.
Theo Wikipedia: "Vùng đất Nam Định từ thế kỷ X vốn là đồng bằng châu thổ sông Hồng nằm gần kinh đô Hoa Lư, (Ninh Bình) xưa, nơi Vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi trị vì đất nước Đại Cồ Việt khoảng từ 10 đến 40 km, hiện nơi đây còn lưu giữ được quần thể các di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng có ý nghĩa và giá trị lịch sử với vai trò là nơi thu nạp, rèn luyện binh sĩ để dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh. Quần thể các di tích thờ Vua Đinh chủ yếu nằm ở huyện Ý Yên tiêu biểu như: Đền Vua Đinh ở xã Yên Thắng; đền Cộng Hòa, đình Thượng Đồng và đình Cát Đằng ở xã Yên Tiến; đình Đằng Động thuộc xã Yên Hồng và Khu tưởng niệm Vua Đinh ở xã Xuân Kiên, Xuân Trường. Hà Nam và Nam Định chỉ đứng sau Ninh Bình về số lượng các di tích thờ Vua Đinh ở Việt Nam. Lễ hội đền vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Yên Thắng diễn ra tại thôn Tam Quang vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm, được coi là một trong số những lễ hội tiêu biểu ở Nam Định. Trong vùng, dân gian còn lưu truyền câu ca: "Nhất đới sơn lâm thiên ấn định / Lưỡng hồ long phượng địa tôn vương / Chân vương nhất thống lưu loan giá / Cổ miếu trùng tân sưởng phượng đầu" Có nghĩa là: "Một dải núi rừng trời định sẵn / Hai hồ mắt phượng đất xưng vua / Hoàng đế dừng xe lưu danh quý / Ghi công đền cổ sáng ngàn thu"
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1 – NXB Văn hóa - Thông tin 2004, trang 203), phần kỷ nhà Đinh có viết: “Vua họ Đinh tên húy là Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con trai Đinh Công Trứ, thử sử Hoan Châu. Dẹp yên các sứ quân, tự lập làm đế… Vua còn nhỏ mồ côi cha, mẹ họ Đàm”
..
Chủ nhật, ngày 10-01-2019 làm lễ động thổ tu tạo lại Khu Lăng mộ Đàm Hoàng Thái hậu (Đàm Thị - Thiền Nương) - Khu lăng mộ Mẹ vua Đinh ở xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc Nam Định.
.