Câu chuyện đi tìm nguồn gốc dòng họ
(*) Đó chính là Đức Thủy Tổ (ĐTT) Đinh Phúc Thành họ Đinh Đông An.
Là người được sinh ra từ họ Đinh Đông An , ở đời thứ 11 , Đến lúc này tôi thấy thấm thía câu ca trong dân gian : « Con không cha như nhà không nóc ». Khi còn sinh thời, bố tôi thường hay kể về nguồn gốc tổ tiên mình, luôn răn dạy chỉ bảo anh em chúng tôi về chữ hiếu, những điều răn dạy trong sách thánh hiền, nhưng tiếc thay ông không để lại một dòng chữ nào cho con cháu, chỉ còn lại trong ký ức tuổi trẻ, trước lúc đi xa cha tôi con dặn lại :
Lớn lên anh em chúng tôi đi thoát ly , khi trở về quê thì « lũy tre làng » không còn nữa, mọi thứ đều theo năm tháng đi vào dĩ vãng , rồi phải bơn trải với cuộc sống thường nhật, cũng chẳng có thời gian để tâm đến cội nguồn, những di ngôn của thế hệ cha ông cũng không ghi lại . Bây giờ có thời gian, chiêm ngẫm lại cuộc đời , tôi thấy cần phải ghi chép lại, song có nhiều điều muốn hỏi, thì nay không còn cha nữa.
Với đạo lý « uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây ». Tôi nhận thấy lúc nay, hơn lúc nào hết phải sưu tầm và hiểu cho rõ gốc tích dòng họ mình, những điều các bậc tiên nhân để lại , phải minh chứng biện minh, vì các tư liệu xưa hầu như chép bằng chữ Hán, nên nó rất sâu sắc , thâm túy, vậy nên phải :
Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quí trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của dòng họ, của một gia đình. Mỗi cuốn gia phả của từng dòng họ đều đã nói rõ trong lời tựa . Đành rằng cái ăn , cái mặc để nuôi sống gia đình, bản thân là việc hàng đầu. Nhưng có thấy nỗi day dứt của những người có tâm huyết muốn truyền cho con cháu biết đức thủy tổ mình do ai sinh ra, từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, ngặt vì nỗi gia phả viết bằng chữ Hán , trình độ có hạn không dịch nổi nghĩa ý nói gì, chỉ dịch được tên húy, tên thụy hiệu... ,văn bản chứng cứ không còn, chỉ còn lời di ngôn. Là người sinh ra ở đời thứ 11, hơn nữa lại nhiều năm xa quê, không được thường xuyên về chiêm bái tổ tiên mình, không được ông cha truyền cho biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai. Bây giờ tôi mới thấy đầy đủ ý nghĩa của hai chữ « Gia phả là gia bảo » Giọt nước rất quí đối với người sống trên sa mạc, còn đối với người sống ven sông, dễ gì mỗi lần « uống nước » lại phải nhớ đến nguồn .
Trước đây cụ Thuần Hỗ đời thứ 8 đã soạn Gia phả toàn họ bằng chữ Hán. Ngặt vì đạo tặc cướp mất, nay chỉ còn duy nhất : 1cuốn Đinh tộc đại tông phổ ký, 1cuốn Đinh gia chi phổ ký và một số cuốn gia phả từng chi, phái còn lại đến nay, do cụ Đinh Ngọc Giả đời thứ 9 biên soạn bằng chữ Hán. Gia phả là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, là điều tổ tiên muốn gửi lại cho đời sau. Như phái cụ Từ Phước (Phúc), ông Đinh Văn Khuê đời thứ 11 còn giữ được mấy tờ trong cuốn phả chi của cụ Đinh Ngọc Giả viết năm 1946 bằng chữ Hán, nay con cháu dịch ra mới biết được tại sao cụ Từ Phước đặt tên cho các con trai và cháu đích tôn cụ là : Đinh Phạm... trong phả ghi cụ Đinh Phạm Hùng đời thứ 7 làm lý trưởng...Bất cứ họ nào, con người nào trong họ, có tài năng lỗi lạc đên đâu, cá nhân cũng không thể viết được toàn bộ gia phả, mà chỉ có kế thừa đời trước và truyền dẫn đời sau.
Ước vọng thì lớn, song trình độ bản thân hạn hẹp, không đủ khả năng để biên chép tư liệu lịch sử, nguồn gốc dòng họ . Do vậy tôi chỉ có ý định kể lại thực tế chuyện đi tìm cội nguồn của của dòng họ mình trong mấy năm qua, để phần nào minh chứng sự thật, xin được kính trình tới Hội đồng gia tộc, các cụ, ông bà, cha chú bác, anh chị em trong toàn họ , bớt chút thời gian đọc câu chuyện tôi xin kể sau đây, để có lời chỉ gíao.
Xin chân thành cảm ơn !
Đinh Xuân Vinh đời thứ 11.
Chuyện
追思存本族
Truy tư tồn bản tộc
Tìm về gốc tích dòng họ
Mặc dù cha tôi không phải là cháu đích tôn cụ Từ Phước đời thứ năm, song cha tôi là người cao tuổi hơn ở hàng đời thứ 10 trong phái họ đang ở quê, lại là người có tâm huyết, am hiểu nguồn gốc của chi phái mình, năm 1998 ông hướng dẫn anh em tôi soạn cuốn phả của phái mình, khi ấy cha tôi có nói về gốc tích họ mình : « Đức Tổ là Đinh Danh Mậu ( Ông Một) chỉ có một cha một con, quê ở Thanh Hóa, đến đất Đông Nhuế , huyện Trực Định nay là huyên Kiến Xương , Thái Bình, nhà nghèo cha con làm nghề chăm vịt . Con trai Đức tổ là Đinh Uy Dũng có sức khỏe phi thường được dân làng cử đi bảo vệ thuyền thóc thuế cho nhà nước, chẳng may bị bọn cướp sát hại, gặp mưa to chưa kịp mai táng, sau mấy tiếng đồng hồ thi hài đã biến thành một đống đất to, người đời cho đó là mộ thiên táng, đến nay vẫn y nguyên nơi đó... ».Giờ đây chúng ta có khái niệm “ Vấn tổ tầm tông” . Từ xưa ông cha ta rất có ý thức về cội nguồn nên thường mở đầu bản gia phả bằng cách ghi gốc tích dòng họ mình, ví như cao tổ Ta nguyên quán ở đâu?. Chính nhờ những dòng chữ này mà người đời sau có thể tìm hiểu nối phả. Nối phả là xem xét gốc tích cụ tổ dòng họ mình, tìm về gốc tổ, so sánh gia phả để phát hiện ra cụ tổ của dòng họ mình thuộc chi phái nào, nhánh nào từ một dòng họ có gốc gác lâu đời hơn. Cha tôi giảng giải chữ本 Bản, gồm hai chữ木mộc và chữ 一 nhất thành chữ本bản nghĩa là gốc tức là cây chie có một gốc. Ông nói: “ Đức thủy tổ Đinh Phúc Thành họ Đinh Đông An sinh ra từ họ Đinh Đông Nhuế - Thái Bình” , chứ không phải là anh em từ Thanh Hóa ra, ông còn giải thích thêm rằng: ĐTT Đinh Phúc Thành sang Đông An là đời thứ nhất gọi là thủy tổ mà không nối theo đời trước họ Đinh ĐNTB ,( thủy là mới là đầu ). Vì cũng như cây vậy, khi ra hoa kết quả, quả nảy nở thành cây mới. Chữ 果quả, gồm: chữ 田điền là (đất) và chữ 木 mộc là (cây) , cây có đất thành cây mới , cây thì chỉ có một gốc, một cây có nghĩa (chữ 木 mộc thêm chữ 一nhất thành chữ 本 b¶n) là : gốc . Nghĩa là tổ ta là kết trái ( quả ) của Đức Tổ Đinh Danh Mậu . Điều đó làm tôi cứ tâm đắc lâu nay , thì ra chữ nghĩa là như vậy.
Cổ nhân có câu “ Con đâu cha mẹ đấy” ,nếu là “… Có mấy anh em bắt đầu đến xã Đông Nhuế…” ĐTT Đinh Phúc Thành là em khi sang Đông An , thì con cháu sau này chẳng ai còn theo giỗ tổ nữa? Bởi họ Đinh ĐNTB chỉ phụng thờ từ cụ Đinh Danh Mậu đời thứ nhất là anh ở Thanh Hóa đến xã Đông Nhuế , Thái Bình. Vì sao hàng năm họ ta cử người sang tế tổ ở từ đường họ Đinh ĐNTB? phải chăng ĐTT Đinh Phúc Thành là hậu duệ của Thủy Tổ Đinh Danh Mậu.
Sau khi phát hành cuốn Tộc phả 2008, tôi thấy một số thành viên trong họ còn băn khoăn, nghi ngờ chưa đồng tình, nhất trí với phần tiểu sử của ĐTT Đinh Phúc Thành, ghi trong Tộc phả họ Đinh ĐA. Để phần nào minh chứng, tôi xin kể một câu chuyện sau đây:
Chuyện : “Tìm về gốc tích dòng họ” hoàn toàn sự thật, mà linh thiêng, nó mang đậm nét tâm linh huyền bí .
Đầu năm 2009, tôi cùng ông Đinh Quang Khải và ông Đinh Quang Nhạ đời thứ 10 , lên tận Thái Nguyên( Kinh phí đi Thái Nguyên do Đinh Khắc Tiệp tài trợ). Nhằm mục đích tìm lại cuốn phả ông Đinh Văn Nghị mang về quê năm 1996, có dòng chữ nho ghi Đinh Nho Bàng tục là cụ Sóc. Ông Đinh Quang Khải là người nhiều năm sinh sống ở Thái Nguyên và Bắc Cạn dẫn chúng tôi đến nhà ông Đinh Văn Nghị là người họ Đinh Đông Nhuế, Thái Bình, hiện gia đình ông đang sinh sống ở Thái Nguyên. Đoàn xuất phát từ 4 giờ sáng tại nhà Đinh Khắc Tiệp Nam Định mà mãi tận 3 giờ chiều mới tới Định Hóa nơi gia đình ông Đinh Văn Nghị sinh sống. Được biết ông đã qua đời , chúng tôi tổ chức dâng hương tưởng niệm ông. Ông không còn nữa! Song chân dung một thày đồ, người thày thuốc lại hiện về trong tôi, hình ảnh ông cầm cuốn phả viết bằng chữ nho năm nào lại tái hiện, lời giải trình của ông ở từ đường họ Đinh ĐNTB cho đoàn họ Đinh Đông An năm 1996 còn in đậm dấu ấn đến hôm nay. Tôi còn nhớ hôm ấy trong ®oµn họ ta có các ông : Đinh Văn Sáu, ông Đinh Văn Lý, Đinh Quốc Việt , Đinh Dưỡng, Đinh Ngọc Giao…tôi là người quay phim và chụp ảnh cùng dự) mọi người trong đoàn đều nhìn thấy ông Nghị cầm quyển gia phả viết bằng chữ hán, tay chỉ vào từng dòng chữ và nói : “ Đinh Tướng Công húy Long đời thứ 5, họ Đinh Đông Nhuế - Thái Bình , sinh 4 con trai là: Đinh Nho Lâm, Đinh Nho Bân, Đinh Nho Phong và Đinh Nho Bµng tục hiệu là cụ Sóc”. Chính ông là người soạn dịch gia phả họ Đinh ĐNTB từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ. Bà vợ ông năm nay đã ngoaì tám mươi tuổi , nhưng vẫn còn minh mẫn kể lại cho chúng tôi nghe về ông khi còn sinh thời :
- Tuy không phải là trưởng tộc, là người biết chữ Hán nên trong họ giao cho ông giữ các cuốn phả họ Đinh Đông Nhuế TB, khi lên Thái Nguyên ông mang về để trong một chiếc tủ sách cổ, chỉ có ông sử dụng khóa, mở, khi qua đời ông giao lại cho người con trai trưởng cất giữ.
Trong khi nghe bà kể về ông , một hồi lâu người con trai trưởng mới mở được khóa tủ sách và lấy ra mấy tập sách viết bằng chữ Hán nôm, sách xem ngày giờ tốt xấu, sách về các bài thuốc… Khi đó trong tủ vẫn còn các cuốn khác nữa. Trong số quyển con ông mang cho chúng tôi xem , có 1quyển bìa bằng giấy phất cậy cứng rất cẩn thận, viết bằng bút lông trên giấygió.Đây là phả gốc 四支譜誌字(Tứ chi phổ chí tự)” bằng chữ Hán do cụ Đinh Quang Thiều viết năm Tự Đức thứ 27 (1873). Quyển này đã photocopy hiện đang lưu lưu giữ họ Đinh Đông Nhuế - Thái Bình ) , ở trang 11 có ghi : “…Đinh Tướng Công Húy Long sinh hạ 4 con trai là Đinh Nho Lâm, Đinh Nho Bân, Đinh Nho Phong, Đinh Tông không thấy có dòng chữ không thấy có dòng chữ là tục hiệu cụ Sóc. Như vậy cuốn phả này không phải cuốn phả ông Nghị mang về năm 1996. Mọi điều bí ẩn còn nằm trong chiếc tủ sách cổ kia, mà chúng tôi chưa biết được. Như vậy là chuyến di không đạt được mục đích. Vì rằng trọng chứng hơn trọng cung , mọi hy vọng về chuyến đi giờ đây tan biến.
Trên đường về, tôi đang nghĩ miên man, thì bỗng một con trâu từ đâu lao tới húc vào xe chúng tôi đang chạy, may mà chỉ hỏng cánh cửa xe, kính xe bị vỡ, còn người an toàn, xe dừng lại ít phút để sửa , sau đó xe lại tiếp tục chạy xuôi về quê. Bỗng hình ảnh ông đồ lại hiện trong tôi , hình ảnh Người tay cầm quyển phả chữ nho nói: “ … Đinh Nho Bàng tục hiệu là cụ Sóc … đấy! mọi người không tin tôi sao… ” Theo tôi nghĩ một người am hiểu chữ thánh hiền, lại là thày gíao, hơn nữa vào bậc ông cha, sức khỏe tốt, trí nhớ còn minh mẫn như ông năm ấy, thì việc nói sai sự thật thì hiếm có lắm. Ông Đinh Văn Sáu đời thứ 9 đến nay vẫn còn nhớ và nói:
- Hôm đó tôi có nhìn thấy hàng chữ nho đó mà.
Sau đó tôi hỏi lại một số người dự nghe hôm đó như ông Đinh Quốc Việt, ông Đinh Đức Vượng đời thứ 10 là người được nghe hôm ấy cũng nói như vậy… Tôi vẫn cứ đinh linh và khảng định là cụ Đinh Phúc Thành là con trai Tướng Công Đinh Húy Long.
Theo cuốn 丁家支譜記字 “ Đinh Gia chi phổ ký tự” của cụ Đinh Ngọc Giả đời thứ 9 họ Đinh Đông An viết bằng chữ hán vào năm Duy Tân thứ 2 ( 1908 ), thì ĐTT ta sinh ra từ họ Đinh ĐNTB. Một lần nữa tôi khảng định năm 1998 cha tôi nói năm nào là có bằng chứng . .
Việc thay tên đổi họ đã từng xảy ra trong lịch sử, đặc biệt là những dòng họ vì lí do sinh tồn mà phải đổi thành họ khác. Ví như khi nhà Lý mất ngôi, con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn để tránh bị trả thù. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, khi nhà Mạc mất thì con cháu họ Mạc đổi thành họ Phạm , song để con cháu nối tìm sau này, nên giữ phần bộ thảo lại làm gốc chữ (莫)Mạc (范)Phạm đều chung bộ (艹)Thảo đầu. các cụ ngày xưa thâm túy vậy đấy.
Chúng ta đã xác nhận được Đức Thủy Tổ ĐPT sinh ra từ họ Đinh ĐNTB , nhưng ai sinh ra ,ở đời thứ mấy xin lý giải như sau: Một là theo ông Đinh Văn Nghị họ Đinh ĐNTB hiện ở Thái Nguyên đã giải trình ở lần về quê tế tổ họ Đinh ĐNTB năm 1996 . Hai là qua đối chiếu các tư liệu và lời kể của các cụ trong họ Đinh ĐNTB, các cụ họ Đinh ĐA thì chúng tôi thấy trong các phả họ Đinh ĐNTB ghi rất rõ từ đời thứ nhất đến đời thứ 4 đều sinh ra và sinh sống tại Đông Nhuế - TB không có ai đi xa. Ở các đời thứ năm, sáu, bảy cũng không thấy có người nào tên là: Đinh Phúc Thành, Đinh Phúc Kim, Đinh Đình Dụng, Đinh Chính Phúc và Đinh Phúc Khánh… Đời thứ 5 cụ Đinh Thế Chiếu ở Đinh Chi ( tức chi 4 ) họ Đinh ĐNTB sinh 3 con trai là; Đinh Tụy, Đinh Thành, Đinh Diện , nhưng ông Đinh Thành sinh ra Đinh Pháo, con cháu ông vẫn sinh sống ở Đông Nhuế TB cho đến nay, đây là sự trùng tên, chứ không phải Đinh Phúc Thành sang Đông An. Xác định đoàn người sang Đông An lập nghiệp không có tên trong gia phả họ Đinh ĐNTB vì hai lẽ: Một là không sinh sống ở quê Đông Nhuế TB nên không ghi nữa, hai là khi đi nơi khác đổi tên để tránh sự truy xét của chính quyền đương thời…( Chính vì vậy các cụ thời đó chỉ di ngôn, để hậu duệ nối dõi phụng thờ tiên tổ, gốc tích của mình, chỉ ghi tục hiệu là Cụ Sóc vào gia phả, để hậu duệ nối tìm, chứ không biên tên húy vào gia phả ). Rất tiếc là tư liệu Cụ Đinh Văn Nghị ở Thái Nguyên không còn và lời giải trình của ông cũng không ghi âm được. Cụ Đinh Quang Nghị anh hùng lao động năm nay ngoài tám mươi tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn cũng khảng định rằng người con trai thứ 4 Tướng công Đinh Húy Long là Đinh Tông Bàng hay Đinh Nho Bàng đều có tục hiệu là cụ Sóc tức Đinh Phúc Thành sang Đông An lập cư. Đức Thuỷ Tổ đến đất Đông An vào thời ghian nào tì chúng ta chỉ suy đoán chứ không có cứ liệu cụ thể, chỉ bằng cách chúng ta tính ngược thời gian từ tuổi cha mình đên cụ, đến cao tổ
Thuỷ Tổ ta đến đất Đông An vào thời vua Lê HIển Tông niên hiệu Canh Hưng (1740 – 1786), đến nay đã có 14 đời thể năm nào thì chưa khẳng định được. Đức Thuỷ Tổ đến đất Đông AN khoản 260 năm nếu là con trai Đinh Tướng Công Huý Long sinh 1714, rthif Đinh PhucsThanhf sinh vào năm 1738 là đời thứ nhất..
Để truy tìm tư liệu LS dòng họ Đinh, tôi cùng ông Đinh Văn Sáu đã đến thôn Quí Sơn, xã Song Am, huyện Vũ Thư, Thái Bình thuộc tổng An Lão cũ , đền thờ Tam Quốc Công ( Đinh Bồ, Đinh Lễ, Đinh Liệt) người sinh ra Tam quốc Công đó là Đinh Tôn Nhân.
Sau đó chúng t«i lại đến cả Phủ Sóc cũ, tìm xem có họ Đinh nào trên địa bàn huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư , huyện Tiền Hải –TB, và các họ Đinh quanh vùng như xã Xuân Phong, Xuân Thượng, Giao Long, Xuân Kiên .
Chúng tôi khảng định hiện nay chỉ có một dòng họ Đinh hiện thờ tại từ đường đại tôn tại làng Đông Nhuế, xã Vũ Thắng huyện Kiến Xương, Thái Bình .
Trong khi bản thảo tập TLLS họ Đinh ĐA , chờ ý kiến hội Đồng gia tộc, các thành viên trong họ tham gia bổ sung, đóng góp xây dựng để lưu hành nội bộ, tôi xin kể lại quá trình biên soạn Tộc phả năm 2008 , những việc xảy ra ngẫu nhiên, do khách quan hay chủ quan không rõ, nhưng nó rất ly kỳ, huyền bí tâm linh.
Năm 2006 họ ta tôn tạo lại từ đường, xây dựng tộc ước. Hội đồng gia tộc quyết định thành lập Ban biên soạn Tộc phả toàn họ . Ban biên soạn gồm: Đời thứ 9 có các cụ: Đinh Văn Đoài, Đinh Văn Sáu, Đinh Văn Lý. Đời thứ 10: có các ông là: Đinh Văn Phiếm, Đinh Viết Đậu, Đinh Xuân Giao, Đinh Quốc Việt, Đinh Văn Chử, Đinh Văn Tham . Đời thứ 11 có : Đinh Văn Thế, Đinh Xuân Vinh, Đinh Văn Thiểm, Đinh Ngọc Giao, Đinh Văn Toàn. Đời thứ 12 Đinh Đức Thảo, Đinh Văn Giác. Ban biên soạn giao cho tôi cùng ông Đinh Văn Sáu chắp bút biên soạn Tộc phả họ Đinh Đông An ( TPHĐĐA) ; các tư liệu gồm 1quyển phả toàn họ viết năm 1976, Một quyển phả họ viết năm 1996, hai quyển Đinh tộc đại tông phổ ký tự viết năm 1949 và cuốn Đinh gia chi phổ ký tự viết năm 1908 của cụ Đinh Ngọc Giả ( ĐNG ) đời thứ 9 viết bằng chữ Hán. Dựa vào 2 cuốn gia phả của họ viết bằng chữ quốc ngữ và quyển丁族大宗譜記 Đinh tộc đại tông phổ ký viết năm 1949 bằng chữ hán của cụ Đinh Ngọc Giả đời thứ 9.
Một quyển Tộc phả hoàn chỉnh bao gồm những gì?
- Trước hết phải có thông tin về người sao lục( biên soạn) là ai, tên gì, thuộc đời thứ mấy, triều vua nào…
- Tiếp theo, là tộc phả hay gia phả, nêu được xuất xứ của dòng họ.
- Tiếp theo là thủy tổ của dòng họ, sau đó là từng phả hệ phát sinh từ ĐTT cho đến các đời con cháu sau này. Đây là phần quan trọng nhất của phả tộc, có phần phả đồ vẽ từ ĐTT đến đời hiện nay.Đối với tiền nhân có các mục sau: Tên: gồm tên húy, tên tự, tên hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương thuộc đời thứ mấy, ngày tháng năm sinh, ngày tháng mất, thọ bao nhiêu tuổi ? Mộ táng tại đâu, vào tháng năm nào. Học hành thi cử đậu đạt, chức vị gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì ? Vợ chính thất, kế thất, thứ thất… họ tên con gái thứ mấy, lấy chồng thì ghi tên họ tên chồng…
Tiếp theo là Tộc ước . Những thông tin khác về tài sản hương hoả bản đồ đất đại nơi thờ tự. ..
Năm 2007 tiến hành soạn thảo theo từng chi, phái, căn cứ vào bản chữ Hán là gốc để chỉnh lý tên cho đúng âm Hán – Việt ( vì trước đây các cụ dịch từ chữ Hán ra quốc ngữ do phát âm địa phương nên hầu như chữ D dịch viết là chữ R như chữ Dụ thì các cụ viết là Rụ, hay như ông Đinh Văn Dương đời thứ 9 thì viết là Đinh Văn Rương, Đinh Đức Siêu thì ghi là Đinh Đức Thiêu… Hoàn thành bước sơ thảo, rồi gửi về cho các chi, phái bổ sung, đối chiếu, chỉnh lý, sau đó thu thập lại để biên soạn tộc phả toàn họ , tổng hợp vẽ tông đồ toàn họ . Trong 2 quyển phả cũ viết bằng chữ quốc ngữ hầu như không ghi rõ là con ai đời trước, mà chỉ ghi sinh ra những người đời sau, trong quyển Đinh tộc đại tông phổ ký tự của cụ ĐNG thì không ghi tiểu sử ĐTT .Chúng tôi phải biên soạn lại rồi vẽ tông đồ toàn họ .Sau hai năm mới xong soạn trên máy tính , khi tiến hành in ấn, thì không in được, không rõ nguyên nhân tại sao ? máy của nhà không in được cứ bị mờ từng trang, phải mang ra cửa hàng photocopy cũng không in được. Thấy trang có dòng chữ Đinh Văn Tiết đời thứ 8 bị mờ không rõ , nữa đêm cụ nội tôi về báo mộng bảo mày viết sai tên tao rồi! Đây là tên cụ nội tôi , làm sao nhầm được! Vì cha tôi ngày trước vẫn thường nói tên cụ là Đinh Văn Tiết tục là Tuyết đời thứ 8 sinh ra ông nội tôi ,theo các cụ truyền khẩu lại, nói theo âm địa phương nên nói (TR) thành (T) nên phát âm là Tiết , tôi phải mở phả viết chữ hán ra tra dịch lại, thì ra tên cụ phải viết là Đinh Văn (哲)Triết chứ không phải là Tiết . Thì ra ở thế giới bên các cụ cũng dõi theo việc làm hàng ngày của con cháu mình. Khi vẽ tông đồ toàn họ đến chi thứ ba . Hàng nhị đại tổ Đinh Đăng Cao là cháu ĐTT Đinh Phúc Thành, kẻ nối đời là vạch (----) chấm chấm, còn tiếp xuống dưới đời thứ 3 cụ Đinh Đình Khoái kẻ vạch nối theo đời là kẻ vạch liền , khi in lại bị mờ không rõ đường kẻ. Chúng tôi lại phải nghiên cứu tra dịch lại, thì ra các cụ ngày xưa thâm túy lắm. Trong quyển Đinh Tộc Đại Tông Phổ Ký của cụ ĐNG viết năm 1949, cụ trình bày viết theo đời hàng ngang , song đều ghi sinh mấy con trai, đến đời thứ 4 thì không ghi nữa, như ĐTT Đinh Phúc Thành sinh 2 con trai, là Đinh Huyền Lộc và Huệ Chiêu .Chi trưởng ( mạnh chi ) nhị đại tổ Đinh Huyền Lộc sinh 2 con trai là Đinh Huệ Thản, Đinh Nghĩa Ban . Chi hai (trọng chi) nhị đại tổ Đinh Huệ Chiêu sinh 1 con trai là Đinh Phúc Kiêm. Chi 3( Quí Chi) nhị đại tổ Đinh Đăng Cao tổ tỉ Phạm Thị hàng hiệu Từ Thục và nhị đại tổ Đinh Chuẩn Trực tổ tỉ Nguyễn Thị hàng Đạo Hiệu Huyền Thiện không ghi sinh con tên gì. Ta có thể hiểu Đức tổ chi 3 ( Quí Chi) không có con nối dõi. Cụ Đinh Đình Khoái đời thứ 3 là hậu duệ của ĐTT , tôi sửa lại kẻ vạch nối theo đời là vạch chấm chấm đứt đoạn, thì quả nhiên in được ngay. Hội đồng gia tộc quyết định cho ấn hành Tộc phả toàn họ, mặc dù bản thảo tộc phả lúc này chưa có phần tiểu sử ĐTT Đinh Phúc Thành vì chưa đủ căn cứ. Ngày 14 tháng 7 năm 2008 in được một quyển mẫu mang về trình tiên tổ , sau đó Hội đồng gia tộc quyết định in 30 cuốn nữa, chúng tôi đã tiền đặt trước cho nhà in Hoàng Long, ở TT Ngô Đồng, Giao Thủy, nhưng nhà in lấy nhiều lý do vào đầu năm học nhiều việc quá, xin để vào năm học xong sẽ đóng bìa, rồi cứ khất lần mãi, đến giáp tết nguyên đán cũng không hoàn thành đóng được bìa Tộc phả . Để kịp thời phát hành vào dịp đầu năm 2009, tôi cùng ông Sáu nhiều lần đến thúc giục nhưng không hiểu sao vẫn không đóng được bìa, tôi phải đi TP Nam Định và nhiều chỗ khác hợp đồng đóng bìa nhưng cũng không đâu nhận làm với giá như đã hợp đồng với Công Ty in Hoàng Long , 30 tập Tộc phả in xong chỉ còn chờ đóng bìa mặc dù chưa có phần tiểu sử ĐTT. Đúng ngày 28 tháng chạp năm mậu Tý ( 2008) ông Sáu đến nhà tôi nói:
- Mày tìm xem trong gia phả chi hai cụ Đồ Giả có ghi chức sắc các cụ ngày xưa không ? lúc này tôi mới lấy quyển phả chi hai của cụ Đồ Giả đời thứ 9 soạn năm Duy Tân thứ 2 ( 1908) ra xem, Cụ viết:
“丁家支譜記.鼻祖丁貴公諱福誠俗號纙翁具朔我祖父傳言祖貫太平省直定縣東汭社人也古者每年春節本族三五人往府東汭祠堂拜祖以明進遠近來經六七十年別為公族迎年春正月初九日族合祭在本社祠堂以明求本始之義也…”
Tôi xin tạm dịch như sau: Gia phả chi họ Đinh , Tị tổ là Đinh quí công húy Phúc Thành tục gọi là ông cụ Sóc. Theo ông cha truyền lại Thủy tổ nguyên quán xã Đông Nhuế, huyện Trực Định ( nay là xã Vũ Thắng huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ). Khi xưa hàng năm tiết xuân, họ cử ba đến n¨m ng êi trong họ tới từ đường Đông Nhuế bái tổ. Khoảng cách xa gần thường từ 6 đến 7, năm lại họp chung đón xuân vào ngày 9 tháng giêng, tế tổ tại từ đường bản xã để báo đáp nghĩa ân tiên tổ. Căn cứ vào tư liệu gốc này ta xác định ĐTT sinh ra từ họ Đinh ĐNTB, từ đó khớp nối với gia phả họ Đinh ĐNTB và dựa theo di ngôn các cụ ở họ Đinh ĐNT họ Đinh Đ.A , ông Sáu đã soạn phần tiểu sử ĐTT Đinh Phúc Thành , được thông qua hội đồng gia tộc, được bổ sung kịp thời vào Tộc phả . Đúng ngày 14 tháng giêng tộc phả chính thức được lưu hành toàn họ. Thì ra còn thiếu phần quan trọng là: Tộc phả hay gia phả, phải nêu được xuất xứ của dòng họ, tức là ĐTT Đinh Phúc Thành xuất xứ từ đâu, ai sinh ra. Vì có tư liệu các cụ để lại mà không làm được nên các cụ không cho đóng thành sách. Có nhiều họ hiện nay chỉ dựa vào di ngôn đời trước để biên soạn phả, may mắn họ ta ngày trước có nhiều cụ biết chữ Hán và tâm huyết với tổ tiên, nên mặc dù do năm tháng , tác động tàn phá chiến tranh, song chúng ta vẫn còn lưu giữ được Gia phả - Gia Bảo.
Mấy năm qua, được hội đồng gia tộc giao cho tôi cùng ông Sáu đi tìm tư liệu LS dòng họ Đinh để biên soạn tập TLLS họ, gặp nhiều khó khăn trong việc tục biên, sưu tra, sưu tầm các di bút. Nhiều sự việc phải tìm hiểu, ghi chép từ các vị cao niên trong họ, qua các tài liệu mỗi người còn giữ được hoặc qua ký ức, hoặc qua truyền khẩu. Thật cảm động biết bao khi được tiếp xúc với các vị tuổi đã cao, trí nhớ đã nhạt phai theo năm tháng, đi đứng không còn linh hoạt nữa, nhưng khi kể lại về sinh hoạt của Họ mình cho ông cháu tôi nghe, vẫn cố hồi tưởng lại những ngày qua, nói những điều mắt thấy tai nghe của thủa thanh xuân đã sống ở làng quê yêu dấu.
Có được Tộc phả họ Đinh Đ.A năm 2008 , là nhờ sự tham gia đóng góp của toàn họ , song không thể không nói đến công lao to lớn của cụ Đinh Ngọc Giả đời thứ 9 hết lòng, tâm huyết với tổ tiên, vô cùng biết ơn và kính phục, Cụ đã để lại cho dòng họ ta một tài sản vô cùng quí giá, đó là gia bảo của toàn họ , mà không thể tiền bạc nào sánh được đó là các cuốn gia phả bằng chữ Hán Nôm, được lưu giữ đến ngày nay, mà chính con cháu cụ , gìn giữ lưu truyền nguyên vẹn, hay các cuốn phổ ký cụ viết cho các chi, phái trong họ, mặc dù không còn nguyên vẹn, như phổ ký Phái Cụ Tử Phước được ông Đinh Văn Khuê đời thứ 11 lưu giữ đến nay. May mà còn dòng chữ là 祖為范有禮養子(Tổ vi phạm hữu lễ dưỡng tử), nên bây giờ ta mới rõ tại sao cụ Đinh Tử Phước đặt tên cho các con cụ là Đinh Phạm Hậu, Đinh Phạm Chi, Đinh Phạm Hộ, cháu đích tôn là Đinh Phạm Hùng đời thứ 7 làm lý trưởng. Hay như phái cụ Đinh Đức Siêu , con cháu cụ là ông Đinh Đức Vượng đời thứ 10 còn cất giữ, đây là báu vật thiêng liêng của tiền nhân .Nhân đây tôi xin kể câu chuyện mà trước đây được chứng kiến năm 1969 tôi là lính thông tin VTĐT thuộc trung đoàn 21, sư 2 đóng quân, hoạt động ở Làng Kim Đái nay thuộc xã Tam Thăng, huyện Núi Thành (Quảng Nam). Trong chiến tranh, xóm Áp Bắc thuộc làng Kim Đái chỉ có 45 nóc nhà nhưng đã có đến 70 liệt sĩ và 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Địa đạo Áp Bắc dài gần 2 cây số ẩn sâu dưới những lũy tre làng đã góp phần cùng với địa đạo Kỳ Anh gần đó lập nên nhiều chiến tích vẻ vang. Ông Trương Đưa, trưởng họ Trương, là một trong những người tham gia bám trụ, đào địa đạo trong nhiều năm. Ông đã bị lính Mỹ bắn chết trong một hoàn cảnh rất hy hữu và hết sức cảm động vào năm 1969. Hôm ấy xóm Áp Bắc chìm trong lửa đạn. Lính Mỹ từ căn cứ Chu Lai mở cuộc hành quân càn quét vùng ven biển. Từ đường họ Trương bị đốt cháy. Là trưởng họ ông Đưa quyết bảo vệ cho được bộ phả hệ của dòng họ đang bị nguy cơ biến thành tro. Ông quyết xông vào lửa ôm lấy ống tre đựng bảo vật chạy thoát ra ngoài. Lính Mỹ tưởng Việt cộng ôm súng liền bắn theo, ông trúng đạn ngã quỵ xuống bờ rào và tắt thở. Bộ phả hệ vẫn được nắm chặt trong bàn tay nhuốm đầy máu. Dân làng, vợ con chôn cất ông trong nước mắt và mang bộ phả hệ ấy về giữ cho đến ngày hòa bình...Giữ gìn gia phả cũng chính là giữ lại một phần quan trọng của văn hóa phi vật thể là lịch sử - nguồn cội của mỗi họ. Những giá trị ấy xứng đáng được trả giá như thế, để bảo tồn và truyền lại cho con cháu đời sau.
Chuyện : “ Tìm về gốc tích dòng họ” còn nhiều vần đề , nếu kể tiếp có khi có người cho là mê tín, bịa đặt thôi xin tạm dừng tại đây.
Được sinh ra trong dòng họ có truyền thống hiếu nghĩa với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, kính bái thờ phụng tổ tiên, tôi luôn tâm đắc với tâm nguyên bởi:
忠信義仁天地曉Trung,Tín,Nghĩa, Nhân Thiên địa thấu
孝賢心禮祖先銘 Hiếu, Hiền, Tâm, Lễ - Tổ Tiên minh
Tìm về cội nguồn càng thấy công lao của các bậc tiền nhân thật là lớn lao như trơì bể, tôi luôn tự nhắc nhở mình phải ghi nhớ và gắng bước noi theo, phát huy nối dõi tổ tông , tự hào với truyền thống Dòng Nhà Đinh mình.
ĐXV
Xuân Vinh
ChuyÖn
T×m vÒ gèc tÝch dßng hä
Lời nói đầu
“Dân ta phải biết sử ta »
Cháu con phải nhớ Ông Cha, cội nguồn.
Nhớ Người (*) lấn biển, khai sơn,
Người trồng cây Đức lưu ơn cao dầy.
Xưa từ Đông Nhuế sang đây,
Lập nên quê mới, nơi này Làng Đông.
Cháu con phải nhớ Ông Cha, cội nguồn.
Nhớ Người (*) lấn biển, khai sơn,
Người trồng cây Đức lưu ơn cao dầy.
Xưa từ Đông Nhuế sang đây,
Lập nên quê mới, nơi này Làng Đông.
(*) Đó chính là Đức Thủy Tổ (ĐTT) Đinh Phúc Thành họ Đinh Đông An.
Là người được sinh ra từ họ Đinh Đông An , ở đời thứ 11 , Đến lúc này tôi thấy thấm thía câu ca trong dân gian : « Con không cha như nhà không nóc ». Khi còn sinh thời, bố tôi thường hay kể về nguồn gốc tổ tiên mình, luôn răn dạy chỉ bảo anh em chúng tôi về chữ hiếu, những điều răn dạy trong sách thánh hiền, nhưng tiếc thay ông không để lại một dòng chữ nào cho con cháu, chỉ còn lại trong ký ức tuổi trẻ, trước lúc đi xa cha tôi con dặn lại :
« Con ơi hãy nhớ lời khuyên
Giữ cho Đinh Tộc tiếp biên đời đời.
Nghìn năm, dòng họ đẹp tươi,
Nhà nhà Hạnh phúc, người người Hiển vinh. »
Giữ cho Đinh Tộc tiếp biên đời đời.
Nghìn năm, dòng họ đẹp tươi,
Nhà nhà Hạnh phúc, người người Hiển vinh. »
Lớn lên anh em chúng tôi đi thoát ly , khi trở về quê thì « lũy tre làng » không còn nữa, mọi thứ đều theo năm tháng đi vào dĩ vãng , rồi phải bơn trải với cuộc sống thường nhật, cũng chẳng có thời gian để tâm đến cội nguồn, những di ngôn của thế hệ cha ông cũng không ghi lại . Bây giờ có thời gian, chiêm ngẫm lại cuộc đời , tôi thấy cần phải ghi chép lại, song có nhiều điều muốn hỏi, thì nay không còn cha nữa.
Với đạo lý « uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây ». Tôi nhận thấy lúc nay, hơn lúc nào hết phải sưu tầm và hiểu cho rõ gốc tích dòng họ mình, những điều các bậc tiên nhân để lại , phải minh chứng biện minh, vì các tư liệu xưa hầu như chép bằng chữ Hán, nên nó rất sâu sắc , thâm túy, vậy nên phải :
Gặp thêm các bậc đàn anh
Ngoài làng trong họ cho rành khởi nguyên
Đường xa ,chân dạo trăm miền
Ý hay chép hỏi, sách nghiền ngẫm xem.
Gắng công chắt lọc , kiếm tìm,
Học thêm Hán ngữ để tầm cho ra.
Ngoài làng trong họ cho rành khởi nguyên
Đường xa ,chân dạo trăm miền
Ý hay chép hỏi, sách nghiền ngẫm xem.
Gắng công chắt lọc , kiếm tìm,
Học thêm Hán ngữ để tầm cho ra.
Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quí trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của dòng họ, của một gia đình. Mỗi cuốn gia phả của từng dòng họ đều đã nói rõ trong lời tựa . Đành rằng cái ăn , cái mặc để nuôi sống gia đình, bản thân là việc hàng đầu. Nhưng có thấy nỗi day dứt của những người có tâm huyết muốn truyền cho con cháu biết đức thủy tổ mình do ai sinh ra, từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, ngặt vì nỗi gia phả viết bằng chữ Hán , trình độ có hạn không dịch nổi nghĩa ý nói gì, chỉ dịch được tên húy, tên thụy hiệu... ,văn bản chứng cứ không còn, chỉ còn lời di ngôn. Là người sinh ra ở đời thứ 11, hơn nữa lại nhiều năm xa quê, không được thường xuyên về chiêm bái tổ tiên mình, không được ông cha truyền cho biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai. Bây giờ tôi mới thấy đầy đủ ý nghĩa của hai chữ « Gia phả là gia bảo » Giọt nước rất quí đối với người sống trên sa mạc, còn đối với người sống ven sông, dễ gì mỗi lần « uống nước » lại phải nhớ đến nguồn .
Trước đây cụ Thuần Hỗ đời thứ 8 đã soạn Gia phả toàn họ bằng chữ Hán. Ngặt vì đạo tặc cướp mất, nay chỉ còn duy nhất : 1cuốn Đinh tộc đại tông phổ ký, 1cuốn Đinh gia chi phổ ký và một số cuốn gia phả từng chi, phái còn lại đến nay, do cụ Đinh Ngọc Giả đời thứ 9 biên soạn bằng chữ Hán. Gia phả là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, là điều tổ tiên muốn gửi lại cho đời sau. Như phái cụ Từ Phước (Phúc), ông Đinh Văn Khuê đời thứ 11 còn giữ được mấy tờ trong cuốn phả chi của cụ Đinh Ngọc Giả viết năm 1946 bằng chữ Hán, nay con cháu dịch ra mới biết được tại sao cụ Từ Phước đặt tên cho các con trai và cháu đích tôn cụ là : Đinh Phạm... trong phả ghi cụ Đinh Phạm Hùng đời thứ 7 làm lý trưởng...Bất cứ họ nào, con người nào trong họ, có tài năng lỗi lạc đên đâu, cá nhân cũng không thể viết được toàn bộ gia phả, mà chỉ có kế thừa đời trước và truyền dẫn đời sau.
Ước vọng thì lớn, song trình độ bản thân hạn hẹp, không đủ khả năng để biên chép tư liệu lịch sử, nguồn gốc dòng họ . Do vậy tôi chỉ có ý định kể lại thực tế chuyện đi tìm cội nguồn của của dòng họ mình trong mấy năm qua, để phần nào minh chứng sự thật, xin được kính trình tới Hội đồng gia tộc, các cụ, ông bà, cha chú bác, anh chị em trong toàn họ , bớt chút thời gian đọc câu chuyện tôi xin kể sau đây, để có lời chỉ gíao.
Xin chân thành cảm ơn !
Đinh Xuân Vinh đời thứ 11.
Chuyện
追思存本族
Truy tư tồn bản tộc
Tìm về gốc tích dòng họ
Mặc dù cha tôi không phải là cháu đích tôn cụ Từ Phước đời thứ năm, song cha tôi là người cao tuổi hơn ở hàng đời thứ 10 trong phái họ đang ở quê, lại là người có tâm huyết, am hiểu nguồn gốc của chi phái mình, năm 1998 ông hướng dẫn anh em tôi soạn cuốn phả của phái mình, khi ấy cha tôi có nói về gốc tích họ mình : « Đức Tổ là Đinh Danh Mậu ( Ông Một) chỉ có một cha một con, quê ở Thanh Hóa, đến đất Đông Nhuế , huyện Trực Định nay là huyên Kiến Xương , Thái Bình, nhà nghèo cha con làm nghề chăm vịt . Con trai Đức tổ là Đinh Uy Dũng có sức khỏe phi thường được dân làng cử đi bảo vệ thuyền thóc thuế cho nhà nước, chẳng may bị bọn cướp sát hại, gặp mưa to chưa kịp mai táng, sau mấy tiếng đồng hồ thi hài đã biến thành một đống đất to, người đời cho đó là mộ thiên táng, đến nay vẫn y nguyên nơi đó... ».Giờ đây chúng ta có khái niệm “ Vấn tổ tầm tông” . Từ xưa ông cha ta rất có ý thức về cội nguồn nên thường mở đầu bản gia phả bằng cách ghi gốc tích dòng họ mình, ví như cao tổ Ta nguyên quán ở đâu?. Chính nhờ những dòng chữ này mà người đời sau có thể tìm hiểu nối phả. Nối phả là xem xét gốc tích cụ tổ dòng họ mình, tìm về gốc tổ, so sánh gia phả để phát hiện ra cụ tổ của dòng họ mình thuộc chi phái nào, nhánh nào từ một dòng họ có gốc gác lâu đời hơn. Cha tôi giảng giải chữ本 Bản, gồm hai chữ木mộc và chữ 一 nhất thành chữ本bản nghĩa là gốc tức là cây chie có một gốc. Ông nói: “ Đức thủy tổ Đinh Phúc Thành họ Đinh Đông An sinh ra từ họ Đinh Đông Nhuế - Thái Bình” , chứ không phải là anh em từ Thanh Hóa ra, ông còn giải thích thêm rằng: ĐTT Đinh Phúc Thành sang Đông An là đời thứ nhất gọi là thủy tổ mà không nối theo đời trước họ Đinh ĐNTB ,( thủy là mới là đầu ). Vì cũng như cây vậy, khi ra hoa kết quả, quả nảy nở thành cây mới. Chữ 果quả, gồm: chữ 田điền là (đất) và chữ 木 mộc là (cây) , cây có đất thành cây mới , cây thì chỉ có một gốc, một cây có nghĩa (chữ 木 mộc thêm chữ 一nhất thành chữ 本 b¶n) là : gốc . Nghĩa là tổ ta là kết trái ( quả ) của Đức Tổ Đinh Danh Mậu . Điều đó làm tôi cứ tâm đắc lâu nay , thì ra chữ nghĩa là như vậy.
Cổ nhân có câu “ Con đâu cha mẹ đấy” ,nếu là “… Có mấy anh em bắt đầu đến xã Đông Nhuế…” ĐTT Đinh Phúc Thành là em khi sang Đông An , thì con cháu sau này chẳng ai còn theo giỗ tổ nữa? Bởi họ Đinh ĐNTB chỉ phụng thờ từ cụ Đinh Danh Mậu đời thứ nhất là anh ở Thanh Hóa đến xã Đông Nhuế , Thái Bình. Vì sao hàng năm họ ta cử người sang tế tổ ở từ đường họ Đinh ĐNTB? phải chăng ĐTT Đinh Phúc Thành là hậu duệ của Thủy Tổ Đinh Danh Mậu.
Sau khi phát hành cuốn Tộc phả 2008, tôi thấy một số thành viên trong họ còn băn khoăn, nghi ngờ chưa đồng tình, nhất trí với phần tiểu sử của ĐTT Đinh Phúc Thành, ghi trong Tộc phả họ Đinh ĐA. Để phần nào minh chứng, tôi xin kể một câu chuyện sau đây:
Chuyện : “Tìm về gốc tích dòng họ” hoàn toàn sự thật, mà linh thiêng, nó mang đậm nét tâm linh huyền bí .
Đầu năm 2009, tôi cùng ông Đinh Quang Khải và ông Đinh Quang Nhạ đời thứ 10 , lên tận Thái Nguyên( Kinh phí đi Thái Nguyên do Đinh Khắc Tiệp tài trợ). Nhằm mục đích tìm lại cuốn phả ông Đinh Văn Nghị mang về quê năm 1996, có dòng chữ nho ghi Đinh Nho Bàng tục là cụ Sóc. Ông Đinh Quang Khải là người nhiều năm sinh sống ở Thái Nguyên và Bắc Cạn dẫn chúng tôi đến nhà ông Đinh Văn Nghị là người họ Đinh Đông Nhuế, Thái Bình, hiện gia đình ông đang sinh sống ở Thái Nguyên. Đoàn xuất phát từ 4 giờ sáng tại nhà Đinh Khắc Tiệp Nam Định mà mãi tận 3 giờ chiều mới tới Định Hóa nơi gia đình ông Đinh Văn Nghị sinh sống. Được biết ông đã qua đời , chúng tôi tổ chức dâng hương tưởng niệm ông. Ông không còn nữa! Song chân dung một thày đồ, người thày thuốc lại hiện về trong tôi, hình ảnh ông cầm cuốn phả viết bằng chữ nho năm nào lại tái hiện, lời giải trình của ông ở từ đường họ Đinh ĐNTB cho đoàn họ Đinh Đông An năm 1996 còn in đậm dấu ấn đến hôm nay. Tôi còn nhớ hôm ấy trong ®oµn họ ta có các ông : Đinh Văn Sáu, ông Đinh Văn Lý, Đinh Quốc Việt , Đinh Dưỡng, Đinh Ngọc Giao…tôi là người quay phim và chụp ảnh cùng dự) mọi người trong đoàn đều nhìn thấy ông Nghị cầm quyển gia phả viết bằng chữ hán, tay chỉ vào từng dòng chữ và nói : “ Đinh Tướng Công húy Long đời thứ 5, họ Đinh Đông Nhuế - Thái Bình , sinh 4 con trai là: Đinh Nho Lâm, Đinh Nho Bân, Đinh Nho Phong và Đinh Nho Bµng tục hiệu là cụ Sóc”. Chính ông là người soạn dịch gia phả họ Đinh ĐNTB từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ. Bà vợ ông năm nay đã ngoaì tám mươi tuổi , nhưng vẫn còn minh mẫn kể lại cho chúng tôi nghe về ông khi còn sinh thời :
- Tuy không phải là trưởng tộc, là người biết chữ Hán nên trong họ giao cho ông giữ các cuốn phả họ Đinh Đông Nhuế TB, khi lên Thái Nguyên ông mang về để trong một chiếc tủ sách cổ, chỉ có ông sử dụng khóa, mở, khi qua đời ông giao lại cho người con trai trưởng cất giữ.
Trong khi nghe bà kể về ông , một hồi lâu người con trai trưởng mới mở được khóa tủ sách và lấy ra mấy tập sách viết bằng chữ Hán nôm, sách xem ngày giờ tốt xấu, sách về các bài thuốc… Khi đó trong tủ vẫn còn các cuốn khác nữa. Trong số quyển con ông mang cho chúng tôi xem , có 1quyển bìa bằng giấy phất cậy cứng rất cẩn thận, viết bằng bút lông trên giấygió.Đây là phả gốc 四支譜誌字(Tứ chi phổ chí tự)” bằng chữ Hán do cụ Đinh Quang Thiều viết năm Tự Đức thứ 27 (1873). Quyển này đã photocopy hiện đang lưu lưu giữ họ Đinh Đông Nhuế - Thái Bình ) , ở trang 11 có ghi : “…Đinh Tướng Công Húy Long sinh hạ 4 con trai là Đinh Nho Lâm, Đinh Nho Bân, Đinh Nho Phong, Đinh Tông không thấy có dòng chữ không thấy có dòng chữ là tục hiệu cụ Sóc. Như vậy cuốn phả này không phải cuốn phả ông Nghị mang về năm 1996. Mọi điều bí ẩn còn nằm trong chiếc tủ sách cổ kia, mà chúng tôi chưa biết được. Như vậy là chuyến di không đạt được mục đích. Vì rằng trọng chứng hơn trọng cung , mọi hy vọng về chuyến đi giờ đây tan biến.
Trên đường về, tôi đang nghĩ miên man, thì bỗng một con trâu từ đâu lao tới húc vào xe chúng tôi đang chạy, may mà chỉ hỏng cánh cửa xe, kính xe bị vỡ, còn người an toàn, xe dừng lại ít phút để sửa , sau đó xe lại tiếp tục chạy xuôi về quê. Bỗng hình ảnh ông đồ lại hiện trong tôi , hình ảnh Người tay cầm quyển phả chữ nho nói: “ … Đinh Nho Bàng tục hiệu là cụ Sóc … đấy! mọi người không tin tôi sao… ” Theo tôi nghĩ một người am hiểu chữ thánh hiền, lại là thày gíao, hơn nữa vào bậc ông cha, sức khỏe tốt, trí nhớ còn minh mẫn như ông năm ấy, thì việc nói sai sự thật thì hiếm có lắm. Ông Đinh Văn Sáu đời thứ 9 đến nay vẫn còn nhớ và nói:
- Hôm đó tôi có nhìn thấy hàng chữ nho đó mà.
Sau đó tôi hỏi lại một số người dự nghe hôm đó như ông Đinh Quốc Việt, ông Đinh Đức Vượng đời thứ 10 là người được nghe hôm ấy cũng nói như vậy… Tôi vẫn cứ đinh linh và khảng định là cụ Đinh Phúc Thành là con trai Tướng Công Đinh Húy Long.
Theo cuốn 丁家支譜記字 “ Đinh Gia chi phổ ký tự” của cụ Đinh Ngọc Giả đời thứ 9 họ Đinh Đông An viết bằng chữ hán vào năm Duy Tân thứ 2 ( 1908 ), thì ĐTT ta sinh ra từ họ Đinh ĐNTB. Một lần nữa tôi khảng định năm 1998 cha tôi nói năm nào là có bằng chứng . .
Việc thay tên đổi họ đã từng xảy ra trong lịch sử, đặc biệt là những dòng họ vì lí do sinh tồn mà phải đổi thành họ khác. Ví như khi nhà Lý mất ngôi, con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn để tránh bị trả thù. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, khi nhà Mạc mất thì con cháu họ Mạc đổi thành họ Phạm , song để con cháu nối tìm sau này, nên giữ phần bộ thảo lại làm gốc chữ (莫)Mạc (范)Phạm đều chung bộ (艹)Thảo đầu. các cụ ngày xưa thâm túy vậy đấy.
Chúng ta đã xác nhận được Đức Thủy Tổ ĐPT sinh ra từ họ Đinh ĐNTB , nhưng ai sinh ra ,ở đời thứ mấy xin lý giải như sau: Một là theo ông Đinh Văn Nghị họ Đinh ĐNTB hiện ở Thái Nguyên đã giải trình ở lần về quê tế tổ họ Đinh ĐNTB năm 1996 . Hai là qua đối chiếu các tư liệu và lời kể của các cụ trong họ Đinh ĐNTB, các cụ họ Đinh ĐA thì chúng tôi thấy trong các phả họ Đinh ĐNTB ghi rất rõ từ đời thứ nhất đến đời thứ 4 đều sinh ra và sinh sống tại Đông Nhuế - TB không có ai đi xa. Ở các đời thứ năm, sáu, bảy cũng không thấy có người nào tên là: Đinh Phúc Thành, Đinh Phúc Kim, Đinh Đình Dụng, Đinh Chính Phúc và Đinh Phúc Khánh… Đời thứ 5 cụ Đinh Thế Chiếu ở Đinh Chi ( tức chi 4 ) họ Đinh ĐNTB sinh 3 con trai là; Đinh Tụy, Đinh Thành, Đinh Diện , nhưng ông Đinh Thành sinh ra Đinh Pháo, con cháu ông vẫn sinh sống ở Đông Nhuế TB cho đến nay, đây là sự trùng tên, chứ không phải Đinh Phúc Thành sang Đông An. Xác định đoàn người sang Đông An lập nghiệp không có tên trong gia phả họ Đinh ĐNTB vì hai lẽ: Một là không sinh sống ở quê Đông Nhuế TB nên không ghi nữa, hai là khi đi nơi khác đổi tên để tránh sự truy xét của chính quyền đương thời…( Chính vì vậy các cụ thời đó chỉ di ngôn, để hậu duệ nối dõi phụng thờ tiên tổ, gốc tích của mình, chỉ ghi tục hiệu là Cụ Sóc vào gia phả, để hậu duệ nối tìm, chứ không biên tên húy vào gia phả ). Rất tiếc là tư liệu Cụ Đinh Văn Nghị ở Thái Nguyên không còn và lời giải trình của ông cũng không ghi âm được. Cụ Đinh Quang Nghị anh hùng lao động năm nay ngoài tám mươi tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn cũng khảng định rằng người con trai thứ 4 Tướng công Đinh Húy Long là Đinh Tông Bàng hay Đinh Nho Bàng đều có tục hiệu là cụ Sóc tức Đinh Phúc Thành sang Đông An lập cư. Đức Thuỷ Tổ đến đất Đông An vào thời ghian nào tì chúng ta chỉ suy đoán chứ không có cứ liệu cụ thể, chỉ bằng cách chúng ta tính ngược thời gian từ tuổi cha mình đên cụ, đến cao tổ
Thuỷ Tổ ta đến đất Đông An vào thời vua Lê HIển Tông niên hiệu Canh Hưng (1740 – 1786), đến nay đã có 14 đời thể năm nào thì chưa khẳng định được. Đức Thuỷ Tổ đến đất Đông AN khoản 260 năm nếu là con trai Đinh Tướng Công Huý Long sinh 1714, rthif Đinh PhucsThanhf sinh vào năm 1738 là đời thứ nhất..
Để truy tìm tư liệu LS dòng họ Đinh, tôi cùng ông Đinh Văn Sáu đã đến thôn Quí Sơn, xã Song Am, huyện Vũ Thư, Thái Bình thuộc tổng An Lão cũ , đền thờ Tam Quốc Công ( Đinh Bồ, Đinh Lễ, Đinh Liệt) người sinh ra Tam quốc Công đó là Đinh Tôn Nhân.
Sau đó chúng t«i lại đến cả Phủ Sóc cũ, tìm xem có họ Đinh nào trên địa bàn huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư , huyện Tiền Hải –TB, và các họ Đinh quanh vùng như xã Xuân Phong, Xuân Thượng, Giao Long, Xuân Kiên .
Chúng tôi khảng định hiện nay chỉ có một dòng họ Đinh hiện thờ tại từ đường đại tôn tại làng Đông Nhuế, xã Vũ Thắng huyện Kiến Xương, Thái Bình .
Trong khi bản thảo tập TLLS họ Đinh ĐA , chờ ý kiến hội Đồng gia tộc, các thành viên trong họ tham gia bổ sung, đóng góp xây dựng để lưu hành nội bộ, tôi xin kể lại quá trình biên soạn Tộc phả năm 2008 , những việc xảy ra ngẫu nhiên, do khách quan hay chủ quan không rõ, nhưng nó rất ly kỳ, huyền bí tâm linh.
Năm 2006 họ ta tôn tạo lại từ đường, xây dựng tộc ước. Hội đồng gia tộc quyết định thành lập Ban biên soạn Tộc phả toàn họ . Ban biên soạn gồm: Đời thứ 9 có các cụ: Đinh Văn Đoài, Đinh Văn Sáu, Đinh Văn Lý. Đời thứ 10: có các ông là: Đinh Văn Phiếm, Đinh Viết Đậu, Đinh Xuân Giao, Đinh Quốc Việt, Đinh Văn Chử, Đinh Văn Tham . Đời thứ 11 có : Đinh Văn Thế, Đinh Xuân Vinh, Đinh Văn Thiểm, Đinh Ngọc Giao, Đinh Văn Toàn. Đời thứ 12 Đinh Đức Thảo, Đinh Văn Giác. Ban biên soạn giao cho tôi cùng ông Đinh Văn Sáu chắp bút biên soạn Tộc phả họ Đinh Đông An ( TPHĐĐA) ; các tư liệu gồm 1quyển phả toàn họ viết năm 1976, Một quyển phả họ viết năm 1996, hai quyển Đinh tộc đại tông phổ ký tự viết năm 1949 và cuốn Đinh gia chi phổ ký tự viết năm 1908 của cụ Đinh Ngọc Giả ( ĐNG ) đời thứ 9 viết bằng chữ Hán. Dựa vào 2 cuốn gia phả của họ viết bằng chữ quốc ngữ và quyển丁族大宗譜記 Đinh tộc đại tông phổ ký viết năm 1949 bằng chữ hán của cụ Đinh Ngọc Giả đời thứ 9.
Một quyển Tộc phả hoàn chỉnh bao gồm những gì?
- Trước hết phải có thông tin về người sao lục( biên soạn) là ai, tên gì, thuộc đời thứ mấy, triều vua nào…
- Tiếp theo, là tộc phả hay gia phả, nêu được xuất xứ của dòng họ.
- Tiếp theo là thủy tổ của dòng họ, sau đó là từng phả hệ phát sinh từ ĐTT cho đến các đời con cháu sau này. Đây là phần quan trọng nhất của phả tộc, có phần phả đồ vẽ từ ĐTT đến đời hiện nay.Đối với tiền nhân có các mục sau: Tên: gồm tên húy, tên tự, tên hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương thuộc đời thứ mấy, ngày tháng năm sinh, ngày tháng mất, thọ bao nhiêu tuổi ? Mộ táng tại đâu, vào tháng năm nào. Học hành thi cử đậu đạt, chức vị gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì ? Vợ chính thất, kế thất, thứ thất… họ tên con gái thứ mấy, lấy chồng thì ghi tên họ tên chồng…
Tiếp theo là Tộc ước . Những thông tin khác về tài sản hương hoả bản đồ đất đại nơi thờ tự. ..
Năm 2007 tiến hành soạn thảo theo từng chi, phái, căn cứ vào bản chữ Hán là gốc để chỉnh lý tên cho đúng âm Hán – Việt ( vì trước đây các cụ dịch từ chữ Hán ra quốc ngữ do phát âm địa phương nên hầu như chữ D dịch viết là chữ R như chữ Dụ thì các cụ viết là Rụ, hay như ông Đinh Văn Dương đời thứ 9 thì viết là Đinh Văn Rương, Đinh Đức Siêu thì ghi là Đinh Đức Thiêu… Hoàn thành bước sơ thảo, rồi gửi về cho các chi, phái bổ sung, đối chiếu, chỉnh lý, sau đó thu thập lại để biên soạn tộc phả toàn họ , tổng hợp vẽ tông đồ toàn họ . Trong 2 quyển phả cũ viết bằng chữ quốc ngữ hầu như không ghi rõ là con ai đời trước, mà chỉ ghi sinh ra những người đời sau, trong quyển Đinh tộc đại tông phổ ký tự của cụ ĐNG thì không ghi tiểu sử ĐTT .Chúng tôi phải biên soạn lại rồi vẽ tông đồ toàn họ .Sau hai năm mới xong soạn trên máy tính , khi tiến hành in ấn, thì không in được, không rõ nguyên nhân tại sao ? máy của nhà không in được cứ bị mờ từng trang, phải mang ra cửa hàng photocopy cũng không in được. Thấy trang có dòng chữ Đinh Văn Tiết đời thứ 8 bị mờ không rõ , nữa đêm cụ nội tôi về báo mộng bảo mày viết sai tên tao rồi! Đây là tên cụ nội tôi , làm sao nhầm được! Vì cha tôi ngày trước vẫn thường nói tên cụ là Đinh Văn Tiết tục là Tuyết đời thứ 8 sinh ra ông nội tôi ,theo các cụ truyền khẩu lại, nói theo âm địa phương nên nói (TR) thành (T) nên phát âm là Tiết , tôi phải mở phả viết chữ hán ra tra dịch lại, thì ra tên cụ phải viết là Đinh Văn (哲)Triết chứ không phải là Tiết . Thì ra ở thế giới bên các cụ cũng dõi theo việc làm hàng ngày của con cháu mình. Khi vẽ tông đồ toàn họ đến chi thứ ba . Hàng nhị đại tổ Đinh Đăng Cao là cháu ĐTT Đinh Phúc Thành, kẻ nối đời là vạch (----) chấm chấm, còn tiếp xuống dưới đời thứ 3 cụ Đinh Đình Khoái kẻ vạch nối theo đời là kẻ vạch liền , khi in lại bị mờ không rõ đường kẻ. Chúng tôi lại phải nghiên cứu tra dịch lại, thì ra các cụ ngày xưa thâm túy lắm. Trong quyển Đinh Tộc Đại Tông Phổ Ký của cụ ĐNG viết năm 1949, cụ trình bày viết theo đời hàng ngang , song đều ghi sinh mấy con trai, đến đời thứ 4 thì không ghi nữa, như ĐTT Đinh Phúc Thành sinh 2 con trai, là Đinh Huyền Lộc và Huệ Chiêu .Chi trưởng ( mạnh chi ) nhị đại tổ Đinh Huyền Lộc sinh 2 con trai là Đinh Huệ Thản, Đinh Nghĩa Ban . Chi hai (trọng chi) nhị đại tổ Đinh Huệ Chiêu sinh 1 con trai là Đinh Phúc Kiêm. Chi 3( Quí Chi) nhị đại tổ Đinh Đăng Cao tổ tỉ Phạm Thị hàng hiệu Từ Thục và nhị đại tổ Đinh Chuẩn Trực tổ tỉ Nguyễn Thị hàng Đạo Hiệu Huyền Thiện không ghi sinh con tên gì. Ta có thể hiểu Đức tổ chi 3 ( Quí Chi) không có con nối dõi. Cụ Đinh Đình Khoái đời thứ 3 là hậu duệ của ĐTT , tôi sửa lại kẻ vạch nối theo đời là vạch chấm chấm đứt đoạn, thì quả nhiên in được ngay. Hội đồng gia tộc quyết định cho ấn hành Tộc phả toàn họ, mặc dù bản thảo tộc phả lúc này chưa có phần tiểu sử ĐTT Đinh Phúc Thành vì chưa đủ căn cứ. Ngày 14 tháng 7 năm 2008 in được một quyển mẫu mang về trình tiên tổ , sau đó Hội đồng gia tộc quyết định in 30 cuốn nữa, chúng tôi đã tiền đặt trước cho nhà in Hoàng Long, ở TT Ngô Đồng, Giao Thủy, nhưng nhà in lấy nhiều lý do vào đầu năm học nhiều việc quá, xin để vào năm học xong sẽ đóng bìa, rồi cứ khất lần mãi, đến giáp tết nguyên đán cũng không hoàn thành đóng được bìa Tộc phả . Để kịp thời phát hành vào dịp đầu năm 2009, tôi cùng ông Sáu nhiều lần đến thúc giục nhưng không hiểu sao vẫn không đóng được bìa, tôi phải đi TP Nam Định và nhiều chỗ khác hợp đồng đóng bìa nhưng cũng không đâu nhận làm với giá như đã hợp đồng với Công Ty in Hoàng Long , 30 tập Tộc phả in xong chỉ còn chờ đóng bìa mặc dù chưa có phần tiểu sử ĐTT. Đúng ngày 28 tháng chạp năm mậu Tý ( 2008) ông Sáu đến nhà tôi nói:
- Mày tìm xem trong gia phả chi hai cụ Đồ Giả có ghi chức sắc các cụ ngày xưa không ? lúc này tôi mới lấy quyển phả chi hai của cụ Đồ Giả đời thứ 9 soạn năm Duy Tân thứ 2 ( 1908) ra xem, Cụ viết:
“丁家支譜記.鼻祖丁貴公諱福誠俗號纙翁具朔我祖父傳言祖貫太平省直定縣東汭社人也古者每年春節本族三五人往府東汭祠堂拜祖以明進遠近來經六七十年別為公族迎年春正月初九日族合祭在本社祠堂以明求本始之義也…”
Tôi xin tạm dịch như sau: Gia phả chi họ Đinh , Tị tổ là Đinh quí công húy Phúc Thành tục gọi là ông cụ Sóc. Theo ông cha truyền lại Thủy tổ nguyên quán xã Đông Nhuế, huyện Trực Định ( nay là xã Vũ Thắng huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ). Khi xưa hàng năm tiết xuân, họ cử ba đến n¨m ng êi trong họ tới từ đường Đông Nhuế bái tổ. Khoảng cách xa gần thường từ 6 đến 7, năm lại họp chung đón xuân vào ngày 9 tháng giêng, tế tổ tại từ đường bản xã để báo đáp nghĩa ân tiên tổ. Căn cứ vào tư liệu gốc này ta xác định ĐTT sinh ra từ họ Đinh ĐNTB, từ đó khớp nối với gia phả họ Đinh ĐNTB và dựa theo di ngôn các cụ ở họ Đinh ĐNT họ Đinh Đ.A , ông Sáu đã soạn phần tiểu sử ĐTT Đinh Phúc Thành , được thông qua hội đồng gia tộc, được bổ sung kịp thời vào Tộc phả . Đúng ngày 14 tháng giêng tộc phả chính thức được lưu hành toàn họ. Thì ra còn thiếu phần quan trọng là: Tộc phả hay gia phả, phải nêu được xuất xứ của dòng họ, tức là ĐTT Đinh Phúc Thành xuất xứ từ đâu, ai sinh ra. Vì có tư liệu các cụ để lại mà không làm được nên các cụ không cho đóng thành sách. Có nhiều họ hiện nay chỉ dựa vào di ngôn đời trước để biên soạn phả, may mắn họ ta ngày trước có nhiều cụ biết chữ Hán và tâm huyết với tổ tiên, nên mặc dù do năm tháng , tác động tàn phá chiến tranh, song chúng ta vẫn còn lưu giữ được Gia phả - Gia Bảo.
Mấy năm qua, được hội đồng gia tộc giao cho tôi cùng ông Sáu đi tìm tư liệu LS dòng họ Đinh để biên soạn tập TLLS họ, gặp nhiều khó khăn trong việc tục biên, sưu tra, sưu tầm các di bút. Nhiều sự việc phải tìm hiểu, ghi chép từ các vị cao niên trong họ, qua các tài liệu mỗi người còn giữ được hoặc qua ký ức, hoặc qua truyền khẩu. Thật cảm động biết bao khi được tiếp xúc với các vị tuổi đã cao, trí nhớ đã nhạt phai theo năm tháng, đi đứng không còn linh hoạt nữa, nhưng khi kể lại về sinh hoạt của Họ mình cho ông cháu tôi nghe, vẫn cố hồi tưởng lại những ngày qua, nói những điều mắt thấy tai nghe của thủa thanh xuân đã sống ở làng quê yêu dấu.
Có được Tộc phả họ Đinh Đ.A năm 2008 , là nhờ sự tham gia đóng góp của toàn họ , song không thể không nói đến công lao to lớn của cụ Đinh Ngọc Giả đời thứ 9 hết lòng, tâm huyết với tổ tiên, vô cùng biết ơn và kính phục, Cụ đã để lại cho dòng họ ta một tài sản vô cùng quí giá, đó là gia bảo của toàn họ , mà không thể tiền bạc nào sánh được đó là các cuốn gia phả bằng chữ Hán Nôm, được lưu giữ đến ngày nay, mà chính con cháu cụ , gìn giữ lưu truyền nguyên vẹn, hay các cuốn phổ ký cụ viết cho các chi, phái trong họ, mặc dù không còn nguyên vẹn, như phổ ký Phái Cụ Tử Phước được ông Đinh Văn Khuê đời thứ 11 lưu giữ đến nay. May mà còn dòng chữ là 祖為范有禮養子(Tổ vi phạm hữu lễ dưỡng tử), nên bây giờ ta mới rõ tại sao cụ Đinh Tử Phước đặt tên cho các con cụ là Đinh Phạm Hậu, Đinh Phạm Chi, Đinh Phạm Hộ, cháu đích tôn là Đinh Phạm Hùng đời thứ 7 làm lý trưởng. Hay như phái cụ Đinh Đức Siêu , con cháu cụ là ông Đinh Đức Vượng đời thứ 10 còn cất giữ, đây là báu vật thiêng liêng của tiền nhân .Nhân đây tôi xin kể câu chuyện mà trước đây được chứng kiến năm 1969 tôi là lính thông tin VTĐT thuộc trung đoàn 21, sư 2 đóng quân, hoạt động ở Làng Kim Đái nay thuộc xã Tam Thăng, huyện Núi Thành (Quảng Nam). Trong chiến tranh, xóm Áp Bắc thuộc làng Kim Đái chỉ có 45 nóc nhà nhưng đã có đến 70 liệt sĩ và 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Địa đạo Áp Bắc dài gần 2 cây số ẩn sâu dưới những lũy tre làng đã góp phần cùng với địa đạo Kỳ Anh gần đó lập nên nhiều chiến tích vẻ vang. Ông Trương Đưa, trưởng họ Trương, là một trong những người tham gia bám trụ, đào địa đạo trong nhiều năm. Ông đã bị lính Mỹ bắn chết trong một hoàn cảnh rất hy hữu và hết sức cảm động vào năm 1969. Hôm ấy xóm Áp Bắc chìm trong lửa đạn. Lính Mỹ từ căn cứ Chu Lai mở cuộc hành quân càn quét vùng ven biển. Từ đường họ Trương bị đốt cháy. Là trưởng họ ông Đưa quyết bảo vệ cho được bộ phả hệ của dòng họ đang bị nguy cơ biến thành tro. Ông quyết xông vào lửa ôm lấy ống tre đựng bảo vật chạy thoát ra ngoài. Lính Mỹ tưởng Việt cộng ôm súng liền bắn theo, ông trúng đạn ngã quỵ xuống bờ rào và tắt thở. Bộ phả hệ vẫn được nắm chặt trong bàn tay nhuốm đầy máu. Dân làng, vợ con chôn cất ông trong nước mắt và mang bộ phả hệ ấy về giữ cho đến ngày hòa bình...Giữ gìn gia phả cũng chính là giữ lại một phần quan trọng của văn hóa phi vật thể là lịch sử - nguồn cội của mỗi họ. Những giá trị ấy xứng đáng được trả giá như thế, để bảo tồn và truyền lại cho con cháu đời sau.
Chuyện : “ Tìm về gốc tích dòng họ” còn nhiều vần đề , nếu kể tiếp có khi có người cho là mê tín, bịa đặt thôi xin tạm dừng tại đây.
Được sinh ra trong dòng họ có truyền thống hiếu nghĩa với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, kính bái thờ phụng tổ tiên, tôi luôn tâm đắc với tâm nguyên bởi:
忠信義仁天地曉Trung,Tín,Nghĩa, Nhân Thiên địa thấu
孝賢心禮祖先銘 Hiếu, Hiền, Tâm, Lễ - Tổ Tiên minh
Tìm về cội nguồn càng thấy công lao của các bậc tiền nhân thật là lớn lao như trơì bể, tôi luôn tự nhắc nhở mình phải ghi nhớ và gắng bước noi theo, phát huy nối dõi tổ tông , tự hào với truyền thống Dòng Nhà Đinh mình.
ĐXV
Xuân Vinh
ChuyÖn
T×m vÒ gèc tÝch dßng hä