Ông bà, cha mẹ ta thường dạy con cháu ý thức “ uống nước nhờ nguồn, ăn quả nhờ người trồng cây,” dạy con cháu nhận thức sâu sắc về huyết thống. Đây là một cái vốn rất quý phải bảo tồn. Ngày nay, với cơ chế thị trường, xã hội tiêu thụ, đất nước hiện đại hoá, công nghiệp hoá, cơ chế gia đình đang có nguy cơ tan rã. Mọi ng*ười đều lo lắng.
Nguyên việc khắp nơi mọc lên các nhà Tổ, các nghĩa trang dòng họ, các từ đường, tổ chức các ngày giỗ, từ giỗ Tổ Hùng V*ương đến các họ tộc , chứng tỏ bao ng*ười đang suy tư* tìm ra cách giữ gìn truyền thống huyết tộc ấy của dân tộc, chống lại khuynh h*ướng cá nhân chủ nghĩa tai hại.
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình nằm trong họ hàng, dòng tộc, nhiều dòng họ chung sống với nhau lập thành làng xã. Về mối quan hệ này các cụ ta có câu: “Sống ở làng, sang ở nước”.Đề cập đến mối quan hệ họ hàng với ý nghĩa là những người cùng huyết thống, ông cha ta đã có nhiều câu đúc kết như: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Họ chín đời còn hơn người dưng, hoặc: Đắng cay cũng thể ruột rà; Ngọt ngào cho mấy, cũng là người dưng... Hàng xóm liền kề sống ở quê chan hoà thân tình hơn nơi tỉnh, thành. Bởi thế mới có câu: “Nhất cận thân, nhị cận lân”. Còn nơi phố phường đô thị thường là “chín người mười làng”, vì thế có câu: “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại !”… Cư dân trong cộng đồng có thể thân sơ tuỳ theo sự đối xử. Riêng đối với họ hàng, trước hết đòi hỏi mỗi người phải biết mình ở vị trí nào, ngôi thứ ra sao mà đối xử cho theo đúng lễ nghĩa. Người ruột thịt ngang hàng với bố mẹ như như chú, bác, cô, dì, cậu, mợ… thì phải tôn trọng như cha mẹ mình. Người trong họ luôn phải đoàn kết, cưu mang, đùm bọc nhau… Quan hệ dòng họ có nhiều tầng, nhiều lớp, Như họ Đinh ở Đông Cao , xã Trung Chính, huyện Nông Cống Thanh Hoá, hay như họ Đinh Sáo Đền xã Song An, huyện Vũ Thư, dòng họ Đinh ở xã Chi Lăng huyện Hưng Hà, dòng họ Đinh Đông Nhuế xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình còn lưu giữ được hệ tộc đến nay gần năm - sáu trăm năm năm, …Như họ Đinh ở Đông Cao – Thanh Hoá, họ Đinh ở Sáo Đền thờ từ cụ Đinh Thỉnh từ cuối thế kỷ thứ 13 . Họ hàng gần nhất với nhau là con cháu cùng một người ông nội (ba đời); cùng một người cố - cụ (bốn đời); Con cháu hệ tộc bốn đời gọi là tiểu chi - đơn vị nhỏ nhất của dòng họ. Mỗi dòng họ, chi họ đều do vị tộc trưởng giữ trách nhiệm thay mặt họ hương khói từ đường, giỗ chạp… hàng năm, người giữ vị trí này khi cúng tế tổ tiên được đại diện bằng ba tiếng “Hậu duệ tôn” - là người đứng lên thắp hương kính cẩn khấn mời tổ tiên nhân ngày kỵ lạp, người trông coi, giữ bát hương ở nhà thờ tổ, mộ tổ, lăng tẩm… Con cháu cùng một cụ tổ họ sinh sôi phát triển hình thành ra chi phái của họ và xây dựng từ đường để thờ cúng trực tiếp gọị là nhà thờ chi. Cứ như vậy dòng họ Đinh ta đã lưu giữ được gia phả liên tục 20 đời, 30 đời và nhiều hơn. Chúng tôi đến nơi có dòng họ lâu đời hầu hết con cháu giúp nhau giữ gìn truyền thống đoàn kết, hiếu học, nhân, nghĩa, nghĩa, lễ, trí, tín v.v… Sở dĩ nhiều dòng họ, trong đó có họ Đinh ta còn giữ được cái đức quý báu tốt đẹp đó là nền tảng truyền thống con Lạc, cháu Hồng, truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đặc biệt như dòng họ Đinh ở Đông Cao còn giữ được thổ âm nơi gốc tích của tổ tông mình là Nam Việt Vương Đinh Liễn thế kỷ thứ 10 ở Hoa Lư Ninh Bình. Một điển độc đáo riêng của dòng họ Đinh này là các từ đường họ đều xây theo chữ nhất không có lâu thờ ở trên dạng như mái đình làng xa xưa.
Các dòng họ Việt Nam phần lớn đều viết gia phả để lại, có ghi chép tỉ mỉ sự nghiệp danh dự của tổ tiên như những văn bằng đỗ đạt, công trạng với đất nước đã được phong các chức sắc, tước biểu vua ban ngày xưa. Các sự kiện gắn với lịch sử quốc gia được đúc kết để lại cho con cháu bằng những áng văn, thơ, phú, sách truyện, hay những bài học về nhân nghĩa, trung hiếu, lòng bác ái, yêu nước, hiếu thảo, về đạo làm người… Do vậy, gia phả còn là một kho tàng sử học, văn học quý báu để giáo dục chung. Từ cách mạng Tháng 8 thành công cho đến nay, đất nước ta trải qua chiến tranh ác liệt kéo dài, như dòng họ Đinh vẫn bảo vệ và lưu giữ được gia phả viết bằng chữ hán một cách nguyên vẹn. nhiều dòng họ khác bị thất lạc gia phả, thì phải vất vả bằng nhiều cách tìm kiếm chắp nối, khôi phục lại. Mong muốn hàng đầu của bất cứ dòng họ nào là đều phải bảo vệ cho được “Gia phả”, “Nhà thờ”, “Mộ tổ”, đây là là ba vấn đề tối cần của một dòng họ. Trong sự nghiệp khôi phục, phát huy truyền thống văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mỗi thành viên đều cần biết về nguồn gốc, tổ tiên, dòng họ của mình, có mối liên hệ chặt chẽ với bà con, anh em trong dòng họ. Điều này sẽ giúp cho mỗi thành viên thêm sự tự tin trong cuộc sống, từ đó tăng thêm sức mạnh góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Giờ đây, nhờ phương tiện thông tin hiện đại, điều kiện đi lại thuận lợi, mối quan hệ họ tộc được gần gũi, gắn bó… Con cháu thân thích kể cả gái, trai, dâu, rể dù sinh sống xa quê, cả với người dù đang mang quốc tịch khác hàng năm luôn nhớ về tổ tông, về cội nguồn; đóng góp tu bổ từ đường, xây mộ tổ; quan hệ gia đình, họ mạc ngày thêm thắm thiết.
Nguyên việc khắp nơi mọc lên các nhà Tổ, các nghĩa trang dòng họ, các từ đường, tổ chức các ngày giỗ, từ giỗ Tổ Hùng V*ương đến các họ tộc , chứng tỏ bao ng*ười đang suy tư* tìm ra cách giữ gìn truyền thống huyết tộc ấy của dân tộc, chống lại khuynh h*ướng cá nhân chủ nghĩa tai hại.
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình nằm trong họ hàng, dòng tộc, nhiều dòng họ chung sống với nhau lập thành làng xã. Về mối quan hệ này các cụ ta có câu: “Sống ở làng, sang ở nước”.Đề cập đến mối quan hệ họ hàng với ý nghĩa là những người cùng huyết thống, ông cha ta đã có nhiều câu đúc kết như: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Họ chín đời còn hơn người dưng, hoặc: Đắng cay cũng thể ruột rà; Ngọt ngào cho mấy, cũng là người dưng... Hàng xóm liền kề sống ở quê chan hoà thân tình hơn nơi tỉnh, thành. Bởi thế mới có câu: “Nhất cận thân, nhị cận lân”. Còn nơi phố phường đô thị thường là “chín người mười làng”, vì thế có câu: “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại !”… Cư dân trong cộng đồng có thể thân sơ tuỳ theo sự đối xử. Riêng đối với họ hàng, trước hết đòi hỏi mỗi người phải biết mình ở vị trí nào, ngôi thứ ra sao mà đối xử cho theo đúng lễ nghĩa. Người ruột thịt ngang hàng với bố mẹ như như chú, bác, cô, dì, cậu, mợ… thì phải tôn trọng như cha mẹ mình. Người trong họ luôn phải đoàn kết, cưu mang, đùm bọc nhau… Quan hệ dòng họ có nhiều tầng, nhiều lớp, Như họ Đinh ở Đông Cao , xã Trung Chính, huyện Nông Cống Thanh Hoá, hay như họ Đinh Sáo Đền xã Song An, huyện Vũ Thư, dòng họ Đinh ở xã Chi Lăng huyện Hưng Hà, dòng họ Đinh Đông Nhuế xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình còn lưu giữ được hệ tộc đến nay gần năm - sáu trăm năm năm, …Như họ Đinh ở Đông Cao – Thanh Hoá, họ Đinh ở Sáo Đền thờ từ cụ Đinh Thỉnh từ cuối thế kỷ thứ 13 . Họ hàng gần nhất với nhau là con cháu cùng một người ông nội (ba đời); cùng một người cố - cụ (bốn đời); Con cháu hệ tộc bốn đời gọi là tiểu chi - đơn vị nhỏ nhất của dòng họ. Mỗi dòng họ, chi họ đều do vị tộc trưởng giữ trách nhiệm thay mặt họ hương khói từ đường, giỗ chạp… hàng năm, người giữ vị trí này khi cúng tế tổ tiên được đại diện bằng ba tiếng “Hậu duệ tôn” - là người đứng lên thắp hương kính cẩn khấn mời tổ tiên nhân ngày kỵ lạp, người trông coi, giữ bát hương ở nhà thờ tổ, mộ tổ, lăng tẩm… Con cháu cùng một cụ tổ họ sinh sôi phát triển hình thành ra chi phái của họ và xây dựng từ đường để thờ cúng trực tiếp gọị là nhà thờ chi. Cứ như vậy dòng họ Đinh ta đã lưu giữ được gia phả liên tục 20 đời, 30 đời và nhiều hơn. Chúng tôi đến nơi có dòng họ lâu đời hầu hết con cháu giúp nhau giữ gìn truyền thống đoàn kết, hiếu học, nhân, nghĩa, nghĩa, lễ, trí, tín v.v… Sở dĩ nhiều dòng họ, trong đó có họ Đinh ta còn giữ được cái đức quý báu tốt đẹp đó là nền tảng truyền thống con Lạc, cháu Hồng, truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đặc biệt như dòng họ Đinh ở Đông Cao còn giữ được thổ âm nơi gốc tích của tổ tông mình là Nam Việt Vương Đinh Liễn thế kỷ thứ 10 ở Hoa Lư Ninh Bình. Một điển độc đáo riêng của dòng họ Đinh này là các từ đường họ đều xây theo chữ nhất không có lâu thờ ở trên dạng như mái đình làng xa xưa.
Các dòng họ Việt Nam phần lớn đều viết gia phả để lại, có ghi chép tỉ mỉ sự nghiệp danh dự của tổ tiên như những văn bằng đỗ đạt, công trạng với đất nước đã được phong các chức sắc, tước biểu vua ban ngày xưa. Các sự kiện gắn với lịch sử quốc gia được đúc kết để lại cho con cháu bằng những áng văn, thơ, phú, sách truyện, hay những bài học về nhân nghĩa, trung hiếu, lòng bác ái, yêu nước, hiếu thảo, về đạo làm người… Do vậy, gia phả còn là một kho tàng sử học, văn học quý báu để giáo dục chung. Từ cách mạng Tháng 8 thành công cho đến nay, đất nước ta trải qua chiến tranh ác liệt kéo dài, như dòng họ Đinh vẫn bảo vệ và lưu giữ được gia phả viết bằng chữ hán một cách nguyên vẹn. nhiều dòng họ khác bị thất lạc gia phả, thì phải vất vả bằng nhiều cách tìm kiếm chắp nối, khôi phục lại. Mong muốn hàng đầu của bất cứ dòng họ nào là đều phải bảo vệ cho được “Gia phả”, “Nhà thờ”, “Mộ tổ”, đây là là ba vấn đề tối cần của một dòng họ. Trong sự nghiệp khôi phục, phát huy truyền thống văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mỗi thành viên đều cần biết về nguồn gốc, tổ tiên, dòng họ của mình, có mối liên hệ chặt chẽ với bà con, anh em trong dòng họ. Điều này sẽ giúp cho mỗi thành viên thêm sự tự tin trong cuộc sống, từ đó tăng thêm sức mạnh góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Giờ đây, nhờ phương tiện thông tin hiện đại, điều kiện đi lại thuận lợi, mối quan hệ họ tộc được gần gũi, gắn bó… Con cháu thân thích kể cả gái, trai, dâu, rể dù sinh sống xa quê, cả với người dù đang mang quốc tịch khác hàng năm luôn nhớ về tổ tông, về cội nguồn; đóng góp tu bổ từ đường, xây mộ tổ; quan hệ gia đình, họ mạc ngày thêm thắm thiết.