Người khởi xướng khôi phục gia phả họ Đinh

dinhthitonga

Moderator
Ông là Đinh Văn Kỹ (1912-1996) và vợ là Trần Thị Nghiêm (1914-1971). Ông vốn là thư ký cho cụ Chánh Phấn tại làng Vũ Yển, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cụ Chánh Phấn là người làm ăn buôn bán và rất giỏi chữ Nho, thấy cậu "thư ký" thông minh, chất phác nên cảm mến và gả con gái cho cậu.
Ảnh hưởng từ sự nhanh nhạy trong thương trường của bố vợ, ông Đinh Văn Kỹ đã trở thành một Nho sinh giỏi và là nhà giáo dạy chữ Nôm cho dân làng trong phong trào "Bình dân học vụ những năm 50. Với những đóng góp của Ông, Ban thi đua khen thưởng huyện Thanh Ba đã phong tặng danh hiệu "Chiến sỹ diệt giặc dốt". Ngoài ra ông còn rất giỏi tiếng Pháp, ông từng giao lưu với những người từ Pháp về để trao đổi thông tin về tình hình thế giới.
Không phải là quyền cao, chức trọng nhưng Ông là người được trọng vọng và người dân trong làng luôn kính phục. Tính tình ôn hòa, cởi mở và luôn cần mẫn trong mọi việc, Ông đã trải qua nhiều nghề từ: Thư ký, truyền thần, Khắc dấu, cắt tóc... khách hàng đến với ông không chỉ đơn thuần là để có được một bức ảnh truyền thần đẹp hay để cắt tóc mà còn được Ông kể chuyện đời, kể chuyện trong và ngoài nước mà còn ít nhiều học hỏi được những kinh nghiệm sống từ ông. Tiếng lành đồn xa, dù "cửa tiệm" của ông không lớn hạy tiện nghi như những cửa tiệm ngày nay nhưng luôn tấp nập khách khứa. Nhờ đó, ông đã nuôi dạy cả mười người con trưởng thành.
Ông là người rất khéo tay, từ những việc cơ khí nặng nhọc đến những việc sáng tạo đồ dùng trong gia đình ông đã làm những đồ vật thật tinh tế. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi mà thông tin truyền thông còn hạn chế, ông và những người bạn đồng môn (ông Ba Vinh, ông Toàn Thắng...) đã sáng chế ra thiết bị thu sóng radio chỉ với 1 vài linh kiện điện tử thông thường, lõi pin thế thải, muối và cột ăngten... Nhờ có chiếc "đài" tự chế mà dân làng Vũ Yển đã biết được nhiều thông tin từ trung ương và thế giới.
Cuối những năm 60, cuộc chiến tranh "phá hoại" của giặc Mỹ đã lan đến vùng quê nghèo yên bình thủa nào trở thành hoang phế. Dân làng phải đi sơ tán, tránh giặc.Ông cũng đã đưa vợ con sơ tán tại Dốc Bún, Hanh Cù. Dù không phải là nơi định cư chính thức nhưng Ông cũng đã gắn bó với người dân nơi đây bằng những câu chuyện giúp đỡ bà con lối xóm trong đời sống hàng ngày. Từ việc giúp bà con sửa chữa nông cụ, tái chế vật dụng sinh hoạt và cắt tóc miễn phí cho trẻ em... Ông rất được người dân kho vực sơ tán quý mến.
Đầu những năm 70, chiến tranh đã lùi dần, ông đưa vợ con chuyển về quê hương. Trong niềm hân hoan được trở "về nhà" có xen lẫn nỗi lo trăm bề khi thấy cảnh quê hương bị tàn phá, nhà cửa ruộng vườn tan hoang. Trong tay không có công cụ lao động, không có nguồn giống, không có đồ dùng sinh hoạt, ông lại gồng mình cùng vợ (khi ấy đã yếu do căn bệnh ung thư dạ dày) chèo chống gia đình 12 miệng ăn.
Nhờ tính cần cù, sáng tạo... chỉ nhặt nhạnh những mảnh vỡ của máy bay hoặc của bom bi, ông đã gò thành vật dụng sinh hoạt tinh tế như: Mâm, lọ hoa, thìa, muỗng, lược... Thừa hưởng đức tính này của cha, 8 người con trai của ông đều giữ được phần nào thói quen sửa chữa vật dụng sinh hoạt cho cuộc sống sau này.
....
 

ĐINH DUY ĐANG

Thành viên mới
DSC00261.JPG
DSC00263.JPG
DSC00265.JPG
DSC00266.JPG
DSC00267.JPG
DSC00268.JPG
DSC00273.JPG
DSC00274.JPG
DSC00276.JPG
DSC00357.JPG
 
Top