Tộc Đinh Văn Quảng Nam - Đà Nẵng

Đinh Thanh Hải

Administrator
Staff member
20D98958-28A5-4E77-9ACD-A2B6A503EADA.jpeg
TỘC ĐINH VĂN Ở QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (NHỮNG SỰ KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN).

Thủy Tổ Chánh Đề Lãnh Cảnh Lộc Hầu Đinh Quý Công (tức Đinh Văn Cảnh) vào thời Hậu Lê.

• Năm 1470 (Canh Dần) Hồng Đức nguyên niên.

Vua nước Chiêm Thành là Trà Toàn muốn sinh sự với nước Nam. Tháng 8 âm lịch, Trà Toàn đem 10 vạn quân thủy bộ ra đánh Hóa Châu.

Tháng 11 âm lịch, vua Thánh Tông định 52 điều lệnh về việc hành binh, vua xuống chiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành, chỉ huy 26 vạn quân thủy bộ cùng tiến.

Khi vào đến Thuận Hóa, Lê Thánh Tông đóng quân lại để luyện tập và sai người lẻn sang vẽ địa đồ nước Chiêm Thành để biết rõ chỗ hiểm, chỗ không rồi mới tiến binh đánh chiếm, Trà Toàn thua rút quân về giữ kinh thành Đồ Bàn.

• Năm 1471 (Tân Mão) Hồng Đức năm thứ 2.

Tháng Giêng âm lịch, vua xuống chiếu cho quân Thuận Hóa ra biển tập thủy trận. Vua thân hành soạn Bình Chiêm Sách, ban cho các doanh, sai Nguyễn Thế Mỹ dịch ra quốc ngữ để mọi người dễ hiểu.

Tháng 2 âm lịch, Vua Lê Thánh Tông vây thành Đồ Bàn, bắt được vua Chiêm là Trà Toàn. Bấy giờ có tướng Chiêm Thành là Bô Trì Trì chạy về đất Phan Lung, sai sứ vào cống và xin xưng thần, Lê Thánh Tông có ý muốn làm cho nước Chiêm yếu thế đi. Mới chia đất ra làm 3 nước, phong làm 3 vua, một nước gọi là Chiêm Thành, một là Hóa Anh và một nước nữa là Nam Phan. Còn đất Đồ Bàn, đất Đại Chiêm và đất Cổ Lũy thì vua Lê Thánh Tông lấy để lập thêm đạo Quảng Nam, có 3 phủ, 9 huyện, rồi đặt quan cai trị và chọn dân đinh từ 15 tuổi trở lên ai là người thông minh ham học thì cho làm sinh đồ để dạy cho sự học hành và sự lễ nghĩa.

Khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi sai người sang kêu cứu nhà Minh và xin phong làm vua. Thánh Tông biết tin ấy lại sai ông Lê Niệm đem 3 vạn quân tiến đánh và bắt được Trà Toại giải về kinh sư. Sau vua nhà Minh có sai sứ sang bảo Ngài phải trả đất Chiêm Thành, nhưng ngài không chịu.

Từ khi vua Thánh Tông đánh được Chiêm Thành rồi, thanh thế nước Nam lừng lẫy, nước Lào và các mường ở phía Tây đều về,quy phục và triều cống.

Tháng 6 âm lịch, đặt Thừa Tuyên Quảng Nam và vệ Thăng hoa đặt chức An Sát sứ, Hiến sát sứ ở 12 Thừa Tuyên và đặt 3 Ty: Đô - Thừa - Hiến ở Quảng Nam ban bố thể thức văn khế đã được chuẩn y, hiệu định hoàng tiều, quan chế, Qua khảo luận, các di chỉ, văn bia phổ chí trực hệ, cho thấy:

- Khu vực Đinh tộc phủ Điện Bàn, đình làng Hà Quảng, Hà Lộc, Hà My;

- Đinh tộc nhị xã An Bàng, An Mỹ Trâm Chiếu xứ, tổng Thanh Châu, Đình đá Cửa Đại Chiêm;

- Nhà thờ Đinh tộc đình làng Quá Giáng;

- Đinh tộc trấn Thủy Tú, Nam Ô cửa;

- Nhà thờ thủy tổ Đinh tộc làng La Châu, huyện hạt Hòa Vang, An Nhơn tổng, Đồng Cuông xứ.

Do triều đình Huế bát phẩm đội trưởng Đinh Văn Thiệu phụng biên, Đinh Văn Thìn- Pháp danh: Đồng Nam, đạo hiệu Tự Thái Thừa Biên.

Trong văn bia chữ quốc ngữ lập 1973, nguyên văn ghi: Nguyên vị Thủy Thái ta là ông Đinh Văn Cảnh, làm quan, chức vụ Chánh Đề lãnh vào thời kỳ đời Lê Hậu.

• Năm 1470 (Canh Dần) Hồng Đức nguyên niên, 3 quan lang họ Đinh là: Đinh Văn Cảnh, Đinh Văn Quang và Đinh Văn Vinh, được Hoàng triều quan chế hiệu định chuẩn y: Trấn Thạch Thủy khai.

* Đệ nhất Quan lang Tá Sứ Sắc Khâm Sai Hùng Trũng Tể Hầu Tặng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Đinh Quý Công tức là Cảnh - trấn thủ quan Quảng Nam trấn, Nam Phần, Đốc Thu Đinh Điền Quản Thuế Chư Sự Vụ.

* Đệ Nhị quan lang Hựu Sứ Sắc Khâm Sai Hùng Trũng Tể Hầu Đại Tướng Đinh Quý Công tức Quang - trấn thủ quan Thanh Hóa trấn.

* Đệ Tam quan lang Tá Sứ Sắc Khâm sai hùng trũng Tể Hầu đại tướng Đinh Quý Công tức Vinh - trấn thủ Nghệ An trấn.

• Từ năm 1471 (Tân Mão) đến năm 1496 (Đinh Thìn), Đinh Văn Cảnh đưa vợ con vào khai canh lập ấp dĩ kính thế đợi dọc theo dòng sông Cổ Cò, Hà Quảng, Hà Lộc, Hà My, nhị xã An Bàng, An Mỹ Trâm Chiếu xứ, Tổng Thanh Châu, Giếng đá Dốc Luyện và Đình đá An Bàng còn dấu tích ra đến Cửa Đại Chiêm.

Ổn định xong, ông trở ra Trà Kiểm xứ, lập làng Quá Giáng, hiện nay tại thôn Quá Giáng - tổ 5 xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, tại đình làng còn ghi sắc phong:

- Đinh Đại lang quý công khai khẩn.

- Lê Đại lang khai canh khai cư.

- Trần Đại lang khai canh khai cư.

- Nguyễn Đại lang khai canh khai cư, rồi ông tuần du đến trấn cửa Thủy Tú.

- Nam Ô. Đốc xuất khai phá hoang nhàn, quy dân lập xã hiệu: Tự Phò Nam Thượng tức Cư Hòn ấp vào đến Hội Vực và nhiều nơi khác đều có sự tích. Quy hoạch đất đai, kiểm định dân đinh, định lệ thuế suất, lập trạm giao liên Nam Bắc với Lê triều.

• Năm 1497 (Đinh Tỵ) Hồng Đức năm thứ 28

Ngài về hưu trí dưỡng lão tại huyện Hạt, Hòa Vang, An Nhơn tổng, Phú An ấp, nay là thôn Cư Nhơn, Đồng Cuông xứ dùng tiền thuê người khai phá ruộng đất 100 mẫu.

• Năm 1558 (Mậu Ngọ) Mạc Quang Bảo năm thứ 5

Lê triều Anh Tông chánh trị nguyên niên, tùng hiền vương chuẩn Quảng Nam trấn, thạch thủy khai sáng xã hiệu, khai canh lập ấp, dĩ kính thế đợi hiển hộ công đức: Thủy Tổ Chánh Đề Lãnh Cảnh Lộc Hầu Tôn Công Ư Tiền (Bảng chữ Hán bia đá nhà thờ ông Thủy Tổ Cảnh Lộc Hầu Đinh Quý Công - làng La Châu).

Trong các văn bia mộ, nhà thờ viết bằng chữ Hán không xuất hiện tên húy Đinh Văn Cảnh mà chỉ ghi là “Đinh Quý Công”, dịch nghĩa: Ông tộc Đinh cao quý, vì lý do tục kỵ húy. Chỉ có Phổ chí do Bát Phẩm Triều đình Huế Đinh Văn Thiệu phụng biên và Đinh Văn Thìn (pháp danh: Đồng Nam, đạo hiệu tự Thái) thừa biên phụng sao ghi cụ thể:

Đinh Quý Công, tức là Đinh Văn Cảnh. Và trong văn bia Quốc ngữ lập năm 1973, nguyên văn ghi: “NGUYÊN VỊ THỦY THÁI TA LÀ ÔNG ĐINH VĂN CẢNH”.

Ngài Thủy Tổ Đinh Quý Công, húy là Đinh Văn Cảnh, nguyên quán Thanh Hóa tỉnh, Thanh Hóa phủ, Cầu Châu huyện, Lễ Kỳ xã được hoàng triều quan chế hiệu định chuẩn y: Trấn Thạch Thủy Khai, trấn thủ Quảng Nam trấn Nam phần; Đốc thu đinh điền, Quản Thuế Chư Sự Vụ. Sắc phong: Thủy Tổ Bổn Thổ Khai Canh Chánh Đề Lãnh Cảnh Lộc Hầu Đinh Quý Công Tôn Thần phong tặng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Chi Thần.

ÔNG CÓ 4 BÀ VỢ:

• Bà thứ nhất - Chánh thất:

Thủy Tổ Tỷ Chánh Thất Thượng Công Nương Đỗ Thị Tam Lang Đạo hiệu Từ Thiện Đại Phu Nhân (tự là bà Từ) Nguyên Bắc Địa Dẫn Nhập Quảng Nam trấn Nam phần.

Giáng sanh Ngũ Ấm Sanh Viên Nhất Công Nương:

+ Đệ nhất ấm sanh viên: Đinh Văn Phước, lập Tiền hiền ở làng Hà Lộc; Đệ tứ Tiền hiền Hà Lộc xã. Vợ ông là bà Đường.

+ Đệ nhị ấm sanh viên: Đinh Văn Đức, lập Tiền hiền ở Đại An nhị xã An Bàng, An Mỹ, tổng Thanh Châu. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Trung. Giáng sinh: Đinh Văn Học, Đinh Văn Thủy - Tú tài giảng trú Quế Sơn, Hà Mật.

+ Đệ tam ấm sanh viên: Đinh Văn Lâu, lập Tiền hiền ở làng Hà My.

+ Đệ tứ ấm sanh viên: Đinh Văn Bá (Bông) đỗ Tấn sĩ; Lập Tiền hiền làng Hà Quảng. Kỹ Vị Khoa Tấn Sĩ Tùng Giang Văn Trung Phi Vận Đại Tướng Kiêm Tri, Tước Lộc Đô Nguyên Soái, Chi Thần Gia Tặng Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần, hiệu là Mậu Lương Bá.

+ Đệ ngũ ấm sanh viên: Đinh Văn Viên (tự Đợi) vợ ông là bà Cao Thị Định. Lập Tiền Hiền làng Cẩm Phô - Hội An, về sau giảng trú làng Thăng Châu, huyện Thăng Bình. Giáng sinh: Đinh Văn Ái.

+ Đệ lục công nương: Đinh Thị Luộc, ở Đại An - nhị xã An Bàng, An Mỹ, tổng Thanh Châu. Hiện nay tại làng còn lăng thờ Bà Tổ Cô.

• Bà thứ hai - Thứ thất:

Khi ông ra Trà Kiểm xứ lập làng Quá Giáng. Phối thứ thất Tổ Tỷ Thị Quý Nương Tổ Kiêm trấn Bạch Đằng Giang tấn Đà Nẵng cửa - Hòa Vinh huyện, Quá Giáng xã. Thứ thất Tổ Tỷ bất thức tánh danh. Bà là người Chiêm cống hiến cho ông làm vợ (nặc danh) không xưng tên họ.

Giáng sanh: Đệ nhất lang ấm sanh viênĐinh Phước Sơn. Hiện nay tại thôn Quá Giáng, tổ 5 xã Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng; đình làng Tiền Hiền còn sắc phong, kỵ ngày 15/3 ÂL.

• Bà thứ ba - Kế thất:

Khi tuần du đến trấn cửa Thủy Tú - Nam Ô, đốc xuất khai phá hoang nhàn quy dân lập xã hiệu Tự Phò - Nam Thượng tức Cư Hòn ấp. Từ Trường Định vào đến Hội Vực và nhiều nơi khác nữa đều có sự tích. Phối kế thất Tổ Tỷ Thị Quý Nương bất thức tánh danh. Bà là người làng Viên Nhơn, là con gái của quan Chiêm Thành triều cống để ông làm vợ (nặc danh - giấu tên họ).

Giáng sanh: Tứ ấm sanh viên, nhất công nương.

+ Đệ nhất nương: Đinh Thị Công Nữ

+ Đệ nhị lang ấm sanh viên: Đinh Công Trang.

+ Đệ tam lang ấm sanh viên: Đinh Công Thơi

+ Đệ tứ lang ấm sanh viên: Đinh Tấn Đức Lưu Lập Tiền hiền xã hiệu Phò Nam Thượng, trấn cửa Thủy Tú - Nam Ô.

Hiện nay, mộ bà tại xứ Cư Hòn ấp, xã hiệu Phò Nam Thượng, hay còn gọi là Cô Hòn Phò Nam.

• Bà thứ tư - kế thất:

- Ngài về khai phá ngã ba An Tân (tức là làng An Tân và làng An Nhân, nay là làng Cư Nhân hơn 1.000 mẫu). Ngài giao cho bạn ngài kiến lập xã hiệu và kiến bộ. Ngài chỉ dự chiếm một ngôi sanh phần giữa 2 xã làm di chúc để lại.

- Ngài đến khai phá, quy dân lập xã hiệu La Châu và lưu hạ cho dân làng cùng kế thất là bà Trà Thị Huệ (không rõ sinh hạ được bao nhiêu người con).

Chí thất đại tôn: Đến đời thứ 7 có Khâm Sai Hùng Nghị hầu, tự là Hùng, tức Đinh Ngọc Hùng sanh hạ: Đinh Ngọc Lân, Đinh Ngọc Châu, Đinh Ngọc Xuân. Ông được sắc phong: Bôn Trở Khai Canh Khâm Sai Hùng Nghị Hầu Tặng Dực Bảo Trung Hưng, linh phò tôn thần.

Mộ bia táng tại Gò Quảng, làng La Châu.

• Năm 1804 (Giáp Tý) Gia Long năm thứ 3. Tháng 6 ÂL, định điều lệ quân cấp điền công, tư thổ (gồm 5 điều). Hạng cứ 3 năm cấp lại 1 lần.

• Năm 1805 (Ât Sửu) Gia Long năm thứ 4.

Tháng giêng ÂL: Định điều lệ Chính Hộ và Khách Hộ từ Quảng Bình đến Phú Yên. Những người có nhà ở hay ở ngụ được ghi tên vào sổ từ năm 1803 (Quý Hợi) thì được coi là chính hộ. Những người đến ngụ cư sau đó thì vẫn coi là khách hộ.

- Ư Gia Long niên Giang Tu khai bổn Điền Bạ Công Tư Điền Thổ Nhị Thập Cửu Mẫu Linh.

+ Thời vua Gia Long kê khai điền bạ, ruộng đất công tư, ông có hơn 229 mẫu theo điều lệ Chính hộ.

- Vào thời vua Duy Tân 1911 - (Tân Hợi) năm thứ 5, tháng 2 ÂL Ư Duy Tân niên Giang Thừa Sức khai bổn Thổ Khai Canh Công Đức Thần Hiệu: “Hạnh Mông”(1) sắc phong:

+ Vào thời vua Duy Tân, ra lệnh kê khai người khai canh bổn thổ. Ngài được sắc phong Thần hiệu là “Hạnh Mông” (Hạnh phúc bao trùm, đây là mỹ từ phong tặng ông Đinh Văn Cảnh vào thời vua Duy Tân (1907- 1916).

- Ngã Đinh tộc Xuân Thu Miếu Đường phụng sự nẫm (nhẫm) trước (trứ) Linh Ứng.

+ Tộc Đinh ta hai mùa Xuân Thu thờ cúng ngài thể hiện linh ứng rõ ràng.

- Duy Tân ngũ niên tuế thứ Tân Hợi, nhị ngoạt, kiết nhựt, La Châu xã, Đinh Đại tộc đồng tộc đẳng vi cẩn trạch sự tân (công) bổn tộc.

+ Duy Tân năm thứ 5: 1911 (Tân Hợi) Ngày tốt tháng 5, lệ tế xuân, La Châu xã, đồng tộc đại Đinh tộc con cháu khắc dựng bia ghi nhớ công đức Ngài tại nhà thờ Đại tộc La Châu.

* Mặt trước bia mộ: Nhất Sở (hàng chữ lớn ở giữa).

- THỦY TỔ BỔN THỔ KHAI CANH

CHÁNH ĐỀ LÃNH, CẢNH LỘC HẦU,

ĐINH QUÝ CÔNG TÔN THẦN PHONG

TẶNG DỰC BẢO, TRUNG HƯNG LINH

PHÒ CHI THẦN.

+ Ông Thủy Tổ khai canh đất này làm quan chức Chánh Đề Lãnh, tước Lộc Hầu, ông Thần cao quý Tộc Đinh, được phong tặng là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò.

- Tư, Bổn xã hợp Đinh Tộc. Bổn Tộc cẩn trạch cát niên nhật nguyệt (ngoạt) pháp tôn thần sơn hướng thành quy. Đỗ mã liệp, ngưu niên chi chung dục bi đường đỉnh tâm chế độ, đối sơn kỳ, thủy tú dĩ tăng quang.

+ Nay, bổn xã và tộc Đinh ta cẩn thận chọn ngày tháng năm tốt, chọn hướng tôn thần theo quy hoạch vùng đất ngựa tung bờm, trâu cúi mình, nơi tập trung linh khí, nuôi dưỡng vẻ đẹp mà lập nhà bia, mới làm non sông thêm tươi sáng.

- Cẩn Thuật bi minh sự tích yến dực di mưu tử nhược tôn giả yêu nghi kính cẩn phụng thừa vạn đại, thùy chi phất thế vân.

+ Vậy kính cẩn khắc bia để lại sự tích đời sau, con cháu phải hết lòng cung kính phụng thừa vạn đợi, không được thay đổi. Hoàng triều Khải Định lục niên ngũ nguyệt (ngoạt) cát nhựt. Bổn xã bổn tộc đồng lập thạch.

+ Hoàng triều đế Khải Định năm thứ 6 - Tân Dậu (1921) tháng 5 âm lịch ngày tốt. Xã ta và tộc ta cùng lập bia.

* Mặt sau bia mộ (Nhị Sở).

- Khải Định thập niên Ất Sửu, thập nhất nguyệt.

+ Khải Định năm thứ 10, 1925 (Ất Sửu tháng 11).

- La Châu xã vi phụng minh chí sự vụ.

+ Xã La Châu, phụng khắc bia ghi sự việc.

- Ư tiền niên bổn xã, tịnh bổn tộc tạo khắc bi tiền hiền Khai canh Thần Hiệu nhị sở.

+ Vào năm trước đây, bổn xã và bổn tộc khắc bia tên Thần Tiền Hiền. Khai canh gồm 2 sở.

- Tư trạch lương nhật cấu lập bi đường Khôi (hôi) mộ nhị sở công thuân.

+ Nay chọn ngày tốt, xây dựng nhà bia và mộ vôi hai công trình đã làm xong.

- Văn bia năm 1921 viết chữ Hán ghi sự việc, dịch nghĩa như sau:

Về sau tuổi già tạ thế mộ chôn tại xã Ba An Tân nay đổi là An Tân, xứ Bàu Đình, đất tư.

* Phía bên trái ngôi mộ Tiền Hiền có một ngôi mộ nhỏ. Sự việc này được giải thích: Lúc bấy giờ có một người đầy tớ đào đất đập đầu chết theo ở phía bên trái phần mộ.

Mộ người đầy tớ già ghi 4 chữ Hán là: Đệ Tử Hiếu Nghĩa.

• Năm 1921 (Tân Dậu) Hoàng triều Khải Định lục niên, sắc phong: Quảng Nam:

- 18 vị Thủy Tổ Tiền Hiền Đinh Tộc,

- 15 vị Cao Tổ Hậu hiền Đinh Tộc.

Tổng cộng là 33 chi phái Đinh Tộc. Năm Duy Tân năm thứ 5 - Tháng 2 năm Tân Hợi (1911) La Châu xã, Đinh đại tộc đẳng vi cẩn thạch sự tân bổn tộc.

+ Lập bia tại nhà thờ Đại tộc Đinh xã La Châu.

• Năm Khải Định năm thứ 6 - Tháng 5 năm Tân Dậu (1921) Lập văn bia tại mộ phần, văn bia mặt trước trùng tu lần thứ nhất.

• Năm Khải Định năm thứ 10 - Tháng 11 năm Ất Sửu (1925). Viết văn bia mặt sau và hoàn thành phần trùng tu phần mộ vôi.

• Việt Nam Cộng Hòa, ngày 08/3 Quý Sửu (1973) viết bài tường thuật văn bia bằng chất liệu xi măng, chữ quốc ngữ. Trùng tu phần mộ lần thứ 2.

• Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - ngày 12/8 Nhâm Thìn (27/9/2012) Lễ khánh thành trùng tu lần thứ 3 mộ phần ngài Đinh Văn Cảnh.

Nguồn: Ban Sử liệu Hội đồng gia tộc Đinh Quảng Nam - Đà Nẵng.

— đang  cảm thấy tự hào cùng với Son Khuong Dinh và 7 người khác tại Hòa Nhơn - Hòa Vang - Đà Nẵng.

Những hình ảnh về họ Đinh Quảng Nam - Đà Nẵng năm 2015, tác giả Đinh Giao Hữu:
783F56C7-A2F9-4BB0-97C1-4D00C9321CA6.jpeg

Ông Đinh Tấn Phước.
.
5DB00F6B-0C82-4679-9F7C-CF5A53DD5743.jpeg

Lễ Tết Xuân Ất Mùi - 2015
.
E41D7824-5253-45C2-9098-2AD0D338CFD1.jpeg

.
F0656273-C67D-42A0-B5BB-5B4D1212DC85.jpeg

.
54605B04-B85D-4F71-AA5F-35687CF579D0.jpeg

.
7F87C410-C554-4C5D-B450-A42FD4DC2388.jpeg

.
A0E6C026-3182-4192-B718-D5FE01D4AEED.jpeg

.
368B10DA-AFA3-4AC6-AA52-0EE6290FC77F.jpeg

.
0124C67E-EDA0-4AC7-A558-E0FF0C9E0F55.jpeg

.
 
Last edited:
Top