Hình ảnh nguồn internet.
.
DÒNG HỌ ĐINH TRÊN ĐẤT ĐÔNG NHUẾ- VŨ THẮNG THÁI BÌNH
(飲河思源ẩm hà tư nguyên, nghĩa là “uống nước nhớ nguồn”.)
Cứ hàng năm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch, là ngày giỗ Đức cao cao tổ Đinh Uy Dũng, dòng họ Đinh Đông Nhuế Thái Bình lại tổ chức lễ dâng hương - giỗ tổ, để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức cao cao tổ Đinh Uy Dũng, Người là con trai duy nhất của đức Thái tổ Đinh Danh Mậu.
Là người con thuộc dòng họ Đinh Đông An- Nam Định, nhưng nguồn gốc là dòng họ Đinh Đông Nhuế- Thái Bình, đã nhiều năm nay tôi truy tìm tư liệu lịch sử dòng họ, một dòng tuy chưa có sắc, phong của các thời đại, nhưng nổi nên một vị có công bảo vệ tài sản của nhà nước được dân làng suy tôn là Uy Dũng, một dòng họ có ba ngôi mộ tổ thiên táng, được lưu truyền từ xưa đến nay, một dòng khoa bảng, nhiều người đỗ đạt cao, con cháu phát huy truyền thống của Đức cao cao tổ, một dòng họ có lòng yêu nước thiết tha chống mọi thế lực áp bức, bảo vệ xóm làng thân yêu, một dòng họ có truyền thống hiếu học, có nhiều nho sỹ, khoa bảng trong các thời kỳ phong kiến và XHCN, đóng góp nhiều hiền tài cho đất nước. Trong những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc, nổi lên những tập thể, gia đình cá nhân được nhà nước vinh danh, phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý anh hùng. Để lại tiếng thơm cho muôn đời con cháu mai sau. Đời thứ 11, có anh hùng lao động, Đinh Quang Nghị, hai ngươì trong dòng họ được đặt tên đường tại thành phố Nam Định, đó là ông Đinh Thúc Dự và Đại tá anh hùng Đinh Thị Vân.
Đông Nhuế, xã Vũ Thắng, mảnh đất ở phía Tây –Nam huyện Kiến Xương, Thái Bình, được phù sa sông Hồng bồi đắp thành vùng đất phì nhiêu màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, và đánh bắt hải sản, thu hút dân cư từ các nơi về đây sinh sống, theo các tư liệu tại các văn bia, những quả chuông ở chùa làng, ghi chép lại mảnh đất Đông Nhuế, Vũ Thắng được các dòng họ về đây lập nghiệp dựng lên làng xã vào khoảng 500 năm. Họ Đinh là một trong số các dòng họ về đây sớm nhất đến nay có trên 20 đời, gần 2000 đinh.
Theo 四支譜誌序Tứ chi phổ chí tự bằng chứ hán do Đinh Quang Thiệu quan thư lại kinh khoa nhị trường viết bằng chữ Hán vào thời Tự Đức thứ 27(1873). Đức Thái tổ Đinh Danh Mậu tục hiệu là cụ Một, cùng con trai duy nhất là Đinh Uy Dũng, hai cha con từ Thanh Hóa rời quê đến xã Đồng Cỏ, huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nội, sau trở lại Nam Định rồi qua các huyện, phủ sau về bản xã trước cửa Đình thuộc xứ Đồng Am( tục hiệu Hàn Tống Am) khi đó nơi đây còn hoang vu nhiều vùng nước đọng, vùng đất mới được phù sa hội tụ, chỗ cao chố thấp, không bằng phẳng, dân cư thưa thớt, thỉnh thoảng mới có một ngôi nhà, sông ngòi chằng chịt, nước biển xâm nhập thành vùng nước lợ, cá tôm nhiều vô kể. hai cha con quyết định làm nghề chăn nuôi vịt, Đinh Uy Dũng cao to khỏe mạnh, thanh niên trong vùng tôn ông là huynh trưởng. Thuở ấy Thái Bình còn phụ thuộc vào Phủ Phụng Hóa, hàng năm phải chuyển thóc thuế về kho Vị Hoàng, Nam Định, khi ấy nơi đây rất nhiều bọn cướp, thường xuyên đi cướp tài sản của dân và những thuyền thóc thuế, Ông được chính quyền đương thời và dân làng tin cậy, giao đi bảo vệ thuyền thóc. Vào một buối chiều ngày 19 tháng 2 âm lịch ở trại Tống Am, đoàn thuyền đầy ắp thóc thuế và tiền bạc, vừa lách qua bến đó Hà Giang sông Lịch Bài, giữa lúc trời xẩm tối, dưới những lùm cây ven bờ, bọn cướp tay dao, tay mã tấu xông đến cướp thuyền, đoàn người bảo vệ thuyền thóc do ông chỉ huy sau một hồi quyết chiến, sau mọi người cùng đi bỏ chạy, lúc này trên thuyền chỉ còn một mình ông, với quyết tâm bảo vệ an toàn cho thuyền thóc mà dân tin cậy, ông đã quần nhau với bọn cướp, nhiều tên sứt đầu bể trán, văng xuống sông, do lực lượng không cân sức, lại bị đánh bất ngờ, cuối cùng chúng đã sát hại ông và cướp đi thuyền thóc. Được tin dân làng ra tiếp ứng, tới nơi chỉ thấy thi thể ông nằm bên vệ sông, trời đổ mưa to, như trút nước, dâng cao ngập cả cánh đồng bãi, dân làng đưa thi thể ông lên nơi gồ cao gần đó. Trời tối đen như mực, dân làng và gia đình cùng bàn nhau sáng hôm sau làm lễ khâm liệm, an táng, nhưng hôm sau trời vừa sáng mọi người tới nơi, thì chỉ thấy đống đất to phủ kín thi thể ông, mọi người nói với nhau đây là điềm lành, để nguyên tại chỗ, tổ chức đắp thêm đất thành mộ, đó chính là ngôi mộ thiên táng.
Cũng từ đây nhờ ngội mộ thiên táng này con trai ông là Đinh Thọ Khoa lớn lên đi làm công cho một vị quan thanh liêm ở Hà Nội, được nhà Vua khi ấy biết đến, ông là người thông minh, hiền tài, học một biết mười, lại là con người đã vì nước quên mình, nên được trọng dụng, nuôi ăn học trưởng thành phong làm tướng quân cảu triueef đình, được bổ làm Phái binh, tướng binh tuần phòng công sở thuế tỉnh hạt. Đức cao tổ Đinh Thọ Khoa, Thụy Phúc Trạch, chính thất tổ tỷ Ngô Thị hiệu Từ Hòa ( không có con) Trắc thất tổ tỷ Phạm Thị hiệu Từ Nhu. Sau khi cha ông bị sát hại ông cùng mẹ về xã Trà Vi, huyện Vũ Tiên quê ngoại một thời gian rồi lại trở về quê, sinh được bốn người con trai, con trai cả là Đinh Thế Hiển. con trai thứ hai Đinh Quang Trạch, con trai thứ 3 là Đinh Ngô Quang Đại, con trai thứ 4 là Đinh QuangTế, từ đây chia thành bốn chi (Giáp, Ất, Bính, Đinh) . Đức cao tổ Đinh Thọ Khoa vừa hoàn thành công việc, vừa nuôi dạy con ăn học, khi về nghỉ hưu tại quê nhà và tạ thế ngày 20/12 âm lịch, con cháu mượn thầy địa lý chọn đất để an táng, mộ của Đức tổ đặt tại : “ Đồng Am xưa phong thủy địa kim tinh dẫn mạnh, trước đó có khúc sông lượn quanh, hậu có vùng thủy não ( như bộ tổng) chính rộng ước chừng một khấu, sau ước chừng một thước, mộc tinh cư, Đông Kim tinh cư, tây theo sơ đồ xứ sở, song không hợp phần đất linh, thầy sợ sát sư”, lúc đó có ông thợ mộc uống rượu say tay cầm dùi đục, phân đầu đuôi, nói với thầy địa lý: “ Tôi khấn thiên địa thần linh ứng tinh, tung lên cao phía thầy định huyệt, khúc gỗ rơi thế nào cứ thế mà y táng, đầu đuôi sẽ theo ý trời gọi là thiên táng, thầy nói tất cả từ nay về sau kế thế lưu truyền nhờ vào phần mộ này”.
Quả thực như vậy nhờ ngôi mộ thiên táng này, dòng họ Đinh Đông Nhuế Vũ Thắng Kiến Xương, Thái Bình kế thế lưu truyền đa đinh, thịnh đạt, con cháu nhờ phúc ấm tổ tiên.
Vùng đất Thái Bình thời ấy hầu hết các sự kiện lớn lao, đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, trong thế kỷ bản nề này, thế kỷ chứng kiến sự hưng thịnh của các vùng đất cửa sông, cửa biển, sự hưng khởi đó là những tiền đề cho những chuyển biến to lớn của cả dân tộc, cũng là bằng chứng cho sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải Bắc bộ, trong đó có mặt người họ Đinh, hai cha con Đức Thái tổ Đinh Danh Mậu cùng con trai là Đinh Uy Dũng đã định cư khai khẩn trên mảnh đất này, cùng các dòng họ khác từ trại ấp, trở thành thôn xã. Đến đời ông Đinh Thọ Khoa, cùng chung tay góp công sức, xương máu với các dòng họ khác xây dựng thành vùng đất trù phú, qua những trang sử cuả địa phương, theo gia phả và di ngôn đời trước để lại, tuy chưa biết được gốc tích chính xác sự rời quê ra đi của Đức Thái tổ Đinh Danh Mậu, nhưng con cháu đều khảng định: Công lao của cha, con Đức Thái tổ từ Thanh Hoa tới Đông Nhuế là vô cùng to lớn, từ chân đạp đất đi khắp nơi đô thị, đến các vùng quê hẻo lánh, chỉ có hai cha con đã tìm ra được mảnh đất thiêng, đến nay đã phát triển tới 20 đời với gần 2000 đinh, đứng đầu dân số các họ ở xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Trong các thời kỳ, các triều đại đều có mặt những người hiền tại của người dòng họ Đinh Đông Nhuế. Đó là các danh nhân hiền tài được trọng dụng đó là:
1- Việt châu đồng chi Châu Đinh Quý công húy Thế Hiển thụy Khoan Lượng
2- Đinh công húy Thế Đại thụy phúc Triều
3- Thông Chính sứ Đinh Công Vỹ Thiếu lang quan đệ nhất tử trường hiệu ông Thông Cả
4- Thông Chính sứ Đinh công húy nhị tử hiệu ông Thông Hai
5- Đinh công húy Chính Phó sở sứ
6- Đinh công húy Hai tự Thế Phó Khang lộc huyện quan
7- Đinh công húy Phái Huyện Trình
8- Thập Lý hầu Đinh công húy Nho thụy Phúc Triều
9- Phó sở sứ Đinh công húy Thế Nhã thụy Khoan Lượng
10-Tiên công thứ Lang khang lộc, huyện thừa Đinh công húy Thế Truyền thụy Tráng Rụ.
11-Thế sự Đinh công húy Thế Trình thụy Khoa Lượng
12-Huyện thừa Đinh công húy Thế Trụ thụy hòa Hậu
13-Đinh húy Quang Trạch thụy Pháp Luân
14-Huyện thừa Đinh Thế Viên ( cụ huyện Vĩnh) thụy Dũng Cảm
15-Huyện thừa Đinh húy công húy Thế Linh
16-Trung chấn kỳ Cai đội Đinh công húy Khải
17-Đinh Văn Sanh, Lý Trưởng
18-Đinh công húy Truyện, lý trưởng
19-Trị sự Đinh công húy Thế Thọ
20-Đinh công húy Tương huyện thừa
21- Đinh công húy Khanh, huyện thừa
22-Lê triều chí Trung sinh đồ Đinh húy Phùng
23-Đan điền điển mục sử sứ thăng huyện thừa thăng điện, tiền ty điển ngục, thăng cẩn sự lang Trường khánh phủ tri phủ Đinh Tướng công húy Long, tự Đôn Hậu, thụy Đoan Chính.
24- Cẩn sự lang, Tiên Hưng phủ, tri phủ kiêm phủ hiệu sinh đông ĩnh Nam Định, Đinh Tướng công Nho Lâm thụy Đôn tín hiệu Đạt Khê.
25-Tiến công thứ lang Trung Thuận, huyện thừa hiệu sinh Đinh quuys công hý Thuận tự Nho Bân, thụy chính trực hiệu Chấn Đông tiên sinh.
26- Trung trinh đại phủ tả xuân phường tả trung cửu, thăng gia hạnh đại phú Tuyên Quang sứ, tán trì thừa chính sưa Nhuế xuyên bá Đinh húy Nho Phong tự Minh Đạt, thụy Anh Hào Đông Hiên tiên sinh
27- Lê triều ngũ điển Kế Xuyên Vũ húy Thiệu, Kỳ hậu Đinh Tướng công tự Quang Thiệu thụy Cương Trực.
28-Lê triều ngũ điển Kế Xuyên vũ húy Thiệu, kỳ hậu Đinh Tướng công tự Quản Trấn an Khê tiên sinh.
29- Quản viện tự Đinh Tướng công Nho Rư thụy Cao Minh Cương Trực.
30- Đinh húy công Quang Ruy hiệu ông Nho Cả quan thất đại
31- Đinh húy công Quang Hiến ông Nho hai quan thất đại
32- Ngô Đinh quý công húy Tuyển tự Quang Đại
33- Đinh công thứ lang ứng thiên tư bạ Ngô Đinh công húy Vị Quang Biểu thụy Cương Đoan
34- Lê triều sinh đồ Ngô Đinh công húy Siêu
35- Sinh đồ Ngô Đinh công húy Lan
36-Trị sự Nhô Đinh công húy Thực tự Quang Chiêu
37- Tri sự Ngô Đinh công húy Châm
38-Tri sự Ngô Đinh húy Phục
39- Đinh húy Quang Tế Phúc Vinh.
Qua số liệu liệt kê trên cho thấy người họ Đinh Đông Nhuế làm quan tại triều đình phong kiến trước đây, đây là dòng họ có truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước, nếu tính từ đời thứ 10 về trước dòng họ này mới có gần 300 đinh, lại sống trên mảnh đất thuần nông, không phải là trung tâm văn hóa, chính trị, thương mại mà có tới 17 vị đỗ đại khoa ( tương đương tiến sỹ) làm quan trong triều trong đó có 8 vị được phong hàm tướng 10 người làm quan huyện. 4 là chánh phí lý tổng, chánh hội, 20 vị làm lý trưởng, phó lý.
Quá trình hình thành dòng họ gần 500 năm, với những nhân vật lịch sử tham gia các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương, đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử tốt đẹp cho con cháu học tập, còn phải kể đến đây là một dòng họ có hai nhân vật lịch sử, được đặt tên đường phố, tại thành phố Nam Định và một vị được làm quan Trung chính trong triều thời vua Lê Hiển Tông, đó là dòng Đinh Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, Nam Định. Theo gia phả của ông Đinh Ngọc giả viết bằng chữ Hán nôm niên hiệu Duy Tân thứ 2 (1908) thì đức tổ Đinh Quí Công tự Phúc Thành, tục hiệu là cụ Sóc. Ông là con trai thứ 4 của Đinh Tướng Công húy Thế Long, đời thứ 5 thuộc ất chi ( chi 2) dòng họ Đinh Đông Nhuế, Vũ Thắng, Kiến Xương, Thái Bình. Vào những năm cuối triều đại Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740- 1786), Đức Tổ Đinh Phúc Thành cùng bà là Hoàng Thị Huệ, cùng 2 người con trai và một người cháu, vượt sông Hồng sang lập nghiệp ở xã Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định. Phát huy truyền thống của dòng họ, con cháu của Đinh Phúc Thành bên Đông An, đến nay đã có 14 đời,
Đời thứ 3 có Đinh Nghĩa Ban (丁貴公義班俗羅官中府) cùng dân làng lên triều đình đánh trống kêu oan, được nhà Vua mời vào làm quan trong triều, đến đời thứ 7 có Đinh Mẫn Cấp ông thi đỗ cử nhân, nhưng không ra làm quan, người cùng hai con là Đinh Văn Hợp và Đinh Văn Bính tham gia phong trào Đông Du, ông cấp tiền cho học trò giỏi của mình là ông Am, sang Nhật du học sau về làm cách mạng, các cháu ông là Đinh Lai Hạp, Đinh Thúc Dự, Đinh Thị Màu ( tức Vân anh hùng LLVTNDVN) Đinh Quang Tuyến, Đinh Xuân Mẫn được giác ngộ cách mạng năm 1925, đã tổ chức hội tương tế, phường dệt vải mở lớp dạy trẻ nghèo. Phong trào hoạt động sôi nổi. Trung ương Đảng cử đồng chí Hoàng Quốc Việt về thôn Đông An hoạt động, cơ sở đầu tiền là ông Nguyễn Văn Khản ( là bên ngoại ông Dự) cơ sở thứ 2 là Nguyễn Thị Quỳ (mẹ đẻ Đinh Thị Vân) các gia đình này đều được tặng thưởng “Đồng tiền vàng” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 21 tháng 8 năm 1945 quận lỵ Kiến Xương, Thái Bình được giải phóng chính quyền thuộc về tay nhân dân. Bên Nam Định ông Đinh Thúc Dự chỉ huy đoàn nghĩa quân giành chính quyền tại Phủ Xuân Trường, ngày 30 tháng 8 năm 1945, Tri phủ Xuân Trường là Vũ Ngọc Tỉnh phải giao nộp ấn tín cho Đinh Lai Hấp anh trai Đinh Thúc Dự và Đinh Thị Vân thay mặt chính phủ Việt Minh nhận. Bên Thái Bình, Đông Nhuế gồm các ông Dinh Tất Tạo, Đinh Oánh, Đinh Văn Bá, Đinh Kình cùng lực lượng vú trang và nhân dân các xã đã thu ấn triện sổ sách của Tri phủ Vú Tiên- Ngô Ngọc Định, góp phần cùng nhân dân hai tỉnh Thái Bình- Nam Định giành thắng lợi, cách mạng tháng 8 năm 1945.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945 Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Vũ Tiên gồm 200 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động xã Vũ Thắng tổ chức tại sân đình bầu chính quyền cách mạng bằng hình thức phố thông qua tán thành, lựa chọn người xứng đáng đại diện cho nhân dân vào UB lâm thời gồm có:- ông Đinh Tất Tạo là Chủ tịch. Bà Đinh Thị Hợi Hội trưởng phu nữ. Ông Đinh Văn Vinh Hội trưởng Hội Nông dân Ông Đinh Uy : Bí thư Đoàn Thanh niên.Ông Đinh Kình: Chủ tịch Việt Minh.
Dòng họ Đinh bên Đông An gồm có:- Ông Đinh Văn Thiệu (tức Giá) là Chủ tịch xã, Bà Đinh Thị Kiên Hội trưởng phụ nữ cứu quốc xã, Ông Đinh Hữu Lới phụ trách dân quân tự vệ.
Cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 tháng lợi vẻ vang, chính quyền lâm thời và các đoàn thể cứu quốc dược nhân dân tín nhiệm bầu ra, để lãnh đạo cách mạng.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946 Tổng tuyển cử bầu ra quốc Hội, chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hòa và chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân khóa 1 đã tiến hành bầu ra UBHC xã
Họ Đinh Đông Nhuế gồm các vị tham gia các chức danh: ông Đinh Văn Thược giữ chức Tuyên truyền, ông Đinh Quang Vượng giữ chức Ủy viên , thủ quĩ, ông Đinh Văn Vinh Chủ tịch nông hội, bà Đinh Thị Hợi chủ tịch Hội phụ nữ cứu quốc, ông Đinh Văn Uy bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc, ông Đinh Kình Trưởng ban Mặt trận Việt Minh, Đinh Văn Vinh Trưởng khu hành chính Đông Nhuế. Ngày 8/ 11/ 1945 Chủ Tịch HCM kêu gọi toàn dân tích cực tham gia sản xuất cứu đói, diệt giặc dốt, xây dựng đời sống mới, ở Đông Nhuế do ông Đinh Văn Hướng làm Trưởng ban bình dân học vụ.
Ngày 3/9/1945 chính phủ ra sắc lệnh Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân hưởng ứng ‘Tuần lễ vàng” và ủng hộ xây dựng quỹ “ Độc lập”. hai cụ Đinh Thị Hợp và Đinh Thị Bính thuộc dòng họ Đinh Đông An mỗi người ủng hộ đôi khuyên vàng.
Năm 1925 Người họ Đinh Đông Nhuế phát huy truyền thống yêu nước của Đức Cao Cao tổ Đinh Uy Dũng, đã quên mình vì dân vì nước mà hy sinh, sự hy sinh cao cả đã để lại cho lớp lớp con cháu nối tiếp. Trải qua cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, nổi bật nhất trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người họ Đinh nơi đây đã quả cảm trong chiến đấu, không sợ hy sinh, gian khổ bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống ngoại xâm, giành độc lập, tư do cho dân tộc. Riêng trong cuộc K/C chống ngoại xâm Pháp- Mỹ, dòng họ đã có 1 anh hùng lao động và 1anh ùng LLVTND, 114 anh hùng liệt sỹ, đem máu đào tô thắm cho ngọn cờ Tổ quốc - Người họ Đinh Đông Nhuế với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam.
Nam Định 06/05/2017
Đinh Xuân Vinh
Phó Ban Liên lạc họ Đinh Việt nam
Hội viên Hội sử học VN tỉnh Nam Định