Đinh tộc Quảng Nam – Đà Nẵng hôm nay và mai sau

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
10402566_842832939061081_6261152943313296783_n.jpg


THAM LUẬN
ĐINH TỘC QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG- HÔM NAY VÀ MAI SAU
Bài viết này, chúng tôi xin mạn phép lược qua quá trình lịch sử hình thành vùng đất Quảng Nam vào nửa cuối thế kỷ XV, nơi mà người Đại Việt từ Bắc di dân vào định cư lập nghiệp, để rồi theo thời gian năm tháng đã sinh hạ con cháu, hình thành các dòng tộc nói chung và dòng họ Đinh nói riêng trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay. Vì khả năng hạn chế, chúng tôi chỉ biên soạn các sự kiện dựa theo Đại Việt sử kí toàn thư cuả Ngô Sỹ Liên và Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim.
I./ Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt gồm khu vực đồng châu thổ Sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ, Sông Gianh là cực Nam cuả đất nước. Để mở rộng lãnh thổ, hành trình nam tiến của cha ông ta kéo dài 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ , từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18 lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Do yếu tổ địa lý, đặc điểm dân cư, nhu cầu an ninh bảo vệ lãnh thổ mà cương thổ nước Đại Việt thoe tiến trình lich sử các triều đại phong kiến đã được mở rộng chủ yếu dần từ bắc vào nam.
Đặc điểm đại lý là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất, hướng đông giáp biển, hướng tây thì bị Trường sơn ngăn cản, phía bắc là cường quốc với lãnh thổ rộng lớn cuả người Hán, nên hướng thiên di, mở rộng khả thi nhất là tấn công và xâm chiếm các nước lân bang ở phương Nam.
Đặc điểm dân cư là yếu tổ thứ 2, người Việt sống chủ yếu ở các đồng bằng, phát triển văn minh dựa trên nông nghiệp lúa nước, họ cần những vùng đất bằng phẳng dồi dào nguồn nước để tưới tiêu. Với nhu cầu đó mà họ men theo các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Với hình thức người dân đi trước làng nước theo sau mà người mới di dân đến sống hòa lẫn dần vào người bản địa, đen theo kỹ thuật canh tác, chế tác công cụ nông nghiệp.
Thời trước không có khái niệm dân tộc, chủng tộc người dân bị phân biệt bởi triều đình nhà nước phong kiến cai quản vùng đất đó. Khi dân số phát triển, nhu cầu mở rộng lãnh thổ đã dẫn tới các xung đột lớn, các cuộc chiến tranh có qui mô. Vùng biển là nơi xẩy ra những xung đột đó; để đảm bảo phát triển ổn định mà có các cuộc chiến bình định, triệt tiêu bên kia, đi kèm nó là mở rộng vùng ảnh hưởng, chiếm đóng.
Từ thế kỷ XI đến thế kỉ XV là thời kỳ thường xuyên có các cuộc giao tranh giữa các vương triều của Đại Việt với Chiêm Thành ở phía Nam. Phần thắng thường thuộc về nước Đại Việt.
Năm 1044, vua Lý Thái Tông đã đánh chiếm Chiêm Thành với lý do người Chiêm bỏ cống luôn 16 năm, phá quốc đô Phật Thệ, giết 3 vạn quân Chiêm, bắt sống 5.000 người, bắt được 30 voi và giết chúa Sạ Đẩu.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành với lý do nước này bỏ cống (1065- 1069) bắt dược vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Cù (Jaya Rudrarman) Để chuộc tội, Chế Củ dâng đất cuả ba châu Bố Chính, Địa lý và Ma Linh cầu hoà. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt mở rộng thêm vùng đất này.
Năm 1306 là giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp ( Đại Việt và Chiêm Thành đã cùng liên minh chống quân Nguyên xâm lược) nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Mân (Jaya Simhhavarman). Đổi lại Chế Mân dâng đất cho Đại Việt gồm Châu Ô và Châu Rí. Các vùng đất này được vua được vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, lãnh thổ Đại Việt phía nam tới Hải Vân quan ( đèo Hải Vân ngày nay).
Những năm đầu thế kỷ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chiêm Thành. Năm 1402, Hồ Hán Thương mang quân đi đánh Chiêm Thành, hai bên giáo chiến đều có thiệt hại nhưng cuối cùng quân Chiêm Thành bị thua, vua Chiêm là Ba Đích sợ hãi dâng voi trắng, voi đen và xin nộp đất Chiêm Động ( Năm Quảng nam) để làm điều kiện cho nhà Hồ lui quân, Hồ Qúy Ly không chấp nhận, bắt phía Chiêm Thành phải làm tờ biểu khác và dâng cả đất Cổ lũy ( bắc Quảng Ngãi) Ba Đích thế yếu phải chấp nhận yêu sách của nhà Hồ, bèn chuyển về phía nam và nộp đất Chiêm Động, Cổ Lũy.
Năm 1403, Hồ Hán Thương lại ra lệnh đóng chiến thuyền nhỏ để tiếp tục đánh Chiêm. Nhà Hồ mang 20 vạn quân đánh Chiêm Thành lần thứ 3, quân nhanh chóng tiến đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành. Tướng Phạm Nguyên Khôi vây hãm Chà Bàn trong 9 tháng nhưng không hạ được. Quân đại Ngu hết lương, đành phải rút về. tuy nhiên phần lãnh thổ nhà Hồ chiếm được từ Chiêm Thành bị họ lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ (1407).
Trong thời kỳ đầu nhà hậu Lê, Chiêm thành và Đại Việt quan hệ tương đối giao hảo. đến năm 1470 quan hệ giữa nhà Đại Việt và Chiêm Thành trở nên căng thẳng, vua Lê Thánh Tông phái danh tướng Đinh Liệt đưa 20 vạn quân đánh Chiên Thành. Năm 1471 quan Việt phá tan kinh đô ViJaya ( thuộc Bình Định ngày nay) vua Trà Toàn( Pau Kubah) bị bắt và chết trên đường về Thăng Long. Lê Thánh Tông đã sát nhập miền bắc Chiêm Thành, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam .
Đến đời vua lê AnhToong (1558- 1571) cho Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa đến năm 1560 kiêm lĩnh trấn thủ Quảng Nam lập phủ Chúa, dẹp yên loạn lạc xây dựng dinh trấn Thanh Chiêm là căn cứ chính trị quân sự vững chắc tạo điều kiện tốt nhất cho các đời chúa Nguyễn thành công trong cuộc trường kỳ nam tiến mở rộng biên cương lãnh thổ đến tận đếm taank mũi Cà mau để lại cho chúng ta đất nước Việt Nam ngày nay.
II/ Qua các giai đoạn lịch sử tóm lược nêu trên, chúng ta có thể biết rằng người Việt di cư vào Nam theo yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử, sự tồn tại và phát triển của đất nước, dân tộc và đời sống của nhân dân. Theo kế hoạch dược hoạch định, nhà nước tuyển chọn những tráng đinh từ 15 tuổi trở lên đưa vào Quảng Nam. Vị ậy mà mỗi gia đình có chồng đi vợ con ở lại ,anh đi em ở lại, trước cảnh sanh ly trong nước mắt người vợ phải thốt lên “ dậm chân xuống đất kêu trời, chồng tôi vào Quảng biết đời nào ra” họ được phân bổ định cư từng vùng có phần dựa theo quan hệ họ hàng, làng xã và từng bước hòa nhập cùng người Chiêm còn lại, lập gia đình sanh hạ con cháu, qua thời gian đã hình thành các dòng họ trong đó họ Đinh xứ Quảng Nam Đà Nẵng ngyaf nay.
“ Đường vào đất Quảng quá xa
Có nơi ăn ở tôi ra đón mình”
Thế rồi chiến tranh loah lạc, cuộc sống gian nan, dường sá quan san cách trở ngăn mãi lồi về. Nhưng trong ký ức mỗi người đó là quê hương, mồ mả cha ông, bao đời người thân yêu, từng lũy tre xanh, những con đường mòn cũ, cây đa bến nước, sân đình. Thời gian vô cùng mà đời người có hạn , biêt bao người lỗi hẹn với quê hương, để rồi tin tưởng rằng con cháu kế thừa sẽ hoàn thành tâm nguyện.
Trải qua bao cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bao nhiêu lần dâu bể biến đổi, năm 1970 các vị bô lão cùng các vị trưởng tộc địa phương thống nhất cử ban vận động thành lập Hội đồng Đinh tộc Quảng Nam. Việc quan trọng đầu tiên là cử các vị thông thạo chứ hán nôm trực tiếp đến các chi phái sưu tra phổ hệ tông đồ gia phả, phiên dịch ra chữ quốc ngữ của 42 chi phái họ Đinh tiến hành tổ chức Đại hội bầu ra Hội đồng Đinh tộc Quảng Nam năm 1972. Gồm Hội đồng trưởng lão và ban thường trực. tuy nhiên mọi sự hoạt động của Ban thường trực còn nhiều hạn chế vì do chiến tranh chống Mỹ và nhiều yếu tổ khách quan, chủ quan…
Năm 1969 tái lập Ban vận đồng quy hợp được 52 chi phái tiến hành tổ chứ đại hội tại hà thờ họ Đinh làng La Châu, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ( nay thuộc thành phố Đà Nẵng). vào ngày 17/7 năm canh Ngọ 1990 bầu Hội đồng Đinh tộc thống nhất QN-ĐN. Kế thừa Hội đồng Đinh tộc Quảng Nam (1972). Mỗi nhiệm kỳ 5 năm, yêu cầu quan thiết phải lập kế hoạch vận động xây dựng nahf thờ họ Đinh Quảng Nam- Đà Nẵng. ngày 5/5 1996( mùng 10/3 Bính Tý) triệu tập đại hội địa điểm phường Hải Châu 2 thành phố Đà Nẵng, với sự hiện diện 104 đại biểu, 90 đại biểu chính thức đại diện cho Hội đồng chư tộc các chi phái trong toàn tỉnh, 4 đại biểu đại diện cho Ban liên lạc họ Đinh QN- ĐN, cảu thành phố Hồ Chí Minh và 14 vị khách mời. đại hội thống nhất kế hoạch tiến hành xây dựng nhà thờ tộc Đinh Quảng Nam- Đà Nẵng tại làng La Châu, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. ngày 13/6 1996 ( 28/4/ Bính Tý) đặt viện đá đầu tiên và tiến hành xay dựng theo nghị quyết đã đề ra. Lễ khánh thành ngày 25/8/1999 (nhằm ngày 3/8/Kỷ Mão). Trong thời gian xây dựng BTT/ HĐ ĐTTN- QN- ĐN lập văn bản gởi UBND, sở Văn hóa thông tin tỉnh Ninh Bình được sự chjo phép tạc tượng vua Đinh Tiên Hoàng rước về thờ tại nhà thờ Đinh tộc Quảng Nam- Đà Nẵng theo văn bản 47/CV ký ngày 02/3/1999 và ngày 9/9/1999. Nhà thờ Đinh tộc QN-ĐN là nời thơ tự vua Đinh Tiên Hoàng và cjh] vị tiền hiền, hâu hiền và liệt tổ sinh hạ các chi phái. Để tránh những băn khoăn cuả bà con trong họ về thờ tự. năm 2008 BTT thống nhất mí được 43/ 52 bài vị rước về thờ nơi hậu tẩm, nêu cao tí thống nhất đồng thời kêu gọi Hội đồng gia tộc, các thành viên họ Đinh QN-ĐN quy hợp về đây với ý trách nhiệm, chứ không phải là khái niệm nghĩa vụ mơ hồ như manhnha từ trước…( những chi tiết neey trên đã được đăng vào các nội san Dinh tộc số 1.2.3.4.) cho đến nay HDĐT/TN/QN-ĐN đã có 5 nhiệm kỳ.
Kết quả Đại hội lần thứ 2 này 1990 đã đưa ra nhưng qui chế sau:
1./ Danh hiệu Hội đồng Đinh Tộc QN-ĐN đại diện cho 52 gia tộc các địa phương trong toàn tỉnh Quang Nam và thành phố Đà Nẵng, Ttrung ương nhưng về dòng tộc không khái niệm phân chia.
Để có sự rạch ròi về tổ chức cải tỉnh, thành phố trong quan hệ chúng toi thống nhất đối với tỉnh thành phố gọi là Hội đồng Đinh tộc QN-ĐN, còn các gia tộc địa phương là Hội gia tộc(Hội đồng gia tộc Đinh Công Trà Kiệu- Hội đồng gia tộc Đinh Văn Hạ Nông, Điện Bàn v…).
2./ Cơ cấu tổ chức về nhân sự của Hội đồng Đinh tộc QN-ĐN.
Tộc trưởng, chánh tộc biểu, hoặc người cso uy tín, đạo đức, điều kiền, sức khỏe được hội đồng gia tộc chi phái đề cử, thay thế có lý do, các thành viên này là ủy viên chính thức cảu Hội đồng Đinh tộc QN-ĐN, các ủy viên này không cần bầu cử theo từng nhiệm kỳ mà thay đổi bổ sung theo đề nghị cảu gia tộc ( có văn bản đề cử).
Trước thời gian tổ chức Đại hội Ban thường trực triệu tập đại diện gia tộc địa phương họp thảo luận giới thiệu các thành viên tham gia với tư cách là ủy viên thường trực của Hội đồng Đinh tộc QN-ĐN. Trong ngày Đại Hội Ban tổ chức công bố danh sách các ủy viên thường trực chính thức cuả nhiệm kỳ đó, và các ủy viên thương trực bầu cử Ban TT số lượng không quá 10 người vào các chức danh.
1-Chánh tộc biểu Hội đòng Đinh tộc QN-ĐN.
2-Phó chánh tộc biểu thường trực nội vụ
3-Phó chánh tộc biểu ngoại vụ, quan hệ với các gai tộc đại phương và họ Đinh các tỉnh, thành phố .
4-Phó chánh tộc biểu phụ trách về sử liệu thông tin gia tộc
5-Phó chánh tộc biểu phụ trách về sử liệu thông tin gia tộc
6- Phó chánh tộc biểu phụ trách về tài chính
7-ủy viên Trưởng Ban tổ chức
8-ủy viên thư ký
9-ủy viên thư ký
10-ủy viên dự khuyết
·Ban thường trực thành lập các Tiểu ban, do trương ban cơ cấu nhân sự và trực tiếp điều hành
1-Tiểu ban nghi lễ tế tự
2-Tiểu ban thư ký kế toàn
3-Tiểu ban tổ chức
4-Tiểu ban khuyến học
5-Tiểu ban tương tế xã hội
6-Câu lạc bộ doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân do người họ Đinh thành lập và điều hành
7-Câu lạc bộ thầy thuốc tây y- Đông y
+ chức danh chánh tộc biểu Hội đồng Đinh Tộc QN-ĐN các nhiệm kỳ:
Nhiệm kỳ 1, nhiệm kỳ 2 (1990-2000)
Ông Đinh Chơi: Gia tộc Phước Mỹ TPĐà Nẵng
-Nhiệm kỳ IV : ông Đinh NGọc Bửu. Là Châu, Hòa Khương . ông Đinh Ngọc Bửu nhận nhiệm vụ từ tháng 8 âm lịch (2012) đến cuối năm 2012 ông qua đời vì tuổ cao sức yếu lâm trọng bệnh. Ban thường trực triệu tập các ủy viên thường trực báo cáo tình hình và các uỷ viên đè cứ ông Đinh Công Tống phó chánh tộc biểu tạm quyền Chánh tộc biểu, đến ngày 06/3 âm lịch 2013 nhan gyaf kỷ niệm vua Dinh Tiên Hoàng lên ngôi và ky niệm chư\ vị tiền hiền, hậu hiền, liệt tổ sinh hạ 52 chi phái họ Đinh QN- ĐN. Các ủy viên Hội đồng Đinh tọc Ban thường trực thống nhất cử ông Đinh Công Tống chánh thức nhận chứ danh Chánh tộc biểu nhiệm kỳ V
-Nhiệm kỳ V : 2103- 2018 Chánh tộc biểu ông Đinh Công Tống, gia tộc Đinh Trà Kiệu, Duy Sơn, Duy Sơn Quảng Nam.
III. Xuyên suốt 45 năm qua Hội đồng Đinh tộc QN-ĐN vẫn kiên trì thực hiện mục đích cũng là tâm nguyện của tiền nhân.
-Hướng về cội nguồn quy nguyên nguồn gốc tổ tông
-Tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ nhaulucs khó khăn hoạn nạn
-Khuyến học khuyến tài luôn luôn trao đổi tri thức để hoàn thiện bản thân.
-Giáo dục con cháu về đạo đức làm người trong gia đình là con hiếu thảo, ngoài xã hội là công dân tốt, chấp hành kỷ cương phép nước. Cá nhân, gia đình là thành viên trong cộng đồng dân tộc, cùng chung sức góp phần làm cho xã hội cso nếp sống văn minh tiến bộ.
-Xây dựng nhà thờ Đinh tộc QN- ĐN không chỉ đơn thuần lo xuân kỳ thu tế còn nhiều yêu cầu quan thiết cả hiện tại và tương lai, không lỗi thời, lạc lõng giữa xã hôi văn minh hiện đại, thì Hội đồng Đinh tộc QN- ĐN, tộc trưởng, Hội đồng gia tộc địa phương cùng con cháu nội ngoại đoàn kết nhấ trí, sẵn sàng hòa giải những bất đồng nội bọ, chung tay gips sức xậy dựng, baỏ tồn những thành quả đã đạt đạt được. luôn luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến tham mưu của tất cả bà con nội ngoại dịnh hướng cho ban thường trực Hội đồng Đinh tộc QN-ĐN phát triển về mọi mặt thgeo truyền thống bao đời nay của dân tộc Việt Nam, là di sản để lại cho thế hệ mai sau.
-Ngày nay họ Đinh QN-ĐN không còn đơn phương sinh hoạt trong phạm vi làng xã, huyện tỉnh mà còn phải tạo quan hệ từng bước thể nhập họ Đinh cả nước, tiến dến thành lập Hội đồng Đinh tộc Việt Nam. Xin hãy đặt ra ngoài mọi dị biệt ý thức, mọi thành kiến cố chấp và mọi hoàn cảnh xã hội “ nối vòng tay lớn” để cho rừng thêm cây, sông thêm nước và cho mãi mãi về sau Đinh tộc sum vầy. ngoai ra chúng ta cần phải đoàn kết cùng cộng đồng họ Đinh trong cả nước kể cả miền ngược, miềm xuôi xứng đáng là con cháu kế thừa của một dòng họ mở đầu nền độc lập tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

.
Quảng Nam – Đà Nẵng ngày 23/4/2017
Chánh tộc biểu
Đinh công Tống
 

dinhngocbang

Thành viên mới
Cám ơn chú Đinh Xuân Vinh đã đăng bài tham luận rất đầy đủ và súc tích về lịch sử hình thành vùng đất Quảng Nam và tâm huyết của các bậc tiền bối trong việc thống nhất các chi, phái tộc Đinh toàn tỉnh.
Khoảng những năm 1970-1971, mặc dù lúc đó tôi mới 8 tuổi nhưng ký ức vẫn còn nhớ các cụ Cửu Lư, Cửu Dự, cụ Chơi, cụ Diệm, thường hay ra Nam Ô để cùng với ba tôi (ông Đinh Ngọc Hoàng) bàn bạc, dịch thuật các bộ gia phả tộc họ, những ý tưởng lớn lao và tâm huyết của các cụ hình thành từ đây.
Xin được trích thêm một sự kiện, vào ngày 30/4 âm lịch năm 72 hay 73, Hội đồng Đinh tộc Quảng Nam tổ chức ngày giỗ Tổ tộc Đinh Quảng Nam ngay tại nhà thờ tộc tại Nam Ô. Các cụ ở nhiều nơi về tham dự đông đủ (Sự kiện này có ghi hình lại, nhưng tôi chưa tìm ra). Lục lại tàng thư của cha để lại, mới phát hiện, năm 1972 Hội đồng Đinh tộc Quảng Nam có gởi vào ngân khố một khoản cũng kha khá.
Xin gởi đến chú Vinh và bà con trong tộc tham khảo về kế hoạch và tâm huyết của các cụ.
Trân trọng.
 

Những đính kèm

  • IMG_2487.JPG
    IMG_2487.JPG
    2.3 MB · Xem: 539
Top