Chiêm Bái Đền Sóc Sơn

001.jpg

Chúng tôi cùng bà con Khu phố có dịp đến chiêm bái đền Sóc Sơn, chùa Non Nước và thăm quan Việt Phủ Thành Chương, hai danh thắng này đều ở huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội.

Đền Sóc Sơn thờ đức Thánh Gióng, là quần thể di tích lịch sử văn hóa kiến trúc cổ, gồm có đền Trình, đền Mẫu, đền Thượng và tượng đài Thánh Gióng... xung quanh đền được bao bọc bởi núi và rừng thông xanh ngắt, xen kẽ có những hồ nước trong xanh. Đức Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh “Tứ Bất tử ” của người Việt, đã giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc Ân. Dưới chân núi Sóc còn có chùa Non Nước và Viện Phật học Việt Nam...
002.jpg

Truyền thuyết kể lại rằng: Vào thời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, có vợ chồng ông lão nghèo sống phúc đức, chăm chỉ làm ăn, ao ước có được một đứa con trai. Một hôm, bà ra đồng thấy vết chân rất to liền ướm thử chân mình vào đấy, không ngờ về thụ thai; sau 12 tháng bà sinh được người con trai khôi ngô tuấn tú, nhưng đã lên ba mà vẫn chưa biết đi, biết nói, biết cười.

Khi ấy giặc Ân sang cướp nước ta, Vua sai sứ giả đi tìm người hiền tài đánh giặc cứu nước. Nghe tiếng sứ giả, chú bé bỗng nhiên vươn vai đứng dậy, rồi bảo mẹ ra mời sứ giả vào và nói với sứ giả: "Vua hãy rèn cho ta một thanh gươm sắt, một áo giáp sắt và một con ngựa sắt, Vua không còn lo gì nữa". Từ đấy, mỗi ngày chú bé ăn hết một nong cà, ba nong cơm, lớn nhanh như thổi, dân làng góp cà, góp gạo giúp vợ chồng ông lão nghèo nuôi con...

Khi Vua rèn xong ngựa sắt, gươm sắt, giáp trụ sắt ban cho, Chú bé từ biệt bố mẹ dân làng, nhảy lên ngựa sắt phi, ngựa hí vang trời, phun lửa… đánh đuổi giặc Ân; khi thanh gươm bị gẫy, chú nhổ tre dọc đường để quật tan quân giặc, đến ngày nay vẫn còn những bụi tre Đằng Ngà nối dài trên đường Chú đuổi giặc; đến đỉnh núi Sóc, Chú cởi bỏ áo giáp, phi ngựa bay lên trời. Vua sai lập đền thờ, dân làng gọi là đức Thánh Gióng, đời đời cúng tế, đến thời Vua Lý Thái Tổ phong thần hiệu là Phù Đổng Thiên Vương…

EgTi9A-qnBRO8aUlsFNPWXK34KiaubjXxKduUvkyipq3g2Mjmdpy3AU6XuqCc7NZl1eNUq8_nuAepPFVzFHAVNfEuGY_d04MLUdocJAYDSRp8PpHqyJ14kTZEOzP0s-tgA00lpRe
65996196.jpg
iQpbTT1sWGi98_IPH95SN9zhz4AKalQin0e2gfWBsXDy56SZp4zxNYdBH8SVzyx5eHVHSc_yDlNmZhvCXTU4ELuAopa95BegLizseI1vO4sQ9i__XYVhHKa_OoeJ8YY_7987KOeT

Đoàn chiêm bái xong ở đền Trình, đền Mẫu và đền Thượng... tiếp tục lên chiêm bái tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh núi Sóc. Du khách theo những bậc đá rêu phong nối cũ, rợp bóng tùng che phủ để leo lên núi, có đoạn dốc ngược, mệt đến vã mồ hôi mới lên được tới đỉnh Sóc Sơn, mọi người chiêm bái tượng đài Tháng Gióng được đúc bằng đồng nguyên khối, tư thế hiên ngang, cưỡi ngựa vút bay lên trời...giữa khung cảnh trời xanh, rừng biếc, đồi núi chập trùng nối dài, rồi chụp ảnh lưu niệm. Khi xuống theo đường lớn ô tô, có người đi bộ, người đi xe ôm.
Nv8DtAZqn7TlK3fkhqPUtZRBSAvASd4mGI5JCEvHfQpzpiSv1qQWUkKgTgMbCE5K5DfZIersnvws3GTTRsrlPd_pIVSkfwq89PxTfEF6lh1DGrUcGDW-OzL2jd0LbACK_jv4scax

Đoàn tiếp vào chiêm bái chùa Non Nước, trong quần thể Học viện Phật giáo Việt Nam. Chùa Non Nước có tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự, nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử văn hóa đền Sóc, tọa lạc ở độ cao trên 100 mét so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy núi có hình vòng cung, như người ngồi tựa trên ngai, nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của xã Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Theo sách Thiền Uyển Tập Anh và Đại Việt Sử ký Toàn thư, vị Thiền sư trụ trì đầu tiên chùa này là Sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011), ông là hậu duệ của Vua Ngô Quyền. Năm 971, được Vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt Quốc sư; và là vị Thiền sư đầu tiên được Nhà nước phong kiến Việt Nam phong tặng danh hiệu Quốc sư. Lịch sử ghi nhận ông đã cùng Thiền sư Vạn Hạnh phù trợ đưa Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế; Ông cũng là vị Quốc sư trải qua ba triều Đinh - Lê - Lý.
HgoVA825RhmOwZUOjcQQLZu7C1cfZ6Y8fFWxyVqKGOypB934yyUjblzgcwm7AoG9lEOYk4pDdsbPgxF_k-lFSFVtvyUAMiwKkru3h9cYGidjppJr57PN0tc1eZRqKDFBBJBB0s2k

Học viện Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên khu đất rộng hơn 11ha, nằm trong quần thể "Non Nước Thiền tự" dấu tích của Phật giáo Thăng Long và Đại Cồ Việt xưa. Học viện Phật giáo Việt Nam đào tạo các tăng ni sinh, từ các hệ cao đẳng, đại học và sau đại học. Học viện Phật giáo Việt Nam gồm những công trình kiến trúc đồ sộ hoành tráng, tòa ngang dẫy dọc, theo phong cách truyền thống, như Chính điện, khu Đại giảng đường, khu Trung giảng đường, Tiểu giảng đường; khu quảng trường, thư viện Phật giáo; Trung tâm Y học Tuệ Tĩnh; khu ký túc xá; Viện có thể chứa tới 2 vạn người..
OAN16jQzhkPV1iAoFV4Jm7MSosnC-01PzqWMO2viWTRiuO5mBSvYFQgpGXIYNW-31FoCRtlD-gXUOBRtNRn5epnpKdjEqGWXHdlu9hFhdnqW7xfXB0V0wwCA78qd47Q-aNVvBE_2

Trưa, đoàn nghỉ và ăn cơm tại nhà hàng thị trấn Sóc Sơn, với những món đặc sản Sóc Sơn như gà đồi.. Chiều, vào thăm quan Việt Phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương con trai Nhà văn Kim Lân.

Việt Phủ Thành Chương là quần thể công trình kiến trúc, nghệ thuật sắp đặt, một bảo tàng văn hóa sống động về cuộc sống xưa của người dân Bắc Bộ, mà Họa sĩ Thành Chương đã kì công sưu tầm tạo dựng, như nhà cửa, đền đài, sân vườn, ao hồ, giếng nước, tường bao, cây cảnh, cứ nối tiếp nhau mãi như làng xã khi xưa..., bên trong những công trình cũng được sắp đặt nghệ thuật rất công phu: Những bộ đồ cổ, như tranh tượng thờ, các đồ gốm sứ cổ, các loại đồ dùng của nông dân Bắc Bộ qua các thời kì ... rất thuần Việt. Song, do hạn chế về mặt bằng, bầy đặt cho là rườm rà, giá vào cửa khách tham quan cho là cao.

Chuyến thăm quan giúp bà con Khu dân phố gắn bó tình cảm, hiểu biết thêm về lịch sử văn hóa Đất nước.
FOnQ9THOtpvwMMgYTROq5A6TGGeenhyOyiwCM3s7VW9kQQgX7XeHVCkchfTGNga3CQW0L3U9N5HtG5elHLPqMER9j9GlaDPCgE_2xIU4hHhxAY-WC66kUEXeOGyvk6SdqSb9AYB-

hRbKtVfD-uLPKRPVtNAD9VffK6YFON91FYDnzumhLg2j_M7PCFfYe9AS3f-ZTe_X2fOTcgk7wByX4yhDqOgKYUMd2IiFyZB93Vv0SXRmMxwOo85DouA8srteqCFCC_nNjc63c96z
TP8fq63gULzsVL-4eDtbL8o_OPgOt6-ic1EFbmO8lKAaxbl54gD_6UatbfnJmpk25VV4J8oQE7PMrcdNHlvlgEFA8DFWOxLt52GWWmrAePaF3jx7TbjA4PthvXKOc2_kn3rE536X
4Ly38IhWxAqFhwz0m7c9NDVKOHRqKKczz-Kono40LLFgEE40tiLnpaR73JESrujTGwOKSI_JDTX4Gxo4ZGssca4DGXKIxo4uHhULpDteCcTY4g_FWIovjf64kyu5metDr3MVQl4o

Ảnh đẹp được lựa chọn trên mạng
Đinh Danh Vùng
 
Top