“Đinh Thúc Dự - Một tấm gương quả cảm vì quê hương”

Đinh Đức Đạt

Thành viên mới
“Đinh Thúc Dự - Một tấm gương quả cảm vì quê hương”
d-t-d-450.jpg
Liệt sỹ Đinh Thúc Dự
(1911 - 1951)
Batinh.com - Sắp tới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với một số tác giả là hội viên Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Nam Định và gia đình đồng chí Đinh Thúc Dự đã sưu tầm các nguồn tư liệu lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của liệt sĩ Đinh Thúc Dự, được giới thiệu trong các ấn phấm đã xuất bản như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định, Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường, Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Thành... Đặc biệt trong đó có trích một số chương trong Tư liệu lịch sử họ Đinh Đông An, Chuyện một gia đình của tác giả Đinh Văn Sáu; một số tư liệu là những truyện ký, hồi ký, các bài báo và tham luận của nhiều tác giả, một số tư liệu quý hiếm do Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Báo ảnh Việt Nam (Thông tấn xã Việt Nam) và tư liệu riêng của gia đình cung cấp để xuất bản cuốn sách “Đinh Thúc Dự - Một tấm gương quả cảm vì quê hương”. Cuốn sách có nội dung phong phú và sâu sắc, trình bày mạch lạc với nhiều sự kiện, nhiều câu chuyện xúc động lần đầu được nhắc tới. Chúng tôi xin trích một số bài viết, chương mục tiêu biểu trong cuốn sách để giới thiệu cùng bạn đọc.
Để bạn đọc có điều kiện tìm hiểu thêm về thân thế, gia cảnh và sự nghiệp cách mạng của Liệt sỹ Đinh Thúc Dự, Chúng tôi trích đăng bài viết rất xúc động của tác giả Đinh Đức Đat. Tác giả Đinh Đức Đạt là con trai út của liệt sỹ Đinh Thúc Dự và bà Đào Thị Lộc. Thời tuổi trẻ, ông dời ghế trường đại học để nhập ngũ và có mặt ở chiến trường ác liệt những năm đầu chiến tranh chống Mỹ; rồi được ra Bắc học tiếp, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, ông trở thành kỹ sư điện tử - sĩ quan quân đội, sau chuyển ngành về làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Ông đã nghỉ hưu và mấy năm gần đây dành nhiều thời gian và công sức để chuyên tâm nghiên cứu khoa học tử vi, nên đã đạt được những thành công bước đầu rất ấn tượng, nhất là trong việc tìm lại thân thế và mạo diện những bậc tiền bối của dòng họ Đinh Đông An mà bụi thời gian đã khỏa lập. Bài viết này minh chứng một phần kết quả công việc nghiên cưu công phu của ông…
KÝ ỨC VỀ NGƯỜI CHA KÍNH YÊU
dtd-450.jpg
Năm 1951, cha tôi qua đời, khi ấy tôi mới lên hai. Mẹ bảo, tôi là đứa con duy nhất được gặp mặt cha lần cuối, nhưng quả thật trong trí nhớ của tôi không còn gợi lại hình ảnh nào của giờ phút ly biệt ấy.
Ký ức về người cha trong tôi chỉ in đậm gương mặt rạng ngời với nụ cười luôn tỏa sáng của cha trong bức ảnh mà mẹ tôi cất trong chiếc thắt lưng bao bằng tơ tằm luôn mang theo bên mình. Hình ảnh về người cha thương yêu trong tiềm thức của tôi được vun đắp bởi những câu chuyện mẹ tả về vóc dáng, thói quen hay sở thích của cha tôi. Cha rất thích ăn cơm nếp đỗ đen, nhất là miếng cháy đáy nồi; ông thích mặc đồ tây, đội mũ “cát”, mê chụp ảnh và cưỡi ngựa đi tuần du khắp đó đây trong phủ huyện. Và còn rất nhiều kỷ niệm sâu sắc về cha mà tôi được nghe kể lại bởi chú bác, cô dì - những người đã từng làm việc, gắn bó với cha tôi. Nói về ông, cả một thế hệ cùng thời, ai nấy đều nể trọng và đều gọi bằng hai tiếng thân thương: “Anh Dự”.
Có lần tôi hỏi người bác họ là Đại tá Đinh Thế Hinh, quê làng Liêu Thượng, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường. Ông nguyên là nhà sư (pháp danh Đại đức Thích Pháp Lữ), là một trong 27 tăng ni của chùa Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định) khởi nguyện vào đội quân “Nghĩa sĩ phật tử” nổi tiếng thời kháng chiến chống Pháp, phất cờ đào, tiến quân ra mặt trận vào sáng ngày 27-2-1947. Khi về nghỉ hưu ông là Chính ủy Sư đoàn 316.
Tôi hỏi:
- Thưa bác, khi bố cháu mất, cháu còn quá nhỏ nên bây giờ không nhớ được nhiều, bác có thể nói cho cháu một đôi điều về bố cháu được không ạ?
Bác Hinh ôn tồn nói:
- Ai chứ bố các cháu với bác thì không chỉ là anh em mà còn là bạn tâm giao nữa. Bố cháu là người giác ngộ cách mạng cho bác, bác được như bây giờ phần lớn là nhờ công chỉ dắt của bố cháu. Mọi người ai cũng thương yêu, nể trọng không phải vì bố cháu là chủ tịch, hay bí thư cấp huyện, cấp tỉnh, mà bằng biểu hiện trong công việc hằng ngày. Dù là lao động chân tay hay trí óc, bố cháu đều có một cách giải quyết riêng, thông minh, độc đáo và thuyết phục. Bố cháu là tấm gương lớn về sự quả cảm và hết mình vì quê hương, vì đồng đội. Khi được tin bố cháu hy sinh, bác khóc mất mấy ngày. Bây giờ nghĩ đến bố cháu, bác vẫn còn rất nhiều thương cảm…
Thời gian trôi nhanh, năm nay đã kỷ niệm 103 năm ngày sinh và 62 năm ngày mất của cha tôi. Năm tháng đã tính bằng thế kỷ! Những câu chuyện về cha tôi cũng theo cố nhân về cõi vĩnh hằng. Nhiều sự kiện liên quan đến cha tôi nay đã trở thành huyền thoại, bụi thời gian hàng thế kỷ sẽ tạo thành nhiều góc khuất, làm mờ phai lịch sử.
Cha tôi tên đầy đủ là Đinh Thúc Dự (1911 - 1951) người xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông nội cha là Đinh Mẫn Cấp, từng đỗ đạt trong kỳ thi Hương năm Bính Tý (1876), nhưng nội tự thấy mình không phù hợp chốn quan trường, nên trở về quê làm nghề dạy học, vì thế quen gọi là cụ Hương Cấp hay cụ Hương Đồ. Cụ là nhà nho khí khái, lại giàu nhất làng, nên ngay cả bọn kỳ hào ác bá ở địa phương cũng phải nể trọng. Cụ đã từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Đông du.
Thân phụ cha tôi là Đinh Đức Hợp, từng học chữ quốc ngữ tại trường Xuân Bảng, huyện Xuân Trường cùng với người em trai là Đinh Văn Bính thường gọi là Tổng Cáp. Ông nội tôi bỏ dở việc học, về làng tiếp tục nghiệp cha làm nghề bốc thuốc trị bệnh cứu người. Ông nội tôi có hai đời vợ. Người vợ đầu là bà Nguyễn Thị Mộc, sinh cho ông được ba con trai và hai con gái. Sau khi bà Mộc qua đời, ông nội tái giá với em ruột vợ là bà Nguyễn Thị Quỳ, bà Quỳ chỉ sinh cho ông một người con gái duy nhất đặt tên là Đinh Thị Mậu (tức là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Thị Vân). Cô Mậu mới được sáu tháng tuổi thì thân phụ qua đời, tất cả sáu anh chị em của cha tôi đều được ông nội là nhà nho, lương y nổi tiếng Đinh Mẫn Cấp nuôi nấng và dạy bảo. Vì vậy mà cha tôi chịu ảnh hưởng tinh thần dân tộc, tinh thần Đông Kinh nghĩa thục, chống lại cường quyền áp bức của thực dân, phong kiến.
ở đây tôi cũng xin nói thêm, trong số sáu anh chị em ruột thịt của cha tôi, thì cô Vân và cha tôi là có tình thân rất đặc biệt, mẹ tôi bảo từ tấm bé hai anh em cứ “bện” lấy nhau, nhường nhịn và thương yêu nhau đến kỳ lạ, bởi hai anh em bú chung bầu sữa và cùng lớn lên trong vòng tay của mẹ Nguyễn Thị Quỳ.
Ruộng đất của cụ Hương Cấp là tư điền hương hỏa của tổ tiên để lại, đều thuộc chân ruộng tốt nhất làng, là nguồn sống chính của gia đình. Song gia đình cụ lại không sống bằng nghề nông mà chuyên tâm vào nghề dạy học và bốc thuốc cứu người. Cha tôi sống trong một gia đình nho giáo, có truyền thống học hành, khoa bảng, tư chất lại thông minh, hiếu học, có tiếng là học giỏi. May thay, cha tôi lại được hưởng cái ân phúc trời cho là “mẹ kế nuôi con chị”. Bởi vậy, bà Quỳ đã dành trọn tình thương yêu, chăm sóc đặc biệt đối với cha tôi, bà tằn tiện, bớt ăn bớt tiêu để dành tiền nuôi cha tôi ăn học đến nơi đến chốn. Bà nội trẻ chỉ có mơ ước là sau này cha tôi sẽ mang lại vẻ vang cho dòng tộc như cái tên Đinh Thúc Dự mà ông nội đã đặt cho.
Cha tôi học tiểu học ở trường làng. Năm 1925, Trường tiểu học Hạ Miêu ở làng bà trẻ thành lập do thầy giáo Đào Đình Mẫn quê ởthôn Tu Trình, xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được quan trên “bổ” về dạy học theo chính sách “bảo hộ”. Hồi đó, tuy còn ít tuổi nhưng cha tôi đã có ý thức nhìn nhận về đời sống xã hội đương thời, suy nghĩ và quan tâm tìm hiểu thực trạng của xã hội qua những câu chuyện của dân chúng do các bạn nho của ông nội lạm bàn. Đúng lúc đó, thầy giáo Mẫn là người đã mang nguồn ánh sáng mới, gieo vào lòng cha tôi và những thanh niên hồi đó niềm hy vọng của những hạt giống vô sản đầu tiên của quê hương, trong đó nhóm học trò họ Đinh ở Đông An được thầy Mẫn bồi dưỡng lòng yêu nước, tuyên truyền giác ngộ chủ nghĩa cộng sản để họ cùng có chung nguyện vọng đánh đuổi đế quốc phong kiến, giành độc lập cho dân tộc.
Tiếp sau đó, cha tôi và nhóm thanh niên yêu nước làng Đông An may mắn được sự giác ngộ cách mạng của đồng chí Phạm Quang Lịch, tên thường gọi là Hào Lịch - Bí thư Ban Thường vụ lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Thái Bình, trực tiếp nhen nhóm, gây dựng, tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên ở Đông An. Do đó, ngày 3-3-1933, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của xã Xuân Thành được thành lập, lấy tên là Chi bộ Đảng Đông An, cha tôi được cử làm Bí thư Chi bộ đầu tiên. Từ ngày thành lập, Chi bộ Đảng Cộng sản còn rất nhiều bỡ ngỡ và hạn chế, cha tôi đã từng bước kiên trì xây dựng tổ chức đảng cơ sở ngày một vững chắc và lớn mạnh, cấp trên đã tín nhiệm và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Phong trào phát triển không những lan rộng, mà còn đi vào chiều sâu với khí thế cách mạng sôi nổi gắn liền với nguyện vọng và quyền lợi của quần chúng như: Sự kiện Chi bộ lãnh đạo quần chúng khởi kiện chủ thầu Đặng Vũ Chẩn tới Tòa Khâm sứ, buộc tòa bắt chủ thầu Chẩn phải trả tiền đền bù hoa màu cho dân do bị phá ruộng vườn để đắp đê. Phong trào giúp người nghèo thoát nạn mù chữ. Người nghèo đi học không mất tiền học và giấy bút, phong trào đảng viên đi thâm nhập thực tiễn lao động, v.v.. Thời kỳ này, Chi bộ đã bí mật cài cắm đảng viên vào hệ thống tổ chức chính quyền địa phương giữ chức phó tổng, lý trưởng nhằm nắm tình hình và che mắt địch. Chi bộ nắm chắc hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của người dân, xây dựng cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ cách mạng an toàn, vững chắc.
Cấp trên nhận thấy Tân An (xã Xuân Thành) là cơ sở cách mạng thật sự lớn mạnh, nên Trung ương đã tin tưởng cử về địa phương nhiều đồng chí cán bộ cao cấp trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với Chi bộ Đảng địa phương vận động cách mạng, trong đó có các đồng chí: Hoàng Quốc Việt, Hồ Đen, Đặng Xuân Thiều, Đặng Quốc Bảo, Hoàng Văn Tiến... Được cấp trên tuyên truyền giác ngộ, các đảng viên trong Chi bộ được tiếp cận, mở rộng phạm vi hoạt động, phối hợp với nhiều chi bộ đảng trong và ngoài địa bàn huyện Xuân Trường. Từ đó, mỗi đảng viên được trang bị thêm nhiều kiến thức, lý luận cộng sản, những vấn đề bị bó hẹp trong địa phương nay đã được mở rộng ra phạm vi cả nước. Công tác lãnh đạo tuyên truyền, giáo dục quần chúng, kết hợp với sự chỉ đạo của Trung ương, sự kết hợp chặt chẽ trong những năm tháng trứng nước của phong trào đã giúp cho Chi bộ luôn đi đúng hướng, đúng quy luật vận động, nên không mắc phải sai lầm dù là nhỏ nhất làm ảnh hưởng và phương hại đến cách mạng. Vì vậy, Chi bộ Đảng Đông An là một trong những Chi bộ Đảng hoạt động nổi tiếng thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám ở phủ Xuân Trường.
Cha tôi là người thông minh, quyết đoán, nhưng rất cầu thị. Tự rút kinh nghiệm trong thời gian trực tiếp lãnh đạo và tiếp thu sự lãnh đạo từ Trung ương, nhất là nhóm trí thức cách mạng ở Hành Thiện như các đồng chí: Đặng Xuân Thiều, Đặng Quốc Bảo...,ông đã vượt qua được những hạn chế về trình độ lý luận chính trị, về tư duy cục bộ, bản vị, địa phương. Cha tôi đã đem lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin áp dụng vào thực tiễn cách mạng ở địa phương. Ông khẳng định: Phải giữ vững quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với cách mạng, gắn chặt tinh thần yêu nước với phong trào quần chúng, chấp hành và tranh thủ sự lãnh đạo của Trung ương là con đường duy nhất, đúng quy luật để đi đến thành công.
Vì vậy, dưới sự cổ vũ và giúp đỡ của các đồng chí Trung ương về địa phương hoạt động cách mạng, ông đã nhanh chóng trở thành người có lý luận mácxít vững vàng, là chỗ dựa tinh thần vững chắc của đảng viên và quần chúng nhân dân ở địa phương.
Từ sự kết hợp lý luận chủ nghĩa Mác với thực tiễn cách mạng qua các phong trào ở địa phương là tiền đề để ông tiếp bước trên con đường cách mạng sau này với những cương vị và trọng trách cao hơn.
Ngày 20-8-1945, cha tôi đã lãnh đạo Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương xã Xuân Thành và quần chúng nhân dân trong huyện thực hiện thành công lệnh tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại huyện lỵ Xuân Trường và Giao Thủy không mất một viên đạn và không đổ một giọt máu nào, là thắng lợi có ý nghĩa lớn nhất của cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo tài tình, biết vận dụng thời cơ của Chi bộ Đảng Cộng sản Đông An do ông làm Bí thư.
Cách mạng Tháng Tám thành công, cha tôi được Đảng và Nhà nước giao trọng trách Chủ tịch ủy ban kháng chiến và Bí thư Huyện ủy Xuân Trường. Trong những ngày cách mạng mới thành công, cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn, để thống nhất sự chỉ đạo thường xuyên và liên tục trong mọi hoạt động nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, nên trụ sở Huyện ủy Xuân Trường đầu tiên được đặt tại nhà bà Đoàn Thị Nhỡ (xóm 4, thôn Đông An, xã Xuân Thành, sau đó cơ quan Huyện ủy Xuân Trường chuyển về Trà Bắc, xã Xuân Bắc ngày nay).
Từ cuối năm 1949, nhiều huyện lỵ của tỉnh Nam Định bị địch tạm chiếm. Đây là thời kỳ toàn quốc kháng chiến, cơ sở đảng ở vùng địch hậu rút vào hoạt động bí mật. Những năm tháng gian khó, cam go của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp được gọi là “Thời kỳ hai năm bốn tháng”. Quân địch lập “tề”, bắt lính và khủng bố rất tàn khốc những gia đình có người tham gia kháng chiến. Mặc dù vậy, cha tôi vẫn kiên cường bám đất, bám cơ sở để trực tiếp chỉ huy chống Pháp ở ba huyện Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu. Ông đã được nhiều cơ sở cách mạng đùm bọc và che giấu, nhiều câu chuyện cảm động về tấm lòng dũng cảm của người dân đã không sợ hy sinh gian khó, dũng cảm bảo vệ cha tôi thoát khỏi sự truy sát của địch.
Thời kỳ này đáng nhớ nhất là phong trào “Phát động du kích chiến tranh”. Chỉ trong một đêm, đúng giờ đã định, toàn bộ các điếm canh của địch ở khắp các làng tề đều bị quân du kích đốt cháy. Đêm ấy, toàn huyện Xuân Trường và một số điếm canh ở hai huyện Giao Thủy và Hải Hậu bốc cháy như một biển lửa. Trận đánh bất ngờ, không có tiếng súng mà chỉ có ngọn lửa căm hờn đã khích lệ và tiếp sức cho phong trào du kích toàn vùng, đồng thời làm cho địch hoang mang lo sợ, khiến lực lượng của chúng phải co cụm lại, tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến mở rộng địa bàn kiểm soát.
Cuối năm 1949, cha tôi được Đảng giao nhiệm vụ làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định. Năm 1950, ông vinh dự được bầu là một trong hai đại biểu chính thức của tỉnh Nam Định đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II. Đại hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Tham dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên trong cả nước .
Sau khi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, từ Tuyên Quang trở về Liên khu III,cha tôi được Trung ương điều động sang quân đội để phụ trách công tác hậu cần phục vụ chiến dịch Hà Nam Ninh (còn gọi là chiến dịch Quang Trung). Mở đầu từ ngày 28-5 và kết thúc ngày 20-6-1951, do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ huy, nhằm phá vỡ phòng tuyến sông Đáy của thực dân Pháp ở mặt trận Hà Nam Ninh (thuộc địa bàn ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình ngày nay).
Nhiệm vụ của công tác hậu cần phục vụ chiến dịch với nội dung cô đọng như sau: “Công tác hậu cần chuẩn bị khẩn trương, phải bảo đảm vật chất cho gần 50.000 bộ đội và 45.000 dân công. Tháng 5-1951 phải hoàn thành khối lượng vật chất gồm 2.870 tấn gạo, 1.450 tấn thực phẩm (trong đó có 80 tấn thịt), 190 tấn đạn, chuẩn bị cơ sở và phương tiện cứu chữa cho 2.000 - 2.500 thương binh với 5.100 giường bệnh. Đến ngày nổ súng, mọi công tác chuẩn bị đã đảm bảo để chiến dịch nổ súng đúng thời gian”.
Chiến dịch Hà Nam Ninh đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, tạo nên một thắng lợi về chính trị trong chiến dịch. Do đó, ngày 27-6-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen các chiến sĩ tham gia chiến dịch Hà Nam Ninh tiêu diệt hơn 20 đại đội địch, “đã làm lay động tinh thần ngụy quân, đã phát triển chiến tranh du kích, bảo vệ nhân dân, bảo vệ mùa màng”.
Đây là trận đánh cuối cùng của cha tôi. Sau chiến dịch Hà Nam Ninh, trong một chuyến công tác hậu địch, ông đã anh dũng hy sinh vào ngày 8-10-1951 (tức ngày mồng 8 tháng 9 âm lịch), khi ấy ông mới tròn 40 tuổi.
 

Đinh Đức Đạt

Thành viên mới
Vì sao ông nội lại đặt tên cha tôi là Đinh Thúc Dự?
Người xưa luận rằng: Tên là sản phẩm của cha mẹ tặng cho con khi chào đời, cái tên ấy sẽ gắn bó cả cuộc đời của mỗi người. Tên không chỉ là phù hiệu, là danh xưng mà còn mang ý nghĩa, hình tượng, âm hưởng cả của dòng tộc, nếu là dòng họ liệt oanh thì ý nghĩa lại còn cao hơn một bậc.
“Đinh Thúc Dự”, theo Từ điển Hán - Việt thì từ Dự có các nghĩa chính là: Khen, khen cái hay của người khác gọi là dự - Tiếng khen, danh dự, yên vui. Lại cũng có nghĩa là: Sẵn sàng, dự bị, phòng bị sẵn… Dự vào, can dự vào, tham dự vào, can thiệp vào. Danh xưng này rất đúng với tinh thần, tính cách của cha tôi.
Về tướng mạo, cha tôi mắt to, dung mạo uy nghi, ánh mắt sắc bén, cơ thể đẫy đà, động tác nhanh nhẹn, giọng nói to. Hành sự luôn thận trọng, mọi tình cảm vui buồn đều biểu hiện ra bên ngoài. Tính tình cởi mở, sau khi tức giận thì ngay lập tức trở lại vui vẻ giống như bầu trời sau cơn mưa trời lại nắng. Về tính cách thì luôn độc lập, mạo hiểm, có ý chí phấn đấu, có khí phách anh hùng, thích cạnh tranh, không thích bị người khác ràng buộc can thiệp vào, nghị lực kiên cường, chí dũng quyết đoán, có hoài bão làm việc lớn, thường chủ động giải quyết mọi việc một cách chủ động và độc lập, có tầm nhìn xa, quan sát để ý đến đại cục và khí khái làm việc lớn, không câu nệ tiểu tiết.
Trong công việc, cha tôi là người cẩn trọng, kỹ lưỡng, nghiêm khắc, đòi hỏi sự hoàn mỹ và tôn quý. Trong cuộc sống đời thường, ông là người khoáng đạt, yêu thích cái đẹp, cái mới. Sinh thời, cha tôi tiếp cận và ảnh hưởng bởi văn hóa Pháp như ăn mặc, đồ dùng, tiện nghi đã phổ biến ở thành thị, nhưng chưa phát triển tới nông thôn như việc cắt tóc, ăn vận đồ Âu Tây. Cha tôi chuyên ăn vận đồ Âu, hầu như chưa bao giờ đóng áo the, khăn xếp.
Câu chuyện về tình anh em của cha tôi, khiến tôi mỗi khi nghĩ đến là rưng rưng trong lòng. Người anh cả của cha tôi, ở quê gọi là cụ Tổng Thường (ông làm Chánh tổng) - người được cho là biết ăn, biết chơi nhất tổng Cát Xuyên thời bấy giờ. Mẹ tôi nói rằng: Bao nhiêu của nả tổ tiên để lại đều chui cả vào cái lỗ điếu của bác Tổng Thường (bác tôi bán cả gạch ngói nhà thờ, tư điền hương hỏa để hút thuốc phiện nên nổi tiếng khắp vùng Xuân Trường là ông “phá gia chi tử”). Bác kể rằng: "Người ta nói là bác con nhà Nho mà ăn vận đua đòi theo kiểu Tây, tiền tiêu theo kiểu thành thị, nhưng họ đâu có biết là bác làm chánh tổng nên thường xuyên phải tiếp khách, phải xử lý việc công, quần áo thì vẫn thế, áo dài the đen, quần vải phin trắng, chỉ có cái áo bađờxuy là bố cháu biếu bác. Thực ra là bác thích kiểu áo này từ lâu rồi, nhưng chưa có điều kiện tìm mua, thấy bác thích bố cháu biếu bác".
dtd-1.jpg
Liệt sỹ Đinh Thúc Dự
(1911-1951)
Có lẽ đây là món quà mà bác rất thích, nó đã gắn liền với cuộc sống của bác qua rất nhiều năm, hơn nữa nó còn là kỷ niệm ruột thịt. Bác kể tiếp: "Tết năm Canh Thìn, chú Hạp và chú Dự từ Hà Nội về ăn tết, chả là từ đầu năm Kỷ Mão (1939) hai chú đã ra Hà Nộihọc nghề, chú Hạp thì học nghề vẽ truyền thần, chú Dự học nghề lái xe ôtô. Nghe nói ông chủ lớn tên là Đào Bá Mai (thời bao cấp là hiệu kem Hòa Bình đầu phố Phùng Hưng, Hà Nội) vì mến tính nết của bố cháu nên đã nhận chú ấy làm tài xế riêng cho chủ.
Ngày ấy, chắc bố cháu biết bác thích một chiếc áo bađờxuy như thế này, nên vừa về tới nhà, chưa cháy hết tuần hương trên bàn thờ tổ, bố cháu đã sang chào bác và vui vẻ nói: "Em có chút quà biếu anh, cũng là để mừng tuổi bác sang năm mới mạnh khỏe, bình an. Đây là chiếc áo dạ khoác ngoài, kiểu Âu châu, em mua theo ý em không biết nó có vừa với anh và hợp ý anh không? ở Hà thành nó đang là “mốt” thịnh hành đấy anh ạ!".
Chiếc áo dạ của Pháp màu lông chuột rất nền nã, kiểu cách sang trọng, bên trong còn lót một lớp sa tanh mỏng màu đen kẻ chìm rất điệu, bác thử ngay và nói: "Vừa quá! Vui quá, tết này anh lại có áo mới để diện rồi. Chiếc áo đẹp và quý như thế này chắc đắt tiền lắm, chú đi học việc làm gì có tiền. Thế hết bao nhiêu để anh gửi?". Nghe bác nói thế, bố cháu đứng lặng người, rồi nói với bác: "Bây giờ “quyền huynh thế phụ”, anh thay cha lo lắng việc nhà, em đi xa về biếu anh chút quà mọn, mà anh lại bảo trả tiền thì em chẳng còn biết nói thế nào! Vả lại chúng em mới ra ở riêng, người ngoài nghe tiếng cho là em không biết chữ "lễ" chữ “nghĩa” với bề trên, thì em biết kiếm lỗ nẻ nào mà chui?". Bác cảm thấy thẹn trong lòng vì chưa bao giờ bố cháu nói với bác mà căng thẳng như vậy. Nên bác vội cười xòa làm lành, vội phân trần với bố cháu: "Chú cho thì anh nhận, anh tạ lỗi chú, anh nói vậy để có chút sĩ diện đấy thôi, hiện giờ trong nhà một đồng Đông Dương còn chẳng có thì lấy đâu ra tiền mà trả cho chú!”.
Rồi bác hỏi lảng sang chuyện khác: “Mới hôm nào, vậy mà chú đi Hà Nội cũng được gần một năm rồi đấy nhỉ, công việc bây giờ ra sao rồi?". Thấy bác hỏi đến công việc, bố cháu vui vẻ kể hết việc học hành, việc được ông chủ nhận làm lái xe riêng, đặc biệt là chuyến lái xe đưa ông chủ sang Xiêng Khoảng và nhiều chuyện vui khác...
Ôn lại chuyện cũ, bác xúc động kể tiếp: "Bố cháu có hai cái thích: Một là thích chơi ngựa; hai là thích chơi xe đạp. Điều làm cho bác phục bố cháu nhất là cách ăn mặc, dáng đi đứng, cái mà các cụ gọi là "đường ăn, nét chơi" bác học mãi mà không được". Tôi tỏ vẻ không hiểu, bác tôi giải thích: "Chẳng hạn như nếu hôm nay đi lên huyện bằng ngựa thì mặc áo nào, quần nào, đi xe đạp thì mặc sơ mi, quần tây, bác cứ mê mẩn hình ảnh bố cháu diện áo sơ mi trắng, quần tây màu nâu sẫm, áo bỏ trong quần, đầu đội chiếc mũ cát trắng, cưỡi trên chiếc xe đạp Sterling trông thật thư sinh mà oai vệ...". Tôi nói với bác: "Bác thích thế sao bác không làm?". Bác nói: "Muốn vậy nhưng bác không biết đi xe đạp, rồi còn bước đi, dáng đứng nữa chứ”.Hỏi bố cháu thì bố cháu cười mà nói rằng: "Hằng ngày anh phải tập cười nhiều vào, vì vui vẻ sẽ lạc quan, có niềm tin, có thắng lợi, phải tự xét mình, bớt trách người, dùng lòng khoan dung độ lượng, sức cảm hóa của mình để sống và làm việc".Bác hiểu ý bố cháu muốn nói với bác là tự nhiên, tự rèn luyện mà có. Bác khen: "Bố cháu đẹp trai, trên khuôn mặt luôn nở nụ cười vui vẻ. Đứng trước việc khó khăn cũng cất lên tiếng cười sảng khoái để xua tan đi âu sầu, tiến về phía trước hướng tới thành công". Cười không những thu về được sự thông cảm, tình yêu, mà còn có được tình bạn chân thành.
Tôi chợt nghĩ đến bức ảnh duy nhất của cha để lại mà bây giờ con cháu đang lập trên bàn thờ. Đó cũng là bức ảnh cha tôi cười, cười rất tự nhiên và đôn hậu. Ông luôn theo đuổi sự hoàn mỹ và tôn quý trong cuộc sống và sự nghiệp. Sống trong vui vẻ, lạc quan, có niềm tin và luôn tự xét mình, thân thiện, khoan dung, độ lượng với mọi người bằng sự cảm hóa của mình, dù ông đã ra đi hơn nửa thế kỷ, nhưng vẫn để lại trong lòng những người cùng thế hệ, những người dân quê tôi, các thế hệ con cháu họ Đinh ở Đông An, sự biết ơn, lòng tôn kính, nể trọng và nuối tiếc không nguôi.
Gia đình
Mẹ tôi là Đào Thị Lộc, thời con gái bà đẹp và đảm đang nhất làng Liêu Thượng. Cha là một thư sinh nổi tiếng trong vùng, lại là con nhà danh tiếng, chuyên cần học hành và tham gia hoạt động bí mật từ rất sớm nên chưa nghĩ đến việc lập gia thất. Việc hệ trọng ấy sẽ do ông nội định đoạt, thuận theo phép tắc “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Vì vậy, việc trăm năm của cha tôi do ông nội đích thân đến tận nhà cụ Hương Vịnh xin cô Lộc về làm dâu họ Đinh. Cụ Hương Vịnh cũng có năm người con, hai trai, ba gái. Mẹ tôi là chị cả, năm 16 tuổi đã đảm đang phụ đỡ cha mẹ nuôi các em ăn học. Từ nhỏ bà đã được cha giáo huấn cốt cách của người chị cả trong một gia đình nền nếp, có gia đạo và phép tắc nghiêm cẩn. Cụ Hương Vịnh dạy bà đạo Tam tòng tứ đức, Phật đẹp tại tâm, nữ công gia chánh… Bà khéo tay may vá và nuôi tằm, dệt vải. Mẹ cũng giống cha tôi về sự thông minh và cương nghị, có tính cầu thị mà quyết đoán. Do vậy, mặc dù sống trong một gia đình nho giáo truyền thống nhưng bà vẫn vượt lên, thoát ra khỏi sự kiềm chế, lạc hậu, bó buộc phi lý để tự tìm lấy cuộc sống độc lập và hạnh phúc cho riêng mình.
Ngày ấy, sự việc gia đình cụ Nhất Hợp hỏi cưới cô cả Lộc đẹp nhất làng Liêu Thượng cho cậu Dự con út cụ chẳng mấy chốc đã vang khắp hàng tổng. Nguyên là vì, đám cưới tổ chức ngày 18-10-1939 ngay sau hôm dạm ngõ là điều chưa có tiền lệ trong làng, bởi lẽ con dâu trưởng nhà cụ Nhất Hợp là mợ Diễn, vợ cậu Tổng Thường (ông Thường là trưởng nam của gia đình cụ Nhất Hợp) bị bạo bệnh, sắp qua đời nên phải cưới chạy tang, nếu không cưới ngay thì cậu Dự phải chờ ba năm nữa, sẽ lỡ tuổi. Cũng may, bên gia đình cụ Hương Vịnh cũng thể tình gia thế cụ Nhất Hợp mà nhận lời, với lại cô Lộc đã biết tiếng cậu Dự từ lâu, nên trong lòng cũng thuận bảy, tám phần. Tuy đám cưới của cậu mợ Dự không to nhưng cũng long trọng và đầy đủ thủ tục, cỗ bàn hà tiện cũng phải năm, sáu chục mâm. Hoàn cảnh "cưới chạy tang" như vậy cũng được xem là trọn vẹn mọi bề đối với hai gia đình “môn đăng, hộ đối”.
Cưới hỏi trong lúc nhà chồng đang tang gia bối rối, tình duyên của cha mẹ tôi như là định mệnh. Trọng trách đè nặng trên đôi vai mẹ tôi từ đấy. Các nàng dâu của cụ Nhất Hợp không hiểu vì sao cứ lần lượt qua đời. Mẹ tôi phải một tay nuôi dưỡng tất cả con cháu, kể cả trong kháng chiến chống Pháp bà chạy tản cư vào Khu IV, con cháu đều theo, bấu víu cả vào bà để được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành. Dài nhà cụ Nhất Hợp ngày ấy, không kể con chú con bác, trai hay gái, lớn hay nhỏ… tất cả đều gọi mẹ tôi chung một tiếng “Mợ” để nói lên cái tình, cái công đức và cả cái uy của mẹ tôi đối với con cháu, họ tộc.
Bố mẹ tôi kết duyên và chung sống với nhau chỉ vỏn vẹn được 12 năm, nhưng tính kỹ, có lẽ ông bà chỉ được vài ba năm chung sống hạnh phúc bên nhau. Sinh thời, có đôi lần mẹ tâm sự với tôi về cuộc tình của bố mẹ. Mẹ bảo: "Tuy chỉ được ở gần bố con một quãng thời gian ngắn ngủi, nhưng mẹ thấy thật sự là hạnh phúc vì có được người chồng mẫu mực thủy chung và các con đều khôi ngô tuấn tú. Những ngày tháng sau khi bố con mất rất gian khổ, nhiều khi nghẹt thở muốn gục ngã, nhưng nghĩ đến chồng, đến các con, mẹ như được vịn vào vai bố con để gắng gượng đứng lên". Mẹ tôi, suốt cả cuộc đời tận tụy hy sinh, “ở vậy, thờ chồng nuôi con”, mẹ tôi đúng là mẫu phụ nữ á Đông điển hình của sự thủy chung, hiền thục thay chồng nuôi dạy con cái. Mẹ tôi còn là cơ sở nuôi dưỡng cán bộ cách mạng trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bà được Thủ tướng Chính phủ tặng "Bằng có công với nước".
Nói về mẹ tôi, các bác cao niên ở làng Hành Thiện thường bảo rằng: Nếu như góa phụ ở thời Minh, Thanh bên Trung Quốc có 30 năm thờ chồng nuôi con sẽ được vua phong "Tiết hạnh khả phong", nhưng bác Lộc đã ở vậy nuôi con, thờ chồng những 60 năm có lẻ. Vậy bác phải được vua phong hai lần “Tiết hạnh khả phong” mới xứng đáng.
Trong bài thơ vĩnh biệt mẹ, tôi viết:
"Mẹ là bến biết đợi thuyền chung thủy,
Cha là cánh buồm chỉ chọn một dòng xuôi."
Bến chung thủy của bà đã chờ đợi ông trong suốt 60 năm và có lẽ sẽ còn mãi mãi đợi chờ. Cánh buồm của ông lộng gió trên con đường đi theo cách mạng, có sức mạnh của tình yêu, lòng chung thủy, đức hy sinh của bà, chắc chắn ông sẽ đưa con cháu của ông bà đến bến bờ vinh quang.
Cha mẹ tôi sinh hạ được bốn người con, ba trai và một gái. Tất cả các con của ông bà đều đã trưởng thành và hoàn thành sự nghiệp, nay tất cả đều đã nghỉ hưu. Cháu con đông vui, học hành tiến bộ, một thế hệ mới đầy triển vọng và tin cậy đang vui sống chan hòa. Thực tế ấy cũng phần nào nói lên công đức mà ông bà để lại cho đời sau.
Như đã nói ở phần trên, bố mẹ tôi sinh hạ được bốn người con. Tôi xin nói đôi nét tiêu biểu về anh cả Đinh Thanh, chị gái Đinh Thị Liên và tôi Đinh Đức Đạt là con út, vì cả ba anh chị em chúng tôi phúc phận ngang bằng, cuộc đời tuy có thành tựu nhưng ít có những nét nổi trội và tương đồng với mệnh của cha tôi. Riêng có người anh thứ hai là Đinh Quang Tỉnh - như mẹ tôi nhận xét thì anh ấy có rất nhiều điểm giống và tương đồng với cha tôi, nên tôi dành giới thiệu kỹ hơn ở phần sau để việc trình bày được thông sáng, cũng là để mọi người có điều kiện biết thêm về một số điểm đặc biệt, nổi trội của anh tôi, góp phần làm rõ nét và đầy đủ hơn, tô đậm thêm hình ảnh của cha tôi.
Anh Cả được cha tôi lấy tên quan tri phủ Xuân Trường Trần Trọng Thanh đặt cho anh tôi là Đinh Thanh. Anh sinh ngày 6-10-1942.
Sau khi cha tôi qua đời, anh Thanh được Nhà nước cho đi học và nuôi dưỡng tại Trường Quế Lâm Dục Tài Học Hiệu, đến năm 1957 về nước, anh theo học hết phổ thông rồi tiếp tục học ngành điêu khắc khóa 1, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Sau đó đi tu nghiệp tại Trung Quốc về chế tác và sản xuất đồ gốm - sứ. Anh được tặng Giải thưởng của ủy ban Văn học - Nghệ thuật năm 2000 với tác phẩmChợ chiều. Nhiều năm anh làm Giám đốc Nhà máy Gốm sứ Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Anh xây dựng gia đình, có một cháu trai và một cháu gái. Nay anh đã nghỉ hưu tại Quảng Yên - Quảng Ninh.
Chị gái tôi là Đinh Thị Liên, tên thật của chị là Đinh Thị Gái, sau này đi học, bác Tổng Thường đặt lại tên là Liên, Liên trong chữ Hoa. Chị sinh ngày 18-2-1947. Chị gái tôi được đào tạo tại Liên Xô cũ, Trường Đại học Công nghệ Kỹ thuật Hóa học Menđêlêép, sau đó làm việc và làm nghiên cứu sinh tại Viện Đúpna Liên Xô về nguyên tố hiếm và lò phản ứng hạt nhân khoảng 20 năm.Với học vị Tiến sĩ khoa học - chị cũng là người có học vị khoa học cao nhất trong bốn anh em chúng tôi. Chị xây dựng gia đình cùng với một kỹ sư hóa học được đào tạo tại Cộng hòa Dân chủ Đức và có một cháu trai đã lập gia đình riêng và con cháu đề huề, ấm no hạnh phúc.
Tôi là con trai út. Khi sinh tôi, được tin là con trai, bác cả và cha tôi rất mãn nguyện nên đặt tên tôi là Đinh Đức Đạt, với ý nghĩa rất dễ hiểu là con cháu họ Đinh có Đức sẽ thành Đạt. Tôi sinh ngày 6-3-1949. Bởi có câu “Giàu con út, khó con út” nên tôi được mẹ và cả nhà cưng chiều, gần mười tuổi mà tôi vẫn còn được bú mẹ. Tôi là người con được ở bên mẹ suốt cả thời niên thiếu. Lớn lên đi bộ đội, rồi học tiếp để trở thành kỹ sư điện tử, tốt nghiệp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, là sĩ quan quân đội, sau chuyển ngành sang làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam, theo học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2004. Nay nghỉ hưu tại Hà Nội, gia đình có hai con, một gái và một trai, các cháu đều đã trưởng thành và lập gia đình riêng. Gia cảnh đủ đầy, yên vui, hạnh phúc.
Người anh thứ hai của tôi tên đầy đủ là Đinh Quang Tỉnh, những năm công tác ở miền Nam mọi người quen gọi là “Anh Ba” hoặc “Ba Tỉnh”. Anh là “nhân vật” con nuôi của chú Vân và cô Sen trong thiên tình sử có một không hai của câu chuyện Nữ tình báo Đinh Thị Vân lấy vợ cho chồng để đi làm cách mạng mà báo chí, phim ảnh đã nhiều lần nhắc đến.
Sinh thời, cha tôi giao du với rất nhiều người danh tiếng trong vùng, như các nhà nho, thầy tu, cha cố, tri phủ... Trong số những người đó phải kể đến tri phủ Vũ Ngọc Tỉnh, người mà cha tôi đã lấy tên đặt cho con trai thứ hai của mình: Đinh Quang Tỉnh. Tỉnh là tên của viên tri phủ đã “tâm phục khẩu phục” trao ấn tín phủ Xuân Trường cho lực lượng khởi nghĩa do cha tôi chỉ huy ngày 20-8-1945.
 

Đinh Đức Đạt

Thành viên mới
KÝ ỨC VỀ NGƯỜI CHA KÍNH YÊU (III)Lấy tên quan phủ đặt tên con
ba-tinh-430a.jpg
Họa sỹ Đinh Quang Tỉnh tại kho tư liệu Báo Ảnh Việt Nam ( TTX-VN)
Tôi cứ thắc mắc trong lòng rằng không hiểu vì sao cha tôi lại lấy tên các tri phủ để đặt tên cho hai người con trai của mình (anh cả tôi tên là Thanh cũng là tên của tri phủ Xuân Trường Trần Trọng Thanh, quan tiền nhiệm của Vũ Ngọc Tỉnh). Tôi trộm nghĩ, anh tôi sinh tháng 7-1945 thì việc đặt tên là Tỉnh chắc chỉ liên quan đến tình cảm bạn bè hay ngữ nghĩa thôi. Từ “Tỉnh” cónghĩa là gì khi trở thành danh từ? Tôi tra Từ điển Hán - Việt thấy “Tỉnh” có rất nhiều nghĩa và toàn là nghĩa tốt, ý đẹp cả. Xin dẫn cụ thể 12 nhóm từ “Tỉnh” như sau:
1- Giếng đào sâu để lấy mạch nước ngầm gọi là tỉnh; người xưa đào giếng giữa phố, để cho hàng phố cùng dùng gọi là thị tỉnh, đào giếng ở giữa làng để cả làng cùng dùng gọi là hương tỉnh; 2- Ngày xưa chia ruộng làm chín khu, cứ tám nhà phân thành một khu, còn khu ở giữa của vua gọi là tỉnh điền; 3- Rành mạch, như trật tự tỉnh nhiên; 4- Sao Tỉnh là một ngôi sao trong Nhị thập bát tú; 5- Coi xét, Thiên tử đi tuần bốn phương gọi là Tỉnh phương; 6- Mình tự xét mình cũng gọi là tỉnh; 7- Mở to, như phát nhân thâm tỉnh (mở mang cho người biết tự xét kỹ mình); 8- Dè, dè dặt, như tỉnh kiệm, tần tiện, giảm bớt sự phiền đi gọi là tỉnh sự; 9- Tỉnh từ dùng để chia các khu vực hành chính trong nước; 10- Hố cạm, hố đào đặt bẫy bắt thú; 11- Tỉnh cơn say, chiêm bao thức tỉnh; 12- Hết thảy lý sự gì đang mê mà ngộ ra đều gọi là tỉnh như tỉnh ngộ.
Có lần mợ tôi (ở họ Đinh Đông An, riêng gia đình nhà tôi gọi cha là “bố” và gọi mẹ là “mợ”) kể chuyện nhà, bà quả quyết rằng: Trong ba anh em trai, có anh Tỉnh là giống bố nhất. Đặc biệt là cái dáng vừa đi vừa lắc bên nọ, đảo bên kia thì giống hệt như bố ngày xưa. Nhân mợ nhắc đến tên anh Tỉnh, tôi gạn hỏi lý do vì sao lại lấy tên ông tri phủ Vũ Ngọc Tỉnh để đặt cho anh ấy? Mợ tôi giảng rằng: Mọi người hiểu Tỉnh là tỉnh ngộ, tỉnh táo là chưa đủ, bố con bảo là phải hiểu sâu hơn nghĩa ở sau chữ tỉnh. Tôi thật sự không hiểu gì, mợ tôi giảng giải tiếp: Tỉnh còn có một nghĩa dân giã là rượu. Ngày xưa, thời nhà Đường có tục lệ cứ đến mùa xuân thì uống rượu, làm thơ, chúc tụng, đi du xuân, gọi là "rượu xuân" để nói lên ý nghĩa uống rượu rất thanh cao, làm cho người uống rượu thêm tỉnh táo nên dân gian gọi luôn là “Tỉnh”. Lúc đặt tên, bố con cũng hỏi ý của mợ; mợ bảo muốn đặt tên con là Tỉnh trong chữ tinh tú, tinh hoa, tinh anh hay Tỉnh là Xuân trong chữ xuân đứng đầu bốn mùa, có cảnh tượng hớn hở, tươi tốt, tượng trưng cho tuổi trẻ như Thanh Xuân thì tùy ông lựa chọn! Sau đó bố con chọn là Tỉnh nhưng không nói gì thêm; mợ cho rằng chắc cũng bao hàm đầy đủ ý nghĩa đó rồi. Tôi thật sự khâm phục sự sâu sắc của cha mẹ trong việc đặt tên cho anh tôi.
Về việc đặt tên là “Tỉnh” cho anh tôi, trong họ có nhiều câu chuyện khác nhau, có lẽ còn nhiều ý tứ khác nữa. Tôi cho rằng, vì chỉ để đặt tên thật hay, phù hợp với dòng tộc thì các bác tôi có thể chọn nhiều mỹ danh khác. Vậy có lý do gì sâu sắc hơn thế? Tôi đem băn khoăn này hỏi bác tôi là Đinh Lai Hạp (ở quê thường gọi là ông Tổng Hấp), bác Hạp là anh trai của bố tôi, người cùng lớn lên, cùng đi học và hoạt động cách mạng. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám, để che mắt địch trong hoạt động “bán công khai”, ngày ấy bác Hạp tên là Hấp, mua chức chánh tổng, nên gọi là “Tổng Hấp”, còn cha tôi mua chức “phó lý” nên gọi là “Phó Rự” (quê tôi chữ “D” đọc là “R”). Tôi hỏi bác Hạp: “Bác có biết vì sao bố cháu lại lấy tên các ông tri phủ đặt tên cho các anh cháu không?”. Bác trả lời: “Về tri phủ Thanh thì bác không biết rõ lý do, còn tri phủ Tỉnh thì bác còn nhớ rất rõ. Đận ấy, mợ cháu sinh anh cháu tại nhà vào ngày mồng 6 tháng 7 năm ất Dậu, đúng năm đói kém, trời lại mưa lũ rất lớn. Bố cháu làm phó lý nên phải đi tuần đê tận dưới Ngô Đồng cách nhà mấy chục kilômét, vì thế bác phải vội vã phóng xe đạp đến tận nơi báo tin cho bố cháu biết. Được tin lại sinh con trai, bố cháu vui đến nỗi không đi được xe nên bác phải chở bố cháu ngược về Hành Thiện, để kịp vào phủ báo cáo tình hình đê điều với quan huyện.
Vì ngược gió, hai anh em đèo nhau về đến Ngọc Cục thì trời đã tối. Bác bàn với bố cháu là để sáng mai hãy vào bẩm quan, nhưng bố cháu bảo là việc công không thể trễ nải được. Cũng may, tri phủ Vũ Ngọc Tỉnh là người đã biết tiếng bố cháu, nên ông đồng ý tiếp ở nhà riêng, bố cháu báo cáo với ông về tình hình đê điều, việc phòng hộ và những nơi xung yếu đã sắp đặt tuần đinh túc trực đêm ngày. Rồi bố cháu tha thiết xin tri phủ cho nghỉ việc vài ngày để giúp đỡ gia đình. Ông phủ hỏi: "Trong lúc nước sôi lửa bỏng như thế này, anh xin nghỉ vì lý do gì?". Bố cháu nói: "Thưa ông, vợ tôi vừa ở cữ!”. Là chỗ thân tình nên tri phủ cũng mủi lòng, ông hỏi thêm: "Thế bà nhà sinh cháu trai hay cháu gái, vào hồi mấy giờ?". Bác đỡ lời: "Thưa ông, thím ấy sinh cháu trai, vào giờ Thân ngày mồng 6 ạ!". Nghe xong, quan đưa tay phải lên bấm độn, sau một hồi tính toán, ông quay sang nói với bố cháu: "Thằng cu này có điểm xuất chúng đấy, ngày sau sẽ làm rạng danh tổ nghiệp, nên để mắt đến nó!".
Qua câu chuyện của bác, tôi không biết tiên sinh Vũ Ngọc Tỉnh bấm độn để xem Tứ Bình hay Tử vi mà “chấm” ra như vậy? Bác Hạp còn kể rằng, mấy hôm sau bố cháu lên cảm ơn tri phủ Tỉnh, biết ông “hay chữ”, mà quẻ Bát Quái của con lại là quẻ Khảm - Thủy hợp với tên Tỉnh, nên đánh liều xin tên của ông để đặt cho con trai mình. Tri phủ Tỉnh không những không quở trách mà còn rất vui, ông đã thuận ý ngay. Bác tôi còn cho biết một thâm ý khác nữa: Tình hình lúc bấy giờ cách mạng đang sục sôi ở khắp nơi. Bố cháu có ý giác ngộ để ông phủ Tỉnh ủng hộ cách mạng. Bố cháu nhận thấy ông phủ Tỉnh là viên quan liêm chính, ngay thẳng, là người nhân hậu, học rộng, hiểu nhiều, lại có lòng thương dân, nên bố cháu cố ý lấy việc xin chữ “Tỉnh” để nhắc ông phủ hãy thức tỉnh, thức thời. Là người học cao, hiểu rộng nên ông Vũ Ngọc Tỉnh hiểu ngay điều đó. Ông ấy cảm nhận được bố cháu là người của cách mạng, vì vậy khi bố cháu kéo quân lên chiếm phủ Xuân Trường thì ông Vũ Ngọc Tỉnh đã nhanh chóng mở cổng phủ, đầu hàng vô điều kiện quân khởi nghĩa. Nên cách mạng thắng lợi mà không mất một viên đạn. Nghe nói, sau khi ông phủ Tỉnh dâng ấn đầu hàng, đã đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp, do có trình độ văn hóa cao nên ông được giao làm công tác tuyên huấn, rồi lãnh đạo một tờ báo lớn. Ngày ấy, tuy có tài nhưng vì “chủ nghĩa lý lịch” và những vấn đề về thành phần xuất thân… nên ông cũng không có điều kiện phát huy tài năng và trí tuệ để cống hiến cho xã hội. Từ sau cải cách ruộng đất, gia đình tôi cũng không biết tin tức của gia đình ông…
Trở lại câu chuyện về đời tư của anh tôi. Anh ra Hà Nội từ rất sớm (1957), theo chủ trương “Giúp đỡ và nuôi dưỡng con em cán bộ kháng chiến đã hy sinh”, theo đó một số con em được đi học ở nước ngoài hoặc vào Trường học sinh miền Nam ở Hải Phòng (sau nàycòn có Trường Nguyễn Văn Trỗi - còn gọi là “Trường Trỗi”), một số đơn vị quân đội, nhà máy, xí nghiệp hoặc gia đình cán bộ, có điều kiện tự nguyện nhận nuôi. Anh tôi làm “con nuôi” một gia đình cán bộ cấp vụ trưởng, ông bà kết hôn đã lâu mà vẫn chưa có con cái (ông cũng là bác họ xa, cùng hoạt động cách mạng với cha tôi trước năm 1945). Anh tôi bỡ ngỡ sống trong cảnh “con nuôi”, tuy được ăn no, mặc ấm nhưng có rất nhiều sự phức tạp không thể nói thành lời. Vì vậy, ở nuôi được hơn một năm thì anh tôi xin ra sống tự lập bằng số tiền ít ỏi theo chế độ trợ cấp cho con em liệt sĩ.
Từ đó, anh kiếm sống bằng đủ nghề nặng nhọc ở Hà Nội, vừa học tập vừa lập nghiệp. Rồi anh xây dựng gia đình với người con gái Hà Nội gốc làng Ngọc Hà. Tiếp đó, anh được học tập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn rồi công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành.
ba-tinh-430.jpg
Vợ chồng Chị dâu Phạm Thị Đức và anh Đinh Quang Tỉnh (2006)
Chị dâu tôi tên là Phạm Thị Đức, biết anh người nhà quê, gia cảnh lại nghèo, nhưng mến người, phục tài nên hai người đã nên vợ, nên chồng. Chị đã mang những nét đẹp của văn hóa kinh kỳ giác ngộ cho anh, lấy tình yêu để động viên, khích lệ anh phấn đấu cho sự nghiệp. Chị cũng là người tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 12 tuổi đã là người đưa thư vào trại giam Hỏa Lò cho ông Lê Văn Lương và Phạm Ngọc Sơn hoạt động cách mạng bị giặc bắt chuẩn bị đưa đi Côn Đảo (ông Lê Văn Lương về sau là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, còn Đại tá Phạm Ngọc Sơn (tức Ba Sơn) là cán bộ an ninh gan dạ hoạt động trong nội thành Sài Gòn từ những năm 1960). Chị Đức là nhân vật “cô bé mặc áo dài đỏ” mà báo chí và phim ảnh nói đến cô bé Hà Nội tham gia hoạt động cách mạng của những năm 1950, Hà Nội bị tạm chiếm.
Nhiều nét tương đồng giữa anh Tỉnh và bố tôi trong cuộc sống xa mẹ, vất vả khổ sở càng làm cho tôi hiểu ý nghĩa lời mợ tôi nói: "Mợ thương và yêu anh Tỉnh nhất". Cũng phải nói thêm là trong lòng mợ tôi luôn luôn mong muốn các con thành đạt, nhưng cho đến khi bà nhắm mắt, xuôi tay thì chỉ có anh Đinh Quang Tỉnh là thành danh trong sự nghiệp và cả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Những tác phẩm hội họa và văn chương của anh đã được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Anh là người con đã làm được điều mà mợ tôi "mát lòng, mát dạ". Trong khi đó, mặc dù mẹ biết chị gái tôi là Tiến sĩ khoa học hạt nhân nguyên tử, tu nghiệp nhiều năm ở nước ngoài, nhưng chị không được bà đánh giá cao.
Anh là một phần đời đẹp đẽ mà bố để lại để chúng tôi noi theo…

 

Đinh Đức Đạt

Thành viên mới
KÝ ỨC VỀ NGƯỜI CHA KÍNH YÊU (kỳ cuối)
cha-toi-430.jpg
Trích một phần tấm ảnh lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng các đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Ông Đinh Thúc Dự (người đứng giữa, hàng thứ 3, dấu “x”)
Ảnh của Phòng lưu trữ Báo Ảnh Việt Nam (VN-TTX)
Hai lần liệt sĩ
Mẹ kể lại, vào mùa thu năm 1951, gia đình tôi được lệnh tản cư ra “vùng tự do” Khu IV cùng với các gia đình cụ Tú Châu (thân mẫu nhà thơ cách mạng Đặng Xuân Thiều), nhà cô Đoan (cán bộ phụ nữ Nam Định), nhà cô Mai Quý Hiên…, mỗi gia đình lánh nạn ở một nơi, phần đông về Cầu Bố, Hậu Hiền… Gia đình tôi đang nương nhờ ở nhà cụ Cố Tâm, một cơ sở của ta ở Trại Vạc thuộc thôn Thiệu Ngọc, xã Thiệu Vũ (tên cũ) thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Mẹ tôi làm “hàng xưng hàng xáo”, ngày ngày đội gạo qua sông Cầu Chày đi chợ Chiềng tần tảo để nuôi chúng tôi trong những ngày xa quê hương, nương náu ở nơi rừng rú, hẻo lánh này. Mọi việc chưa đâu vào đâu thì được tin cha tôi đang cấp cứu ở Bệnh viện Nông Cống. Cha tôi được cáng bộ từ Liên khu III ra, sau trận càn ác liệt, ông vừa bị thương, vừa mắc bệnh nan y, tình hình rất nguy kịch. Người liên lạc củaông cho biết đoàn thể định đưa ông vào bệnh viện của quân đội Pháp ở thành Nam Định hoặc vào nhà thương Đồn Thủy ở Hà Nội để cứu chữa. Nhưng cứu được người, mà ông lại bị địch bắt thì không biết hậu quả sẽ nguy hiểm đến đâu? Ai chịu trách nhiệm. Cho nên không thực hiện phương án này.
Trung ương đã quyết định bằng mọi cách đưa cha tôi ra vùng tự do. Với sự cố gắng đặc biệt của quân chủ lực Liên khu III, đoàn cứu thương đã bí mật vượt qua nhiều đồn bốt địch để đưa cha tôi về Bệnh viện Nông Cống an toàn, trong thời gian ngắn nhất, để kịp cấp cứu và điều trị tại bệnh viện của Trường y sĩ Liênkhu III - IV ở Nông Cống, Thanh Hóa. ở đây đang có hai bác sĩ chuyên khoa rất giỏi, mới tu nghiệp ở Pari về nước và tình nguyện tham gia phục vụ kháng chiến. Đó là Doctor Hoàng Đình Cầu - Hiệu trưởng Trường y sĩ Liên khu III - IV Nông Cống, kiêm Giám đốc Bệnh viện Liên khu III - IV, khi ấy ông mới tròn 30 tuổi. Cùng tham gia cấp cứu cho cha tôi còn có Doctor Đặng Vũ Hỷ, là bác sĩ chuyên khoa da liễu, tốt nghiệp ở Pari. Nhưng ông đã tự học và nghiên cứu để trở thành một bác sĩ đa khoa giỏi. Ông mới được tăng cường từ Bệnh viện dã chiến Ninh Bình về Trường y sĩ Nông Cống để trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân trong và ngoài quân đội.
Doctor Hoàng Đình Cầu và Doctor Đặng Vũ Hỷ trực tiếp cấp cứu cho cha tôi, nhưng bệnh tình của cha quá nặng, sức khỏe bị suy kiệt sau một chuyến đi dài, lại bị mất máu nhiều... Mặc dù Bệnh viện Nông Cống đã dành mọi phương tiện điều trị tốt nhất, nhưng theo hội chẩn và kết luận của Doctor Hoàng Đình Cầu thì cha tôi còn bị Cancer (ung thư), một căn bệnh lạ vô phương cứu chữa trong hoàn cảnh thiếu thuốc đặc trị và phương tiện cấp cứu nên thời gian tim đập chỉ còn được tính bằng giờ. Những phút cuối đời, cha tôi đã khẩn thiết yêu cầu mẹ tôi ký vào “Đơn tự nguyện hiến xác” để giúp sinh viên Trường y sĩ Liên khu III - IV Nông Cống có điều kiện tiếp cận và hiểu biết thêm về căn bệnh nguy hiểm này. Mẹ tôi thuật lại: Cuộc giải phẫu cha tôi đã kéo dài hơn 8 tiếng đồng hồ, dưới sự trực tiếp giảng dạy của hai Doctor Hoàng Đình Cầu và Đặng Vũ Hỷ. Cùng với các cộng sự Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Hữu Tước... Trong số sinh viên dự buổi thị phạm ngày ấy có sinh viên Đặng Hồi Xuân (tức cố Giáo sư, Tiến sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đặng Hồi Xuân) và nhiều sinh viên khác, sau này họ trở thành những giáo sư, bác sĩ nổi tiếng của nền y học Việt Nam thế kỷ XX.
Sự hy sinh thân thể của cha tôi cho y học ngày ấy, đã được Trung ương đánh giá là sự hy sinh cao cả, với khí phách anh hùng của người chiến sĩ đã bỏ mình nơi chiến trường. Trong tấm Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì số 22/LCT ngày 28-4-1961 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã tuyên dương: “Ông Đinh Thúc Dự đã có công lao trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc”.
Năm 2013, nhân kỷ niệm 103 năm ngày sinh liệt sĩ Đinh Thúc Dự, tỉnh Nam Định đã đặt tên phố Đinh Thúc Dự tại khu Đô thị mới Hoà Vượng, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Mộ phần của Cha tôi
mo-1.jpg
Đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo UBND xã Xuân Thành,
và Dòng tộc Họ Đinh Đông An viếng mộ liệt sỹ Đinh Thúc Dự
anh8.jpg
Phần mộ liệt sỹ Đinh Thúc Dự tại Nghĩa trang Liệt sỹ xã Xuân Thành,
huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
- Ảnh: Đinh Xuân Vinh
Mộ phần của cha tôi do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử nên đã bị di dời nhiều lần. Vì vậy, đúng 60 năm sau, di cốt của ông mới được quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Thành. Phải chăng, đó cũng là một sự hy sinh để bảo vệ cách mạng, bảo vệ Đảng. Một lý do rất đặc biệt mà ngày nay nhiều người chưa có điều kiện để hiểu rõ ngọn ngành. Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954 lập lại hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Nhưng Việt Nam bị chia cắt tại vĩ tuyến 17. Miền Nam rơi vào tay Mỹ - ngụy. Trước tình hình đó, Đảng và Bác Hồ đã tiên đoán được đối phương sẽ phá hoại Hiệp định Giơnevơ ký chưa ráo mực.
%E1%BA%A3nh1.jpg
Anh hùng tình báo Đinh Thị Vân
Vào đầu năm 1954, khi ấy người em gái của cha tôi là cô Đinh Thị Vân được Quân đội cử vào miền Nam hoạt động bí mật. Tại thời điểm khó khăn nhất của đất nước, để hỗ trợ cho hoạt động bí mật của bà, cấp trên quyết định thông báo: “Đinh Thị Vân đã phản Đảng, bỏ nhiệm vụ chạy trốn vào Nam. Tuyên án tử hình vắng mặt”. Tin dữ lan truyền quá nhanh, anh em đồng chí, họ hàng, quê hương… đều bàng hoàng, sửng sốt. “Vụ án chính trị” này đã khiến nhiều anh em, con cháu ruột thịt của bà trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa bị “vạ lây” suốt trong nhiều năm. Nhưng đã đánh hoả mù vào cơ quan mật vụ của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bà Vân hoàn thành nhiệm vụ. Vào thời điểm nhạy cảm này, lại đúng lúc đoàn thể và gia đình đưa hài cốt của cha tôi từ Nông Cống về quê hương chưa thể đưa vào Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Thành được. Tuy nhiên, trong nghĩa trang vẫn kín đáo có phần mộ, bia ghi danh cha tôi như những liệt sĩ khác trong nghĩa trang này. Nhưng mộ chính của cha tôi vẫn an nghỉ ở lăng họ Đinh, thuộc dòng tộc Đinh Mẫn Cấp tại khu đất riêng của làng Đông An.
Nhân đây, tôi có mấy lời bộc bạch về những ngày cuối cùng của mẹ tôi: Hôm ấy, bỗng tình hình sức khỏe của mẹ tôi xấu đi rất nhanh, bà không ăn được gì đã hai, ba ngày liền, hơi thở yếu. Anh cả tôi đã gọi điện cho các con, cháu về gặp bà, đề phòng khả năng xấu nhất xảy ra.
Trong một lần tỉnh lại, anh cả tôi có hỏi bà: "Bây giờ mợ thấy trong người thế nào? Mợ có điều gì dặn lại các con không?". Mợ tôi nói: “Bây giờ mợ thấy dễ thở, tỉnh táo, mợ muốn anh cả lo liệu cho việc đi ở của mợ sao cho phải phép nước, lệ nhà, phù hợp với đời sống mới. Trước đây mợ muốn về Đông An cho gần bố các con, song giờ Yên Hưng cũng là quê hương thứ hai của mợ, nên anh cả liên hệ với địa phương sắp xếp cho mợ ở lại Yên Hưng. Còn về việc của bố các con, trước đây do hoàn cảnh lịch sử chưa đưa vào nghĩa trang liệt sĩ, nay mợ đồng ý để di chuyển hài cốt của ông Dự từ nghĩa trang dòng họ về Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Thành”. Vì tập trung nói một hơi dài nên mẹ tôi mệt và thiếp đi, anh tôi không dám hỏi thêm gì nữa.
Ngày mồng 3-12-2011, tức ngày mồng 9 tháng 11 âm lịch, sau khi nghe anh Tỉnh thuật lại là mẹ gọi anh lại ôm mẹ, một biểu hiện khác thường nên anh Cả đã triệu tập ngay một cuộc họp gia đình gồm có: anh chị Thanh, Khanh, anh Tỉnh, chị Liên, anh Khải (con bác Thường), Cương (con cậu Phổ) và tôi. Nội dung gồm hai vấn đề:
1. Việc lo hậu sự cho mẹ ở Yên Hưng, Quảng Ninh.
2. Lo việc di chuyển hài cốt của bố từ nghĩa trang dòng họ về Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Thành như ý nguyện của mẹ chúng tôi.
Sau khi anh Thanh nêu nội dung, anh Tỉnh nói: "Việc lo hậu sự cho mợ ở Yên Hưng, đề nghị anh chị Thanh, Khanh chủ trì. Việc di chuyển hài cốt của bố từ nghĩa trang họ Đinh về Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Thành tôi (Ba Tỉnh) đảm nhận, liên hệ trước với Đảng ủy, chính quyền xã Xuân Thành, đề nghị Cương (nguyên Chủ tịch xã Xuân Thành) giúp cho, anh Khải nắm diễn biến để báo cáo họ tộc, lo các nghi lễ cho việc di chuyển”.
Anh Thanh nói thêm: “Về tài chính thì chi tiêu ở khoản tiền trợ cấp cán bộ lão thành cách mạng của ông, cô Liên sẽ cùng anh chị lo chung về mặt hậu cần. Chú Đạt có nhiệm vụ xem về cát hung việc di chuyển, chọn ngày giờ và giúp chú Tỉnh lo việc lễ tiết hôm di chuyển”.
Cậu Cương nói: “Sáng ngày thứ hai (mồng 5-12) có một cuộc họp giao ban Đảng ủy và chính quyền xã, là đảng ủy viên nên em cũng tham dự cuộc họp này, em sẽ thay mặt gia đình thông báo với Đảng ủy và chính quyền địa phươngvề tình hình sức khỏe và nguyện vọng của bác về việc di chuyển hài cốt của liệt sĩ Đinh Thúc Dự về Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Thành, công việc diễn biến thế nào em sẽ thông báo lại ngay cho bác và các anh".
Anh Tỉnh nói: “Em cứ chủ động, nhớ trao đổi với các đồng chí trong Đảng ủy hẹn cho một thời điểm để các anh về làm việc chính thức với địa phương về việc di chuyển hài cốt của ông”.
truy-dieu.jpg.jpg
Lễ truy điệu liệt sĩ Đinh Thúc Dự tại Nghĩa trang xã Xuân Thành
Mấy ngày sau, gia đình nhận được lời mời: Đảng ủy, chính quyền xã Xuân Thành sẽ tiếp và làm việc với gia đình vào 14 giờ ngày 7-12-2011. Buổi sáng cùng ngày, anh em chúng tôi đã có mặt ở quê để chuẩn bị cho buổi làm việc chiều. Trong buổi làm việc, hai bên đã đưa ra đầy đủ các công việc cần thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể. Vì sức khỏe của bà đã xấu đi rất nhanh nên gia đình và Đảng ủy, chính quyền xã đã chọn phương án một làm ngày quy tập cho liệt sĩ Đinh Thúc Dự. Thời gian để thực hiện rất eo hẹp, lại là những ngày cuối năm, công việc cần phải giải quyết rất nhiều, nhưng Đảng ủy và ủy ban nhân dân xã hứa sẽ đáp ứng tối đa các yêu cầu đã đề ra, để buổi lễ quy tập cho ông hoàn thành đúng như dự kiến. Sau buổi làm việc, các đồng chí trong Đảng ủy, chính quyền đưa gia đình đến thăm Nghĩa trang liệt sĩ xã. Vì xa quê đã lâu, nay tôi mới được ngắm mảnh đất này, thật là hình thế "tú thủy triều môn", nơi có dòng sông đẹp, trong mát chảy về trước Minh đường, tạo nên cảnh sắc thanh tú, như sông nước đổ về. Nhìn chung, khu đất này có vị trí cao ráo, thông thoáng, có thể nhận nhiều ánh sáng mặt trời ban ngày, ánh trăng sao ban đêm.
ý nguyện cuối đời của mẹ tôi về việc di chuyển mộ phần cho cha tôi là một điều linh ứng, là ánh sáng hướng dẫn cho gia đình, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu chúng tôi phấn đấu cho một tương lai bình an và hạnh phúc mai sau.
Đúng một tháng sau ngày quy tập hài cốt cha tôi về nghĩa trang liệt sĩ, mẹ tôi đã mỉm cười mãn nguyện trút hơi thở cuối cùng tại Yên Hưng, Quảng Ninh. Anh chị em, con cháu chúng tôi đã cùng chính quyền địa phương tổ chức tang lễ cho mẹ rất trọng thể, theo nếp văn hóa mới đúng như lời mẹ dặn.
Thời gian quý giá của 40 năm cha tôi sống trên đời tuy chưa đủ để cho ông thả sức phấn đấu sáng tạo, đem lại hạnh phúc cho mọi người, cống hiến cho xã hội. Cuộc đời của cha tôi tuy ngắn ngủi, nhưng sáng chói hào quang của tài năng và đức độ, của trí tuệ và lòng dũng cảm - suốt đời ông chỉ biết có đi đầu, xông pha và hy sinh thân mình cho gia đình, người thân và đất nước.
(HẾT)
 
Top