HỒI ỨC GIA ĐÌNH : TÝ TỲ TY
Dinh Vien Duong visited Harvard Dorms year 2009
Chẳng biết cái tên Tý Tỳ Ty ai đặt cho Ty tự lúc nào, hình như chú Thịnh của Ty đặt cho Ty khi mới hai tuổi thì phải. Chỉ có điều là Ty khôn lắm nghe ba hân hoan đi lấy “hộ chiếu” từ ngoài trung về có lẽ từ trên mây trên mưa Ty liền ‘nhào’ vô bụng mẹ để được tới xứ ‘Cờ Hoa’ cho sướng chứ ở nơi ‘khỉ ho cò gáy’ như xứ Sơn Mỹ này thì ngày ngày duy nhất một một ‘điệp khúc khoai mỳ’ chán ngắt.
Ngày sinh Ty lại là ngày ăn tết mồng 5 tháng 5( Tân mùi 1991). Mẹ Ty vừa nấu xôi chè cúng lại phải bấm bụng chịu đau, ba thì phải chạy lên nhà mợ Vũ năn nỉ vì ai cũng bận lo nấu nướng cúng lễ Đoan ngọ, truyền thống dân mình. Cứ nhớ lúc Tý Tỳ Ty ra đời, bà nội lên thăm quở thằng ‘nhái đen’ chắc mai mốt mạnh lắm, còn cậu Lô Ty thì cứ lẩm bẩm aí ngại cho thằng cháu cậu đợt này không đẹp trai cho lắm.
Ty sinh ra vì ngày mồng 5 tháng 5 Đoan ngọ nên ba Ty khoái chí làm mấy câu sau:
Trưởng nữ hạ sinh ngày song nhị [2/2 Ất Mùi 1985]
Song thất tiếp tục một thứ nam [ 7/7 Mậu Thìn 1988]
Trời cho trai nữa ngày Đoan Ngọ (5/5)
Gọi là chú Út phải lòng chưa?
(xã Sơn Mỹ rằm tháng 10 Tân Mùi 1991)
nhưng sự thực là chưa vì phải còn 'BÒN ' thêm Út MIU sau này nữa đó
Khổ cho ba Ty phải lôị ngược lội xuôi bổ túc giấy tờ qua tận Mỹ, tốn kém lại còn bị bà con cằn nhằn rằng ba mẹ cái tội ‘đẻ nhiều’.
dưới mái tranh nghèo (Ty được bồng trên tay năm 1991 , Xã Sơn Mỹ Hàm tân)
Bôn ba tháng ngày theo chuyện giấy chuyện tờ, nhà Ty phải vật lộn qua ngày trên mảnh đất Sơn Mỹ khô cằn sỏi đá thế mà cu Tý Tỳ Ty cũng lớn lên nhờ dòng sữa mẹ, bú no nê, thì đùa giỡn với 3 anh chị trong cái sân trường hoang phế còn lại, còn ngôi trường cũ đã bị phá bỏ, gạch ngói thì bị bán đi. Ngôi trường đó từng là nơi chôn nhau cắt rốn mấy anh em, dưới bàn tay chai đá của ba mảnh đất quanh trường từng sản sinh ra bao luống khoai, bờ bắp nuôi sống cả nhà Ty. Ngôi trường đó từng là nơi ngày ngày nghe ê a vang tiếng học bài cuả lũ nhỏ trong làng học trò của mẹ Ty. Đến lúc Tý Tỳ Ty ra đời thì Ty không có dịp thấy được ngôi trường đó, Ty chỉ thấy chỉ mọc lên bên đường cái nhà tranh 3 mái lạ đời do ba Ty đốn cây vác gỗ về làm. Quanh sân trường bỏ hoang đó ba Ty đã gầy dựng nên một rẫy cây điều rậm rạp.
4 anh em dưới gốc đào vườn nhà
Dưới chân dốc Tân Sơn là xứ Động Đền, xóm làngNội Ngoại của Ty đó. Tý Tỳ Ty cũng có mấy dịp được theo ba mẹ về thăm, đó là những lúc Ty được đèo theo sau chiếc xe đạp, gia tài quí nhất của nhà Ty. Mỗi khi từ giã Nội Ngoại lên nhà, ngồi sau chiếc xe đạp đó lên lại dốc Sơn Mỹ thân quen Ty không quên bi bô chỉ vô hướng nhà ông Nội.
ty 1 tuổi xa vú mẹ
Từ đó Ty theo ba, được ba Ty ấp ủ vì mẹ đã có em Ty, nưã chiếc mền rách ưu tiên cho em bé, bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn, nên cu Ty theo ba và không dám đòi mẹ chút nào. Hiên nhà sau một mái tranh dột nát, nhớ về những cơn mưa đêm ba Ty phải ngội dậy chèn lại mấy miếng tranh, nước mưa đang chảy xuống ướt cả chiếc giường ọp ẹp của hai cha con. Mẹ và em Ty, cùng mấy anh chị cuả Ty đang ngủ bên chái tranh kia cũng chẳng khá hơn gì, trời mưa, nước giột khốn khổ thay cho cả ‘Nhà Bờm’. Ba Ty lay hoay hốt hoảng chèn bên này vá chổ kia, những dòng nước mưa len qua khe hỡ mái tranh thi nhau giỏ xuống khi làm cả nhà không còn giấc ngủ. Chái sau thấp lè tè là cả cơ ngơi của hai cha con, liếp cửa được làm từ những mảnh trần nhà còn lại từ ngôi trường đã bị phá bỏ. Ban ngày chống cái cửa sổ bằng giấy ọp ẹp đó lên là giàn mướp ‘vĩ đại’ của ba Ty. Giàn mướp đó là gia tài của nhà Ty, mỗi một nụ hoa mướp kết trái là mỗi một niềm hy vọng của ba mẹ Ty đó. Mỗi trái năm trăm, hai trái một ngàn mướp càng thêm trái là nhà Ty có gạo, rồi đến đường bột cho em…giàn mướp rợp bóng hiên sau, lung linh ánh nắng, mướp xanh ngắt mướp ra hoa, càng nhiều hoa thì nhà Ty càng nhiều hi vọng.
Miu Miu, em Ty chào đời thì cũng là lúc Nội được sờ tay cháu để sửa soạn ra đi về với cõi vĩnh hằng. Ông không có cơ may sống thêm để thấy bầy cháu về nơi xứ lạ. Sau đám Ông thì cả nhà Ty phải xuống dốc về lại Động Đền, ở gần nội ngoại chờ ngày đi Mỹ. Bạn bè ba Ty lần lượt lên đường cả rồi, chỉ có nhà Ty là còn kẹt lại. Tất bật chuyện giấy tờ , nào sức khoẻ đợt hai ba,nào tái khám, cả nhà ra vô Saì Gòn, xoay như cái vụ, bà con xóm làng ai cũng ái ngại lo giùm.
Ngày ngày Ty theo chân ba ra ngồi quán cà phê chú Thư ngoài ngõ, Ba ngóng đợi bóng dáng mập mạp O đưa thư của xã, rồi mỗi cánh thư từ Sài gòn đến là mừng vui đủ thứ. Tiếp đến là những chuyến xe đi sớm về khuya, ba Ty tất bật chuyên giấy tờ vô ra Sài gòn vì số phận cả nhà Bờm đã đến hồi chín muồi và quyết định.
ngày tháng ba Ty luôn luôn
căng thẳng đợi giấy tờ đi
Mỹ luôn có Ty bên cạnh
(Tết Ất Hợi 1995-
Quán cà phê chú Thư-Động Đền)
Rồi chuyện gì phải đến sẽ đến, ngày 21 tháng 7/ 1995 nhà Ty lo chuyện liên hoan chia tay để kịp vô Sài gòn đi Mỹ vào rạng 2 tháng 8/95.
ngày lên đường đã đến. Cả nhà lên Sài gòn trước mấy ngày ở lại nhà O Hòa gần phi trường đường lên Lăng Cha Cả lối vô trại Phi Long cũ. Tối 1 tháng 8 bà con bạn bè vô tiển nhà Ty chật cứng cả nhà o Hòa, máy bay sẽ bay vào chuyến 1 giờ sáng.
Vào phi trường mới thấy cảnh nhà mình tay bồng tay bế. Dân H.O. đi cũng đông lắm, ai cũng có đeo thẻ để phân biệt. Nhà mình mỗi người đều được gắn một thẻ trước ngực ghi số bay và nơi đến để đề phòng lạc. Họ còn phát thêm nào lủ khủ đồ ăn thức uống mang đầy cả tay. Giờ phút lên đượng bà con mình chỉ đứng ngoài cửa kiếng an ninh vẫy tay nhìn vào, ba mẹ thảng thốt theo thủ tục lên đường không còn giây phút nào để nhìn nội ngoại hay vẫy tay từ giã. Lo sợ cuống quit cả lên, đi nhanh cho kịp dòng người, lần đầu tiên cho cả đời người và cả nhà Bờm, cái lo sợ hấp tấp như muốn thoát cho mau kẽo người ta đổi ý kéo lui khỏi máy bay chăng?
Thế mà đến phi trường Kimpou Đại hàn khi cả nhà mình bươn bả theo dòng người Ty vuột khỏi tay Ba khi nào không hay, một đoạn ba hốt hoảng chạy lui tìm con thì thấy Ty vẫn đứng im lặng một mình đợi ở cửa vào như đang đợi ba đi đâu đó thôi không khóc hay hốt hoảng. Cũng là cái tội do ba Bờm tiếc của không chịu vứt mấy cái túi nylon lớn đựng mấy thứ thức ăn và cola Saigon , những thứ chẳng quí giá gì một khi đã thoát ra được xứ người.
Thế là ngày 2 tháng 8 năm 1995 cả nhà Ty đã đến nước Hoa Kỳ, niềm mơ ước cả nhà ‘Bờm’ cuối cùng thế là đã toại nguyện. Chuyến bay United Airlines đáp xuống phi trường San Francisco khoảng xế trưa, có Ông bà Bình cậu ruột của ba đứng đón. Tả sao hết nổi bở ngỡ của cả gia đình Ty lúc đó. Mệt mõi nhất là mẹ Ty vì phải săn sóc và ẵm em Ty chưa đầy một tuổi suốt hai chặng đường bay dài lê thê bất tận.
Tết Bính Tý 1996, tết xa quê hương đầu tiên nên ba mẹ Ty buồn lắm, nhưng cũng đã có tiền gởi về cho bà con nội ngoại của Ty. Dần dà thời gian cũng quen dần đất mới. Ba Ty đi làm tiệm phở, mẹ thì phải ở nhà chăm sóc 5 anh em Ty. Rồi đến lượt Ty được ăn mừng sinh nhật thứ 5 nơi đất Mỹ, ngoài bánh kẹo mẹ Ty cũng mua cho Ty trái dưa hấu thật to, 5 anh em cười đùa ra chiều sung sướng lắm.
sinh nhật thứ 5 Ty
đầu tiên tại Mỹ(6/16/96)
ăn sinh nhật xong mấy anh em ra đầu xóm chụp hình, 5 anh em lăng xăng rộn rã, ra chiều ưng ý.
5 anh em ngày sinh nhật Ty tại
1566 Adams, Milpitas
Tháng 9 tháng tựu trường ba mẹ Ty đem Ty đi xin nhập học mẫu giáo tại trường William Burnette gần nhà.
Nói sao hết nỗi ngỡ ngàng lo sợ của Ty lúc đó. Cô giáo Barbara King là cô giáo đầu đời của Ty, cô nói gì mặc kệ, cu Ty cũng ngẩn tò te, đứng đực ra, tội cho cô phải mất công chỉ trỏ, làm dấu cho Ty.
Mấy ngày đầu đi học Ty buồn và sợ lắm vì vừa xa mẹ xa em vừa nghe tiếng nói của xứ người ‘ xí xô xí xa’ cu Ty nhà ta chẳng biết cái chi chi. Nhưng ngày tháng cứ trôi qua, Ty lần hồi cũng hiểu hết.
Thiên hạ đều có xe chở con đến trường, riêng nhà ‘Bờm” lô ca chân làm chuẩn mà thôi. Sáng sáng, sau khi Ba đi ra tiệm phở làm mẹ Ty một tay đẩy em Ty một tay dắt Ty tới trường Burnette, trường Ty khá xa chiếc xe đẩy của mẹ Ty lượm ở đâu, ọp ẹp đẩy em Miu đi chẳng dễ dàng chi, có khi chiếc xe đẩy lộn nhào chảy cả máu mũi em Miu.
ngày đầu tiên đi học
(Sept 3,1996)trường Burnette Milpitas CA
Như thế trường tiểu học Burnette lúc này có 3 anh em Bi, Ky và Ty học còn anh Ry của Ty thì phải đi học ở trường Rancho Middle lớp 7. Tội nghiệp anh Ry của Ty mới qua Mỹ ngơ ngác, đi học mấy ngày đầu mấy đứa Mễ ác dọa nạt anh Ry chỉ biết khóc về nhà lại không dám nói với ba mẹ. Có ngày mấy đứa học trò ác đó nó quăng anh Ry vào trong thùng rác lớn của trường may mà có cô VN can thiệp báo bà hiệu trưởng.
Ngày ngày được tới trường anh chị, bé Miu rất thích nói bi bô luôn miệng. Ba Ty hiếm dịp tới trường chỉ tới trường khi ba Ty cần xin giấy tờ cho mấy anh em Ty thôi.
Lên được lớp 2 thì nhà Ty phải dời về thành phố San Jose, thế là cu Ty phải xa trường, xa bạn, xa cô. Mới quen được với trường lớp thì Ty phải về San Jose lại thêm một lần chịu đựng với những bỡ ngỡ lạ lùng tại trường McKinley nơi này phần đông là người Mể. May thay trường lại gần nhà. Anh Ky của Ty cũng vào học ở đây, ngày tháng quen dần năm nào Ky Ty cũng được gọi tên lên lãnh bằng danh dự. Ba mẹ vì mừng quay cả phim để gởi về khoe bên quê nhà nữa đó.
Năm 1999 sau khi mẹ Ty đi VN xây lăng ông Nội về thì em Miu cũng được ba mẹ dẫn đi xin vào lớp mẫu giáo tại trường McKinley cuả Ty Ky thế là trường tiểu học này có 3 anh em Ky Ty Miu vào học.
Chuyện đổi nhà đổi trường là chuyện dài ở xứ Mỹ này. Nhà Ty phải di chuyển chổ ở, nhưng dịp này cơ ngơi cũng rộng rãi sung sướng hơn. Lên vùng North Valley trường học đều có tiếng tốt nên ba mẹ TY rất mừng. Ty và Miu được xin vô nhập học trường Noble Elementary mặc dầu thủ tục khó hơn nhưng cuối cùng cũng được. Anh Ky của Ty thì được vào Noble Middle trường này Ty cũng tiếp tục học tiếp theo. Năm đó thì anh Ry đã vào đại học nên chỉ còn chị Bi phải xin chuyển về Piedmont Hills High School mà thôi. Cuối cùng 4 anh em đều học ở vùng North Valley trường nào cũng tốt. Dòng đời đưa đẩy theo số mệnh phước phần của nhà Ty, trên đã định rồi chẳng ai bon chen mà được.
Tý Tỳ Ty ngày ngày cắp sách lặng lẽ tới trường, miệt mài gắng học nên chẳng thua bạn kém bè chút nào.
Theo chân chị Bi anh Ky, Ty cũng vào học Piedmont Hills, lại được đi học thêm lớp toán tại trường khác nưã.
4 năm này lại một lần đổi nhà, cũng may vì gần nên không bị thay đổi trường. Năm nay anh chị Ry Bi đã ra trường, anh Ky vào đại học Stanford gần nhà. Tý Tỳ Ty cũng quyết chí gắng học để mai đây vào được đại học nào nổi tiếng. Coi chừng Ty đó nghe! im im vậy mà không chừng mai đây anh chị Ty theo TY không kịp đó!
“ Ty đi học về (lớp 10) : CƠM CHÍN CHƯA MẠ?"
Ba mẹ Ty mong mõi ngày tháng an lành trôi qua thật êm đềm rồi những giấc mơ của Ty hay của cả ‘Nhà Bờm’ sẽ sớm thành hiện thực.
Còn 1 năm nữa là giã từ mái trường trung học vào ngưỡng cửa đại học . Cả 1 tương lai sáng lạn đang chờ Tý Ty qua sự nhẫn nại bản thân của Ty và khát vọng bấy lâu của Mẹ và Ba .
Ba không ngờ Tý Ty cứ im im cặm cụi đi học ,về nhà cứ kêu "chín cơm chưa mạ?" thế mà Ty tốt nghiệp THỦ KHOA trừơng Ty học với 3 thành tích ba thật bất ngờ cho "nhà Bờm ta"!
-Thủ khoa trừơng trung học Piedmont Hills High School: VALEDICTORIA
-Ưu Hạng: SUMMA CUM LAUDE
-Huy chương vàng tiểu bang: GOLDEN STATE SEAL MERIT DIPLOMA
(ngày 25/4/2009-Viễn Dương được Havard University thâu nhận và được giới thiệu tới thăm trường)
Ty là người VN duy nhất trong 5 em tới từ các tiểu bang Hoa kỳ ngày 25 tháng 4 2009
Như vậy cùng năm 2009 tổng cộng Ty được một lúc các trường đại học thu nhận vào học:
STANFORD
PRINCETON
HAVARD
UC BERKELEY
UC LOS ANGELES
UC DAVIS
UC IRVINE
UC SAN DIEGO
UC SANTA CLARA
UNIVERSITY OF PACIFIC
đây cũng là kỷ niệm và dấu ấn khó quên của cả gia đình Ty
Và ba cũng không ngờ nói chơi rứa mà Ty cũng vào Stanford học với anh Ky của Ty nữa! Thế là 2 anh em Ky Ty cùng học một trường.
Ba không biết nói sao chỉ biết cám ơn đất nước Hoa kỳ là điều trước nhất và sau đó là cám ơn Mạ các con và toàn cả gia đình đều biết gằng công .
Ba các con,
SAN JOSE
Ngày NOEL
25 December 2009
DAD
Dinh Vien Duong visited Harvard Dorms year 2009
Chẳng biết cái tên Tý Tỳ Ty ai đặt cho Ty tự lúc nào, hình như chú Thịnh của Ty đặt cho Ty khi mới hai tuổi thì phải. Chỉ có điều là Ty khôn lắm nghe ba hân hoan đi lấy “hộ chiếu” từ ngoài trung về có lẽ từ trên mây trên mưa Ty liền ‘nhào’ vô bụng mẹ để được tới xứ ‘Cờ Hoa’ cho sướng chứ ở nơi ‘khỉ ho cò gáy’ như xứ Sơn Mỹ này thì ngày ngày duy nhất một một ‘điệp khúc khoai mỳ’ chán ngắt.
Ngày sinh Ty lại là ngày ăn tết mồng 5 tháng 5( Tân mùi 1991). Mẹ Ty vừa nấu xôi chè cúng lại phải bấm bụng chịu đau, ba thì phải chạy lên nhà mợ Vũ năn nỉ vì ai cũng bận lo nấu nướng cúng lễ Đoan ngọ, truyền thống dân mình. Cứ nhớ lúc Tý Tỳ Ty ra đời, bà nội lên thăm quở thằng ‘nhái đen’ chắc mai mốt mạnh lắm, còn cậu Lô Ty thì cứ lẩm bẩm aí ngại cho thằng cháu cậu đợt này không đẹp trai cho lắm.
Ty sinh ra vì ngày mồng 5 tháng 5 Đoan ngọ nên ba Ty khoái chí làm mấy câu sau:
Trưởng nữ hạ sinh ngày song nhị [2/2 Ất Mùi 1985]
Song thất tiếp tục một thứ nam [ 7/7 Mậu Thìn 1988]
Trời cho trai nữa ngày Đoan Ngọ (5/5)
Gọi là chú Út phải lòng chưa?
(xã Sơn Mỹ rằm tháng 10 Tân Mùi 1991)
nhưng sự thực là chưa vì phải còn 'BÒN ' thêm Út MIU sau này nữa đó
Khổ cho ba Ty phải lôị ngược lội xuôi bổ túc giấy tờ qua tận Mỹ, tốn kém lại còn bị bà con cằn nhằn rằng ba mẹ cái tội ‘đẻ nhiều’.
dưới mái tranh nghèo (Ty được bồng trên tay năm 1991 , Xã Sơn Mỹ Hàm tân)
Bôn ba tháng ngày theo chuyện giấy chuyện tờ, nhà Ty phải vật lộn qua ngày trên mảnh đất Sơn Mỹ khô cằn sỏi đá thế mà cu Tý Tỳ Ty cũng lớn lên nhờ dòng sữa mẹ, bú no nê, thì đùa giỡn với 3 anh chị trong cái sân trường hoang phế còn lại, còn ngôi trường cũ đã bị phá bỏ, gạch ngói thì bị bán đi. Ngôi trường đó từng là nơi chôn nhau cắt rốn mấy anh em, dưới bàn tay chai đá của ba mảnh đất quanh trường từng sản sinh ra bao luống khoai, bờ bắp nuôi sống cả nhà Ty. Ngôi trường đó từng là nơi ngày ngày nghe ê a vang tiếng học bài cuả lũ nhỏ trong làng học trò của mẹ Ty. Đến lúc Tý Tỳ Ty ra đời thì Ty không có dịp thấy được ngôi trường đó, Ty chỉ thấy chỉ mọc lên bên đường cái nhà tranh 3 mái lạ đời do ba Ty đốn cây vác gỗ về làm. Quanh sân trường bỏ hoang đó ba Ty đã gầy dựng nên một rẫy cây điều rậm rạp.
4 anh em dưới gốc đào vườn nhà
Dưới chân dốc Tân Sơn là xứ Động Đền, xóm làngNội Ngoại của Ty đó. Tý Tỳ Ty cũng có mấy dịp được theo ba mẹ về thăm, đó là những lúc Ty được đèo theo sau chiếc xe đạp, gia tài quí nhất của nhà Ty. Mỗi khi từ giã Nội Ngoại lên nhà, ngồi sau chiếc xe đạp đó lên lại dốc Sơn Mỹ thân quen Ty không quên bi bô chỉ vô hướng nhà ông Nội.
ty 1 tuổi xa vú mẹ
Từ đó Ty theo ba, được ba Ty ấp ủ vì mẹ đã có em Ty, nưã chiếc mền rách ưu tiên cho em bé, bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn, nên cu Ty theo ba và không dám đòi mẹ chút nào. Hiên nhà sau một mái tranh dột nát, nhớ về những cơn mưa đêm ba Ty phải ngội dậy chèn lại mấy miếng tranh, nước mưa đang chảy xuống ướt cả chiếc giường ọp ẹp của hai cha con. Mẹ và em Ty, cùng mấy anh chị cuả Ty đang ngủ bên chái tranh kia cũng chẳng khá hơn gì, trời mưa, nước giột khốn khổ thay cho cả ‘Nhà Bờm’. Ba Ty lay hoay hốt hoảng chèn bên này vá chổ kia, những dòng nước mưa len qua khe hỡ mái tranh thi nhau giỏ xuống khi làm cả nhà không còn giấc ngủ. Chái sau thấp lè tè là cả cơ ngơi của hai cha con, liếp cửa được làm từ những mảnh trần nhà còn lại từ ngôi trường đã bị phá bỏ. Ban ngày chống cái cửa sổ bằng giấy ọp ẹp đó lên là giàn mướp ‘vĩ đại’ của ba Ty. Giàn mướp đó là gia tài của nhà Ty, mỗi một nụ hoa mướp kết trái là mỗi một niềm hy vọng của ba mẹ Ty đó. Mỗi trái năm trăm, hai trái một ngàn mướp càng thêm trái là nhà Ty có gạo, rồi đến đường bột cho em…giàn mướp rợp bóng hiên sau, lung linh ánh nắng, mướp xanh ngắt mướp ra hoa, càng nhiều hoa thì nhà Ty càng nhiều hi vọng.
Miu Miu, em Ty chào đời thì cũng là lúc Nội được sờ tay cháu để sửa soạn ra đi về với cõi vĩnh hằng. Ông không có cơ may sống thêm để thấy bầy cháu về nơi xứ lạ. Sau đám Ông thì cả nhà Ty phải xuống dốc về lại Động Đền, ở gần nội ngoại chờ ngày đi Mỹ. Bạn bè ba Ty lần lượt lên đường cả rồi, chỉ có nhà Ty là còn kẹt lại. Tất bật chuyện giấy tờ , nào sức khoẻ đợt hai ba,nào tái khám, cả nhà ra vô Saì Gòn, xoay như cái vụ, bà con xóm làng ai cũng ái ngại lo giùm.
Ngày ngày Ty theo chân ba ra ngồi quán cà phê chú Thư ngoài ngõ, Ba ngóng đợi bóng dáng mập mạp O đưa thư của xã, rồi mỗi cánh thư từ Sài gòn đến là mừng vui đủ thứ. Tiếp đến là những chuyến xe đi sớm về khuya, ba Ty tất bật chuyên giấy tờ vô ra Sài gòn vì số phận cả nhà Bờm đã đến hồi chín muồi và quyết định.
ngày tháng ba Ty luôn luôn
căng thẳng đợi giấy tờ đi
Mỹ luôn có Ty bên cạnh
(Tết Ất Hợi 1995-
Quán cà phê chú Thư-Động Đền)
Rồi chuyện gì phải đến sẽ đến, ngày 21 tháng 7/ 1995 nhà Ty lo chuyện liên hoan chia tay để kịp vô Sài gòn đi Mỹ vào rạng 2 tháng 8/95.
ngày lên đường đã đến. Cả nhà lên Sài gòn trước mấy ngày ở lại nhà O Hòa gần phi trường đường lên Lăng Cha Cả lối vô trại Phi Long cũ. Tối 1 tháng 8 bà con bạn bè vô tiển nhà Ty chật cứng cả nhà o Hòa, máy bay sẽ bay vào chuyến 1 giờ sáng.
Vào phi trường mới thấy cảnh nhà mình tay bồng tay bế. Dân H.O. đi cũng đông lắm, ai cũng có đeo thẻ để phân biệt. Nhà mình mỗi người đều được gắn một thẻ trước ngực ghi số bay và nơi đến để đề phòng lạc. Họ còn phát thêm nào lủ khủ đồ ăn thức uống mang đầy cả tay. Giờ phút lên đượng bà con mình chỉ đứng ngoài cửa kiếng an ninh vẫy tay nhìn vào, ba mẹ thảng thốt theo thủ tục lên đường không còn giây phút nào để nhìn nội ngoại hay vẫy tay từ giã. Lo sợ cuống quit cả lên, đi nhanh cho kịp dòng người, lần đầu tiên cho cả đời người và cả nhà Bờm, cái lo sợ hấp tấp như muốn thoát cho mau kẽo người ta đổi ý kéo lui khỏi máy bay chăng?
Thế mà đến phi trường Kimpou Đại hàn khi cả nhà mình bươn bả theo dòng người Ty vuột khỏi tay Ba khi nào không hay, một đoạn ba hốt hoảng chạy lui tìm con thì thấy Ty vẫn đứng im lặng một mình đợi ở cửa vào như đang đợi ba đi đâu đó thôi không khóc hay hốt hoảng. Cũng là cái tội do ba Bờm tiếc của không chịu vứt mấy cái túi nylon lớn đựng mấy thứ thức ăn và cola Saigon , những thứ chẳng quí giá gì một khi đã thoát ra được xứ người.
Thế là ngày 2 tháng 8 năm 1995 cả nhà Ty đã đến nước Hoa Kỳ, niềm mơ ước cả nhà ‘Bờm’ cuối cùng thế là đã toại nguyện. Chuyến bay United Airlines đáp xuống phi trường San Francisco khoảng xế trưa, có Ông bà Bình cậu ruột của ba đứng đón. Tả sao hết nổi bở ngỡ của cả gia đình Ty lúc đó. Mệt mõi nhất là mẹ Ty vì phải săn sóc và ẵm em Ty chưa đầy một tuổi suốt hai chặng đường bay dài lê thê bất tận.
Tết Bính Tý 1996, tết xa quê hương đầu tiên nên ba mẹ Ty buồn lắm, nhưng cũng đã có tiền gởi về cho bà con nội ngoại của Ty. Dần dà thời gian cũng quen dần đất mới. Ba Ty đi làm tiệm phở, mẹ thì phải ở nhà chăm sóc 5 anh em Ty. Rồi đến lượt Ty được ăn mừng sinh nhật thứ 5 nơi đất Mỹ, ngoài bánh kẹo mẹ Ty cũng mua cho Ty trái dưa hấu thật to, 5 anh em cười đùa ra chiều sung sướng lắm.
sinh nhật thứ 5 Ty
đầu tiên tại Mỹ(6/16/96)
ăn sinh nhật xong mấy anh em ra đầu xóm chụp hình, 5 anh em lăng xăng rộn rã, ra chiều ưng ý.
5 anh em ngày sinh nhật Ty tại
1566 Adams, Milpitas
Tháng 9 tháng tựu trường ba mẹ Ty đem Ty đi xin nhập học mẫu giáo tại trường William Burnette gần nhà.
Nói sao hết nỗi ngỡ ngàng lo sợ của Ty lúc đó. Cô giáo Barbara King là cô giáo đầu đời của Ty, cô nói gì mặc kệ, cu Ty cũng ngẩn tò te, đứng đực ra, tội cho cô phải mất công chỉ trỏ, làm dấu cho Ty.
Mấy ngày đầu đi học Ty buồn và sợ lắm vì vừa xa mẹ xa em vừa nghe tiếng nói của xứ người ‘ xí xô xí xa’ cu Ty nhà ta chẳng biết cái chi chi. Nhưng ngày tháng cứ trôi qua, Ty lần hồi cũng hiểu hết.
Thiên hạ đều có xe chở con đến trường, riêng nhà ‘Bờm” lô ca chân làm chuẩn mà thôi. Sáng sáng, sau khi Ba đi ra tiệm phở làm mẹ Ty một tay đẩy em Ty một tay dắt Ty tới trường Burnette, trường Ty khá xa chiếc xe đẩy của mẹ Ty lượm ở đâu, ọp ẹp đẩy em Miu đi chẳng dễ dàng chi, có khi chiếc xe đẩy lộn nhào chảy cả máu mũi em Miu.
ngày đầu tiên đi học
(Sept 3,1996)trường Burnette Milpitas CA
Như thế trường tiểu học Burnette lúc này có 3 anh em Bi, Ky và Ty học còn anh Ry của Ty thì phải đi học ở trường Rancho Middle lớp 7. Tội nghiệp anh Ry của Ty mới qua Mỹ ngơ ngác, đi học mấy ngày đầu mấy đứa Mễ ác dọa nạt anh Ry chỉ biết khóc về nhà lại không dám nói với ba mẹ. Có ngày mấy đứa học trò ác đó nó quăng anh Ry vào trong thùng rác lớn của trường may mà có cô VN can thiệp báo bà hiệu trưởng.
Ngày ngày được tới trường anh chị, bé Miu rất thích nói bi bô luôn miệng. Ba Ty hiếm dịp tới trường chỉ tới trường khi ba Ty cần xin giấy tờ cho mấy anh em Ty thôi.
Lên được lớp 2 thì nhà Ty phải dời về thành phố San Jose, thế là cu Ty phải xa trường, xa bạn, xa cô. Mới quen được với trường lớp thì Ty phải về San Jose lại thêm một lần chịu đựng với những bỡ ngỡ lạ lùng tại trường McKinley nơi này phần đông là người Mể. May thay trường lại gần nhà. Anh Ky của Ty cũng vào học ở đây, ngày tháng quen dần năm nào Ky Ty cũng được gọi tên lên lãnh bằng danh dự. Ba mẹ vì mừng quay cả phim để gởi về khoe bên quê nhà nữa đó.
Năm 1999 sau khi mẹ Ty đi VN xây lăng ông Nội về thì em Miu cũng được ba mẹ dẫn đi xin vào lớp mẫu giáo tại trường McKinley cuả Ty Ky thế là trường tiểu học này có 3 anh em Ky Ty Miu vào học.
Chuyện đổi nhà đổi trường là chuyện dài ở xứ Mỹ này. Nhà Ty phải di chuyển chổ ở, nhưng dịp này cơ ngơi cũng rộng rãi sung sướng hơn. Lên vùng North Valley trường học đều có tiếng tốt nên ba mẹ TY rất mừng. Ty và Miu được xin vô nhập học trường Noble Elementary mặc dầu thủ tục khó hơn nhưng cuối cùng cũng được. Anh Ky của Ty thì được vào Noble Middle trường này Ty cũng tiếp tục học tiếp theo. Năm đó thì anh Ry đã vào đại học nên chỉ còn chị Bi phải xin chuyển về Piedmont Hills High School mà thôi. Cuối cùng 4 anh em đều học ở vùng North Valley trường nào cũng tốt. Dòng đời đưa đẩy theo số mệnh phước phần của nhà Ty, trên đã định rồi chẳng ai bon chen mà được.
Tý Tỳ Ty ngày ngày cắp sách lặng lẽ tới trường, miệt mài gắng học nên chẳng thua bạn kém bè chút nào.
Theo chân chị Bi anh Ky, Ty cũng vào học Piedmont Hills, lại được đi học thêm lớp toán tại trường khác nưã.
4 năm này lại một lần đổi nhà, cũng may vì gần nên không bị thay đổi trường. Năm nay anh chị Ry Bi đã ra trường, anh Ky vào đại học Stanford gần nhà. Tý Tỳ Ty cũng quyết chí gắng học để mai đây vào được đại học nào nổi tiếng. Coi chừng Ty đó nghe! im im vậy mà không chừng mai đây anh chị Ty theo TY không kịp đó!
“ Ty đi học về (lớp 10) : CƠM CHÍN CHƯA MẠ?"
Ba mẹ Ty mong mõi ngày tháng an lành trôi qua thật êm đềm rồi những giấc mơ của Ty hay của cả ‘Nhà Bờm’ sẽ sớm thành hiện thực.
Còn 1 năm nữa là giã từ mái trường trung học vào ngưỡng cửa đại học . Cả 1 tương lai sáng lạn đang chờ Tý Ty qua sự nhẫn nại bản thân của Ty và khát vọng bấy lâu của Mẹ và Ba .
Ba không ngờ Tý Ty cứ im im cặm cụi đi học ,về nhà cứ kêu "chín cơm chưa mạ?" thế mà Ty tốt nghiệp THỦ KHOA trừơng Ty học với 3 thành tích ba thật bất ngờ cho "nhà Bờm ta"!
-Thủ khoa trừơng trung học Piedmont Hills High School: VALEDICTORIA
-Ưu Hạng: SUMMA CUM LAUDE
-Huy chương vàng tiểu bang: GOLDEN STATE SEAL MERIT DIPLOMA
(ngày 25/4/2009-Viễn Dương được Havard University thâu nhận và được giới thiệu tới thăm trường)
Ty là người VN duy nhất trong 5 em tới từ các tiểu bang Hoa kỳ ngày 25 tháng 4 2009
Như vậy cùng năm 2009 tổng cộng Ty được một lúc các trường đại học thu nhận vào học:
STANFORD
PRINCETON
HAVARD
UC BERKELEY
UC LOS ANGELES
UC DAVIS
UC IRVINE
UC SAN DIEGO
UC SANTA CLARA
UNIVERSITY OF PACIFIC
đây cũng là kỷ niệm và dấu ấn khó quên của cả gia đình Ty
Và ba cũng không ngờ nói chơi rứa mà Ty cũng vào Stanford học với anh Ky của Ty nữa! Thế là 2 anh em Ky Ty cùng học một trường.
Ba không biết nói sao chỉ biết cám ơn đất nước Hoa kỳ là điều trước nhất và sau đó là cám ơn Mạ các con và toàn cả gia đình đều biết gằng công .
Ba các con,
SAN JOSE
Ngày NOEL
25 December 2009
DAD