Đinh Tộc Ngọc phả (Phần 1)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
NGỌC PHẢ HỌ ĐINH ĐÔNG CẢI ĐỐNG ĐÔI ĐÔNG CAO
NÔNG CỐNG THANH HOÁ


LỜI TỰA​


Kể từ Đinh – Lý - Trần -Lê - bức vĩ hoạ này chưa từng thấy, khắp cả Đông Tây kim cổ bản hùng ca như vậy, quả chưa nghe?
Giá trị tinh thần vàng chẳng đổi
Gốc nguồn đức độ ngọc khôn mua..”
Đó là những lời bất hủ của Trạng nguyên Lê Khiêm Bảng nhãn Bùi Khắc Nhất và thám khoa Đỗ Tề Mỹ đánh giá công lao vĩ đại đã có cống hiến cho non sông đất nước của ba anh em ruột họ Đinh trong bài phú ba ông mà ba vị đồng khoa người Thanh hoa, Thanh Hoá ngày nay cùng chung sức làm năm Ất Sửu ( 1565 )
Quyển ngọc phả họ Đinh quí giá này do thủ khoa Binh bộ thượng thư tả thị lang, tả tôn chính văn thắng hầu vinh thăng thắng quận công Đinh công Đột ( Lê công Nhiếp ) Thuỵ Khắc Trà thời nhà Lê , con trai cả thượng trụ Quốc Thái sư kiêm Thái tử , thái sư Lân quốc công Đinh Liệt viết bằng chữ Nôm bắt đầu từ năm Giáp Thìn ( 1484) sau khi cụ Đinh Liệt tạ thế, mãi đến năm Đinh Mùi ( 1487 ) mới hoàn thành.
Đinh Công liệt có cả một kho tàng tư liệu quí giá và phong phú về nhiều mặt do cha từng kể và để lại có phần đống góp tư liệu về thái sư Bân quốc công Đinh Lễ và Thái phó Đinh quốc công Đinh Bồ do tiến sỹ Đinh Vĩnh Thái con cả Đinh Lễ) cùng thời. Hai ông là người dược chứng kiến nhiều sự kiện nóng hổi xẩy ra thời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông. Với tài năng văn võ song toàn sẵn có của mình Đinh công Đột đã nghiên cứu thấu đáo, sắp đặt theo thứ tự thời gian , tránh lối văn cổ khuôn sáo, dùng lối văn ngôn bình dị khái quát đầy đủ truyền thống yêu nước , căn thù ngoại xâm được hun đúc bao đời liền, từ thời chống quân Nguyên Mông của thái uý Vũ Hầu Đinh Hồng Đức Thái uý Bình chương sự kiến tài hầu Đinh Tôn Nhân đời Trần, và trọn cả cuộc đời hào hùng oanh liệt vĩ đại của ba anh em thời Lê như một tác phẩm văn học vậy.
Dòng máu truyền thống anh hùng bất khuất ấy được cụ Đinh Tôn Nhân , nhân lên gấp bội và khôn khéo truyền thấm vào cơ thể cho ba con trai mình bằng cách chăm lo vun xới đào tạo khá công phu về văn võ về đức tài và cả về thể chất đến nơi, đến chốn, nên tài nghệ toàn diện . lòng yêu nước thiết tha chí dũng cảm kiên cường bất khất của Đại Lan, Thiên Lý và Hồng Mai được nảy mần phát triển khá sớm , khá sôi động rồi xuyên thấu cả cuộc đời rạng rỡ của mình để trở thành Thái sư Bân quốc công bất khất , Thái phó Đinh Quốc Công trung dũng kiên cường . thượng trụ quốc thái sư kiêm thái tử thái sư kiêm quốc công vĩ đại duy nhất lừng danh nổi tiếng về mọi mặt của tiền Lê, hiển nhiên trở thành một tấm gương lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhất là Lâm quốc công Đinh Liệt, sau khi dẹp xong giặc Ngô, ba lần mang ấn Đại tướng chủ soái phá giặc Chiêm Thanh và giặc Bồn Man, diệt gọn nguỵ yên, xây dựng đất nước phồn thịnh phú cường chưa từng có, nên đã trở thành vị khai quốc công thần số một của toàn bộ triều Lê.
Quyển Ngọc phả còn ghi lại khá đầy đủ nhiều mặt nhiều sự kiện quan trọng có tính lịch sử của cuộc kháng chiến Lam Sơn, từ buổi nhen lửa ban đầu có bốn người . Đó là Lê Lợi, Lê Lữ, Đinh Liệt, và Nguyễn Thận ngồi dưới gốc cây đa đất Phật Hoàng bàn định đường lối tụ nghĩa giết giặc cứu nước, sát nhập hai lực lượng Mỹ Lâm và Lam Sơn lại thành một lực lượng thống nhất, Lê Lợi được tôn làm Động chủ, Tiếng chuông chính nghĩa kêu gọi hồn nước vang dội đó đây, làm náo nức lòng tráng niên, hào kiệt cả vùng do Đinh Liệt chắp bút.
Tiếp theo là sự chuẩn bị hăng say không quản ngày đêm, bốn người đã lặn lộn tuyên truyền vận động tráng niên hào kiệt hiền tài quanh vùng về Lam Sơn tụ nghĩa.
Hội đồng mưu lược ra đời, cuộc vận động và sự chuẩn bị được mở rộng hơn , các tráng niên, hào kiệt hiền tài trở về Lam Sơn ngày một nhiều.
Hội thề kết nghĩa được 22 vị anh hùng cứu quốc được tiến hành ở Lũng Nhai ngày 10 tháng 2 năm bính Thìn ( 1416) Đinh Lễ là một trong hai người thảo ra bài văn tế của hội thề. Đinh Liệt là một trong hai người duyệt và sử lại , Nghĩa quân Lam Sơn được thành lập, với lực lượng ban đầu là nông dân của cánh lam Sơn và nông dân của cánh Mỹ Lâm hợp nhất dưới sự chỉ huy của mười hai vị anh hùng Lũng Nhai, đứng đầu là chủ tướng Lê Lợi , tham mưu mọi mặt là hội đồng mưu lược.
Sau hội thề kết nghĩa cứu nước, với lực lượng nòng cốt đã trở thành vết dầu loang ra khắp vùng thượng du. Trung du, đồng bằng Thanh Hoá và một số vùng xa xôi khác. Tiếng vang cứ thế được nối tiếp truyền đi. Các tráng niên hào kiệt , hiền tài lục đục về lam Sơn ngày một nhiều. Công việc chuẩn bị về mọi mặt cũng được xúc tiến khẩn trương và rầm rộ hơn .
Ngày mồng 10 tháng chạp năm Đinh Dậu ( 1417 ( Hội đồng mưu lược họp đánh giá tình hình , định ngày khởi nghĩa, xưng vương và đổi thành hội đồng mưu lược tối cao, tôn Lê Lợi chính thức làm chủ tướng và bổ sung thêm các thành viên mới.
Do tình thế bắt buộc, quân địch định dở trò , ngày mồng 2 tháng giêng năm Mậu Tuất ( 1418 ) lễ xưng vương được tiến hành sớm hơn kế hoạch nửa tháng) Nghĩa quân Lam Sơn đã có gần trăm tướng lĩnh , hàng ngàn quân sĩ , gươm giáo đầy đủ , voi ngựa chỉnh tề , bảy loại binh khí thông thường được luyện tập cơ bản do ba anh em họ Đinh phụ trách.
Trải qua hàng chục trận chiến đấu gan dạ , kiên cường, dũng cảm oanh liệt hàng trăm hàng ngàn quân Nguỵ Ngô dẫn đến , ba lần liều lĩnh đều bị tiêu diệt.
Trong những năm tháng đầu thử thách ấy, bước đầu đã thể hiện , thế trội dần về tổ chức, luyện quân . giỏi chỉ huy xung trận khéo vận dụng binh thư , binh pháp và lòng trung thành tận tuỵ của ba ông. Cây cung bách trúng của Đinh Lễ, cây xà mâu của Đinh Bồ, tay kiếm của Đinh Liệt và lòng dũng cảm mưu trí của ba ông nổi lên trong một số trận đánh nhau với kẻ thù làm vang dậy khắp đó đây .
Khi nghĩa quân Lam sơn đổi hướng hoạt động vào Nghệ An tài nghệ của ba ông lại được phát triển lên một bước mới, Đinh Lễ , Đinh Bồ dọn đường bằng chiến thắng , cả ba anh em đả trổ tài trong trận Bồ Hạp và bao vây thành Trà Long kiên cố, bức kẻ địch phải hàng. Đinh Liệt mang quân đi giải phóng ải Khả lưu, hạ trấn Đô Lương diệt đồn Tri lê giải phòng Thổ du, huyện Cổ Đỗ, huyện Thổ hoài huyện Chi Lộc và đánh chiếm vị trí Tùng Lĩnh vô cùng quan trọng, xây dựng thành một căn cứ nối liền châu Trà Long, châu Ngọc ma và nhiều huyện tạo thành một hậu phương đầu tiên khá hoàn chỉnh về mọi mặt , làm chỗ đứng vững vàng cho cái thế bao vây thành Nghệ An , cái kho nhân lực, vật lực , cái nôi luỵện quân chỗ trống để phát triển vào nam giải phóng Bình Thuận xoá Liễu Nhai giải phóng hầu hết Nghệ - Thanh, tiếp bước cho nhiều cánh quân phát triển ra phía bắc sau này.
Tướng Đinh Liệt không những ra sức xây dựng chính quyền, củng cố các lực lượng dân binh, tổ chức nghĩa quân vừa huấn luyện vừa chiến đấu vừa tăng cường sản xuất mà còn làm công tác dân vận rất chu đáo . Đồng thời ông còn tổng kết khá đầy đủ những kinh nghiệm qúi gía về mọi mặt thành nhiều bài học phong phú giảng cho binh lính nghĩa quân.
Ngọc phả còn ghi nhiều ý kiến độc đáo bản đề cương nổi tiếng, mấy bài giảng và hướng dẫn các tướng lĩnh nghĩa quân nghiên cứu học tập thuỷ bộ binh , tinh binh pháp của nước ngòi, Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo, tư tưởng chủ động tiến công của Lý Thường Kiệt , người làm tướng của nghĩa quân Lam Sơn phải như thế nào tình hình địch và tình hình ta , công tâm . Có dân là có tất cả, do tướng Đinh Liệt biên soạn được Bình định vương Lê Lợi - Nguyễn Trãi và chính ông giảng giải hướng dẫn để nâng cao trình độ tướng lĩnh đáp ứng kịp thời yêu cầu mới của tình hình .
Trong hoà bình xây dựng đất nước, ông vạch nhiều phương án nổi tiếng về phong thủ, xây dựng kinh tế, cải tiến giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, diệu kế của ông đã cứu vãn nhà Lê thoát khỏi vòng đen tối, tức là dùng Nghi Dân, diệt Nguyễn Thị Anh( dùng sói diệt lang ) để dùng cách tóm cổ Nghi Dân, đưa Tư Thành lên ngôi Hoàng đế. Lê Thánh Tông sau này trở thành vị vua anh quân nổi tiếng.
Những năm tháng ông làm Thái sư phụ chính, ông đã cho đào nhiều con sông để chống lũ lụt, tu bổ đê điều , khuyến nông trang và nghề thủ công truyền thống, mở mang nhiều chợ và thị trường trao đổi hàng hoá , không những trong nước và cả với những nước ngoài, ông đã tuần du khắp nơi để hiểu rõ tình hình dân chúng đồng thời phán xử ngay tại chỗ những vụ tham quan, ô lại. ông điều khiển việc nước, việc triều đình đâu ra đấy xây dựng phồn vinh thịnh trị thái bình mà ngàn xưa chưa từng thấy . Ông dám lao thẳng vào bong ke khổng múa bút vạch đường, ung dung đi trẩy hội sân trình dùng đanh đóng cột, làm chấn động triều đình, xôn xao khoa bảng,
Hai lần ông làm chủ soái chinh phạt Chiêm Thành, mở rộng biên cương phía sau. Vào tới Phan Lung ( Phan Rang ngày nay ) làn cho phương Bắc kiêng nể, kiêng người tài, giỏi, phương nam phục thần phục đấng anh hùng như lời phong trong sách vàng . Ông được minh oan “ Tứ đại kỳ công “ấn vàng , sách vàng và tấn phong Thượng trụ quốc Thái sư kiêm Thái tử thái sư.
Quyển ngọc phả quí giá này còn là kho tàng tư liệu phong phú cụ thể . Nó ghi lại bài thơ thuở nhen lửa ban đầu, toàn văn lời thề và danh sách 22 vị anh hùng Lũng Nhai, , những người có mặt và những ai vắng mặt vì lý do công tác, bốn bài chế văn- kinh sách của Lê Thái tổ và Lê Thánh Tông sắc phong của các triều, hàng trăm bài thơ, câu đối , lời trướng, đại tự , lời phê của Lê Lợi , Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi và các trạng nguyên, bảng nhãn , thám khoa như Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đỗ, Nguyên Nghiên Tư, Trịnh Thiết Tường , Chu Tiên An, Lương Thế Vinh, Quách Đình Bảo…. Các vó tướng như Lê Sát, Nguyễn Thích, Trịnh Khả, Trần Nguyên Hãn , Phạm Xảo. Lê Van Am, Nguyễn Xí, Lưu Nhân Chú , Bùi Quốc Hưng, Lê Ngân, Trần lựu , Lê Văn Linh… và nhân dân Đông kinh – Thanh Hoá, Nghệ An, Lam kinh , Thuý Cối, Bắc Giang…. gửi đến chúc mừng chiến thắng Mã Yên , Cần Trang, Xương Giang, chúc mừng khi diệt xong Nghi Dân, khi đánh thắng Chiêm Thành , mở rộng biên cương phía nam , khi được ban tặng : Tứ đại kỳ công, kim ấn, kim sách và tấn phong thượng trụ quốc thái sư kiêm thái sư thái tử, chúc thọ 60- 70 – 80 tuổi và viếng điếu khi ba ông tạ thế.
Ngọc phả còn ghi lại nhiều đoạn bút nhật ký quan trọng của ba ông, nhất là của Đinh quốc công Đinh Liệt, một bảng ghi rõ ngày giờ năm tháng các tráng niên, hào kiệt nhân tài đến tụ nghĩa Lam sơn từ buổi nhen lửa ban đầu cho đến ngày Lê Lợi xưng vương, một bản di huấn nổi tiếng về chính tâm . tu thân tề gia. trị quốc, bình thiên hạ , hàng chục bài thơ quan trọng qua lại giữa ông với vua Lê Thánh Tông và giữa ông với bạn bè, , một bài phú ba vị quốc công do trạng nguyên Lê Khiêm, Bảng nhãn Bùi Khắc Nhất và thám khoa Đỗ Tề Mỹ đồng khoa cùng với sức làm nên một áng văn vừa có giá trị về lịch sử vừa có giá trị về văn học vào năm thịnh trị thứ tám ( khoa ất Sưủ ) 1565 cũng được chép vào . Nếu đi sâu vào mặt quân sự mà xét, thì phải nói một cách công bằng và thật nghiêm túc rằng : tướng quân Đinh liệt là người thông minh, tì giỏi, nhậy bén phi thường, nhìn xa trông rộng mọi việc vô cùng sâu sắc, lại rấtcừ về phép thực thi cụ thể và vận dụng sáng tọ . Ông đã dày công nghiên cứu tuỷ bộ, binh thư, binh pháp của Tôn Tử, Ngô Khởi Thái công Vọng , Tư Mã, Nhượng vương Hoàng Công Thạch … Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo , đường lối quân sự chủ động tiến công của Lý Thường Kiệt, và nhiều tài liệu quan trọng khác .
Về chiến thuật, ông đã sáng tạo ra cả một hệ thống đánh phục kích: tiểu phục kích, trung phục kích, đại phục kích , từ chỗ tiêu diệt dăm bảy tên, hàng trăm hàng ngàn tên cho đến hàng chục vạn tên địch với lợi thế địa hình , địa vật mà non sông đất nước đã tạo ra cho ta , Ông đã nhiều lần khảng định với các tướng lĩnh của nghĩa quân rằng : Đây là sở trường của ta đánh trúng vào sở đoản của địch, hoàn toàn phù hợp với đường lối lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, đặng phát triển vượt kẻ thù đè bẹp chúng. Ông còn nêu ra các chiến thuật : vây thành diệt viện , vây thành cô lập địch , dụ hàng, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và kinh tế, , xây dựng hậu phương vững mạnh . lấy dân làm gốc. Ông nói : Có dân là có tất cả, nhân lực, vật lực , tài lực và mọi thắng lợi của nghĩa quân chúng ta đều bắt nguồn từ đây mà ra .
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến đấu Bình Ngô cứu nước, ông đã đề xuất kế hoạch bang giao với nhà Minh và kế sách phòng thủ đất nước khá toàn diện lên Thuận Thiên Lê Lợi với cả tấm lòng son của mình….
Thế rồi cuộc sống gia đình được hoà chung vào cuộc sống hạnh phúc của đất nước hoà bình , Xuân Hương càng tỏ ra một con người : vợ hiền đảm đang, một Từ mẫu phúc hậu mẫn cán như một thiên truyện đầy trữ tình. . Song thói thường , con tạo trêu ngươi ? Thái phó Đinh Liệt bị bọn tay chân của Tuyên từ hoàng hậu Nguyễn Thị Anh viết thư nặc danh vu cáo là có liên quan đến sự kiện Nguyễn Trãi. Lấy danh nghĩa là Hoàng Thái hậu thay vua chấp chính, Thị Anh hạ ngục ngay Định Liệt và gia đình vợ con ông.
Do sự đấu tranh mãnh liệt của triều đình hoàng tộc, và bè bạn trung thực, buộc Thị Anh phải tha Đinh Liệt và khôi phục lại chức tước như cũ. Thế nhưng với con ông vẫn còn phải gian trong ngục kéo dài 6 năm.
Đinh liệt là người đã phát hiện ra con ác quỷ Nguyễn Thị Anh từ lâu. Song mần ác ấy lại mọc ngay trong nách vua, được Lê Thái tông mù quáng che chở , nên rất khó xử sự .
Thái Tông bị chết đột ngột, vì di căn của thói dâm dục. Bang Cơ con của mụ được lên ngôi vua. Nghiễm nhiên mụ trở thành Hoàng Thái hậu, nắm mọi quyền bính trong tay, tha hồ mà thao túng triều đình và đất nước,
Dù cho sự thật oái oăm như vậy, Đinh Liệt vẫn bám sát mọi hành vi của mụ ngót hai chục năm trường không hề mệt mỏi. Cái kim trong túi lâu ngày lòi ra rõ rệt, quan thái giám đã báo cho Đinh Liệt rõ những ngaỳ giờ Lê Thái Tông đến với Nguyễn Thị Ạnh. , từ đó tính ra Bang Cơ khi đẻ mới có 6 tháng tuổi, ông hiểu ngày là Bang Cơ không phải là dòng giống Lê Thái Tông. Do đó mấy lần ông định vung kiếm chém Thị Anh, việc đó quá dễ với đối với võ tướng lừng lẫy một cựu huân danh tiếng, một tay kiếm thần uy như ông. Song ông đã nghiền ngẫm suy tính cân nhắc chu đáo , e rằng mang tiếng xấu ngàn năm là trả thù cá nhân , giết mẹ vua. Nên ông đã sắp đặt diệu kế “ nhất tiến tam điểu” Mượn ẫy tên kẻ cướp giết lũ gian tà, cuối cùng, dùng sức mạnh của chính nghĩa tóm cổ tên kẻ cướp, vẫn vãn được đại nghiệp nhà Lê , đưa anh quân lên ngôi , lại tránh được mọi tiếng, Thậm chí khi mọi việc đã thành công mỹ mãn, ông và Nguyễn Xí vẫn kín phần đầu của diệu kế “ Nhất tiểm tam điểu” ông còn ép Nguyễn Xí đứng ra nhận công đầu, đề phòng mọi bất trắc có thể xẩy ra ( quả nhiên sau này Lê Lăng con khai quốc công thần Lý Triện đã vấp phải ) ông quả là con người suy sâu, nghĩ rộng, mưu cao, kế giỏi, biết lường trước, tính sau chu đáo mọi đường, làm cho tài đức của ông nâng lên tới mức nghệ thuật kỳ diệu tột đỉnh.
Nguyễn Xí hấp hối sắp chết , không những khâm phục tài đức tuyệt vời mà còn tỏ ra rất trọng tình cao cả của Đinh Liệt, nên ông đã thành thật báo cáo với vua Lê Thánh Tông rằng : “ Người vạch ra kế hoạch và chủ trì kế hoạch diệt bè lũ Nghi Dân, không phải là thần, mà chính là Thái phó á quân hầu Đinh Liệt . Nhà Vua đã dần dần hiểu rõ mọi việc gian trá, nguy hại, định tiếm ngôi vua đã có từ lâu của bè lũ Thị Anh và Nghi Dân . Đồng thời vua Lê Thành Tông ngày càng tỏ ra kính trọng taì đức tuyệt vời và sự biết ơn sâu sắc đối với Đinh Liệt. Thể hiện đầy đủ nhất tập trung nhất trong lời sách vàng , trong các bài thơ qua lại giữa vua tôi, trong tang lễ điếu viếng, văn sắc phong tặng và việc xây dựng đền miếu thờ sau này. ... May thay ! mùa xuân năm 1976 đồng chí Đinh Quốc Bảo cán bộ xa quê hương lâu ngày nghỉ phép về tthăm quê báo tin mừng rằng : Ngày mồng 10 năm 1953 đồng chí Lê Minh đi công tác đặc biệt sang Quảng Đông , Quảng Tây ,Trung Quốc . Khi ở lại thành phố Quảng Châu công tác, nhân dịp đến chơi nhà một người bạn họ Tần gần đấy, tình cờ Lê Minh đã phát hiện quyển :” Đinh tộc ngọc phả “ Nằm trong giá sách treo ở đầu gường nhà anh Bạn họ Tần . ông đã khôn khéo ghi chép lại được mang về nơi ở xem. Quyển ngọc phả này viết từ thời Hồng Đức, cách đây gần 500 năm, Nội dung vô cùng phong phú và cụ thể . Càng đọc Lê Minh càng thấy hay, càng thấy vĩ đại và tự hào về tài năng xuất chúng, đức độ siêu phàm, sự cống hiến cho non sông đất nước vô cùng to lớn của ông cha mình, đồng thời đã làm rạng rỡ muôn đời cho dòng họ khai quốc. Càng đọc càng thấy sâu thấm vào cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Từ đấy , quyển “Đinh Ngọc phả “ luôn gắn bó bên ông như bóng với hình mấy chục năm trường. ,….
Ông đã đọc nhiều lần, càng đọc càng thấy thấm thía say mê ! đọc đi, đọc lại cả thảy 50 lần. Thế mà có những từ ngữ hóc búa tra mãi không ra. Thậm chí có dịp may mắn đã đem cả bài thơ ấy ra hỏi ông Viện trưởng Viện hàn Lâm Trung quốc Quách Mạc Nhược, ông Trần Huy Liệu Viện trương Viện sử học Việt Nam, Cụ Đặng Thái Mai Viện Trưởng viện VH Việt Nam và ông Đào Duy Anh một học giả thông kim bác cổ đều giải thích la lá như nhau . Song nếu đem nội dung như vậy mà soi vào các hoàn cảnh và điều kiện lịch sử lúc bấy giờ thì baì thơ khi ấy chắng có ý nghĩa gì cả. Cũng từ cái khó khăn ấy, ông Lê Minh đã tìm đọc nhiều sử sách của TQ và Việt Nam có liên quan đến cuộc khởi nghĩa lam Sơn, liên quan tới thời Lê Lợi – Lê Thái Tông – Lê Nhân Tông – Lê Thánh Tông- Nguyễn Thị Anh và Nghi Dân, nhưng đều vô hiệu đối với mấy bài thơ hóc búa ấy. Thậm chí Lê Minh còn dùng 3 kỳ nghỉ phép năm, đến thực tại Chi Lăng - Mã Yên Tần Trạm- Xương Giang , Bồ Đề, Tốt Động – Trúc Động – Ninh Kiều, Lam Sơn - Mỹ Lâm - Nghệ An - Diễn Châu- Đỗ Gia- Thiên Nhẫn – Tùng Lĩnh – Ngàn Phố và Tùng Luật - Bố Chánh … để quan sát, tìm hiểu cụ thể và hình dung khái quát lại những gì đã ghi chép trong Ngọc phả từ thuở xa xưa, mà cũng chẳng he mở gì những từ ngữ ấy.
Trong một buổi trưa hè năm 1959 , sau khi dự lễ quốc tế 1/5 về , Lê Minh vẫn cay cú mấy bài thơ trong Ngọc phả nên mở ra đang nghiềm ngẫm bỗng có tiếng bạn thân gọi:” Hôm nay ngày tết lao động QT vợ tớ sát “ Mộc tồn” tí nữa sang thưởng thức món chả và mòn giưạ mận do bàn tay của nhà nghề làm ra … 木“ Mộc” là cây, 存“Tồn” là còn .Cây còn là con cầy ? Một sự ngẫu nhiên vô cùng kỳ diệu ! Mồm Lê Minh bỗng bật ra hai tiếng “ nhung tân là “ Nhân Tông”, rồi Thạch Y” là Thị Anh, cứ chiếc chìa khoá ấy mà mở ra hết mọi bí ẩn trong mấy bài thơ mà cụ Định Liệt và Đinh Lễ đã phải dùng lối nói lái sâu kín để che mắt lũ cường quyền thời bấy giờ.

Như bài thơ:
Tống Thai dáng dấp một anh quân
Đắc sắc say chơi biếng kiệm cần
Hoạ tự trong nhà nhô đầu mọc
Di căn bệnh hoạn hại cho thân
Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa
Bất thức hà nhân chủng bảo đa
Chủ kháo Tống khai vi linh dược
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa
“Nhung tân” đọc lái là Nhân Tông, tức là Bang Cơ, con Nguyễn Thị Anh, “thịnh y” là “thị Anh”. Bài này có thể tạm dịch:
Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha
Tống Thai mạc kiến nguy ký hiện
Nịch ái Thịnh y nhật nhật tăng
Mỹ sắc điềm ngôn gia phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp hải hà băng
Dịch là:
Thái Tông chẳng thấy nguy đã hiện
Say đắm Thị Anh cứ mãi tăng
Sắc đẹp lời ngon kèm phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp có ngày băng

Việc Thị Anh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng được Đinh Liệt viết trong bài thơ mà nhiều người cho rằng vì chính hai người này đã mật báo cho ông và Nguyễn Trãi biết:
Nhung Tân hà hữu Tống thai tinh
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh
chữ Thăng Đính đọc ngược là Đinh Thắng
Dịch là:
Nhân Tông không phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm
( Đinh Xuân Vinh sưu tầm biên soạn).
Sự bí mật ấy trải qua gần 500 năm, bây giờ mới được giải mã. Lê Minh bắt tay chuyển dịch, đồng thời sáng tác Thiên trường ca “ Một nhà ba tướng giỏi .
Họ Đinh Đông Cao chúng tôi vô cùng phấn khởi tự hào đầy xúc động khi được nghe nói chuyện về thân thế sự nghiệp của ông tổ bất hủ của dòng họ mình, và thông qua toàn bộ Ngọc phả chuyển sang thành chữ quốc ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người dễ dàng tìm hiểu cội nguồn vĩ đại của tổ tiên mình, hiểu rõ tài năng - đức độ và sự cống hiến to lớn của ông cha đối với non sông đất nước như thế nào, để bồi dưỡng – giáo dục – đào tạo mọi thế hệ mai sau phát huy cao hơn mãi truyền thồng vô cùng quí giá ấy.
Hỏi con cháu họ Đinh chúng ta ! không tự hào sao được ! sử sách ngàn năm còn đó, sự thật lịch sử còn đây. Bốn vị nhen lửa ban đầu, họ ta có cụ Tổ Đinh Liệt. Hai mươi hai vị anh hùng kết nghĩa Lũng Nhai ta đã chiếm ba . Thuở bình Ngô cứu quốc, xẩy ra hai trận đánh lớn nhất, có tính quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại, thì Tư không Đinh Lễ là tướng chủ chốt chỉ huy trận Tốt Động,- Trúc Động – Ninh Kiều, tiêu diệt hơn 6 vạn quân giặc, băm nát chiếc : “Võ thần của Tống Đinh Vương Thông Kiểm Liệu bình chương , cụ Đinh Liệt là tướng chủ chốt chỉ huy trận Mã Yên - Cần Trạm – Xương Giang, chém đầu đại tướng Liễu Thăng, diệt gọn 10 vạn viện binh của nhà Minh, tạo nên bước ngoặc lịch sử, buộc tông binh Vương Thông đầu hàng. Còn thiếu phó Đinh Bồ là một trong hai tướng chủ chốt giải phóng toàn bộ đất Tân Bình và Thụân Hoá , mở toang cánh cửa phía Nam cho biên cương sải cánh sau này. Trong số 27 vị khai quốc công thần thời Lê , chỉ có mình cụ Đinh Liệt là Thái sư tại chức, hàm cao tột đỉnh, còn Đinh Lễ và Nguyễn Xí sau khi chết mới được truy tặng. Như vậy là từ thời Lê Thái Tổ cho đến Lê Thánh Tông có ba thái sư, họ ta chiếm hai . Trong số 27 vị khai quốc công thần chỉ có mình cụ Đinh Liệt được phong tước quốc công duy nhất tại chức , còn hơn 90 vị khác sau khi chết mới được truy tặng “ Tước quốc công. Như vậy họ Đinh ta chiếm ba , ở thủ đô Hà nội, có 8 vị khai quốc công thần tời Lê được đặt tên phố, thì họ ta được chọn hai là phố Đinh Liệt và phố Đinh Lễ. thành Thuận Hoá cũ có phố Đinh Bồ . Đền miếu thờ ba ông do sắc chỉ của nhà vua hay do dân tôn lập thì có ở nhiều nơi như Mỹ Lâm, Đông Cao, Tây kinh, Nghệ An, Bình Thuận Hoá ,Thần Khê, Thanh Đàm, Xương Giang, Lạng Giang, Nội thành Đông kinh…
Là những bậc con cháu họ Đinh Liệt rạng rỡ, nổi tiếng lịch sử, mà không đọc kỹ ngọc phả, để hiểu rõ sự rạng rỡ có truyền thống của ông cha mình thì chẳng khác gì là người công dân Việt nam mà chẳng hiểu lịch sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam mình như thế nào cả, như vậy không những làm thiệt thòi cho trí kiến thức và sự hiểu biết của bản thân mà còn vô tình làm cho dòng máu truyền thống ngày càng lạnh nguội rất dễ trở thành con người thiếu trách nhiệm với các thế hệ mai sau.
Mọi bà con trong họ chúng ta hãy tỏ ra xứng đáng với dòng máu của tổ tiên , ra sức bảo vệ - vun đắp và phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, lòng dũng cảm chi kiên cường bất khuât, tận trung- tận hiếu với dân với nước. Làm cho rừng cây của họ Đinh ta ngày càng xanh tươi.

Xem phần tiếp theo (Phần 2)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<O></O>

họ Đinh Đông An - Nam Định
Khu 4b TT Ngô Đồng, Giao Thuỷ, <ST1><?xml:namespace prefix = st1 /><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></ST1> Định<O></O>
Điện thoại: 0944590078
Email: [email protected]
 
Top