GỐC TÍCH DÒNG HỌ ĐINH ĐÔNG AN- NAM ĐỊNH
Vào thời Lê Trung Hưng ( Thời Lê - Trịnh ) có một gia đình họ Đinh quê Thanh Hoá dời cư ra xã Đồng Cỏ, huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nội. Được tin cửa sông Hồng phì nhiêu màu mỡ, đã chuyển về Đông Nhuế, huyện Trực Định, tỉnh Thái Bình. Nhà chỉ có hai cha con sinh sống bằng nghề chăn vịt, tôm cá ngập đồng, đàn vịt hàng trăm con tha hồ đua nhau vũng vẫy. Cha là Đinh Danh Mậu ( còn gọi là Ông Một ) là người hiền lành phúc hậu được dân làng quý mến. Con trai là Đinh Uy Dũng, thuở tuổi thanh xuân oai phong , tư thế đĩnh đạc, sức khoẻ hơn người, vác con bò lội qua sông như vác bó củi nhẹ nhàng. Thanh niên trong vùng ai ai cũng nể phục, tôn ông như bậc sư phụ, cầm đầu đám trẻ cùng trang lứa.
Thuở ấy, Thái Bình còn thuộc phủ Trường Khánh. Vào một buổi chiều, dân làng chất thóc đầy thuyền để nộp về kho Vị Hoàng - Nam Định. Bọn cướp ập tới cướp thuyền thóc. Một mình ông chống trả quyết liêt, bọn chúng số người đông, lại có hung khí , nên cướp được thuyền thóc, chúng sát hại ông trên sông Hà Giang vào ngày 19 tháng 2 (âm lịch ) . Màn đêm cũng vừa ập tới, không kịp mai táng, dân làng đã đưa thi hài ông để lên gò cao để sớm mai tổ chức Tang lễ và an táng. Sáng hôm sau mối đã đùn lên thi hài ông thành đống đất to, dân làng đắp thêm đất lên thành mộ, người đương thời cho là điềm lành, gọi là thiên táng. Đến nay ngôi mộ đó được xây xunh quang, vẫn giữ nguyên tại chỗ. Với công tích của ông, nhà vua đã truy tặng chức Đô uý . Ông sinh được một người con trai là Đinh Thọ Khoa. Đinh Thọ Khoa sinh bốn người con trai là ; Đinh Thế Hiển, Đinh Quang Trạch. Đinh Quang Đại, Đinh Quang Tế. Từ đó họ Đinh Đông Nhuế - Thái Bình chia thành bốn chi : ( Giáp - Ất – Bính – Đinh ) . Đinh tộc phát triển nhanh, làm ăn thịnh vượng, đã có bốn người làm quan trong triều, bốn người đỗ cử nhân, năm người đỗ tú tài. Trong thời kỳ phong kiến hiền tài phát triển phần lớn ở chi hai (Ất chi) , cụ Phán Bút đỗ Hồng Lô Tự Thiếu khanh ( sau gọi là Hoàng Giáp) là quan tứ phẩm, đảm trách khu vực Thái Bình, anh ruột cụ là Hàn Thâm đại học sĩ làm ở Hàn lâm viện.
Đan điền điển mục sở sử thăng huyện thừa thăng điện tiền ty điển ngục thăng cẩn sự lang Trường Khánh phủ. Tri phủ Đinh Tướng công huý Long ( sinh năm 1914), tự Đôn Hậu thuỵ Đoan Chính là con trai thứ ba cụ Đinh Quang Trạch, Chính thất Phạm Thị huý Diễn, hiệu Trinh Thục Nhụ Nhân. Trắc thất Phạm Thị . Ông bà sinh bốn người con trai là : Đinh Nho Lâm, Đinh Nho Bân, Đinh nho Phong, Đinh Nho Bàng tục hiệu là cụ Sóc và bảy người con gái với bảy người con rể là: một Ngô Trung Uý, hai là :Đặng Huyện thừa, ba là :Nguyễn sinh đồ, bốn là :Vân Môn Vũ trung cửu, năm là : Động trung ngự thiên huyện thừa, sáu là: Lê sinh đồ , bảy là :Ngô Tri bạ. Tướng công Đinh Thế Long là người thông minh văn võ song toàn, uyên thâm nho học, là quan Tri phủ Trường Khánh. Dưới con mắt một vị tướng lại là vùng đất quê ông, nên ông thông thuộc từng gò cao, sông rạch , tinh thông thiên văn , địa lý, kinh dịch, phong thuỷ, thường ngày đi thị sát các vùng của sông lớn, cửa biển để có kế sách chống giặc ngoại xâm . Biết được vùng đất đắc địa , hợp phong thuỷ, nếu cứ trú được nơi đây, con cháu sau này sẽ có nhiều phúc lộc, (con đàn cháu đống ), ăn lên làm ra, sự nghiệp thành đạt. Đó là vùng đất Liêu Hạ , nay là làng Đông an, xã Xuân Thành, huyện Xuân trường, tỉnh Nam định. Tướng công Đinh Thế Long có các con trai là : Tướng công Đinh Nho Lâm Tri phủ, phủ Tiên Hưng và quan phủ Trường Khánh; Tướng công thứ lang trung thuận Đinh Nho Bân là Huyện thừa và tướng công Đinh Nho Phong . Ba người con trai của tướng công Đinh Thế Long đang đương nhiệm. Ở thời điểm đó xảy ra cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất tại Vũ Thư - Thái Bình, sau đó bị thất bại phải chạy lên Thái Nguyên - Điện Biên. Người con trai thứ tư Đinh Nho Bàng hiện là con rể họ Hoàng Đông Nhuế - Thái Bình có liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Đây là một trong những nguyên nhân mà tướng công Đinh Thế Long đã đổi tên con là Đinh Nho Bàng thành Đinh phúc Thành và cho chuyển dời sang vùng đất Liêu hạ để tránh sự truy xét của triều đình.
Trích trong cuốn Tư liệu lịch sử họ Đinh Đông An
(Đã xuất bản tại nhà in Sự thật)
Đinh Văn Sáu biên soạn - Đinh Xuân Vinh Biên tập
(Đã xuất bản tại nhà in Sự thật)
Đinh Văn Sáu biên soạn - Đinh Xuân Vinh Biên tập