Những kết luận tại Hội thảo Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn của PGS.TS Đinh Quang Hải

Đinh Nho Anh

Thành viên mới
HỘI THẢO KHOA HỌC: "THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP HOÀNG GIÁP ĐINH NHO HOÀN" - NHỮNG KẾT LUẬN CUỐI CÙNG CỦA HỘI THẢO
Trong quá trình diễn ra Hội thảo, chúng tôi (Ban liên lạc họ Đinh Nho) đã ghi âm toàn bộ diễn tiến trong ngày Hội thảo vào sáng 14/11/2015. Kèm theo là những Biên bản pháp lý của Đoàn thư ký hội thảo. Tuy nhiên hiện nay chúng tôi chưa nhận được Biên bản cuộc Hội thảo này. Trước mắt, qua bản ghi âm chúng tôi xin công bố mấy kết luận cơ bản của Ban chủ trì như sau:


1. Bản Tổng kết Hội thảo của PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử Học, Phó Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam, đại diện Ban liên lạc họ Đinh Nho, đồng Chủ trì Hội thảo, có đoạn cuối rằng:
"Hôm nay, trong cuộc Hội thảo Khoa học này, chúng ta tôn vinh Danh nhân Lịch sử - Văn hóa Đinh Nho Hoàn, một người con của đất "Địa Linh Nhân Kiệt", Hồng Lam danh tiếng. Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo và các quý vị đại biểu có mặt hôm nay, chúng tôi xin trân trọng kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh Cao Bằng, mấy việc sau đây:

- Thứ nhất: Với tất cả sự nghiệp chính trị, ngoại giao, văn hóa và những cống hiến đáng ghi nhận của Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn đối với đất nước, với dân tộc, chúng tôi cho rằng cần đầu tư kinh phí để tu sửa quần thể Đền Gôi - nơi thờ Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn tại xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cho to đẹp và khang trang hơn, đặng tương xứng với công lao, sự nghiệp của Cụ. Đồng thời chúng tôi cũng đề nghị nâng cấp di tích Đền Gôi từ "Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh" lên thành "Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia" trong thời gian gần nhất . Đinh Nho Hoàn là một người con sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, nghĩa tình, xưa kia là xứ Nghệ Tĩnh và Hà tĩnh ngày nay. Quê hương Hà Tĩnh có quyền tự hào là đã sinh ra và nuôi dưỡng được một DANH NHÂN LỊCH SỬ - VĂN HÓA cho đất nước là HOÀNG GIÁP ĐINH NHO HOÀN.

- Thứ Hai: Vì những công lao đối với nhân dân các dân tộc của Đinh Nho Hoàn trong thời gian làm đốc trấn Cao Bằng, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, tiến hành nghiên cứu kỹ hơn, toàn diện hơn về TÒA THÀNH MỤC MÃ - nơi đặt trị sở của trấn Cao Bằng dưới thời Lê Trung hưng, liên quan đến tới thời gian Đinh Nho Hoàn trị nhậm đồng thời chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng cần đặt tên một phố (hoặc một con đường) mang tên ĐINH NHO HOÀN, nhằm thể hiện Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của chúng ta đối với một danh nhân LỊCH SỬ - VĂN HÓA.

- Thứ ba: Bên cạnh việc trùng tu, tôn tạo Đền Gôi - nơi thờ Đinh Nho Hoàn đã nói trên, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cần khôi phục Lăng Mộ Hoàng Giáp Đinh Nho Hoàn. Sau khi khu mộ Đinh Nho Hoàn được khôi phục, theo chúng tôi nên hợp táng hai bà vợ (Lê phu nhân và Phan phu nhân) bên cạnh vị Hoàng Giáp họ Đinh, để hậu thế không quên công lao của hai bà đối với sự nghiệp của Danh nhân LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐINH NHO HOÀN.


2. Ngoài ra trong cuộc Hội thảo này, các đại biểu đọc tham luận và phát biểu đề nghị thêm, rằng: Cần đưa CHIẾC KHÁNH MẶC TRAI của Đinh Nho Hoàn làm năm 1712 hiện đặt tai Đền Gôi là BÁU VẬT QUỐC GIA.


Trên đây là những Kết luận trọng yếu tại Hội thảo của PGS.TS Đinh Quang Hải, xin được tóm tắt dựa vào bản ghi âm của Ban tổ chức. Trân trọng!


Tộc trưởng Đinh Nho Quỳ, đưa tin từ cuộc Hội thảo.
 
Top