Cân đòn tại nhà Lê Đức Thịnh - Khe Sanh, Quảng Trị
.
Hôm qua, ghé thăm nhà em Lê Đức Thịnh, thấy cân đòn huyền thoại được gắn trên tấm gỗ, cân đòn sơn màu vàng - như một sự trân trọng, chắc là người em lưu lại kỷ niệm ngày xưa ấy - tôi tự đoán như vậy... Đức Thịnh có sở thích khá giống tôi, sưu tầm đồ xưa cũ: Bi đông, Cà Mèn, Cân đòn... riêng Thịnh còn sưu tầm thêm nhiều bom đạn ở Khe Sanh. Hỏi ra thì Đức Thịnh chia sẻ: "Cân đòn này có tuổi đời 39 năm, và Thịnh lưu giữ đã 23 năm nay. Cái cân đòn đó là một trời kỷ niệm của những năm tháng cơ khổ, đi cân những con heo thịt ở: Lương Lễ tới Tân Hợp, Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập..."
Những ngày tháng năm cũ, bà con đi buôn bán thường mang theo cái “cân đòn” như ảnh: cân những bao cát gai chứa gạo, lúa, củ sắn (khoai mì), khoai lang, cân nhôm đồng phế liệu, cân những mảnh bom đạn, cân heo bán, cân thịt…
Cái cân đòn gợi nhớ cả một trời hoài niệm về ngày xưa cũ ấy. Nếu cân con heo nặng, thì kiếm một nhánh cây và hai người “sương” trên vai, một người điều chỉnh quả cân sao cho ngang bằng, đúng giá trị - không “già” hoặc bị “non”.
Theo Thomas G. Chondros của Đại học Patras: "Cân đòn - là một loại cân bằng steelyard đơn giản với cơ chế đòn bẩy lần đầu tiên xuất hiện ở Cận Đông cổ đại hơn 5.000 năm trước. Theo Mark Sky của Đại học Harvard, steelyard đã được sử dụng trong các thợ thủ công Hy Lạp vào thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên, thậm chí trước khi Archimedes chứng minh định luật đòn bẩy về mặt lý thuyết."
.
Cân đòn huyền thoại - Ảnh internet
.
Những cân đòn thật tuyệt vời - Ảnh internet
.
Cân đòn lớn và cân đòn có dĩa loại nhỏ - Ảnh internet
.
Hai Má con của bà Tân - con trai Hưng đang dùng cân đòn để cân trái bí to 28,5kg - Ảnh kênh YouTube Bà Tân Vlog
Ở Châu Á cũng có tư liệu cho rằng CÂN ĐÒN xuất xứ từ Trung Hoa, một phát minh của Lỗ Ban, thợ thủ công nổi tiếng sống ở nước Lỗ, được làm bằng gỗ, bao gồm: cán cân, quả cân, và đĩa cân, hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy.
Khe Sanh 2022
ĐINH THANH HẢI
www.youtube.com/dinhthanhhai
www.facebook.com/usdinhthanhhai
Last edited: