Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Sau khi chuẩn bị khẩn trương tỉ mỉ và chu đáo, các tướng lĩnh đều đã kiểm tra lại trận địa của mình. . Chủ tướng Đinh Liệt còn thân hành đi kiểm tra lại toàn bộ cả ba trận dịa phục kích lien hoàn.Khi đến hiện trường ông ngắm lại từng cành cây xem tính cành trên kéo gãy rơi xuông có đật gáy được cánh dưới không , đám cành cây đổ xuống chặn đường diệt cắt địch ra làm sao ? Vị trí những tốp kéo dây có kín đáo không ? các cung tiễn binh và phóng lao, phóng tiêu có vướng gì không ? cự ly của các cánh đoản binh xông ra có qua xa không ? Các thiết kỵ xuất quân như thế nào ? những nơi xếp gỗ đá còn vưỡng cây cối nào cần phải chặt đi cho khỏi vướng ? các dội voi chiến dấu kín trong rừng sâu khi tiến ra có bị trở ngại gì không? …. Ông trên lưng ngựa hình dung : để cho cánh tiền quân và khoảng 1/3 cánh trung quân của giặc lọt vào trận địa khoảng độ bốn vạn người rồi sẽ đánh là đẹp nhât ! muốn vậy, phải tạo một điều kiện gì đó cho cánh quân đi đầu dừng ùm lại, ông ra lệnh phá chiếc cầu ở trận địa phục kích của Lưu Nhân Chú, lúc nào Liễu Thăng vào sâu khi quay về cụm cây đa vệ đường qua mã yên , chọn cây cao to vạc thẳng như chiếc chiếu cách mặt đất gần ba trượng khắc vào cây 7 chữ “Quyết tại thụ còn hãm Liễu Thăng”( “Quyết chém Liễu Thăng tại gốc cây” này ) . Ông còn cho tô mực vào làm nổi bật từng chữ, Sau đó chặt hết tất cả mọi dây leo, rễ bám và các cành nhánh có thể bàm để leo , Đinh Liệt ngắm nghía khen chữ đẹp và rõ ràng , gật gật đầu và nở nụ cười tin tưởng rồi lên ngựa quay về phía Hổ trương.
Chủ tướng Đinh Liệt và phó tướng lê Linh đứng trên cao địa núi Mã Yên đang quan sát khái quát toàn bộ trận địa. Lê Linh phát hiện nghĩa quân ta từ phia nam tiến lại.
- Đinh Liệt nói: có thể là cánh quân của Lê Sát ! thế là đã hạ xong thành Xương Giang rồi lê Sát mới đem quân lên đây.
- Ông quay lại hỏi lê Linh: Hôm nay là ngày mấy nhỉ?
- Lê Linh trả lời: ngày 16/9.!
- Đinh Liêt nói với Lê Linh: Hạ xong Xương Giang, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt gọn cánh viện binh của Liễu Thăng.

Sau khi giới thiệu lại toàn bộ nhiệm vụ, BĐV Lê Lợi giao và cách bố tri trận địa liên hoàn đại phục kích, các tín hiệu của trận đánh, các quy định nghiêm ngặt về trận đánh với toàn bộ tướng lĩnh mới cũ, chủ tướng Đinh Liệt phân công cánh quân Lê Sát, Lê Thụ. Lê Lũng đem ba nghìn năm trăm quân, 7 thớt voi chiến, 100 thiết kỵ lên trận Bắc. Nhiệm vụ chính là sau khi nghe ba phát pháo lệnh nổ, dùng chiến tượng và thiết kỵ cắt đứt địch ra, đánh dồn chúng về phía sau, cung tiễn binh bắn dồn vào địch, đoản binh ta xông ra lùa chúng xuống sình lầy, Lưu Nhân Chú và Phạm Văn Liếu chịu trách nhiệm ở trận nam Mã Yên, với số quân ba nghìn người, 50 thiết kỵ .. chiến tượng, nhiệm vụ chính là diệt gọn số quân bị ùm lại khi chúng loay hoay bắc cầu ,không cho một mống nào chạy thoát về Đông Quan.
Sai khi phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạnh và dứt khoát, Đinh Liệt dẫn toàn bộ tướng lĩnh cưỡi ngựa ra thực tế trận địa đã bố trí, đến đâu dưới thiệu tỉ mỉ cách bố trí và cách đánh cụ thể tới đấy, Mọi người đều nhận thấy cách bố trí và cách đánh rất kỳ diệu và chặt chẽ. Đến chỗ cây đa viết 7 chữ to tướng , chủ tướng Đinh Liệt giới thiệu : Trận đánh này BĐV Lê Lợi còn cho Trần Lựu, Lê Bồi, và các sứ thần của ta phối hợp kích cho đại tướng Liễu Thăng phạm chủ quan , kiêu ngạo .mấy chữ này cũng là khích lòng chủ quan kiêu ngạo của hắn lên đến điểm tột cùng. Mà khi chủ tướng đã chủ quan kiêu ngạo dẫn đến sai lầm. đã phạm sai lầm tất dẫn đến thất bại cay đắng là điều không thể tránh khỏi.

Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Thụ .. đều gật đầu tỏ ra phấn khởi. Lê Linh phía sau nói đùa : "Giá bọn tướng lĩnh của Liễu Thăng cùng quây quần dưới gốc cây ni như ri, thì bọn hắn sẽ bỏ mẹ hắn."

Tất cả mọi người đều cười ồ cả lên vì từ ni và ri của Lê Linh nói mãi mới ra (Đinh Liệt tướng quân truyện)

Theo đúng kế hoạch phối hợp mà BĐV Lê Lợi đã bố trí, tướng quân Lê Lựu và tướng Lê Bồi vờ thua mầy lần từ ải Pha Luỹ đến ải Lưu, có lần hai ông đã làm bộ luýnh quýnh – hớt hải- sợ sệt bỏ chạy vội vàng đánh rơi cả mũ thúc ngựa chạy, Liễu Thăng được tin, tinh chủ quan kiêu ngạo càng được khêu dậy . Nhằm đúng thời cơ, sứ giả của BĐV đưa thư cầu hoà tới, như đổ thêm dầu vào lửa chủ quan , khiêu ngạo của hắn, hắn giậm chân, trương mắt đuổi sứ của ta cho người cầm lấy thơ không thèm xem ra lệnh tiến binh.

Khi sắp đến vùng Chi Lăng , quan san hiểm trở, tham án quân vụ Lý Khánh Nhuận khuyên hắn cần thận trọng, hắn không nói không rằng, quảng thư cầu hoà của Lê Lợi cho Khánh xem , tiếp tục tiến binh và trợn mắt nói: "Từ giờ phút này trở đi ai còn càn ta, làm trở ngại cho việc tiến quân, sẽ bị chém đầu dưới quân tướng!".

Ngày 20 / 9 năm Đinh Mùi ( 1427 ) khi Liễu Thăng sắp đến vùng Mã Yên, tướng Trần Lựu lại xuất hiện ông rút kiếm khoa mấy cái, rồi cầm kiếm chỉ vào mặt Liễu Thăng quát lớn: "Thủ cấp của mi, ta cho khất , lần sau lại lấy ! nghe rõ chưa ?".

Liễu Thăng nhìn thấy thái độ “vô lễ “ và câu nói :” xỗn xược ấy, khí kiêu bốc lên nóng bỏng cả đầu mắt, lập tức dẫn 100 kỵ binh đuổi theo ra lệnh bắt sống Trần Lựu. đuổi đến gốc đa to , không thấy Trần Lựu đâu nữa chỉ nhìn thấy bảy chữ to viết trên cây . Liễu Thăng đỏ mắt, đại phẫn lỗi tóc dựng đứng lên thét mắng ầm ĩ, gọi vệ tướng và mấy võ quan đến mang đao búa trèo lên vạc chữ đi ! Song khốn nỗi ! cây vừa to vừa thẳng, không còn tí rễ, tí chồi nào để bám, cứ trèo lên lại tụt xuống nhiều lần, có thằng đã ngã lộn cổ nằm sõng sượt . Chúng bèn dùng cung bắn hai mươi mấy phất, nhưng chữ lớn - mắt rộng, bày chữ vẫn lù lù như báy cái đinh sắc nhọn cắm vào mắt. Vệ tướng và mấy kỵ binh phải chặt tre luông làm thang bắc lên để vạc chữ . Tiền quân đến, Thăng ra lệnh cho tiềp tục tiến ! số kỵ binh đến trước và các võ quan đến sau ngày một nhiều còn lại quanh mấy đại thụ xem nhìn trèo cây vặc chữ đến mấy trăm tên.

Tính toán thời cơ đã chín muồi, chủ tướng Đinh Liệt ra lệnh nổ ba phát pháo lệnh tiến công vang động cả núi rừng Chi lăng, tất cả mọi cành cây đã được bố trí ở ba trận địa đồng thời ào ào gãy, các đống đá, đống gỗ ầm ầm lăn xuống, chặt đứt quân địch ra từng đoạn, chui xuống đất không xong bay lên trời không được. Rất nhiều tướng sĩ và ngựa chiến của quân Minh bị cành cây – đá - gỗ đèn chết bẹp dí từ loạt ban đầu. Cung tiễn binh của ta tha hồ thi sức, trổ tài liên tục bắn ra hàng chục vạn mũi tên vào quân giặc, phóng lao phóng tiêu tới tấp vào người, và ngựa địch. Đoản binh của ta từ tám phjương bốn hướng dũng mãnh lao ra, tiếng hò reo tung sát long trời chuyển đất, làm cho hàng vạn tên giặc và gần 400 ngựa chạy té xuống các ruộng cỏ, bị xa lầy đến cổ, càng cựa quậy càng lin sâu. Các đội cung tiến của ta lại một lần nữa bắn tên độc và pjhóng lao, phóng tiêu vào quân địch bị xa lầy, rất nhiều nghĩa quân ta nhặt giáo mác của địch phòng vào người ngựa của chúng. Thây xác quân Ngô chất đầy sườn núi ngổn ngang trên đầy đường cái, nằm gục kín dưới các ruộng sình lầy, máu giặc nhuộm đỏ cả quân áo nghĩa quân, nhiều cây rừng và góc núi, nhiều chỗ, nhiều nơi máu chảy dồn lại ngập mắt cá chân.

Chủ tướng Đinh Liệt ngồi trên mình ngựa đang quan sát các cánh quân của giặc xuống phía sình lầy để diệt , ông phát hiện một tên tướng Ngô đang rón rén trong giữa đám cành cây gãy chồng chất, ông nhẹ quay ngựa về phía thung lũng lách lên phía sau mấy cây đa đại thụ, men theo cành cây giáng cho hắn một nhát thanh thiết kiếm, mạnh đến mức đầu tướng địch rợi gọn xuống đất, máu phun đầy quần áo, mũi kiếm của Đinh Liệt còn phạt đi một miếng vỏ cấy to tướng. Lúc bấy giờ ông nhìn vào giây thao đỏ vàng và hàm vai mới biết rõ chính hắn là đại tướng Liễu Thăng . Ông đưa mắt nhìn chung quanh thấy hai tên vệ tướng, hàng chục võ quan và nhiều người ngựa bị bị cành cây đè chết dí. ngước nhìn lên bảy chữ trên thân cây , thấy rất nhiều mũi tên còn cắm và mấy lát búa vạc lam nham ..
Đồng thời với lúc đó, nghĩa quân ta ở trận địa phía bắc cũng chiến đấu vô cùng dũng cảm nhất là tượng binh và thiết kỵ binh, sau khi cắt đứt một bộ phận trung quân của giặc, liền dùng voi chiến và kỵ binh truy kích chúng chạy ngược về phía sau, bồn dặm đường mới chịu thu binh . Các tướng lĩnh và nghĩa quân ta cũng cắt chúng ra nhiều mảnh,dồn chúng xuống sình lầy rồi diệt gọn từng tốp.

Dưới trận địa phía nam, Lưu Nhân Chú và nghĩa quân cũng rất dũng cảm , đánh rất hăng, đại bộ phận địch bị càn xuống sình lầy là bị bắt sống, chỉ những tên quá ngoan cố mới bị diệt tại chỗ, không một tên nào chạy trốn thoát.

Tính toàn bộ ba trận đại liên hoàn đại phục kích ở Chi Lăng, nghĩa quân ta đã tiêu diệt gọn cánh tiền quân, và một phần trung quân, tổng cộng 32.500 tên , bắt 2500 tù binh , 400 ngựa chiến chém đầu chủ tướng Liễu Thăng, hai vị tướng và 29 võ quan. Đánh gãy xương sống viện quân nhà Minh.

Chủ tướng Liễu Thăng bị chém đầu tại trận, phó tướng Bảo Định Bá Lương Minh lên thay, hắn cho lui binh thụt về sau bảy dặm. sau khi chỉnh đốn xong. Các tướng lĩnh cao cấp của hắn có hai ý kiến khác nhau, một ý kiến cho rằng; số quân còn đông, cứ tập trung binh lực đánh vào dưỡng cũ mà đi, ý kiến thứ hai cho rằng: Nên mở đường mới, nếu đi vào đường cũ, quân lính sẽ mất tinh thần . Lương Minh quyết định tìm con đường nhỏ men theo Thương Giang để tiến quân. Lần này hắn phái thảm tử đi trước, tiếp đén là lính mở đường sau đó mới chia thành tiến quân – trung quân và hâqụ quân cùng tiến. khi đã tránh khỏi ải Chi Lăng một đoạn, chúng mới tìm ra đường cái cũ tiến về phía Đông Quan

Sau khi chiến thắng , việc thu dọn chiến trường giao lại cho các tướng lĩnh khác chịu trách nhiệm, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú và Lê Sát gặp nhau trao đổi và vạch ra công tác bước tiếp. Lê Sát đề nghị tập trung quân dánh dồn chúng về Pha Luỹ , diệt thêm chúng một số, tống cổ thẳng chúng về Quảng Tây . Thế là từ nay về sau, chúng không giám mò sang nữa. Lưu Nhân Chú do thẳng tính, hơi cục lên khi nói chạm tới lòng tự ái của Lê Sát. Lê Sát đỏ mặt to tiếng với Lưu Nhân Chú. Đinh Liệt đã phái ôn tồn dàn hoà và cố đem hết tinh thần chiến lược của cuộc họp tướng lĩnh lần vừa rồi ( Lê Sát còn bận trên thành Xương Giang, không về dự được) và nhiệm vụ mà BĐV Lê Lợi giao cho chúng ta trên suốt chặng đường từ ải Chi Lăng về tới thành Xương Giang, đồng thời ông giải thích cho Lê Sát thấy rõ ý kiến của Lê sát là làm đảo ngược ý đồ chiến lược của BĐV đã bố trí. Nguy hiểm hơn nưã là nếu ta có đủ sức mạnh đánh duổi số quân này dồn sang Quảng Tây, thì chính ta chọc tức lòng” Tự trọng” của vua nhà Minh, rất bất lợi cho việc Vương Thông đầu hàng.

Lê Sát nghe ra, nên cũng nhất trí. Đinh Liệt giao toàn bộ thu dọn chiến trường lại cho Lê Sát chịu trách nhiệm và ra lệnh : “ Mỗi người chỉ mang theo lương khô và binh khí vượt tắt núi đèo chạy về Cần Trạm diệt tàn quân địch, tất cả mọi thứ hành trang công kềnh đều bỏ lại, ai quá mệt lưu lại bên đường nhập vào cánh đại quân tiến sau trở về địa điểm đã qui định !”

Khi đến vùng Cần Trạm, quân ta chỉ có 400 người, 1/3 là thiết kỵ binh . Đinh Liệt xem xét địa hình địa thế , bố trí ngay trận địa phục kích .Lúc Đinh Liệt, Lưu Nhân chú, Lê Linh, Phạm văn Liễu… đang ăn cơm. Thám tử ta phi báo tàn quân địch kéo về còn cách ta gần 10 dặm, cũng chia làm tiền quân – trung quân và hậu quân hành tiến. Các tướng có mặt đều cho rằng ; quân ta quá ít, quân địch quá đông, đánh là qúa mạo hiểm ! Một là để cho chúng lọt xuống phố cát, ta kéo xuống phối hợp cùng đánh, hai là chờ đại quân Lê Sát về sẽ đánh, vì nhận được tin Lê Sát cũng sắp về tới Cần Trạm . Đinh Liệt nói : quân địch tựa rắn mất đầu, như chim sợ cung , tinh thần đang hoang mang bạc nhược , càng đông càng dễ bị hỗn loạn tan rã. Đây là thời cơ có một không hai không thể bỏ lỡ. Thế nhưng phải đánh như thế nào mới giành được thắng lợi lớn ? lần trước ở ải Chi Lăng, ta đánh gãy xương sống cánh tiền quân địch. Lần này phải đánh vào cánh hậu quân địch, tiêu diệt bộ phận quan trọng nhất là hậu cần, cũng có nghĩa là ta băm lát dạ dày của chúng, khiến chúng càng thêm khó khăn . Lùa chúng về Phố Cát cho chúng ăn đòn tiếp rồi cùng dồn chúng xuống Xương Giang mà tiêu diệt chúng hoàn toàn .
Nghe xong, các tướng lĩnh thấy tình lý rõ ràng đều tỏ ra nhất trí cao. Đinh Liệt và Lưu Nhân Chú đứng trên vị trí chỉ huy, để cho tiền quân và trung địch đi qua hẳn trận địa chờ cho nửa số hậu quân tiến vào trận địa ta, các ông hạ lệnh tấn công .
Cả bốn tướng cưỡi ngựa lao xuống dẫn đầu toán kỵ binh xông thẳng vào giữa cánh hậu cần vung kiếm chém như chớp, thiết kỵ binh của ta trông thấy các tướng của mình tả xunh hữu đột như sinh long hoạt hổ, càng cổ vũ lòng hăng hái, dũng cảm xông ngựa vào chém rẩt hăng. Bộ binh ta cũng xông ra đâm kẻ thù đầy táo bạo. Đinh Liệt dùng thanh thiết kiếm lao ngựa vào những nơi địch co cụm lại chém đầu như chặt chuối, ngựa bay tới đâu là quang tới đấy . Lưu Nhân Chú, Lê Linh Phạm Văn Liễu, cũng trổ tài thúc ngựa vào đám đông quân giặc đang chống lại toán bộ binh của ta sát chân đồi, vung kiếm chém chúng tan tác , quân ta đánh càng hăng.
Đinh Liệt đưa tầm mắt kéo dài ra toàn trận địa , thấy rõ thế ta đang đánh bạt thế quân thù, nhìn vào quần áo của tướng sĩ ta người nào cũng đỏ máu quân thù. Ông phát hiện thấy mấy chục thíêt kỵ của ta đang đánh dồn mươi kỵ binh địch vào khe núi phía nam xa xa , ông đoán có lẽ thiết kỵ ta đang tập trung đánh một tên tướng quan trọng nào đó . Đinh Liệt thúc ngựa phóng tới, thì quân ta đã chặt thủ cấp của tên tướng này. Ông nhìn thấy hàm vai và kim tuyến vàng đỏ, biết ngay là phó tướng Bảo Định Bá Lương Minh Lập cho loan tin ấy đi khắp chiến trận, được tin , quân ta đánh càng hăng. Cùng lúc ấy , cánh quân củar Lê Sát cũng tới ,quân ta như hổ thêm cánh, áo ào diệt gọn cánh tàn quân. Đồng thời đổ xuống phía nam diệt thêm một số địch nữa và bắt tù binh.. Trên cả một chặng đường dài gần 2 dặm lừa ngựa - binh khí ,xe lương, quần áo, gạo, cá của địch ngổn ngang khắp nơi, xác thây thủ chất đống dưới đường trên sườn núi, dưới khe suối, máu dính nhấp nháp, có nhiều chỗ thành từng vũng đen xì vàng bạc , án tín, sắc văn, giấy tờ tung toé khắp nơi, một số địch quẳng đao kiếm, giáo mác chạy thục mạng vào rừng sâu lẩn chốn, đại bộ phận cắm đầu chạy theo trung quân.
Trong trận Cần Trạm này, quân ta chém đầu phó tổng binh bảo định Bá Lương Minh, diệt trên 15000 tên bắt 5000 tù binh 3000 người ngựa 250 xư , thu hàng vạn hộc lương và rất nhiều quân ấo, binh khí, vàng bạc… Đinh Liệt ,Lê Sát, và Lưu Nhân Chú giao toàn bộ lại cho bộ phận hầu cần của Nguyễn Nhữ Lãm. đồng thời tổ chức chiếm đội kỵ binh ( cả cũ lấn mới ) là 2000 ngưạ, lập tức ra lệnh truy kích địch. Quân ta đến gần Phố cát , phái thám tử đến báo cho Lê Văn An và Nguyễn Lý biết : kỵ binh của cánh quân Chi Lăng sẽ đánh tập hậu dồn chúng về Phố Cát sớm hơn , chuẩn bị phối hợp Cách Phố Cát khoảng gần một dặm . Chủ tưởng Đinh Liệt hạ lệnh đánh , hai ngàn kỵ binh ta xông 2 mũi vào phía trên cái đuôi của tàn quân đâm chém tới tập , một số địch dồn đống lên phía trên một số toán loạn chạy thục mạng vào rừng, quân kỵ ta dồn lên chém tàn địch ùm đống. Nhưng Lê Văn An và Nguyễn Lý ra lệnh đánh bé chậm nên 3./4 số tàn quân đã chạy quá trận địa phục kích thì quân ta ở đây mới đổ ra đánh . Hai bên phối hợp đánh rất hăng diệt gần một vạn, bắt sống hơn một ngàn tù binh . Thượng thư Lý Khánh bị mấy nghĩa quân đuổi theo, biết tình thế không còn cách nào cứu vãn, tự thắt cổ chết. Tàn quân cắm đầu chạy về Xương Giang.
Khoảng năm vạn tàn quân địch dẫn về Xương Giang, thấy thành đã cắm ngọn cờ vàng của nghĩa quân Lam Sơn, chúng không dám tính đến chuỵên đánh đoạt thành mà chỉ chiếm một số làng mạc ở phía bắc thành Xương Giang đắp tường đất theo kiểu dã chiến hào rấp chà choạng rồi bài binh bố trận tu bổ gấp để cố thủ trông chờ quân Mộc Thạch sang và quân của Đông Quan của Chí Linh đến phối hợp cứu nguy , Thật là chết đuối vớ phải bọt bèo.
Thế nhưng trong lúc đó thì tuyến tây bắc và tuyến tây nam vùng Xương Giang quân ta đã chiếm lĩnh mười mấy điểm ,tượng kỵ binh đã được bố trí tạm thời hình thành tuyến bao vây sơ bộ
Bình chương sự Đinh Liệt, thiếu uý Lưu Nhân Chú thiếu uý Nguỹen Lý , thiếu uý Lê văn An.. đem hơn hai vạn quân từ Phố Cát về , lập tức chia quân bao vây mặt bắc đông bắc vòng tới đông nam tạo thành một vòng vây khép kín, đồng thời cùng với Trần Nguyên Hãn , Trương Chiến , Trịnh Đồ và nhiều tướng lĩnh hữu quan tiến hành hội tướng .Lê Sát Lê Thụ chú trương lập tức cho tấn công với lý do năm vạn quân quá ư mất tinh thần , đại kinh hoàng, không còn sức chiến đấu ,Lưu Nhân Chú , Trần Nguyên Hãn , Lê Văn An chủ trương xiết chặt vòng vây bức địch đầu hàng vì rằng đại bộ phận lương thực của địch đã bị quân ta thu ở Cầm Trạm , kéo dài không nổi các thành luỹ và các mối liên quan khác đều bị ta khống chế cắt đứt , Đinh Liệt đứng dậy nói: viện binh nhà Minh bị ta choảng liền ba trận tơi bời khói lửa diệt hơn năm vạn chủ tướng, phó tướng đều bị rơi đầu tại trận, Thượng thư Lý Khánh treo cổ tự tử, chùn không kinh hoàng sao được , chúng chạy về đây như chui vào cái túi khổng lồ do dòng Xương Giang và Lụ nam vây quanh ai chiếm được nó , người ấy sẽ có lợi thế, nêm cử Phạm Liẽu và mấy tướng nữa đêm quân chiếm lĩnh. Tàn quân địch chậy về đây , đến hôm nay đã hơn 10 ngày , chúng đã tạo dược chiến hào đắp được thành đát , dựng được phái đài , rào kiên cố . Lương thực và binh khí của chúng bị quân ta thu không ít làm chúng tăng thêm khó khăn. Song nếu nhìn sâu xa và so sánh toàn diện thì ta còn phải tính đến năm vạn quân của Mộc Thạnh đang tiến dần từ ải Lê Hoa xuống , dù là rất chậm chạp trông ngóng, Bọn địch ở thành Đông Quan và thành Chí Linh còn có ít nhiều khả năng tác dụng phối hợp. Phía ngoài thành đất địch đã đào hào sâu, bó trí pháo đài , phía ngoài hào cũng bố trí lực lượng chiến đấu chặt chẽ nghiêm ngặt những lực lượng tổng hợp giữa ta và địch nằm ở thế 10 và 9 mặc dù ta hơn địch về tinh thần . Theo ý đò chiến lược của BĐV , thì phải tiêu diệt gọn số viện binh còn lại tại nơi này. Tôi đề nghị ta hãy ra sức bao vây thật chặt quân địch sẵn sàng chiến đấu, cử người đến các thôn xã chung quanh, củng cố hương binh, động viên họ hợp đồng bao vây tác chiến. Tôi báo cáo lên BĐV xin thêm thuỷ binh, tượng binh, thiết kỵ binh và các xe pháo đánh thành, rồi sẽ tổng công kích tiêu điệt địch.
Sau khi trao đổi thảo luận các tướng đều nhất trí với cách đặt vấn đề của Đinh Liệt, Ông lập tức tấu biểu báo cáo lên BĐV Lê Lợi về đại thắng Mã yên - Cần Trạm và Phó Cát. Tình hình địch ở Xương Giang, phối hợp giữa nghĩa quân, hương binh bao vây địch và những kiến nghị của tướng lĩnh, giao cho chấp lệnh mang ngay về đại bản doanh Bồ Đề.
Lê Lợi , Nguyễn Trãi và Lê Văn Sinh xem xong, đều tỏ ra rất phấn khởi , nhất là khi xem đến cách đánh kỳ lạ ở Mã Yên và dùng bốn trăm người dàm đánh báy vạn thù ở Cần Trạm , băm nát dạ dày địch. Quân sư Nguyễn Trãi kêu to lên rằng :thời thế tạo anh hùng , anh hùng viết lên lịch sử của thời thế! tướng Đinh Liệt quả là người như vậy ! điểm ngoặt bắt đầu từ đây ! còn Binh định vương Lê Lợi thì ha ha cười. gật đầu nói: ta thích thú nhất đoạn này (ông chỉ tay).. tướng sĩ quân ta nguyệ diệt sạch năm vạn tàn quân viện ở chiến trườgn Xương Giang buộc Vương Thông phải đầu hàng khiến thành Đông Quan hoà bình giải phóng, không phải đổ máu.
BĐV lê Lợi cử ngay Lê Khôi, Nguyễn Xí Phạm Vấn và số tướng lĩnh khác đem ba nghìn quân thiết đột , mười sáu chiến tượng, ba trăm chíên thuyền và các dụng cụ đánh thành tiến quân khẩn cấp lên tăng cường cho Xương Giang. Tăng thêm quân cho chí Linh và ra lệnh hạ thành Chí Linh . Cử thiếu bảo Trần Lựu lên trấn giữa thành Thị Cầu, vừa có trách nhiệm phối hợp chặn quân viện binh từ Đông Quan lên và từ vân Nam xuống. Đồng thời gọi chấp lệnh Lê Chưởng đến giao cầm lệnh diệt số viện binh còn laị lên cho kiểm hiệu bình chương sự Đinh Liệt.
Quân ta ngày một xiết chặt vòng vây , Nguyễn Trãi cũng dã dân Thái Phúc, Tiến tụ và Lưu Thanh lên mấy lần, dùng loa chỉa vào thành kêu gọi ra hàng sẽ được ưu đãi trọng dụng ,viết hàng chục lá thư, vách rõ tình hình không thể vãn cứu được nữa của thành Đông quan và thành Tây Đô.. bắn vào trong thành đất. Nhưng Nguyễn Phúc, Thôi Tụ, Trân Dụ vẫn ngoan cố không chịu hàng .
Nhận được lênh diệt năm vạn tàn quân của Liễu Thăng ở Xương Giang từ sáng ngày 14/10 năm Đinh Mùi. Nhưng chờ cánh quân do Lê Khôi, Nguyễn Xí , Phạm Vấn lên đưa vào chiếm lĩnh các trận địa đã định, lịch kịch giờ Tý đêm hôm đó mới xong Đinh Liệt lấy bút ghi vào quyển Bút- Nhật ký ;’ Kẻ thù ngoan cố thật, chết đến cổ vần liều ? không nghe theo chân lý ? dạng ngày sẽ biết điều !” Ông vươn vai hít thở sâu mấy cái rồi hạ lưng xuống tấm da hổ trên đống cỏ khô bắt đầu hình dung cách tiến quân của tứng cánh quân vào thành luỹ của giặc, cành nào đánh trước, cánh nào tiếp theo, phối hợp …
Đúng giờ Dần 15/ 10 năm Đinh Mùi, Kiểm hiệu BCS Đinh Liệt ban bố lệnh tiến công tiiêu diệt năm vạn quân địch ở Xương Giang của BĐV Lê Lợi. Trước hết là hai chục chiến tượng từ hướng bắc và hướng đông bắc đánh quét lại diệt bọn lính đóng phong giữ tuýến ngoại vi, năm nghìn thiết kỵ chia làm hai cánh đánh vét không còn một mống chạy thoát vào thành. Phía sau là hơn một vạn bộ binh tay cầm giáo mác lăm lăm tiến ,.Kề đó là mấy chục tốp năm người, mười người khêng vác thang và bộ phận đánh thành do các đoàn hương binh, thợ, nhiều người mang theo cuốc xẻng búa, rìu . Quân Trần Nguyên Hãn từ phía tây nam, quân Lê Sát và Lưu Nhân Chú từ hướng đông nam cũng đồng loạt tiền công.
Quân ta đánh vô cùng dũng mãnh, quân địch cũng liều mạng gớm ghê. Hai bên vật lộn giành đi đoạt lại nhiều lần mấy vị trí quan trọng ở phía đông bắc .
Quân địch mấy lần xông ào ra định đánh chiếm lại phái đài, Đinh Liệt đã phải dùng kiếm thanh thiết lao ngựa vào đám deông chém quân thù như chém chuối, nhiều lần chém đứt cả gíao mác của quân thù toé lửa, . Ông tả xunh hữu đột như thần, chiéc khiên bên tay trái bị đâm hàng trăm lát và còn cắm mầy mũi tên bịt đồng, ông quay lại trực tiếp chỉ huy chiến tượng đánh sụp hai cứ điểm quan trọng kề sát cửa thành, thừa thắng đánh sụp nở quảng thành đất, mấy voi chiến xông được vào trong thành lính địch trong thấy voi dồn té chạy, kỵ bính địch trông thấy voi cứ dựng đứng hai chân trước lên hí gầm, voi phá tung cửa thành ,hàng chục voi xông vầo thiết kỵ binh và bộ binh ta cũng ào ào tiến vào, tiếng xung sát vang trời lở đát . Quân địch trong thành dồn toàn lực lại phía cánh quân, ông đã ra lệnh cho tượng binh đánh thắng vào đám kỵ binh đông nhất của địch , cứ người đem ngọn nghĩa kỳ màu vàng cắm lên đài quan sát trên thành. Trong lúc quân địch trong thành dồn hết lực lượng đánh vào hướng bắc thì cánh quân Lê Sát, Lưu Nhân Chú cũng như cánh quân Trần Nguyên Hãn cũng đã bắc thang và xe đánh thành tiến lên được thành mở toang các cửa cho quân tiến vào. Quân địch mở cửa sau chạy dồn ra cánh đồng Xương Giang. Quân của Lê Khôi, Nguyễn Xí, Phạm Vấn, Phạm Văn Liễu xông ra đánh rất dũng mãnh, càn chúng xuống phía sông Xương Giang và sông Lục Nam diệt không biết bao nhiêu mà kể. Hương binh ở các vùng chung quanh, cũng đánh trống – đánh chiêng, gõ mõ vang trời, đổ ra bắt tù binh . Giữa lúc quân địch ùm lại để tháo chạy ra cánh đồng . Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt đều lao ngưạ vung kiếm xông vào chém giặc, càng cổ vũ lòng hăng hái dũng cảm của mọi người nhất là khi quân sĩ trông thấy chủ tướng Đinh Liệt tả xunh hữu đột như thần , dùng kiếm thanh thiết chặt quang hết đống giặc này đến giặc khác ,kiếm luôn toé lửa, phông cả da tay quần áo cộm hết lớp máu đen lại đến lớp máu đỏ, tay đỡ khiên, tay chém giặc như phát rạ, làm cho quân sỹ hết lòng xông vào đâm chém địch, mà còn làm cho tương Lê Sát cũng khâm phục tài thao lược võ nghệ và lòng dũng cảm tuyệt vời của ông.
Cuộc chiến đấu tiêu diệt giặc phối hợp mọi mặt thật là đẹp, trong thành dùng uy long , hổ tiến công dũng mãnh , ngoài cánh đồng và các triền sông, triền đồi thì lấy thế bão táp qúet giặc, xác địch chất đống đầy thành , kín đồng, máu giặc nhầy đường, nhớp cống, quần áo mình ngựa của các tướng lĩnh và binh sỹ cộm đầy máu đen,máu đỏ quân thù, cỏ đồng là dòng những nơi vừa đánh nhau còn đỏ lòm máu giặc.nhất là nhiều đoạn ven sông Xương Giang và sông Lục Nam nước sông thành màu đỏ sẫm thầy quân Ngô nổi thành từng bè ,từng mảng lềnh bềnh.
Riêng chiến trường Xương Giang quân ta diệt hơn bốn vạn bắt sống 365 võ quan , 8000 tù binh , 4000 người ngựa thu được rất nhiều vàng bạc ấn tín, cờ biểu, binh khí và quân dụng phẩm, đặc biệt nhất là 4 khẩu thần cơ pháo ,mới bắn được 1 phát, 1 phát tịt , đã bị quân ta chiếm ngay ở pháo đài phía bắc. Công chiến ở Xương Giang vừa kết thúc, kiếm còn hoen máu quân thù một số nơi còn khói. BHBCS Đinh Liệt gìm cương ngựa đang ngước nhìn ngọn nghĩa kỳ màu vàng bay kiêu hãnh trên bầu trời thành Xương Giang, quan bưu vụ phi ngựa tới đưa thư chúc mừng của quân sư Nguyễn Trãi :
“Liễu Thăng , Minh tướng từ ải đến
Mười vạn quân đi sát khí hăng
Tướng quân trăm trận trăm thắng
Ta đến nước nam đạp bằng !
II
Đinh Liệt sẵn bày phép lạ
Nghiền tiền quân, chém Liễu Thăng !
Viện binh mất tướng đầu rắn cụt
Cần Trạm, cơ tài một thắng trăm !
III
Xương Giang thần kiếm ngời triệu tử
Mưu lược cao cường sánh tôn ông !
Điểm ngoặt mười năm đã đến
Kỳ công kiệt tướng vô song !

(Âm hán : Liều Thăng Minh tướng tòng quan khởi
Sát khí đằng đằng thập vạn quân
Bách chiến tương công, hà đại !
Giá thứ Nam bang tẩy trần !

Đinh Liệt an bài kỳ phát
Phấn tiền quân trám Liễu Thăng !
Viện binh thất tướng, xã vô thủ
Cần Trạm cơ tài ngũ thắng thiên

Xương Giang, thần kiếm siêu Triệu Tử
Mưu lược cao cường tỉ Tôn ông
Nan chuyển chiết điểm thập niên tựu
Kỳ công kiệt tướng vô song !)
Khi quân ta đại thắng trở về dân chúng các thôn xóm ven đường keos nhau dắt trâu , bò dê, kênh lợ gạo nếpm gạo tẻ, hoa quả, gà vịt , nước chè và nhiều vật quí giá hiến tặng nghĩa quân , mấy nơi đốt pháo trương cừ , múa rồng , múa lân nhộp nhịp để chào mừng. các cô gài vùng Bắc Ninh, ăn mặc áo bán thân, thắt lưng nhiếu điều ra nhảy múa ca hát thật là duyên dáng, dân chúng đổ ra hai bên đường gióng trống đấm chiêng, vỗ tay hoan hô thật là náo nhiệt. Nghiã quân đi thành hàng lối chỉnh tề , thương kiếm – giáo mác - đao kiếm và quân áo còn hoen máu quân thù. Các tướng lĩnh ngồi trên lưng chiến mã - chiến tượng đều biểu lộ khí thế hào hùng của người chiền thắng. Đi ở hàng đầu là Kiểm hiệu Đinh Liệt , thiếu uý Lê Sát, thiếu uý Lưu Nhân Chú, thiếu uý Trần Nguyên Hãn và các tướng lĩnh khác.
Đinh Liệt ngồi trên con ngựa cao to , màu hồng xẫm, quân áo rách mướt giáp trụ thòi ra tay chân xước trớt thân người thân ngưạ còn loang lổ, cộm máu quân thù mặt hốc hác râu dài , chỉ còn đôi mắt trong sáng luôn ngời lên ánh thép. Đặc biệt nối bật hơn tất cả các tướng lĩnh khác là trên mặt khiên đeo ở cánh tay trái còn cắm mười mấy mũi tên đồng giặc và hàng trăn vết giáo mác làm cho hàng vạn người chú ý trầm trồ khen ngợi
Tướng KHBCS Đinh Liệt vừa bước lên mấy bậc lầu Bồ đề toàn triều đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt. BĐV Lê Lợi rảo bước tới ôm chặt lầy người Đinh Liệt vỗ vỗ tay vào lừng mà nói : dù có dùng vật quí gía gì để ban thưởng cho tướng mưu dũng, lập đại công kỳ điệu như nhà ngươi cũng chưa tương xứng !”
Đinh Liệt quí xuống bậc thềm báo cáo; “ Thần đã hoàn thành nhiệm vụ ! xin BĐV cho phép kẻ hạ thần được ngủ trọn một ngày , hôm sau nhận công tác mới !’ Nói vừa dứt lời ông mệt quá lăn ngay ra thềm.
Lê Lợi và triều quan vội đỡ Đinh Liệt vào gường cảu Vương .BĐV cỏi luôn áo hoàng bào đắp cho Đinh Liệt làm cho nhiều người cảm phục lòng săn sóc của Lê Lợi đối với bề tôi có công . Tay vừa kéo áo đắp chân cho kín, đầu vương gật gật và nói : “Điểm ngoặt mười năm đã đến ,Vươg Thông phải đầu hàng, đại kỳ công của nhà ngươi vĩnh lưu quốc sử” Nói xong, bèn rảo bước ra tiếp tục nghiên cứu thảo luận tiếp việc triều. Nguyễn Trãi, Nguyễn Thận và nhiều vị quan văn khác cứ nhìn chăm chăm vào chiếc khiên còn cắm nhiều mũi tên đồng và cây kiêm thanh thiết Lê Văn Linh vừa treo lên bức vách cách đó độ ba trượng .

Xem phần tiếp theo (Phần 8)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<O></O>

họ Đinh Đông An - Nam Định
Khu 4b TT Ngô Đồng, Giao Thuỷ, <ST1><?xml:namespace prefix = st1 /><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></ST1> Định<O></O>
Điện thoại: 0944590078
Email: [email protected]
 
Top