Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Nội dung các bài trong bản đề cương do ông soạn thảo cho tướng lĩnh học tập và nghiên cứu như sau :
Bài thứ nhất :
Người làm tướng của nghĩa quân Lam Sơn phải như thế nào ?
I/ Tài trí: Tài trí từ đâu đến ? Một phần rất nhỏ do thiên phú, tuyệt đại đa số do học tập, trong sách vở cũ thánh hiền và người xưa để lại như binh thư, binh pháp , sử ký, địa lý nhân vật anh hùng , những trận quyết định và nhưng kinh nghiệm hữu quan, gạn thô , lọc tinh, sáng tạo vận dụng khôn khéo vào thực itễn . Mặt khác trong thực tế chiến đấu, những trận đánh nhau phải biết ra kinh nghiệm- nguyên tắc, học các chiến hữu , học nhân dân. , không thẹn học , học hỏi người dưới.. từng bước tích luỹ cho mãi cho kho vốn quí của mình khéo tổ chức huấn luyện, giáo dục động viên sĩ tốt, làm cho binh sĩ của mình trở thành những nghĩa sĩ lầu thạo , kiên cường dũng cảm bất khuất , có kỹ thuật nghiêm minh, có trình độ thương yêu giúp đỡ nhau như người một nhà, trăm người một lòng muôn người một dạ , thế thì hễ đánh là thắng . Đã làm tướng phải biết linh hoạt và sáng tạo vận dụng các nhân tố thiên thời, địa lợi nhân hoà ,tổng hợp cụ thể, chính xác , phán đoán địch tình nhậy bén, biết người, thông minh khi bố trí , kiên cương dũng cảm lúc tiến công, dùng sở trường của ta, đánh vào sử đỏan của địch, lấy quân nhàn rỗi đánh địch mệt nhọc, khéo kết hợp giữa võ , văn , kinh tài.
Bám chắc lấy dân, tranh thủ lấy dân, tổ chức họ, đoàn kết họ lại đứng dậy phối hợp đấu tranh bằng nhiều hình thức với kẻ thù. Làm một vị tướng của nghĩa quân, phải tài nhìn lâu dài, giỏi nhìn trước mắt , giành lấy chủ động, nhậy bén tấn công, tránh mọi bị động . Khéo dùng tinh ít mà chiến thắng thô nhiều , sành dùng quả nhũng mà thắng trúng nhược . Thắng lợi không kiêu, có lợi thế không chủ quan.. thì tạm gọi là tài trí được .
II/ Đạo đức : Đạo đức là nền móng làm người, con người tiến bộ hơn thứ động vật khác , một phần quan trọng là ở điều này đấy .! Thánh hiền dậy ta 5 điều : Nhân- Nghĩa - Lễ - Trí – Tín , thì trong đó đã có 4 điều thuộc về đạo đức. Chứng tỏ thánh hiền cũng rẩt coi trọng vấn đề này.
Vậy thì đạo đức ở đâu mà ra ? Không phải con người sinh ra là có đạo đức ngay được, mà phải qua một quá trình lịch sử tích luỹ lâu dài, nhưng bậc thánh hiền traỉ qua thực tế mới đức kết lại được và viết nên sách vở để lại cho ta . Thế thì rõ ràng con người muốn có đạo đức mà các tướng lĩnh nghĩa quân bắt buộc phải có đạo đức thì đều phải học tập tu dưỡng rèn luyện tích luỹ mới có được. Cái đức cơ bản của vị tướng nghĩa quân Lam Sơn phải thể hiện;
Đối với đại nghiệp “ Bình ngô cứu quốc “ Phải tận tuỵ hy sinh, tuyệt đối trung thành . dũng cảm, kiên quyết, tiến hành đến cùng, luôn sửa mình, làm gương sáng.
Đối với dân phải tôn trọng họ, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Các tướng lĩnh làm người chỉ huy binh sĩ đánh đuổi giăc Ngô cũng nhằm mục đích giải phóng cho dân ta thoát khỏi ách đô hộ . Các vị tướng lĩnh nên khắc cốt ghi xương rằng: Có dân là có tất cả ! Nhân lực - vật lực – tài lực và mọi sức mạnh của ta đều bắt nguồn từ đó mà ra. Phải xem dân như nước, nghĩa quân ta như cá vậy. Cá rời nước thì cá làm sao mà sống được .
Đối với chiến hữu và binh sĩ phải thân cận gần gũi giúp đỡ, thương yêu, gắn bó, chân thành, đồng cam cộng khổ, nghĩa nằng tình sâu như người một nhà, Nhưng kỷ luật phái nghiêm minh đối với mình cũng như đối với sĩ tốt.
Đối với kẻ thù của đất nước , phải kiên quyết triệt để, không đầu hàng khuất phục, một sống một còn. Không đội trời chung, nhưng lại phải rất khôn khéo và nhìn xa trông rộng, có khi vờ lùi một bước , để rồi tiến lên mười bước, có khi vừa đánh vừa đàm, để giành lấy thắng lợi cuối cùng…
Nói tóm lại, làm một vị tướng của nghĩa quân , mắt phải sáng, hễ nhìn là thấu đáo, tai phải tinh hễ nghe là phải bíệt phân biệt phải trái, não phải nhậy bén nhanh, đề ra được diệu kế và xử trí chính xác. lòng phải bền, dũng cảm kiên quyết và triệt để, thân thể phải khoẻ mạnh, sành giỏi lược thạo võ nghệ để tung hoành chốn sa trường. Thắng không kiêu, thành không thoả.. tạm gọi là lương tướng được ( Khi giảng đề nghị BĐV lấy nhiều ví dụ thực tế để liên hệ làm sáng tỏ ).
Bài thứ hai : Nghiên cứu học tập binh thư binh pháp ( Kiểm hiệu bình chương sự Đinh Liệt hướng dẫn :
I / Dưới thiệu nội dung chủ yếu 7 bộ binh thư binh pháp của Tôn Tử , Ngô Khởi, Thái Công Trọng , Tư Mã , Nhương Thư , Hoàng Công Thạch, Uất Trì Tử, Lý Tĩnh, khêu gợi cách vận dụng, chọn ra một số nguyên tắc phù hợp với chiến trường nước ta. Đồng thời phân tích một số nguyên tắc khó vận dụng. giúp cho các tướng lĩnh đi sâu nghiên cứu thảo luận liên hệ vào thực tế chiến đấu của mình trong mấy năm qua. rút ra kinh nghiệm vận dụng sau này.
II/ Giới thiệu tư tưởng phương lược chủ yếu của Lý Thường Kiệt chống quân Tống và Bình Ngô cứu quốc hiện tại , mặt nào có thể vận dụng được, mặt nào không thể vận dụng được?
II/ Giới thiệu tính ưu việt và các loại phục kích chiến là lấy sở trường của ta, đánh vào đúng sở đoản của địch ở chỗ nào ? Quy mô của tiểu phục kích, và liên hoàn tiểu phục kích , quy mô của trung phục kích và liên hoàn trung phục kích , quy mộ của đại phục kích và liên hoàn đại phục kích phải có những điều kiện gì ? Vây thành để phục kích diệt viện có thể có quy mô rất lớn, vây thành phục kích để diệt viện ,dụ hàng … phải có những điều kiện gì ? để đảm bảo cho thắng lợi ? Liên hoàn đại phục kích sẽ vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn của ta sau này như thế nào ? Từ ngày nghĩa quân Lam Sơn được thành lập, qua hàng trăm trận chiến đấu có sự trưởng thành to lớn ngày nay cơ bản vân dùng phục kích chiến, dù trong đó có những trận tập kích, những trận mở đường máu… nhưng chỉ là phụ mà thôi. Chính nhờ vào phục kích chiến mà nghĩa quân Lam Sơn đã phát triển từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh . Chúng ta đang bắt tay chuẩn bị cho bước phát triển mạnh vượt bậc hơn nữa.

Bài thứ ba Nghiên cứu thảo luận tình hình địch và tình hình ta (Đinh Liệt di cảo )
I/ Tình hình địch :
1/ Tình hình trong nước địch : Cuộc chiến tranh chống các rợ miền Tây và phía Bắc kéo dài tốn kếm, triều đình nhà Minh đang chia rẽ, phong trào nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, kinh tế lại sa sút đói kém, có một số nơi dân chúng đã nổi dậy, phản đối việc đưa chồng con họ sang Giao Chỉ, Từ việc nhà Minh khó có khả năng điều một lúc hai ba chục vạn quân sang nước ta để đàn áp như trước.
2/ Tình hình ở Giao chỉ : Hàng trăm cuộc nổi dậy của nhà yêu nước và nhân dân ta liên tục khắp nơi , làm cho giặc Ngô ăn không ngon, ngủ không yên. Hao binh tổn tướng, chúng đã phải bỏ mạng trên đất ta hơn 18 vạn tên, hàng chục tướng lĩnh nổi tiếng , chi phí quá tốn kém, phải dùng hàng vạn lừa, ngựa hàng ngàn cỗ xe, hàng vạn hộc lương, hàng triệu bộ quân áo và xô màn binh khí. Thế mà tình hình mỗi ngày một xuống dốc. Nhất là từ khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An, giải phóng 2 châu Trà Long và Ngọc Ma. Làm cho nơi đứng vững và cho đến nay, hầu hết đất Nghệ An - Thanh Hóa và Tân Bình Thuận hoá, địch mất hết, phải co vào mấy thành trấn để cổ thủ, thỉnh thoáng thọc ra đánh một vài trận, với quy mô nhỏ dần; lực lượng kém hẳn những năm càn quét bao vây vùng Lam Sơn ,Thanh Hoá. Lòng dân căm giận giặc Ngô và bè lũ tay sai ngày càng nhiều, bính lính đào ngũ trốn về quê quán làm ăn, hoặc sang hàng ta ngày nhiều dần, khâu yếu nhất của địch ngày một rõ ở các vùng nông thôn và rừng núi. Khi ta vươn lên chiếm lấy ,tổ chức ngày chính quyền mới buộc chúng phải co cụm vào thành trấn hoặc một số đồn trại nhất định để ngóng chờ viện binh, các tướng lĩnh của giặc có một số còn ngoan cố , hung hãn và táo bạo, nhưng có một số uể oải chán nản, nhớ quê hương gia đình vợ con, không còn háo hức như thuở ban đầu. Đó là cái thế đã đang và đi xuống của địch
II/ Tinh hình ta :
1/- Tình hình nghĩa quân ta : từ khi chuyển hướng vào Nghệ an đến nay, ta đã bám chắc vào dân, như rễ bám vào đất, giải phóng đến đâu ta tổ chức ngay chính quyền và lực lượng hương binh đền đấy, đã chia công điền, công thổ, các trang trại và đồn điền của giặc cho dân, giúp dân làm được nhiều việc công ích , kỷ luật của nghĩa quân nghiêm minh… nhờ đó ta xây dựng được căn cứ đứng chân vững vàng, từ mấy ngàn người , nay có tới mấy vạn người. Đến nay ta có hậu phương rộng lớn , nối liền từ Ninh Thuận Hoá đến Nghệ An – Thanh Hoá ( trừ 4 thành trấn địch chiếm đóng ) có người, có kho lương dự trữ, lòng dân cơ bản đã ngả về ta. Nếu tính đến giờ phút này số quân ta có gần 5 vạn, voi chiến gần 40 thớt , ngựa chiến có hàng ngàn, thuyền mới đóng và thuyền cũ đã có trên 300, binh khí và lương thực có đã có mức dự trữ các sĩ tốt ngày càng rèn luyện thành thạo, tướng lĩnh đã được thử thách , trên dưới một lòng phụ tử, nghệ thuật chiến đấu tiến lên mức đánh trung bình và đánh lớn, từ như đánh đơn binh , tiến lên đánh đánh phối hợp đa binh… Ta đang cố gắng xây dựng tượng binh thật mạnh ( người phương bắc rẩ sợ voi ) và thiết kỵ binh thật hùng hậu ( Sức chiến đấu cao , tốc độ nhanh cơ động linh hoạt ) đồng thời phải chuẩn bị các cánh quân phát triển ra Bắc, giành lấy dân các vùng nông thôn mênh mông và đông đúc.
Nếu ta nhìn khái quát tình hình Giao Chỉ từ khi quân Ngô sang chiếm nước ta cho đến nay, hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống lại chúng đều bị dìm trong biển máu. Cuộc chống quân Minh của họ Hồ bị thất bại là do không được lòng dân , không có dân, dù trong tay có mấy chục vạn quân tinh nhuệ, cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng đã phát triển lên gần chục vạn quân, đã giải phóng được Tân Bình - Thuận Hoá - Nghệ An- Thanh Hoá và nhiều vùng khác, gây cho giặc khốn đốn nhiều trận ở quanh vùng nam Đông quan, chỉ do lòng đố kỵ và tị hiềm trong nội bộ mà giết hại lẫn nhau, dẫn tới thất bại . Giờ đây chỉ duy nhất còn lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của chúng ta đã và đang phát triển lên giai đoạn cao của nó một cách vững vàng và ổn định, bởi vì có sự đồng lòng của nhất trí của HĐMLTC đến các binh tốt, có chủ tương BĐV Lê Lợi anh minh, có nhiều tướng lĩnh tài giỏi tận tâm tận lực, có trăm họ ngả theo và ủng hộ chân thành, biết rút lấy những bài học có giá trị trong lịch sử và trong thực tiễn chiến đấu của mình, làm cho cái trung ,cái hay được nhân lên, cái cái xấu được khắc phục.
Tình hình dân chúng và anh hùng hào kiệt : Qua mười mấy năm liền dưới ách thống trị của nhà Minh, chiến tranh liên miên, làm cho đời sống của dân càng ngày điêu đứng về mọi mặt cả vật chất lẫn tinh thần, các cuộc khởi nghĩa đều bị dìm trong biển máu, duy chỉ còn cuộc khởi nghia lam Sơn tồn tại phát triển như mặt trời chói lọi, lòng dân lòng các tráng niên, hào kiệt, hiền tài đã ngã theo, lòng tin và sự ủng hộ cao nhất , toàn diện nhất. Đó là xu hướng tất yếu. Vì vậy chúng ta phải có sự chuẩn bị mọi mặt để đón tiếp và thúc đẩy cho xu thế tất yếu này trở thành sức mạnh tổng hợp vô địch, khi thời cơ chín muồi, ta sẽ tống cổ quân Ngô về nước.
II/ So sánh lực lượng :
Nếu nhìn khái quát cả về bề rộng, lẫn bề sâu, nhìn vào cái đang phát triển và cái đang suy tàn, nhìn vào cái quá khứ, cái hiện tại và tương lai nhìn vào cái xa nhất và cái gần nhất… thì có thể nói rằng, thế ta đã và đang đi lên, thế địch đã và đang đi xuống. Nếu ta biết nỗ lực toàn diện, thúc đẩy và phát triển những ưu thế của mình càng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vượt lên trên kẻ thù, thì sức lực của kẻ thù sẽ co cụm dần vào một số điểm ở thành trấn, chờ sự ứng cứu lẫn nhau, Khi ta bao vây cách ly giữa các thành trấn quan trọng trói chân chúng lại, khi mò ra hòng cứu cho nhau, bị phục binh ta điệt, không liên kết với nhau được nữa, Như vậy chỉ còn ngóng chờ viện binh ở nước chúng sang, mới cứu thoát cái khốn cảnh đang bị đe doạ. Nếu như ta chuẩn bị được mọi mặt được chu đáo có đủ quân, đủ tướng để bố trí các trận liên hoàn lại, đi phục kích thật chặt chẽ tiêu diệt ngay số viện binh đang trên đường kéo vào chưa kịp ứng cứu thì có khi trở thành bước ngoặt lịch sử, các thành trấn bị quân ta bao vây, tất vô kế khả thi, chỉ có cách buộc phải đầu hàng.
Bài thứ tư ; Công tâm đánh vào lòng người : (Đề nghị khi giảng quân sự Nguyễn Trãi lấy ví dụ thực tế làm sàng tỏ ) công tâm là đánh vào lòng người đánh vaò tư tưởng của con người . Đối với ta thì nâng cao lòng tin, nâng cao tinh thần dũng cảm hy sinh khắc phục mọi khó khăn gian khó, quyết chiến đấu đến cùng cho sự nghiệp chính nghĩa, Đối với dân chúng thì làm cho họ hiểu rõ chính nghĩa và phi nghĩa, ủng hộ chính nghĩa, phản đối phi nghĩa . Tìm mọi cách giành lấy dân về mình. Đối với kẻ thù , gây cho chúng tan rã , về tinh thần, mất sức mạnh về chiến đấu, gây cho chúng mâu thuẫn lục đục với nhau.
I / Công binh tâm : Giáo dục cho mỗi người lính phải quán triệt mục đích chiến đấu vì non sông đất nước, vì sự nghiệp chính nghĩa , thù hận giặc ngọai xâm tôn trọng cấp trên, thương yêu chiến hữu, bảo vệ dân chúng, chấp hành quân kỷ, dũng cảm giết giặc, vì nước quên thân, đi đến nơi nào cũng phải tuyên truyền vận động dân chúng , làm sáng rõ vai trò và nghĩa vụ của mỗi người binh sĩ nghĩa quân , cái vinh quang của họ hơn hẳn bọn lính Ngô - Nguỵ. Cũng có nghĩa là làm cho sự nhất trí từ trên xuống dưới thành sức mạnh.
II/ Công dân tâm : Kinh nghiệm lịch sử từ xưa tới nay đều dạy ta rằng : Tất cả mọi cuộc K/C chống xâm lược của ta cũng như của bất cứ nước nào trong thiện hạ, được đại đa số dân chúng ngả theo và đồng lòng ủng hộ thì mới giành được thắng lợi. Không được đại đa số dân chúng ủng hộ thì dù đã giành được thắng lợi khi thiết lập triều đại thì cũng sẽ sụp đổ tan tành , Đây là điều chứng minh hùng hồn “ Chân lý lấy dân làm” gốc “ là rất đúng .
Vậy thì ta phải tuyên truyền giáo dục cho dân chúng hiểu rõ nghĩa quân làm việc chính nghĩa, chiến đâú vì dân, vì sơn, hà xã tắc, giặc Ngô làm việc xâm lược là phi nghĩa, là tàn bạo , chúng đã tàn sát hàng vạn người yêu nước và dân lành , gây bao cảnh tang tóc , nâng cao lòng căm thù giặc, ủng hộ và chi viện nghĩa quân, đồng lòng đứng lên giết giặc cứu nước, không cho người nhà theo giặc, lôi kéo chồng con và người thân trở về. Đồng thời có thể kể về chuyện chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân cho dân chúng nghe, giúp dân thu hoạch mùa màng, sửa sang đường sá, đắp đập khai mương, chia công điền, công thổ trấn áp bọn phản động hà hiếp nhân dân,giải phóng đến đâu là chọn người tốt có uy tín có năng lực đưa vào nắm chính quyền mới, tổ chức hương binh để giữ trật tự an ninh nhằm bổ sung cho L/L nghĩa quân , tích trữ lương thực, tuyên truyền động viên dân chúng nâng cao trách nhiệm đối với giai đoạn quan trọng của đất nước, sức mạnh vô địch của chính tà ở lòng dân tin tưởng và ủng hộ chi viện cho nghĩa quân.
II/Công tâm địch : Chủ yếu là vận dụng mọi thủ đoạn làm tan rã tinh thần dẫn đến làm tan rã hàng ngũ địch. Trọng tâm của chúng ta là làm tan rã nguỵ quân nguỵ quyền. Vận động bà con anh em nhắn tin, viết thư khuyên bảo nhắc nhủ chồng con, cha anh bỏ hàng ngũ địch trở về xum họp gia đình, trở về quê quán làm ăn, nhắc đến chính sách khoan hồng rộng lượng của nghĩa quân Lam Sơn. Ta sẽ phải ban bố chính sách vừa có nội dung khoan hồng vừa có tính răn đe, lại có cả phần khen thưởng đối với những người lập công trở về với nghĩa quân .
Bao vây thật chặt thành trấn và đồn giặc, dùng loa kêu gọi, bắn thư kêu gọi và thư của gia đình vợ con hay người thân vào làm cho tinh thần tư tưởng của Nguỵ không những suy nghĩ mà chuyển hoá. Có thể viết thư dụ hàng, phân tích rõ phải trái thiệt hơn và chính sách khoan hồng khen thưởng và trọng dụng của ta. Đồng thời cũng có thể đưa người của ta trà trộn vào hàng ngũ địch tuyên truyền vận động binh lính đào ngũ, phản chiến, chống lại bọn đầu sỏ tay sai .
Còn đối với loại tướng lĩnh của giặc Ngộ thì chỉ đến khi nào ta bao vây cô lập lúc bấy giờ gửi thư dụ hàng mới có tác dụng to lớn.

Bài học thứ 5 : Có dân là có tất cả ( Kiểm hiệu Đinh Liệt giảng )
Nhân loại đã phải trải qua mấy chục năm mới xây dựng được lên tất cả những cái mà ngày nay có được trong thiên hạ. Khi đã phân chia được thành từng quốc gia, thì dân chúng trong từng quốc gia ấy đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả trên những chặng đường lịch sử của mình, mới xây dựng nên thành trì, miếu mạo, cung điện, đê điều, nhà cửa, văn tự, văn hiến, pháp luật, đạo dức …
Từ xưa tới nay, tất cả mọi cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của ta, cũng như của bất cứ nước nào, mà giành được thắng lợi hoàn toàn, chỉ khi nào tuyệt đại đa số dân chúng đồng lòng đứng dậy thâm gia và ủng hộ. Thời Ngô Quyền chống quân Nam Hán, thời kỳ Lý Thường Kiệt đánh quân Tống , Thời kỳ Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông, họ Hồ vừa rồi bị thất bại là không được lòng dân, còn thời kỳ Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt ,Trần Hưng Đạo là biết dựa vào dân nên giành được thắng lợi ( Trong khi nghiêm cứu thảo luận trao đổi, đề nghi các chiến hữu liên hệ đối chiếu vào tất cả các cuộc khởi nghĩa chống ngoại quân Ngô xâm lược, tại sao bị thất bại? duy chỉ có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của chúng ta tuy có những thời kỳ ( ba lần thủ hiểm) mỏng manh, tưởng chừng như không còn hy vọng rồi lại vươn lên được xây dựng và phát triển lớn mạnh . Bởi vì khi mọi người dân bình thường có được lòng yêu nước đúng đắn và thiết tha thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội, không những đối với bản thân họ mà còn có tác dụng rất lớn đối với gia đình anh em và bè bạn họ nữa. Vì vậy việc ttuyên truyền giáo dục vận động của nghĩa quân ta( kể cả tướng lĩnh và sĩ tốt) đối với dân chúng phải trở thành nhiệm vụ quan trọng, không một ai được coi nhẹ, buộc mọi người phải làm. Có như vậy ta mới làm cho dân tin yêu mà khi họ đã tin yêu, thì họ theo mình, ủng hộ chi viện cho nghĩa quân về mọi mặt.
Từ bài học ba lần điêu đứng, ba lần thủ hiểm Linh Sơn không có dân, từ các bài học họ Hồ không được lòng dân, từ bài học lịch sử của Trần Ngỗi,TRần Quý Khoáng , không biết bám chặt vào dân, từ bài học ở căn cứ Nghệ An này, ta đã rút ra kinh nghiệm” Lấy dân làm gốc” , có dân là có tất cả, bởi vì nhân lực vật lực tài lực và mọi sức mạnh đều ở đó mà ra. Vậy cho nên ta làm vững tướng lĩnh của nghĩa quân phải ghi lòng tạc dạ và luôn thể hội đúng đắn vững bài học quí báu này,
Sau khi nghiên cứu xong nội dung bản đề cương BĐV Lê Lợi và quân sư Nguyễn Trãi rất hài lòng nói, phương án tối ưu, rất đúng, đồng thời giao cho Kiểm hiệu Bình chương sự Đinh Liệt bố trí sắp xếp và triệu tập lần lượt các tướng lĩnh nghĩa quân luân phiên nhau về học tập. Vương nhận giảng một bài, Nguyễn Trãi giảng một bài, giao cho Đinh Liệt giảng 3 bài và chịu trách nhiệm toàn bộ về các đợt học tập quan trọng của các tướng lĩnh .
Qua vài tháng học tập – Nghiêm cứu thảo luận, bàn bạc, trao đổi, mỗi vị tướng đều cho rằng: Bản thân nâng lên một bước lớn, nhận thức rõ tình hình nhiệm vụ mới, biết rút lấy tinh hoa, tinh tuý trong binh thư, binh pháp , để rồi vận dụng linh hoạt sáng tạo vào thực tiễn sau này.
Thống nhất với nhau rằng: nghĩa quân Lam Sơn đã biết dùng sử trường của mình đánh đúng vào sử đoản của giặc phát triển phục kích tiến từ thấp lên cao, từ tiểu qui mô lên trung qui mô, lên đại qui mô. Liên hoàn đại phục kích có khả năng tiêu diệt hàng chục vạn quân thù với lợi thế địa hình địa vật mà sơn hà cho phép. Hiểu được chữ “ dân” toàn diện và trọn vẹn hơn, nâng cao thêm năg lực tổ chức - huấn luyện – giáop dục và chỉ huy … mọi người đều phấn khởi hồ hởi để chuẩn bị đám nhận trọng trách mới.
HĐMLTC họp kiểm điểm và đánhgiá tình hình, đề ra kế sách cho bước tới, Lê Sát, Phạm Vấn,. Lê Thụ và một số tướng lĩnh yêu cầu cho đánh thành Nghệ An. Sau khi hạ xong thành Nghệ An, lập tức đem quân ra hạ thành Tây Đô rồi tiến quân ra giải phóng các vùng miền bắc, nhân việc triều đình nhà Minh đang bị bê bối trong nước, triều đình, quân ta đã lớn mạnh về mọi mặt, quân Nguỵ và quân Ngô ở Giao Chỉ đã bị sút kém, nhiều nơi phải co cụm lại để dựa vào nhau, không giám hung hăng như trước nữa ,. Đây chính là thời cơ cho ta hành dộng. Các tướng lĩnh bàn bạc tranh cãi rất sôi nổi, Kiểm hiệu Đinh Liệt đứng lên đề nghị : nếu so sanh LL giữa địch và ta thì ta đang ở thế đi lên, địch đang ở thế đi xuống, nếu so sánh về khó khăn thuận lợi thì ta đã có những thuận lợi cơ bản hơn địch, về một số mặt, nhưng nhìn tổng hợp tất cả về mọi mặt thì các thế hệ của ta chưa đủ để đè bẹp toàn bộ quân địch nhất là đánh hạ các thành trì kiên cố. kẻ địch chủ động dựa vào thế địa, hình địa vật và các phương tiện sẵn có để bố trí phòng ngự. Những dụng cụ đánh hạ thành ta chưa chuẩn bị được đầy đủ. Hạ được một thành luỹ kiên cố như Nghệ An và Tây Đô, ta phải lường trước được mọi tổn thất nặng nề của cả đôi bên, đồng thời vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản mà còn phải lường tới mức nhà Minh tuy đang gặp nhiều khó khăn nhưng lại là một nước lớn, việc tăng viện binh từ 10 đến 20 vạn quân là điều họ còn có khả năng bòn vét được … Điều tốt nhất hiện nay là tăng quân cho Bình Thuận, phái thám tử ra vùng Lạng Giang và các vùng biên giối Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam, thậm chí vào cả đất địch để điều tra nắm tình hình của địch cho thật chắc, mặt khác ta có thể tung một số quân ra phía bắc hoạt động thăm dò gây cơ sở tuyên truyền vận động nắm dân. Đồng thời ta gấp rút tổ chức những cánh quân mạnh sẵn sàng khi thời cơ cho phép tung ra giải phóng các vùng nông thôn rộng lớn, xây dựng chính quyền mới, tổ chức hương binh, đông viện tráng niên tham gia nghĩa quân, dựng trữ lương thực…Bức dồn kẻ địch từng bước phải co cụm vào một số thành trấn nhất định, sẵn sàng bao vây cô lập không cho chúng liên kết ứng cứu lẫn nhau, tiến hành phục kích diệt chúng bên ngoài các thành trấn, ngon hơn đánh vào các thành trấn kiên cố, khi điều kiện chưa chín muồi. tạo được cơ sở chắc chắn vững vàng cho các bước chiến thắng to lớn có tình quyêt định sau này.
Quân sư Nguyễn Trãi cũng đứng dậy tán đồng phương lược Đinh liệt vạch ra, đồng thời ông phân tích kỹ càng chỗ yếu của địch ở ngoài bắc và quanh vùng Đông Quan.. Lê Sát và các tướng lĩnh càng nghe càng nhận rõ.
BĐV Lê Lợi đứng dậy đánh gia cao kế sách của Đinh Liệt và nhấn mạnh: tất cả các tướng lĩnh từ nay về sau nên khắc cốt ghi xương , giải phóng đến đâu phải tổ chức ngay chính quyền mới, tổ chức hương binh đến đấy…đây là một vấn đề lớn cơ bản có tầm chiến lược sâu xa và vương quân laị hỏi Nguyễn Trãi; bố trí các cánh quân vào nam ra bắc như thề nào cho thoả đáng.
Nguyễn Trãi trả lời; đề nghị BĐV cho thần, Đinh Liệt và một số tướng lĩnh hữu quan nghiên cứu bố trí xong. BĐV sẽ quyết định cụ thể, Các tướng lĩnh hồ hởi ta về chỉnh đốn laị đơn vị, chuẩn bị chu đáo sẵn sàng chờ lệnh mới.
Qua thực tế chiến đấu và công tác hơn 2 năm qua, quân sư Nguyễn Trãi đã phát hiện thiên tài của Đinh Liệt ở một số mặt khá rõ rệt, tuổi còn trẻ sức lực đang lên ,nhạy bén, sâu sắc, mắt nhìn toàn diện, dũng cảm, kiên quyết - triệt để …. một con người có đầy triển vọng toàn năng. Vì vậy, ông đã đề nghị chân thành lên BĐV Lê Lợi: điều kiểm hiệu Bình chương sự Đinh Liệt về HĐMLTC giúp Lê Lợi điều binh khiển tướng, hoạch định kế hoạch tác chiến và đôn đốc tướng lĩnh thực thi tốt ý đồ chiến lược của Lê Lợi.
Khoảng tháng 7 năm ất Tỵ 1425 Đinh Liệt đề xuất kế hoạch Nam chinh Bắc chiến . Ngoài việc BĐV đã cử thiếu phó Đinh Bồ và phó tướng Lê Nỗ, Lê Định đem một ngàn quân và một thớt voi tiến vào BÌnh - Thuận trước đây, nay lại phái thêm thiếu uý Lê Ngân, thiếu uý Trần Nguyên Hãn và thiếu bảo Lê văn An đem 70 chiến thuyền từ Nghệ An men biển vào Bình - Thụân hiệp binh. cử Lê Kiên, Phan Lưu, Lộ văn Luật đem 500 quân ra Hưng - Quảng Oai hoạt động thăm dò cử Trần Ban, Trịnh Võ và Hà Đệ đem hơn trăm thám tử thọc sâu vào phía Lạng Giang , Cao Bằng hoạt động, gây cơ sở, chủ yếu là thăm dò thật chính xác tình hình viện binh của nhà Minh, đồng thời phải xây dựng được mạng lưới thám báo thật chính xác nhưng phải rất bí mật. Nhờ đấy, mà HĐMLTC đã nắm được tình hình viện binh, tình hình hoạt động của địch và tình hình lòng dân ngoài Bắc .
Qua sự phân tích – so sánh cân nhắc và chuẩn bị, kiểm hiệu Đinh Liệt đề xuẩt kế sách tranh dân, cướp đất, cô lập kẻ thù và mười điều nghiêm minh của nghĩa quân , lên BĐV Lê Lợi, đồng thời ông nhấn mạnh bất kể một đạo quân nào trước khi Bắc tiến, tướng lĩnh và sĩ tốt điều phải học tập 10 điều quân kỷ này.
Do sự chuẩn bị về biên chế, tổ chức, huấn luyện và trang bị của ta từng bước được chặt chẽ và chu đáo về mọi mặt, mùa thu năm Bình Ngọ 1426 , BĐV phái Phạm Văn Xão, Lý Triện, Trịnh Khả, Đỗ Bí và Lê Hà Viên đem 3 ngàn quân và một thớt voi tiến ra giải phóng Thiên Quan, Quảng Oai, Gia Hưng, Đà Giang, Tâm Đái, Qui Hoà. Nhiệm vụ chủ yếu là giành dân xây dựng chính quyền mới tổ chức hương binh, động viên tráng niên tham gia nghĩa quân, cô lập Ngô Nguỵ ngăn chặn viện binh từ hướng Đông Nam tới, uy hiếp mặt phía Tây thành Đông Quan. Tiếp sau đó, phái Lưu Nhân Chú, Bùi Bị, Lê Ninh , Lê Khương dẫn hai ngàn quân và một thớt voi tiến ra giải phóng Thiên Trường, Tân Hưng , Kiến Xương. Nhiệm vụ chính là giành lấy dân xây dựng chính quyền mới, tổ chức dân binh, chặn quân Ngô Nguỵ từ Nghệ- Thanh và thuỷ quân nhà Minh từ Quảng Đông sang nhằm chi viện cho Đông Quan. Cánh quân này sau được bổ sung thêm, tăng lên trên 4 ngàn và 2 voi chiến và điều Lê Bồi, Lê Ngạnh đến , chia làm 2 đơn vị. Một để lại làm nhiện vụ như cũ, một tiến ra giải phóng Khoái Châu - Bắc Giang - Lạng Giang, nắm dân, xây dựng chính quyền mới, tổ chức hương binh và chặn viện binh từ Quảng Tây sang. Tiếp nữa là phái tướng Tư không Đinh Lễ và phó tướng Nguyễn Xí đem 2 ngàn quân tinh nhuệ và một thớt voi chiến tiến quân ra phía nam thành Đông Quan nhằm khuyếch trương thanh thế, uy hiếp kẻ thù. Cánh quân này còn có 1 nhiệm vụ quan trọng nữa là xây dựng cơ sở, tổ chức chính quyền mới, tổ chức hương binh, mở thông đường, chuẩn bị điều kiện cho đại quân tiến ra sau này. Ngày 16 tháng 8 năm Bính Ngọ 1426 tại đại bản doanh, Đinh Liệt nhận được tin thắng lợi ở Ninh kiều, ngày 12 cùng tháng, quân ta tiêu diệt 2 ngàn địch ….
Trung tuần tháng 9 quân ta bứt được thám tử địch, qua tra hỏi, Kiểm hiệu Đinh Liệt mới biết mật lệnh khẩn cấp của tổng binh Trần Chí là giao thành Nghệ An giao lai cho Thái Phúc cố thủ, Phương Chính và Lý An, rút đại bộ phận quân Ngô về vãn cứu Đông Quan “ . Lợi dụng đêm lạnh rét ( ngày16/9 ) chúng im lặng rút xuống thuyền, thuận dòng chạy đã được gần ba canh rồi.
BĐV Lê Lợi ra lệnh cho Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Công Chuẩn đem thuỷ quân truy kích gáp. Đuổi đến hải phận Thanh Hoá, Phương Chính phát hiện thuỷ binh ta đuổi theo, hắn vội vàng đốc thúc quân lính bơi thục mạng ra vùng đại hải, chiến thuyền của ta bé, sóng gió ngày nổi lên càng lớn, đành ghé vào bờ biển Thanh Hoá, chờ lệnh mới.
Ngày 25 tháng 9 cùng năm, đại bản doanh nhận được tin thắng lợi ở cầu Nhân Mục, trưa ngày 20 ta diệt hơn 1 ngàn địch diệt hơn 1 ngàn địch chém đầu các tướng Đào Tham, Tiền Phụ, Triệu Trinh và bắt sống tướng Viên Lương của quân Ngô.
Ngày 27 cùng tháng, đại bản doanh lại nhận được tin thắng lợi ở Xa Lộc: chiều ngày 20 quân ta điệt một ngàn địch chặn chín ngàn quân của Vương An Lão từ Vân Nam sang.
Sau khi xem xong mấy tấu biểu báo tin chiến thắng, Kiểm hiệu Đinh Liệt và quân sư Nuyễn Trãi điều cho rằng : chiến chinh đã chuyển ra phía bắc, rồi đây có nhiều trận lớn hơn nữa sẽ liên tiếp diễn ra. Đại bản doanh nên chuyển ra phía Thanh Hoá thì trung độ hơn . Hai ông trực tiếp đề nghị lên BĐV như trên. Lê Lợi trả lời: ta cũng nghĩ như vậy !
Mùa thu năm Bính Ngọ 1426 dân chúng vùng châu châu Ngọc Ma bẫy được một con nai, đem tiến BĐV Lê Lợi nhân dịp sắp dời đại bản doanh ra Thanh Hoá, Vương sai đầu bếp làm mấy món thật ngon . Lê Lợi cho trải chiếu ra giữa sân thành Lộc Nhung, bầy tất cả các món ăn ra chiếu rồi vời Nguyễn Trãi và Đinh Liệt đến cùng ăn, Lê lợi gọi đem vò rượu tăm khi Tư không Đinh Lễ , tướng Trương Hùng từ Diễn châu ra Tây Đô thu đựợc đem về biếu. BĐV Lê Lợi ngồi góc trên, Nguyễn Trãi và Đinh Liệt ngồi góc dưới uống rượu, ăn thịt nai , đang ăn thịt nai , ngắm trăng , bàn việc nước. mới được vài tuần rượu, Lê Lợi cầm xâu chả nai đang ăn thì cũng là lúc Hoàng Thái Hậu Trần Thị Ngọc Hào đem một giỏ nấm và một số sản vật quí giá của địa phương đến tiến dâng BĐV . Vương miễn tất cả mọi thủ tục . lễ nghi, nhận xong cảm ơn, rồi mời hoàng hậu ngồi xuống góc chiếu còn trống, Vương nói thời chiến mong hoàng hậu thông cảm, cùng chúng tôi vài tuần rượu, nhân có món thịt nai của dân chúng châu nhà đem biếu.
Hoàng hậu rất lịch sự và niềm nở nhận lời, cùng ba vị nâng cốc
Sau khi chủ khách chúc mừng nhau, hoàng hậu vui cười nói; hôm qua mắt tôi tự nhiên cứ máy hoài, linh tính báo cho biết sắp phải xa nhau, nên tôi đã tranh thủ hái nấm để làm quà biếu tiến dâng BĐV và các vị , rồi bà giới thiệu tỉ mỉ về cái ngon đặc biệt về nấm, và chính tay bà chọn hái. Lê Lợi cho người xào nấu ngay món nấm mang ra ai ăn cũng khen ngon.
Bữa rượu đã ngà ngà, Lê Lợi biết tài làm thơ của Đinh Liệt, ông giới thiệu với bà hoàng . Đinh Liệt vừa là cháu vừa là tôi, vừa là tướng, lại là người trẻ nhất trong bốn chúng ta, Vậy nhà ngươi hãy mở đầu cho cuộc gặp mặt hiếm có này bằng một bài thơ lưu niệm.
Đinh Liệt rất nhanh trí , ông bê vò rượu từ từ rót đầy bốn chén, ông trân trọng bê hai tay dân Lê Lợi, rồi đến bà hoàng hậu và Nguyễn Trãi vừa có ý tôn trọng vừa có thời gian nghĩ thơ. Dâng rượu vừa xong thì htơ cũng hoàn thành , ông ngâm.:
Hằng Nga bao tình nghĩa. !
Mmắt say đắm nhìn vương,
Thả nai tình trăm họ.
Rượu ngon dạ chiến trường.
Nấm trắng lòng đo chói .
Đêm thu ngào ngạt hương.
Ông ngừng laị một lát lại làm động tác rót rượu .. rồi ngâm tiếp với gọng mạnh hơn;
Ý trời dường đã định/
Chính nghĩa thắng bạo tàn!
cờ vàng oai dũng!
Phấp phới trời Đông Quan !
Mọi người vố tay không ngớt và cùng nâng cốc chúc mừng thắng lợi.
Nguyễn Trãi nghe thấy thú vị , cũng ứng khẩu ngâm bài thơ quốc âm: Anh quân rực mặt trời. Hằng nga tìm ánh sáng, Tướng vũ giỏi văn tài. ….Đánh mặt trời cũng thắng. Để có nhiều nắng ấm, …
Hoàng hậu Bạch Ngọc tay lấy vò rượu rót đầy bốn chén, nói; bây giờ đến lượt của khách trả nợ. Bà cũng dùng hai tay nâng rượu dâng BĐV , quân sư Nguyễn Trãi và kiểm hiệu Đinh Liệt rồi ngâm bài thơ quốc âm với gìong rất thanh cao : Bình định thành công bới ý trời ! kê mưu sao giỏi sẵn bề tôi. Đinh Liệt lược thao hàm tướng mới TrầnVăn thi phú rạng vân đài Quân đi thanh thế ngâm hà động. Tướng xuất uy phong quốc tặ trừ. Lòng dân đã hướng theo cờ nghĩa Thắng lợi cầm tay chín rõ mười .
Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Đinh Liệt vỗ tay hoan hô nhiệt liệt và thứ tự nâng cốc chuốc rượu bà .
Cuộc vui tình cờ kéo dài cho mãi khi trăng chuyển sang đúng giữa đỉnh đầu, mới chia tay lưu luyến và hẹn gặp lại nhau giữa Đông Đô, (Đinh Liệt tướng quân truyện ) .
Trước khi đại bản doanh chuyển từ Nghệ An ra Thanh Hoá cho phù hợp với tình hình mới , Kiểm hiệu Đinh Liệt đem 500 quân thiết kỵ đi dọn đường và nghiên cứu bố trí địa điểm. lạị một lần nữa ông tiến đánh giải phóng toàn bộ ngoại vi Tây Đô bức quân Ngô Nguỵ rút vào thành trong cố thủ, ông chỉ định đơn vị khác bổ bao vây khiến cho quân địch chỉ nằm co trong thành chờ ngóng viện binh không giám nho nhe họat động. Đồng thời ông đến thắng thực địa Lỗ Giang nghiên cứu bố trí đị bản doanh ra Lôi Giang.
BĐV Lê Lợi giao nhiệm vụ bao vây thành Nghệ An cho Lê Ngân, Lê Văn An, Lê Lĩnh.. và di chuyển về bản doanh ra Thanh Hoá.
Thượng tuần tháng 10 cùng năm nhận được tin Vương Thông đen năm vạn quân viện binh sang và số quân rút từ Nghệ An ra cùng về đến Đông quan, Ngày 10 cùng tháng HĐMLTC họp bất thường tại Lỗi Giang , gồm Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt , Nguyễn Thận , Lê Sát , Lê văn Linh , Bùi Quốc Hưng , Nguyễn Lý, Lê Hiển, Nguyễn Như Lãm và Trần Nguyên Hãn, Kiểm hiệu bình chương Đinh Liệt nhận định rằng : Trần Trí Mã Kỳ… chuýến này bị hạ bệ , Vương Thông sang làm tổng binh thay Trần Trí, Hẵn dân 5 vạn quân từ Quảng Tây sang suốt cả chặng đường từ nam quan về tới thành Đông Quan coi như thông đồng bến giọt không gặp sự đối kháng nào lớn làm cho hắn càng tăng đầu óc chủ quan kiêu ngạo của tên vốn chủ quan kiêu ngọ. Cứ nhìn vào việc hắn thịnh nộ bọn Trần Trí, Lý An, Mã Kỳ và bọn tướng lĩnh dưới trướng, cứ nhìn vào tin thám báo đáng tin cậy của ta từ trong lòng địch gửi về. sau khi hắn tập họp được mười vạn quân quân tướng trong tay, hắn sẽ thực hiện kế hoạch ba bước. Bước thứ nhất : tiêu diệt sạch gọn các cánh quân Lam Sơn ở mặt tây Nam và tây Bắc Đông quan, bình ổn xong cái thế ở đó. Bước thứ 2; chỉnh đốn binh mã tiến đại quân vào Thanh Hoá đánh tan tành đầu não nghĩa quân, bắt chủ tướng Lê lợi và các tướng lĩnh khác nhốt cũi đem về Yên Kinh nộp lĩnh thưởng, ( nhiều tiếng cười ồ lên chế giễu 0. Bước thứ 3 : vươn vào Nghệ An – Bình Thuận và các vùng khác trên đất Giao Chỉ đem gom về tay hắn.
Mấy ngày gần đây, tổng binh Vương Thông vội vàng tung gần mười vạn quân ra chiếm lĩnh ba vị trí quan trọng; Cổ Sở- Sa Đôi- Thanh Oai, tạo thành thế gọng kìm thép kẹp lại, còn cánh thứ 3 diệt gọn nghĩa quân Lam Sơn. Thế nhưng quân ta mới dử chúng nó ba trận diệt chúng một ngàn tên, mà Vương Thông đã bị động dồn quân cụm lại một nơi, hy vọng tập trung cơ động, dùng sức mạnh tuyệt đối để diệt nghĩa quân ta. Khi chúng phát hiện. Như vậy bước đầu đã làm cho hắn từ thế chủ động chuyển sang thế bị động.
Do đó tôi kiến nghị ; việc khẩn cấp trước mắt là phải bàn bạc thật kỹ , tìm mọi kế sách có hiệu quả nhất đánh gãy chân tại chỗ, bước thứ nhất của Vương Thông, không cho chúng lê lết nữa, thì miẽn phải bàn việc đối phó với bước thứ 2 và bước thứ 3.
Để đạt được mục địch hiệu qủa nhất , ngay đêm nay cần cho hoả tốc mang lệnh của BĐV ra báo ngay cho Lý Triện , Phạm Văn Xão, Đinh Lễ , Nguỹên Xí, Trịnh Khả và tướng lĩnh các đơn vị hữu quan rõ phải nâng cao tinh thần cảnh giác bố trí mạng lưới thám tử trinh sát cho thật rõ ràng chặt chẽ và chu đáo , một phút không rời âm mưu quỉ kế của Vương Thông, không được chủ quan kinh địch , ngày nào cũng phaỉ báo cáo tình hình địch cho đại bản doanh biết .
Các đơn vị hoạt động quanh vùng phụ cận Đông Quan, đặc biệt tướng lĩnh các cánh quân phía nam – Tây nam và tây Bắc, Đông Quan, phải liên kết phối hợp chi viện nhau thật chặt chẽ, phải có trí linh hoạt chủ động bố trí các trận địa đại phục kich, hoặc liên hoàn đại phục kích mà tiêu diệt kẻ thù , khi chúng có ý đồ điên cuồng , địch dùng đại quân thọc ra tiêu diệt quân ta…
Đại bản doanh phải bổ sung ngay 50 thám tử có nhiều kinh nghiêm cho các cánh quân nói trên, các tướng lĩnh các dịch trạm phải bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho mặt trận chính.
Hiện nay tất cả các tướng lĩnh và mấy vạn quân các loại còn ở Thanh Hoá, phải chuẩn bị thật chu đáo về tổ chức , biên chế huấn luyện , trang bị lương thực, cho thật đầy đủ, học tập mười điều quân kỷ cho thật tốt các tướng lĩnh các cánh quân nào đều phải kiểm tra lại lần cuối cùng và báo cáo ngay lên đại bản doanh.
Đề nghị BĐV truyền hịch kêu gọi hào kiệt, hiền tài, mà trăm họ ngoại bất đồng tâm hiệp lực đứng dậy cùng nghĩa quân Lam Sơn Bình Ngô cứu quốc. Đồng thời ban bố ngay chính sách khoan hồng đối với nguỵ quân, nguỵ quyền, ai đái tội lập công sẽ được khen thưởng.
Sau khi nghiên cứu thảo luận và bổ sung sôi nổi, đầy đủ, BĐV Lê Lợi ra lệnh chuẩn bị và phái ngay thám tử đi ngay đêm nay.
Các tướng lĩnh ra về người nào bắt tay ngay vào việc của người ấy, không khí chuẩn bị thật là khẩn trương sôi nổi và điều có kiểm tra lại chu đáo.
Giớ Túât ngày 8 tháng 11 năm Bính ngọ đại bản doanh nhận được tấu biểu của Tư không Đinh Lễ gửi về : ngày 7 cùng tháng, ta thắng ở trận Tốt Động , Chúc Động, Ninh Kiều, tiêu diệt hơn 5 vạn quân Ngô băm nát chiếc vó thần của Vương Thông thừa thắng, quân ta tiến lên bao vây ngoại vi Đông Quan.
Lê Lợi cho mỗi vời ngay Nguyễn Trãi và Đinh Liệt đến bàn việc tiến quân khẩn cấp. Sau khi trao đổi, BĐV ra lệnh : đúng giờ thìn ngày mai xuất phát từ Lỗi Giang, Kiển hiệu Bình chương sự Đinh Liệt khâm mệnh phái chấp binh Lê Chưởng cho quân phi ngựa truyền lệnh khẩn cấp của Bình Định Vương xuống các tướng lĩnh và mọi đơn vị đại quân . Cứ ngay 50 thám tử và 100 thiết kỵ đi trước điều tra dò xét và dọn đường. Đồng thời ông thân hành đến các đơn vị nhắc nhở đôn đốc và kiểm tra việc chuẩn bị.
Đúng giờ thìn ngày 8 tháng 11 năm Bính Ngọ 1426 BĐV đại quân xuất phát nhằm hướng Đông Quan tiến binh . khâm mệnh Kiểm hiệu Đinh Liệt trực tiếp chỉ huy mấy vạn quân và 10 thớt voi , theo thứ tự đã đinh cùng tiến, Hơn 150 chiến thuyền do Nguyễn Thận , Trần Nguyên Hãn , Ngô Công Chủân…chỉ huy cũng từ sông Mã xuống biển, tiến ra Đông Quan, tiếp theo gần 100 thuyền vận tải cung cấp binh do Nguyễn Nhữ Lãm chi huy cùng tiến . Bút ký của Hồng Mai ghi “ Nghĩa quân Bắc tiến đường như vũ bão . Thanh thế quân ta chuyển thiên hà, lửa nổi lên rồi ngoài bốn bờ cõi vắng nghe chíêng trống khải hoàn .
Bình định vương và đại quân tiến đến đâu, các hào kiệt và dân chúng nơi đấy đều tấp lập bày hương án, dắt trâu bò dê lợn, kênh gạo thóc hoa quả và vật phẩm đến hiến lễ. Nhiều nơi chăng đèn , kết hoa cắm cờ , múa rồng múa lân để nghênh tiếp thật là náo nhiệt.tráng đinh nô nức tòng quân, có những người đầu đã bạc cũng vác giáo tình nguyện vào nghĩa quân đi bình Ngô cứu quốc ,Không khí thật là náo nhiệt, tình nghĩa vua tôi và quân dân vô cùng nồng hậu sâu sắc. Bà Lương đến gặp BĐV hiến kế đánh thành Cổ Lộng. Đinh Liệt và Lê Khôi điều năm ngàn quân phổi hợp với hương binh đánh phương quét sạch ngoại vi Cổ Lộng bức địch rút vào thành cổ thủ .Sau khi bổ trí xong tuyến bao vây, Đinh Liệt giao trách nhiệm cho Cao Ngự và Đinh Tuấn phải vây thật chặt, rồi mới tiếp tục tiến công.

Xem phần tiếp theo (Phần 6)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<O></O>

họ Đinh Đông An - Nam Định
Khu 4b TT Ngô Đồng, Giao Thuỷ, <ST1><?xml:namespace prefix = st1 /><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></ST1> Định<O></O>
Điện thoại: 0944590078
Email: [email protected]
 
Top