Chân lý

dinhtrungky

Moderator
Staff member
Chàng Hiệp sỹ giương cung bắn "Mặt trời"
Anh hoạ sỹ vẽ ... rồi bỏ dở,
...một mũi tên .
Có lẽ anh quên ?
Hoàn toàn không thể !
Bởi từ nét vẽ đầu tiên,
Người Nghệ sỹ nào cũng hình dung ra bức tranh toàn mỹ,
Có phải chăng từ ý nghĩ ngông cuồng
Bắn " Mặt trời"
Một điều không thể !
Ta nhận ra từ tấm lòng nghệ sỹ .
Một chân lý:
" Không ai chĩa mũi tên vào ánh sáng cuộc đời" .

------------------------------------------
Đinh Trung Kỳ
 

Đinh Thanh Hải

Administrator
Staff member
Rất hay, cảm ơn anh nhiều nhé!
Hiện nay tôi đang nhờ người bạn thiết kế lại trang website họ Đinh Việt Nam, trong cái buồn lại có cái vui. Anh bạn mình sẻ hoàn thiện hơn trang website họ Đinh, nếu có thời gian thì anh bạn mình sẻ viết code thật hiện đại, Thay lại cái code kia đã lỗi thời và đầy phiền toái. Trang website mới giúp mình đưa thông tin lên nhanh hơn và dễ dàng hơn. Quản lý cũng tốt hơn, vì khó mà phá được nó.

Qua một bài học lần này, mình sẻ học được nhiều điều để quản lý và lưu trữ thông tin tốt hơn. Bạn cùng mình cầu mong cho trang webiste họ Đinh Việt Nam sớm đi vào hoạt động lại nhé!

Hôm rồi bác Miên Như có chia sẻ cùng mình, bác có nói đến chuyện: "Tái Ông thất mã". Mình đã đọc chuyện này lâu rồi, nhưng đúng hôm nay đọc lại thấy hay hay.

anh cùng đọc nhé:

塞翁失馬
Tái: Vùng biên giới. Ông: ông già. Thất: mất. Mã: ngựa.
Tái ông là ông già ở vùng biên giới giữa hai nước.
Tái ông thất mã là ông già ở vùng biên giới mất ngựa.
Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện như sau:
"Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: - Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: - Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói: - Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình."
Sau khi kể câu chuyện trên, sách Hoài Nam Tử đưa ra luận điểm: Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó.
Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phước thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.
 
Top