nay phải ghi chép đầy đủ nộp lên.
Ngày ... tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747).
Ngày 7 tháng 8 năm nay
Thừa nạp Đinh Thuần
Tiền tổ quê ở sách Mỹ Lâm, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên, dời cư đến Ngoại Thôn, xã Y Đốn, huyện Thần Khê (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Nay con cháu các công thần là: Đinh Thuần, Đinh Thời, Đinh Nghiêm, Đinh Miên, Đinh Hy, Đinh Khang, Đinh Phán, Đinh Phạn, Đinh Khôi, Đinh Do, Đinh Cương, Đinh Thiện, Đinh Quýnh, Đinh Vân cùng đồng tộc làm bảm đồ thế thứ và kê khai họ tên từng người trong các chi thuộc bản tộc như sau:
Đời thứ nhất: (7)
Bình Ngô khai quốc công thần Thái Sư Bân Quốc Công Đinh Lễ, được ban họ của nhà vua tức Lê Lễ, em trai là Đinh Liệt.
Đời thứ nhất: (7)
Bình Ngô khai quốc công thần Thái Sư Lân Quốc Công Đinh Liệt, được ban họ của nhà Vua tức Lê Liệt. Sinh bốn con trai (8): Đinh Vĩnh Thái, Đinh Lạn, Đinh Công Đột, Đinh Công Hiến.
Đời thứ hai: (7)
Trưởng nam Tả Thị Lang Bộ Binh, Văn Thắng Hầu Đinh Công Đột, sinh ra Đinh Công Minh, Đinh Công Địch.
Thứ nam Đinh Công Hiến (giao tại quê gốc một con trai).
Đời thứ ba:
Đinh Công Minh sinh ra Đinh Công Hữu.
Đời thứ tư:
Đinh Công Hữu sinh ra Đinh Phúc Vận.
Đời thứ năm:
Trung Hưng công thần Thái Bảo Nam Quận Công Đinh Phúc Vận sinh ra Đinh Thừa Cận.
Đời thứ sáu:
Trung Hưng công thần Thái Tể Thuý Quận Công Đinh Thừa Cận sinh ra Đinh Phúc Diên.
Đời thứ bẩy:
Đinh Phúc Diên sinh ra Đinh Phúc Tiến (làm nhà ở quê ngoại là xã Y Đốn, huyện Thần Khê).
Đời thứ tám:
Khuông Cầu Hầu Đinh Phúc Tiến sinh ra: Đinh Phúc Liên.
Đời thứ chín:
Trí An Hầu Đinh Phúc Liên sinh được ba con trai: Đinh Phúc Cảnh, Đinh Sâm, Đinh Phúc Hồ.
Đời thứ mười:
Trưởng nam Đinh Cảnh sinh ra: Đinh Nhân Chiêu, Đinh Công Triều, Đinh Công Cao.
Con trai thứ hai Đinh Sâm sinh ra Đinh Phúc Tín.
Con trai út Đinh Phúc Hồ sinh ra Đinh Phúc Vịnh, Đinh Phúc Hy (chi nhánh ở quê gốc).
Đời thứ mười một:
Đinh Phúc Tín sinh ra Đinh Nhân Hậu.
Đời thứ mười hai:
Đinh Nhân Hậu sinh ra Đinh Thuần, Đinh Thời, Đinh Nghiêm.
Đời thứ mười ba:
Quan Huyện Thừa Đinh Thuần sinh được ba con trai: Đinh Miên, Đinh Hy, Đinh Khang.
Đinh Thời sinh được bốn con trai: Đinh Kiêm, Đinh Phán, Đinh Phạn, Đinh Tháo.
Đinh Nghiêm sinh được bốn con trai: Đinh Khôi, Đinh Do, Đinh Cương, Đinh Thiện.
Thẻ vàng (trong tộc phả có vẽ hình Thẻ vàng và ghi chữ trong thẻ):Hoằng Định năm thứ 20 (1619). Đức Thái Truyền Thanh Quận Công khen công toàn nghĩa, tặng Đinh Phúc Diên làm di tích truyền đời “Phú quý hoạn nạn cùng chia sẻ ”.
Nguyên quán tiền tổ ở sách Mỹ Lâm, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên, dời cư đến ở Ngoại Thôn, xã Y Đốn, huyện Thần Khê, toàn bộ con cháu của công thần là Đinh Thuần, Đinh Thời, Đinh Nghiêm, Đinh Miên
Xin kê khai hai đạo sắc phong tặng cho tiền tổ cùng tấm thẻ vàng ban tặng cho tiền tổ là Trung Hưng Công Thần.
Nay xin sao nộp cả.
Ngày ... tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747)
Ngày 7 tháng 8 năm nay
Thừa nạp Đinh Thuần
---------------------------------------------------------------
Chú giải:
(1) Đời thứ 7 (ông Đinh Phúc Diên) ở đây tính theo cách sắp xếp trong Bản kê khai Gia phả này, trong đó đã sắp xếp ông Đinh Lễ là đời thứ 1 và ông Đinh Liệt là đời thứ 2. Còn theo sự sắp xếp chung trong quyển Đinh Tộc Thế Phả của dòng họ Đinh ở xã Bình Lăng, Minh Tân và Lô Giang, tỉnh Thái Bình (năm Kỷ Mão, 1999) thì ông Đinh Phúc Diên là đời thứ 9.
(2) Bản gốc viết "thân nam" (nghĩa là "con trai "). Xin sửa lại là thân đệ (nghĩa là "em trai" vì ông Đinh Liệt là em ông Đinh Lễ. Trong Bản kê khai tộc phả này, chỗ nào viết "thân nam" như vậy đều xin sửa lại là "thân đệ" cho đúng. (Người dịch và hiệu đính: Mai Hồng và Đinh Hoài tức Đinh Xuân Hải).
(4) Lê xí tức Nguyễn Xí lập mưu trốn thoát nên không bị giết.
(5) Có thể có sự nhầm lẫn vì ông Đinh Lễ không có người con gái nào tên là Đinh Thị Ngọc Trang cả. Quyển Đinh tộc gia phả tiền tổ công tích ký lục (Đô Kỳ, Thái Bình) và quyển Gia phả tiền công ký lục Đông Cao, Thanh Hoá) đều chép rằng con gái ông Đinh Bồ là bà Đinh Thị Ngọc Ban hiệu là Chiêu Từ Công Chúa phụng thị (hầu hạ, tức là vợ) Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế (tức Vua Lê Lợi), và quyển Gia phả tiền công ký lục (Đông Cao, Thanh Hoá) cũng chép sự việc đưa bà Chiêu Từ Công Chúa lên núi để hiến tế cho thần.
Nhưng trong sách Toàn thư Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn và sách Trùng san Lam Sơn thực lục đều chép rằng người được đem hiến tế cho thần là một bà họ Phạm, huý là Ngọc Trân. Sau khi bà mất, Vua Lê Lợi cho dựng điện Hiếu Nhân để thờ bà. Đến khi Vua Lê Thái Tông lên ngôi, đã truy phong bà là Cung Từ Quốc Thái Mẫu (tức là mẹ) và xây miếu Thái Mẫu ở Lam Kinh (Lam Sơn) để thờ. (Người dịch và hiệu đính: Mai Hồng và Đinh Hoài tức Đinh Xuân Hải).
(6) Quyển Gia phả tiền tổ công tích ký lục (Đô Kỳ, Thái Bình) và quyển Gia phả tiền công ký lục (Đông Cao, Thanh Hoá) đều chép ông Đinh Khắc Thận làm quan dưới triều Vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông không phải triều Vua Lê Trang Tông, Lê Anh Tông và Chúa Trịnh Kiểm. (Người dịch và hiệu đính Đinh Hoài tức Đinh Xuân Hải)
(7) Bản gốc chép ông Đinh Liệt là đời thứ 2 (vì đã cho rằng ông Đinh Liệt là con ông Đinh Lễ và trong Bản kê khai Tộc phả này lại suy tôn ông Đinh Lễ là đời thứ 1). Nay xin sửa lại là: Ông Đinh Liệt cũng là đời thứ 1 vì ông Đinh Liệt là em ông Đinh Lễ (tính theo sự sắp xếp trong Bản kê khai tộc phả này). Các đời tiếp theo cũng xin sửa lại tương ứng. Người dịch và hiệu đính: Mai Hồng và Đinh Hoài tức Đinh Xuân Hải).
(8) Ở đây có sự nhầm lẫn: Ông Đinh Lễ sinh được bốn người con là: Đinh Thị Ngọc Kế, Đinh Trung, Đinh Huệ và Đinh Vĩnh Thái; ông Đinh Liệt sinh được ba người con là Đinh Thị Ngọc Mai, Đinh Công Đột và Đinh Công Hiến. Không phải như viết ở đây. (Người dịch và hiệu đính: Mai Hồng và Đinh Hoài tức Đinh Xuân Hải).
(Bài trích trong ĐINH TỘC THẾ PHẢ - Phần III: TƯ LIỆU)
P/s: Vua Lê Hiến Tông con Vua Lê Thánh Tông, ông tại ngôi từ năm 1497 - 1504. Còn Vua Lê Hiển Tông, con Vua Lê Thuần Tông, ông tại ngôi từ năm 1470 - 1786.