Nơi chất chứa hàng vạn Sinh linh Người Việt

VDTJrvi6ymRWXNC771bUgVPvOJuQCJyxtuomkjP9bBcb8sejPsIVUwq1HG_HLWwrgWv5sid4iJ5J7h3pt4_QsAmxxC9HPAdPkH3Og6cwsVCruuPFleWenyK39hrWYgFX8VRtwl_j
Khu tưởng niệm Đồng bào bị chết vì nạn đói và oanh tạc năm 1944 - 1945 (ảnh mạng)

Phường Vĩnh Tuy là một Phường rộng lớn và đông dân vào loại nhất Tp Hà Nội; Phường có cây cầu Vĩnh Tuy nổi tiếng bác qua đôi bờ sông Hồng; có khu đô thị TiMes City hiện đại được xếp vào loại đáng sống ở Hà Nội. Bên cạnh sự phồn hoa đô hội nhộn nhịp ấy, có một nơi ghi nhớ tột cùng sự thống khổ, đấy là “Bể xương người lớn nhất Việt Nam”, nơi chứa chất hàng vạn sinh linh người Việt. Sắp đến ngày Rằm tháng 7 Xá tội Vong Linh; chúng ta hãy tưởng nhớ đến Nạn chết đói năm 1945 đã cướp đi hơn 2 vạn sinh mạng đồng bào, sự tổn thất quá lớn của Dân tộc, cầu mong cho các vong hồn đã khuất được siêu thoát…

4pAChjHyYVuMywxFWPMTZMwK9mKq5jwcjzIMh2f4-fmNaDxlyIa5b-FEsvCVdMw6KNM-fR28_vhZx0cELt-SWfYKCxvHWc4QJ59DOL2z_WkdMvDClzVGWPblelPGcSLDgxr-gAI4
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng (ảnh mạng)
ghLktBvUTlFfWkdX0XWEPdoRJ1UOkhxh2rulp4EGwjTiTvP9dFO2QpPMEr8J5cFB3nRZp3LoySEKBafRaCJ_xbuc-7Bb27H9elJkZq440X2XE0470ZzPOiIHmTH-jwDlTcAeRdNq
Khu đô thị TiMes City (ảnh mạng)
Nằm cuối một con hẻm nhỏ số 17, rẽ vào từ ngách 86, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội; là Khu tưởng niệm Đồng bào bị chết đói và oanh tạc năm 1944 -1945. Gây ấn tượng đầu tiên, khi bước qua cánh cổng vào Khu tưởng niệm là tấm bia đá lớn, khắc bài văn tế Đồng bào chết đói năm 1945”, của Giáo sư Vũ Khiêu:

“Một cơn gió bụi vừa tan.
Hai triệu sinh linh đã mất.
Khí oan tối cả mây trời
Thây lạnh phơi đầy cỏ đất !

Xm5mbuIwfbTcY8QoWUQQWDURsKCEQNQNdGRIT0mLg0Kqgn7CvZdmeFb5-rvyfoLEj24jjyVaE7HjjkisOc90oZZDZdRJAsDRsQTY1TimFeXYbtuhFAclmFIaKRBdtx8gWFwul24W

Hỡi ôi: Chung khí non sông - Cùng mang tai mắt !
Vẫn giống thông minh - Vốn dòng cường quật !
Cớ sao không Nam Bắc vẫy vùng - Ðể cam chịu cơ hàn bứt rứt !
Ðáng lẽ nay bốn bể tranh hùng, chí những tưởng giật cờ cứu nước, sống xông pha nơi bão đạn rừng gươm.
Mà ngán nhẽ một thời cơ nhỡ, lòng mải theo manh áo lưng cơm, chết thê thảm nơi hang cùng ngõ khuất.
Thương thay: Hồn đã rất cao - Lòng vì quá chất.
Những tưởng, giỏ cơm bầu nước, đám lợi danh mây nổi bèo trôi.
Nào ngờ, tháng lại ngày qua trường tranh đấu mưa dày gió giật.
Việc bốn mùa nào xây cống đắp đê, nào làm đường xẻ đập, huyết hãn kia bồi đắp lấy non sông.
Thân bảy thước khi dầm sương dãi nắng, khi gội gió tắm mưa, xương thịt ấy phải đâu là đá sắt.
Ðã mỏi xác cân đay nộp lạc, thóc được ít lại Liên đoàn lấy hết, ách tham tàn càng gánh càng đau.
Từng mòn chân khi chạy thuế lo sưu, tiền đã còn hương lý xoay quanh, dây cơ khổ mỗi ngày mỗi thắt.
Cho đến khi: Hạt tấm không còn - đồng chinh cũng mất - Những tưởng túng qua.
JkseMOFO5fM_MCmRLGySoAjo-E8Lp0Hvz2n_zSrM0rYQmQjqA57Yw1-g8ND1xmz6yEr8bfxYUBPt1fnBxxCIyKmUHwR8tAsdarhBzieYmuNMf91EULNvw4O_vpozH_DlgVWIqSaZ
Ngờ đâu đói thật.
Trông vợ con lòng đã xót lòng - Ngoài hương xóm mặt càng rõ mặt.
Trước còn định dây khoai rễ má, lần hồi sao bữa đến qua loa.
Sau đành đem tháo bếp dỡ nhà, xoay sở mãi ngày càng héo hắt.
Ðầu bù tóc rối, dắt díu nhau nơi quán đổ lều nghiêng.
Áo cói quần rơm, chua xót mấy khi mưa dầm nắng gắt.
Ngẫm thủa trước, cảnh nghèo cũng lắm, chữ cương thường còn giữ dạ đinh ninh.
Mà ngày nay nỗi khổ không cùng, dây thân ái cũng nghiến răng dứt đứt.
Mẫu tử tình thâm, ôi một mái tơ xanh nào đã tội, bỏ u ơ cuối chợ đầu đường.
Phu thê nghĩa nặng, hẹn trăm năm đầu bạc cũng sai lời, sớm đau đớn người còn kẻ mất.

Biết đi đâu ? Bốn phương mờ mịt, trời lờ như điếc, đất như câm - Hỏi cùng ai ?
Những bóng bơ vơ, ruột rát tựa bào, gan tựa cắt.
Lang thang chi phách ở hồn đi!
Thảm thiết nhẽ ngày tàn bóng tắt!
Có kẻ tìm bãi cỏ nằm xiêu.
Có người đến bên cây ngã vật.
Có khi ngõ vắng gieo mình.
Có lúc vườn sau thở hắt.
Có những quán: Hàng bao xác lạnh, bỏ ruồi bâu bọ khoét chửa ai khiêng.
Có nhiều nơi: Một nắm xương khô, từng nắng giãi mưa dầu không kẻ nhặt.
Mỗi người manh chiếu bó bó chôn chôn.
Từng đống trên xe chồng chồng, chất chất.
Ôi nói ra những toát mồ hôi
Mà nghĩ lại thêm tràn nước mắt!
dnCx5_sslswc9KsPGroH6gP3Ti3M_OfoLpsqM9wCxgumYhN4NE8HtmQnMqWOAaXQsiTFp7HD51bpdkDug0tHTZcmH_1BZjTiaJ0J_kKwi8zeV4yGWpdt3fF5JCO0EJOkTzM0Sug8

Hỡi những bóng điêu linh !
Hỡi những hồn oan uất !
Mà đường khuya quãng vắng lang thang.
Trên ngọn cỏ đầu cây lẩn khuất !
Ta đã trông những hình rã rượi, mẹ khóc con trong sương lạnh trăng mờ.
Ta đã nghe những tiếng thảm thê, già bảo trẻ dưới mưa lay gió lắt.
Nghĩ thương kẻ còn đau khổ mãi, nỗi oan buồn máu biếc không tan.
Mà biết ai chưa trả thù xong, lửa oán giận gan vàng chẳng tắt.

Oán đã đành những kẻ xâm bang: Giết người, cướp của, thỏa dạ tham tàn.
Giận biết mấy cho quân đồng loại: Tham nhũng, đầu cơ, riêng mình khoái dật.
Ngán nhẽ lầu son gác tía, chén phong lưu những máu chan hòa.
Gớm cho mũ bạc đai vàng, đài vinh hiển bằng xương cao ngất!

Nay gặp buổi:
Súng dân quân dậy sóng ầm ầm.
Cờ khởi nghĩa ngất trời phới phất.
Ðèn quang minh đương độ soi cao.
Gươm chính khí đến ngày tuốt phắt.
Bao phường cướp nước không tha.
Những lũ buôn nòi sẽ bắt.
Hận thù kia rồi trả phân minh,
Oan thác nọ sẽ đền chu tất.
Cho ai chín suối ngậm cười.
Ðể khách năm châu tỏ mặt.
2rRaqcXvvKCkERE547fDuvaNL7cfl-M6G9noOrY7BORdy2Ems-W5tZZHuT2sBjzzzF54Jtn9q2vOl-D56Q0JnuAjQqg31TrsT_FUKnw_m6Xw8PPXN8YOhxsuH13lvRC2TQu7L4fw

Chỉ đáng tiếc sống xưa chửa kịp đem thân nọ đền bù đất nước, phải ngậm hờn cùng hoa cỏ ủ ê.
Thì ngày nay chết phải làm sao để hồn kia chói lọi trời mây, mà bảo vệ lấy giang sơn vững chặt.
Giúp đồng bào cho trăm triệu sống an vui
Dựng độc lập để nghìn thu cờ vững ngất.

Tháng 5 năm 1945
Giáo sư Vũ Khiêu

RjyjyJRWca3moF685ii4Dn0an0Yov3iKZxhwKUskxdYLPx5ilCoxvyGbBF71PDdcLezQK0eCKUndRcpHwJiJo8xnZYq0vW-cADWmgoIRdLge5Yc6bWdyJULWA5XYcEy9RoQnOCBf
Văn bia tế “Đồng bào chết đói năm 1945” của giáo sư Vũ Khiêu (ảnh mạng)
k7hzo3Bdp9IMc7Gwslm3rfKhutrepgmmK5KbipPPLlYuLtmzeFEjs7I3XNWGc_5G-7fVKtnlYJErhykKyJQkmW_2cnELRHKu0kqzKtWvcG168c_ap9PO87MS-wNUCDlRksBfwn3a
Cảm giác từ những dòng chữ Văn tế Đồng bào chết đói năm 1945 ai oán trên bia đá, khiến cho ai khi bước chân vào đây, đều cảm thấy xúc động cay cay nơi khóe mắt.

Khu tưởng niệm nạn nhân chết đói năm 1945 nguyên thủy là nghĩa trang Hợp Thiện, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội. Năm 1951, người dân Hà Nội đã tự bảo nhau quy tập hài cốt của những người bị chết đói năm 1945 đưa về đây chôn cất và dựng chung một tấm bia lớn. Rồi những ngôi mộ ấy bị lãng quên giữa một nghĩa trang bỏ hoang, trước sự thờ ơ của con người; khi những cơn sốt nhà đất nổi lên, khu nghĩa trang bị co hẹp lại chỉ còn 158 m2…

Năm 2001 có ba sinh viên của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đến làm đề tài “Cải tạo không gian tưởng niệm đồng bào chết vì nạn đói 1944 -1945”. Sau đó, vào tháng 9 / 2003, UBND Tp Hà Nội quyết định đầu tư cải tạo, xây dựng lại khu vực này. Khu di tích hiện nay có “Bể mộ” cao hơn mặt đất gần 1 mét, sâu 4 mét và rộng gần 40 m2. Phần trên "Bể mộ" có bức tường được đắp mái, lợp ngói ống, cùng dòng chữ nổiNơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944 - 1945 .

Thành thật mà nói, những thông tin trong sách lịch sử phổ thông về nạn đói kinh hoàng năm 1945 đã cướp đi sinh mạng hơn 2 triệu người dân Việt Nam, không tác động quá mạnh đến tâm trí của các thế hệ trẻ ngày nay. Thế rồi, trong những ngày lễ Vu lan, ngày Rằm tháng bẩy Xá tội vong nhân, tôi mới có dịp tận mắt chứng kiến những gì còn sót lại của những ngày tháng bi thương của đất nước.

Có điều, “Nơi ghi dấu tội ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã gây nên thảm họa hơn 2 triệu người Việt Nam bị chết vì nạn đói”, giờ chỉ còn là một khu tưởng niệm nhỏ bé, nằm cuối một con hẻm số 17 rẽ vào từ ngách 86, ngõ 559, đường Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội… Nơi chất chứa tới hàng vạn sinh linh, nhưng khi bước chân vào nơi này, không hề cảm nhận thấy không khí u ám của một nghĩa trang; cũng như không bị ảnh hưởng bởi không khí ồn ào, cuộc sống xô bồ của đô thị. Khu tưởng niệm được ông Đặng Văn Tuyến, sinh năm 1952, quê ở Nam Định, bộ đội về chuyển ngành đây năm 1981; từ năm 2004, ông tình nguyện trông nom, hương khói cho Khu tưởng niệm, ngày ngày chăm lo cho các “linh hồn” người đã khuất.

Tại phòng khách, được trưng bày những tấm ảnh hiếm hoi của Nhà nhiếp ảnh Vũ An Ninh ghi lại nạn đói năm đó. Những hình ảnh người kéo xe chở đầy hài cốt, một bể mộ quy tập các bộ hài cốt, rồi hình ảnh người dân đào móng xây bể mộ… Một cảnh tượng mà thế hệ trẻ ngày nay khó lòng tưởng tượng nổi… Trông nom khu tưởng niệm “đặc biệt” này, ông Tuyến đã đón không biết bao đoàn khách từ khắp nơi đến viếng thăm. Rất nhiều các nhà ngoại cảm đã được các gia đình nhờ đến đây tìm hài cốt người thân. Rồi khách thập phương đến để hương khói trong những ngày rằm, ngày lễ... Cũng có nhiều đoàn khách là các sinh viên, du khách từ Mỹ, Nhật... vào thăm viếng.

Trong cuốn sổ lưu niệm, mà hầu hết các trang lưu bút đều do những vị khách Nhật Bản lưu lại, ông Tuyến kể: “Người Nhật đến đây họ rất ăn năn. Khi nhìn những tấm ảnh này, họ đều lắc đầu lè lưỡi, rơi nước mắt. Có lần một đoàn 13 người Nhật tìm đến đây. Khi vào nhà, họ hỏi tôi lý do nhận công việc này, tôi bảo: “Đây là một thảm họa, là nỗi đau cho toàn dân Việt Nam. Chúng tôi là những thế hệ hậu sinh, nhìn cảnh này rất đau lòng, nên hàng ngày thu dọn, thắp nén tâm nhang cho các vong linh, hi vọng người ta siêu thoát...”. Những người trong đoàn bày tỏ: “Người Nhật đã gây ra thảm họa này. Tôi tuy không trực tiếp gây nên, nhưng chúng tôi đến đây mong được tạ lỗi với các vong hồn…”.

Nhiều nhà báo đến đây quay phóng sự, giật mình thấy ngay ở TP Hà Nội có khu “Bể mộ” khổng lồ như thế. Có người còn bảo “Xem phóng sự xong, không thể ngủ được, sáng ra là bắt con chở một mạch xuống đây”. Nói về lớp trẻ, ông Tuyến giọng buồn rầu: “Giới trẻ bây giờ quên quá nhiều lịch sử.... Tôi mong muốn làm sao thế hệ trẻ biết và hiểu rõ về những việc như thế này. Người ta không thể quên đi quá khứ nguồn cội, quên đi lịch sử được”.Ông mong muốn có những cuốn sách nhỏ viết về Khu di tích lịch sử này.

IGHDn204lHIW4aWTQUCU488rzeYQIK2l4ntZ_Tfqtys1GLTDgRCcZHvdRRD7D20_IveLo9pOS9cDZa8y8i8pYPSklB0dC79_NSPHpq62WsDEIXj8ZhPVxhYvsoehYHxDaw294tVN

Nhân ngày Rằm tháng 7, lễ Vu Lan không chỉ là ngày báo hiếu cha mẹ ông bà tổ tiên, mà còn là ngày để mọi người có thể giúp đỡ những cô hồn đói khát, ngày Xá tội Vong nhân. Nhằm thể hiện tinh thần báo tứ trọng ân của người con Phật, lãnh đạo chính quyền, cùng các tăng ni phật tử từ khắp nơi thường đến đây để cầu siêu cho các vong linh của nạn đói năm 1944 - 1945.

Bài và ảnh được tổng hợp trên các trang mạng viết về Nạn đói năm 1945.
Đinh Danh Vùng
 
Top