Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Trên đây là mặt phối hợp khái quát, Bây giờ thần xin trình bày về phần cụ thể : Căn cứ điều kiện điạ hình - địa vật và hình thái nước ta, về mặt phòng thủ nên chia ra làm bốn đạo là Bắc đạo, Đông đạo , Nam đaọ và Trung ương đạo. Mỗi đạo số quân thường trực từ 15000 – 20000 người, riêng đạo Trung ương, từ 3 – 4 vạn người. Trong đó thiết đột kỵ binh 1,5 vạn người, ( tính cơ dộng cao ) .Chiến tượng 2- 3 trăm ( người phương bắc và kỵ binh địch( rất sự voi ) .Thuỷ binh từ 1,5 – 2 ngàn chiến thuyền cần có 2 – 300 đại chiến thuỳen. Thần cơ trung phái cần đúc 3 đến 5 trăm khẩu đặt trên lưng voi và trên các chiến thuyền. Nước ta có hàng ngàn dặm bờ biển cân xây dựng bốn vị trí lớn cho thuỷ binh đồn trú, luyện tập, bảo vệ phối hợp với nhau, đó là Hạ Long - cửa Nhĩ Hà- cửa Mã Hà và cửa Linh Giang. Nên có chức Đại đô đốc để đặc trách về thuỷ binh nhiệm vụ này rất nặng. Tuổi của binh sĩ từ 17 đến 30, mỗi tráng đinh khoẻ mạnh phải vào lính 2 năm, hết hạn trở về làm quân dự bị 2 năm nữa.

Riêng mặt phòng thủ phía Bắc, phải bổ trí theo hướng lâu dài vững chắc , từ Gia Hưng - Tuyên Hoá – Cao Bằng - Lạng Giang cho đến vùng An Bang, tổ chức một màng lưới thám tử chuyên nghiệp bắt rễ vào những người dân tốt thành một màng lưới có chân rết chặt chẽ kin đáo, từ đó về tới triều đình, luôn nắm vững tình hình hàng ngày cả bên kia lẫn bên này, thôn xã đều tổ chức hương binh. Ngoài việc giứ gìn trật tự an ninh, còn phải hướng dẫn húân luyện cho những người cốt cán biết phát hiện - nắm tình hình và theo dõi đối tượng . Hương binh ở những vùng này nên lấy từ 16 đến 30 tuổi, người khoẻ mạnh , mỗi năm huấn luyện 20 ngày vào những tháng nhàn rỗi , ngoài thù lao theo hai vụ còn nói cho họ quyền vào rừng lấy lâm sản, miễn một nửa thuế, thành thượng nên kịp thời phong chức tước quan hàm cho các tù trưởng địa phương , giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho từng người . mỗi tù trưởng được tổ chức từ 20 – 30 thổ binh , làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh địa phương mình phụ trách, có quyền đánh bắt cướp , đánh bắt giặc cỏ lâu la, thổ phỉ và chiến đấu chống giặc khi chúng đến địa phương mình ( số thổ bính của các tù trưởng, nhiều quá dễ nguy hiểm, ít quá lại kém hiệu lực .

Quân thường trực các đạo phải đóng tập trung ở một số địa điểm có lợi nhất : tiến thoái dễ dàng, triển khai đến những nơi óc thể xấy ra sự việc tương đối chóng , cự ly điều quân diệt giặc phải dạt lý tưởng nhất, phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ kịp thời, tạo thành sức mạnh tổng hợp giữa các đơn vị và các binh chủng.

Chung quanh các doanh traị - binh phòng cố định của các đạo phải khai hoang, tổ chức trông rau quả , chăn nuôi trâu, dê, gà, vịt, lợn, chó, thả cá …một mặt chủ động cải thiện đời sống cho binh sỹ, một mặt giảm bớt sự đóng góp của dân chúng địa phương . Đây là một vấn đề có tính thường xuyên lâu dài. Ngoài những phòng tuyến lớn do cấp trung ương bố phòng có bề tổng hợp và chiều sâu, đạt tình kiên có và tính cơ động để chi viện phối hợp kịp thời cho các đạo khi xẩy ra chiến sự. Quân thường trực các đạo phải đạt được nhiệm vụ cơ động kịp thời, tổi thiểu cũng phải chặn được quân địch lại, nếu chúng quá mạnh mình chưa có khả năng tiêu diệt gọn, đặng có thời gian đạo trung ương điều binh đến phối hợp tiêu diệt giặc.

Nhiệm vụ chủ ýếu của đạo Trung ương là bảo vệ triều đình, bảo vệ Hoàng tộc , bảo vệ trăm họ, chi viện cho các đạo , tập trung sức mạnh tiêu diệt kẻ thù. Tướng sỹ của đạo quân này phải được lựa chọn nghiêm túc : Điều kiện thứ nhất là trung thành dũng cản, hăng hái quên mình, điều kiện thứ hai là phảỉ tài trí nhậy bén, có tầm mắt nhìn rộng thấy xa, võ nghệ lầu thông, lược thao dầy dạn, tổng hợp cao cường, thới cơ chính xác. Phải là lực lượng tinh nhuệ , tính cơ động cao, tình tập trung nhanh , tính chiến đấu mạnh, hễ đánh là thắng.

Đạo Trung ương vần bố trí những phòng tuyến sau : Phòng tuyến Chi Lăng, phòng tuyến Bắc Giang, phòng tuyến thuỷ binh đánh bộ cực mạnh, tính cơ động cao, vùng ngã ba sông Nhĩ Hà và sông Thiên Đức, có thể chi viện cho tất cả các hướng đánh quân giặc từ Lão qua – Vân Nam - Quảng Tây và một phần từ Qnảng Đông sang bảo vệ vững chắc mặt Tây, mặt bắc và một phần Đông bắc thành Đông Kinh, bố trí như vậy vừa đạt dược phòng thủ có chiều sâu vừa đạt được tình tập trung cơ động cao. Còn 4 cơ sở của thuỷ binh xây dựng ở các cửa sông nói trên cũng đều trực thuộc đạo trung ương điều khiển, tất cả thuỷ binh của ta đều phải thành thạo cả hai môn đánh thuỷ và đánh bộ . Một nửa thiết đột kỵ binh và một nửa tượng binh nên đồn trú ở vùng quanh Chí Linh để kịp thời chi viện cho tình thế phía Bắc, còn một nưả thíêt kỵ và tượng binh nên đồn trú từ Chúc Động trở về đến Đông Kinh để bảo vệ Kinh Sư và chi viện cho Nam dạo khi cần thiết. Lực lượng bộ binh, ngoài việc giữ lại một số quân nhất định để bảo vệ vững chắc kinh sư, nên bố trí tập trung ở 3 điểm cơ bản :

1/ Phía ngoài Chi Linh. 2/ vùng căn cứ cũ của nghĩa quân Lam Sơn ở Nghệ An. 3. Vùng Cổ Đằng lên Tam Điệo .

Bố phòng như vậy, đạt được tình toàn diện trọn vẹn, tính cơ động cao , tính trung thâm bền, tính phòng thủ vững , tính tiến công hoạt, tính tập trung nhanh, tính chiến đấu mạnh, tính chủ động rõ ràng ( giảm được số người cày cầy và làm việc khác , tăng thêm với sự phòng thủ của các thành Trấn các tuyến trọng yếu và hàng triệu hương binh - thổ binh tạo thành mạng lưới sắt chắc, nếu làm được đến nơi đến chốn, ta có thể khảng định rằng : việc phòng thủ của cả nước trở thành bàn thạch kim thang vậy.



VII/ Bồi dưỡng nhân tài cải cách văn tự, nâng cao dân trí :

Trong lúc chống ngoại xâm, mục tiêu chỉ tập trung vào một điểm là đánh và đánh thắng . Điều dễ thấy và dễ động viên lòng yêu nước của mọi người tham gia vì nó là vấn đề một mất một còn của cả dân tộc . Nhưng trong hoà bình, xây dựng toàn diện sẽ mở ra rộng gấp trăm lần phức tạp hơn nhiều thuở đánh giặc. Nêú mắt không tinh sáng, tai không nghe thấy óc không nhậy bén, hiểu không tinh tường thì nhìn việc nước - việc trỉều như nhìn vào một vạt rừng xanh, không biết được đâu là nguồn, đâu là gốc. Việc gì nên làm trước, việc gì nên làm sau, vấn đề gì là then chốt… Việc đó, chủ yếu lại đòi hỏi đến trí thức mà đã đã nói đến trí thức thì lại không ngoài vấn đề phải học .

Nước muốn giầu mạnh đòi hỏi phải có nhiều nhân tài toàn diện trí thức toàn diện, Điều nay vừa là gốc lại vừa là chất để đưa đất nước tiến lên phông vinh phú cường, Vậu thì chỉ co một con đường duy nhất là đào tạo bồi dưỡng nhiều nhân tài để xây dựng đất nước. Nhưng thời chiến và thời bình lại có yêu cầu khác nhau, thời chiến chỉ cần nhiệt tình cộng với thanh bảo kiếm có khi trở thành đấng anh hùng cứu dân tộc, thời bình đòi hỏi nhiệt tình cộng với trí thức mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ . Thi cử là một trong những biện pháp bồi dưỡng kén chọn nhân tài. nếu nhân tài chỉ tuyển chọn trong mặt thi cử văn học , thì rõ ràng chưa phải việc làm hoàn mỹ , bởi việc yêu cầu trong xây dựng rất phức tạp, có rất nhiều ngành , nhiều nghề và nhiều môn mà văn học không thể giải quyết nổi. Trong một nước thì :sĩ – nông – công – cổ giao – binh... Chẳng hạn trong nông nghiệp lại có nhiều ngành chăn nuôi và nhiều ngành trồng trọt khắc khác nhau chăn nuôi trâu bò khác hẳn chăn nuôi gà vịt trồng cây lúa khác hẳn trồng hồ tiêu và trồng khoai sắn ... Còn về ngành thủ công thì có hàng trăm ngành nghề , kỹ xảo của đan lát khác hẳn kỹ xảo của khảm xà cừ và sơn mài, kỹ xảo của đồ xứ đồ gốm khác xa kỹ xảo của việc dệt vải dệt lụa .. mỗi loại đều có kỹ xão chuyên môn riêng của nó. Đây là những trí kiến thức dần dần phải đưa vào học tập, Muốn vậy không thể không dùng chữ Hán để giảng dạy được . Từ đó nảy sinh vấn đề phải cải cách giáo dục, văn tự, thần nghĩ rằng ; nước ta có nguồn ngôn ngữ riêng và tập quán riêng của mình , đã có quốc âm văn tự riêng của mình, phải cải cách cho quốc âm văn tự thành nền văn hiến chính thống của ta , mọi sắc chỉ, mọi sách vở mọi văn kiện mọi tấu biểu ... đều bằng tiếng quốc âm , đọc lên ai cũng hiểu ngay được , thì đó là một bảo bối duy nhất để phổ cập và nâng cao trí kiến thức cho dân chúng, việc gì ta cứ phải phụ thuộc mãi vào chữ Hán- văn tự của một nước khác gây nên nhiều phức tạp và khó khăn trong việc truyền đạt ý của nhà vua và của triều đình xuống trăm họ . Thậm chí có các vị quan trong triều cũng như ngoài các đạo thập niên đăng hoả nhất cử thành danh ; khi đọc các chỉ dụ và các văn kiện của triều đình nhiều người không hiểu hết ý nghĩa có khi còn hiểu sai lệch đi là đằng khác , như vậy thì dân chúng là người ít học hoặc không được học thì làm sao mà hiểu được ý Hoàng Đế và triều đình ? chỉ khi nào nước Đại Việt ta dùng ngôn ngữ văn tự riêng của mình, thì dân trí lúc đó mới được đề cao , nền độc lập mới được hoàn toàn, không phải phụ thuộc.

Muồn vậy , thần kíến nghị lên Thánh thượng từ cấp châu, huyện trở xuống nên mở các trường học quốc âm văn tự, Các trát văn, văn khế văn tự.. ở các vùng này xuống các thôn xã đều dùng quốc âm văn tự, thậm chí thi hương cũng dùng quốc âm văn tự , dần từng bước cải cách lên đến triều đình . Chữ Hán chỉ dùng làm phương tiện giao dịch và nghiên cứu học tập rút lấy tinh hoa của nước Trung Quốc có nền văn hiến, văn minh lâu đời, vịêc này giành riêng một phần cho các vị bước vào thi hội và thi đình , phải làm một số văn thơ bằng chữ Hán , còn đa phần các loại thi khác cũng đều phải làm bằng quốc âm văn tự” Nếu cải cách văn tự và cải cách giáo dục được tốt, thì sẽ đưa lại cái lợi trước mắt và cái lợi cho muôn đời . Thần có thể khảng định rằng ; học chữ Hán phải 10 năm thì học chữ quốc âm chỉ 2 – 3 năm sẽ có trình độ tương đương, ví nghĩ thế nào thì chỉ vịêc sằp xếp rồi ghi lại như thế ấy là được.

Công việc trọng đại này đề nghị Thánh thượng giao lại chi viện hàn lâm thành lập một uỷ hội đi sâu nghiên cứu và làm thí điểm một vài nơi, rồi rút kinh nghiệm mọi mặt thật chu đáo mới mở rộng dần ra các nơi khác.

VII/ Về Pháp luật :

Pháp luật là môn trong những vấn đề then chốt nhất của phép trị quốc . Bất cứ một quốc gia nào đều phải có kỷ cương pháp luật riêng của mình . song pháp luật tiến bộ bao giờ cũng phải biết kết hợp thật chặt chẽ giữa giáo trị và pháp trị . Giáo trị có nghĩa là giáo dục cho chúng dân không ngừng nâng cao đức trí, phải phổ biến pháp luật cho mọi người, làm cho họ hiểu được đúng sai phải trái thiện ác chính tà hay dở, khiến cho dân chúng hướng theo cái đúng , cái phải cái thiện ác cái chính, cái hay .. tránh những sai trái ác- tà - .. khi người dân đã hiểu rõ được pháp luật thì họ không những chấp hành tốt pháp luật mà người khác cũng không lừa bịp họ được về pháp luật; pháp trị có nghĩa là triều đinh đặt ra những luật lệ nguyên tắc quy dịnh… nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước của triều đinh của trăm họ của từng ngành nghề .. cưỡng bức mọi người phải tuân theo và làm theo , nhằm bảo vệ trật tự an ninh và phát triển mọi mặt của đất nước. Hiện nay quan chức các đạo, các châu , còn làm tùy tiện . Một nước nên có pháp luật tổng thể và các đạo luật cụ thể. Pháp luật tổng thể là rường mối của một nước, quy định những nét cơ bản , khái quát về chế độ quyền hạn của triều đình và của quốc gia ấy , những đạo luật cụ thể là dựa vào pháp luật , thương luật, nông luật , quân lụat .. Thần đề nghị lên Thánh thựơng nên giao cho viện hàn lâm, cử ra một số người đọc nghiên cứu luật pháp của các triều đại Trung Quốc, các triều đại của ta và luật pháp của các nước khác thâu tóm lấy tinh hoa tiến bộ, viết nên những đạo luật phù hợp với thực tế nước ta, bằng quốc âm văn tự trong vòng 3 đến 4 năm phải hoàn thành.



I X/ Thần thiết tha đề nghị lên thánh thượng Nguyễn Trãi tuy không phải là chíến hữu trong hội thề Lũng Nhai , ông là một nhà đại trí thức , có những phút còn hoài Hồ hoài Trần , ông đã thì thầm bàn tán với Trần Nguyên Hãn , thốt ra những lời khiếm nhã làm xúc quyền uy của Thánh thượng. Song nếu ta xét một cách công minh chính trực thì Nguyễn Trãi là người yêu nước chân chính, đã có sự đóng góp to lớn vào đại nghiệp Bình Ngô cứu quốc và những công việc tiếp theo. Nguyễn Trãi vốn là con người trung mà lại trực lợi cho vịêc làm, trí mà lại kiêu cũng là thói thường trong thiên hạ.. Thần và Trãi đã sống bên nhau 6 năm rất hiểu cá tính của Nguyễn trãi. Mong Thánh thượng dùng mà sai khiến, lợi cho đại nghiệp, sáng suốt mà đối đãi lòng của vua Nghiêu vua Thuấn đầy hào hiệp, bừng nhân nghĩa.. tránh được mọi dị nghị cho hiện tại và mai sau. Đấy cũng là dùng đại đức cuả thánh quân cảm hoá bầy tôi của mình một cách sáng suốt vậy .



X/ Theo tin báo của thám tử các nơi về , theo sự bàn tán kín hở của chúng dân thì công thần khai quốc Hãn nói với Nguyễn Trãi tướng Lê Lợi chỉ có thể chống Tống, trong thời loạn thời buổi hàn vi được thôi.. còn Xão với Hãn, luận công không công bằng , những người có công lớn như bọn mình , dù không công thần Lũng Nhai, nhưng theo tinh thần Đinh Liệt đã nêu thì phải xếp như Lê Sát. Lê Ngân mới đúng, đăng này … những tháng thần khâm mệnh đi thanh sát các đạo , một số dân chúng cho biết Xảo thỉnh thoảng có đến nhà Hãn ,và cả hai người thường gặp Bế Khắc Thiện ở Châu Sơn Lâm, Nông Thái ở châu Thượng Lạng, có vài lần Xão còn gặp cả Đèo cát Hãn ở mường lễ ,có cả Kha Lại( Lão qua) cùng ở đấy, hiện thời Hãn đang thuê người đóng nhiều thuyền ở gần trại Sơn Động. Thánh thượng đã rõ Trần Nguyên Hãn trước đã làm quan thời nhà Hồ , khi ta chủ tửơng xoá vai trò bù nhìn Trần Cảo thì Hãn là người phản ứng rõ rệt nhất , thế nhưng việc này rất phức tạp , nhất là Trần Nguyên Hãn và Phạm văn Xão là hai tướng giỏi , có công trong buổi Binh Ngô . lại được bình phong là công thần khai quốc, Thánh thượng nên dùng đại đức mà cảm hoá họ đừng lấy uy quỳên , mà khi đã dùng uy quyền đối với công thần khai quốc thì cần có chứng cứ thật cụ thể làm cho người bị đối sử sự phải tự nhận những việc mình làm là có thật, là trái, muốn vậy cần thành lập triều đình minh xác uỷ lợi ( hội đồng xác minh của triều đình) gồm những người trung thực liêm chính để làm thật sáng tỏ, lúc đó thành thượng sẽ quyết định . Còn những lời tố giác của các quan như Lê Quốc Khí, Lê Đức Dư, Trình Hoàng Bá , Nguỹên tốn Chí .. thần đã từng nghiên cứu nhiều bản tố giác của họ với binh dân nội ngoại thành Đông Kinh ( Lúc bấy giớ Đinh Liệt kiêm, Hoàng thành nội ngoại binh dân từng tụng) thì thấy không trung thực , xuyên tạc bóp méo sự thật nhiều qua.

Theo đề nghị 10 điểm của thái bảo Đinh Liệt lên Thuận Thiên Hoàng đế, nếu Lê Lợi nghe theo , thực hiện được chu đáo , thì nước Đại Việt lúc bấy giờ đã tiến lên một bước một bước khá dài. Nhưng do bệnh tật dày vò một phần, làm cho bản thân Lê Lợi có lúc mất thăng bằng về việc nhà lẫn việc nước, thậm chí có khi còn ngả theo ý của dèm pha xu nịnh của một số gian thần, nên kế sách vệ quốc và kiến quốc 10 điều của Đinh Liệt dâng lên , chỉ được thực hiện một phần nào đó vì vậy ông đã phải ghi vào Bút Nhật Ký rằng: ai dùng người giỏi bằng Thái tổ , nhớ thuở hàn vi chói mặt trời Hoà bình tật bệnh đầu cổ ? Lầm đặt sai cân lệch cán rồi.

Nhất là khi Lê Lợi hạ bệ Tư Tề một cách quá đáng, đưa Nguyên Long lên làm Hoàng thái tử, sau vụ đối sử quá đáng với Nguyễn Trãi , tiếp theo là buộc Phạm văn Xão phải tự sát, bắt Trần Nguyên Hãn về trị tội ( Hãn lao xuống sông Nhĩ hà tự tử ) đuổi Nguyễn Thích về làm dân thường… Thái bảo Đinh Liệt đã nhìn thấy bệnh tật của Lê Lợi đã quá nặng, mất hết sáng suốt của thuở hàn vi , không còn nhạy cảm để nhận ra ngay lẽ phải . Trong khi đó , lại dễ nghe theo lời sai trái của bọn xu nịnh . ông có ý trách Lê Lợi rằng: “ Trong thuở hàn vi bừng sáng nghĩa, Hoà bình hạnh phúc dễ mờ nhân ? Cầm cân mà để cân sai lệch, nát đạo cha con tối nghĩa thần.”



Thế nhưng mấy năm mưa thuận gió hoà được mùa liên tiếp dân chúng no ấm đời sống đi lên, cảnh thái bình nhộp nhịp, gia đình nội ngoại Đinh Liệt cùng vui hưởng xung hạnh phúc với muôn nhà, vợ chồng ông sinh được 3 con trai là Đinh Công Nhiêp (Đột) Đinh Công Hiến , Đinh Công Địch , bà Trần thị Xuân Hương thật xứng đáng là hiền thê - từ mẫu , tháo vát quán xuyến , bà dạy từ việc chaò thưa , ăn ngủ - học hành làm các công việc đỡ đàn cha mẹ và cách cứ sử với bè bạn đều có nề nếp đâu vào đấy , cả nhà hoà mực hiếu đễ thương yêu, tôn kính giúp đỡ nhau và ấm no trùm lên hạnh phúc gia đình, ai cũng phải khen phải thèm . Ngoài việc trồng rau, nuôi gà - lợn để cải thiện cụôc sống gia đình, bà còn giúp Đinh Liệt sao chép bút ký nhật ký, thư từ văn bản , sách vở và các văn kiện rất chu đáo Đinh Liệt luôn khen và đùa với bà : con cụ nghè là phải chữ viết đẹp như tính nết con người vậy . Bà thừơng vui vẻ nói với chồng : Những thư này còn qúi giá hơn vàng ngọc để lại cho con cho cháu và thế hệ mai sau đấy ông ạ” Thế là hai cùng cười tâm đắc phúc hậu.

Ngày 22 tháng 8 năm Quí Sửu 1433, Lê Lợi băng. Đinh Liệt khăn khoăn, lo lắng, đau lòng, thương nhớ bái khóc:” Lam Sơn sinh hoả chí. Thân tải thiêu Ngô cường ! Cổ sử hà thời đạt; Thiên thu vĩnh huy hoàng Thái bình ngũ viên mãn , Long quy thần đoạn trừng ! Trần ai Mông cái địa, Thái dương sắc thương nang” ( Lửa Lam Sơn nhen cháy. Mười năm đốt trụi thù. Sử xa nào sánh kịp . Chói lọi sáng ngàn thu. Thái bình năm năm trội. Rồng về ruột và tơ . Bụi trần trùm đất nước, Mặt trời sắc hoen mờ )

Năm giáp Dần 1434 quân chiêm thành xâm lược Thuận Hoá – Tân Bình, tướng sĩ trấn thủ chống giữ không được , quân giặc tràn vào mọi nơi, đốt nhà, giết người - cướp của rất man rợ . Chúng đã vượt qua Bố Chánh, tiến đánh ra phía Bắc , nguy cơ thật sự đã đến, triều đình đã có một số người hoang mang, xôn xao. Các đại thần huân cựu họp bàn đều nhận định rằng ; Chiêm Thành lợi dụng khi Thái tông vừa băng . Vua Thái Tông vừa lên ngôi hãy còn non trẻ, nội bộ triều đình và công thần cũng có một số vấn đề tồn tại chưa giải quyết thật ổn thoả. Tuyệt đại đa só đại thần huân cựu kiến nghị lên vua Thái Tông là phải chuyển Thái phó đại đô đốc bình chương sự là đại tướng thống tiết chư quân Thanh Hoá - Nghệ An- Tân Bình - Thuận tiến đánh quân Chiêm Thành xâm lược..

Thái Tông ban chiếu !

Đinh Liệt xuất quân !

Chỉ trong vòng một trận đánh tổng hợp phối hợp tuyệt vời giữa thuỷ binh kỵ binh và tượng binh đã tiêu diệt mấy ngàn quân Chiêm Thành bắt sống gần ngàn tù binh 30 chiến tượng thu 100 thuyền và rất nhiều binh khí, quân dụng khác , quân Chiêm thành ở Thuận Hoá , nhận được tin Tân Bình đại bại, đang tiến quân như vũ bão hướng nam. Các tướng lĩnh quân Chiêm Thành cho thuỷ binh bộ binh và tượng binh tháo chạy thục mạng, hàng ngũ không kịp chỉnh đốn võ tên vội vã hoảng hốt đến nỗi kiếm không kịp đeo , áo giáp không kịp mặc, khi quân ta tiến vào còn thu lượm giữa đại bản doanh của chúng ở Thận Hoá .

Thiếu uý Trấn thủ Thuận Hoá Lê Khôi và tổng quản Bình Thụân Lê Chuyết vô cùng khâm phục tài nghệ bài binh bố trận và cách đánh phối hợp chặt chẽ tuỵêt vời của Đại tướng đô đốc chủ soái Đinh Liệt. Trong ngày lễ kháo quân mừng chiến thắng, hai ông đã tặng chủ tướng Đinh Liệt bài thơ :

“Tài tướng không dừng ở đánh Ngô

Diệt Chiêm gìn giữ vững cơ dồ

Ra tay một trận thu tan tác

Chạy đến Chà bàn giáp xác xơ”

Sau khi Lê Thái Tông kế vị , trong buổi đầu đang thịnh trị, Thái phó bình chương sự Đinh Liệt đã sớm phát hiện Thái Tông tài hèn đức cạn, ham chơi , ưa rối hám sắc : Lê Sát , Phạm Vấn, Lê thụ, Lê văn Linh có chiều hướng kết bè kết cánh , lộng quyền, lộng pháp. Sở dĩ họ thiết tha đề nghị với vua Lê Thái Tông cứ đại đô đốc Đinh Liệt tiết chế chư quân đi đánh dẹp Chiêm Thành , Lê Văn Linh còn mật tấu với vua là ngoài Đinh Liệt ra không một ai có thể cứu vãn được tình thế nguy ngập này , với ý đồ không lành mạnh , để vua xa một người có uy tín bậc nhất mà Thái Tổ đã di mệnh. Trong những ngày tháng bình Chiêm xa cách ấy , họ tha hồ mà lộng quyền .

Ông là người mẫn cảm, hiểu ngay ý đồ không lành mạnh này. . nhưng do yêu cấu khẩn cấp của non song đất nước Đinh Liệt khâm mệnh nhà vua xuất binh bình Chiêm , trứơc khi ra đi, ông đã cử người bám sát mọi hành vi hoạt dộng của nhóm lộng quyền. lộng pháp nói trên.

Sau chiến thắng trở về , ông tiếp tục theo dõi những hành động của nhóm lộng này, khi đã nắm được chứng cứ, ông vững giữ thái độ một chiến hữu làm mọt bài thơ nhắc nhủ Lê Sát như sau :

“ Mặc áo tể thần dạ nghiêm minh

Trái cân công lý đặt công bình

Bạn bè phép nước nên rành rọt

Trông rộng nhìn xa, kẻo luỵ mình.”

Thế nhưng do tính võ biền, thiếu cẩn thận- kém học vấn của Lê Sát , cộng với quyền uy tể tướng, có con gái là nguyên phi. lấy vua hiện hành, lại là một dũng tướng có công trong thuở bình Ngô .. do bọn đồng cánh tâng bốc , nên tính khêu ngạo mù quán nổi lên làm sao tiếp thu nổi tấm lòng chân thành khuyên nhủ của Đinh Liệt , Rốt cục vua ra lệnh xư tử bằng cách tự chết vào năm Đinh Tỵ 1437 vì ông đã lộng quyền giết Lưu Nhân Chú và một số người khác.

Sau nhiều lần khuyên can vua Lê Thái Tông, nhà vua không những không làm theo đạo lý, mà lại còn làm theo những sai trái của bọn nịnh thần, nhất là sau khi Thái Tông lấy bà phi thứ là Nguyễn Thị Anh, thì Đinh Liệt đã thấy mầm hoạ đã bắt đầu mọc lên trong lách vua, sau khi tể tướng Lê Sát và tể tướng Lê Ngân đêù bị sử tử, đều có con gái lấy vua. Bút ký Đinh Liệt ghi : “Đức của Thái Tông hé ra sao mà mỏng vậy ! Tài cuả Thái Tông mon ra vào loại bất cập sa vào hoan lạc, yêu ghét lệch sai , trung – gian - thiện ác lẫn lộn cả hai ? việc triều việc nước,.Nịnh béo thật gầy ? sắc nghiênh thành đổ, chính sự khó vậy. Nhiều lần can gián chẳng chuyển lạ thay .

Một lần Đinh Liệt gửi Nguỹên Trãi một bài thơ ( bút ký không ghi ngày tháng ) như sau Chỉ vì một câu nói. Ngựa tứ khó đuổi theo Thuận thiên từng ngờ vực Thăng thông hiềm đủ mọi điều ! Có tước quyền quyền không có . Kinh bang kháo trăm chiều ? Đức tài không dùng nổi/ Lòng ta bối rối theo ! ( âm hán: Chỉ tại nhất cú thoại, tứ mà nan truy hẩy ! Thuận thiên tăng nghi chi, Thăng trầm hà thời cải ? Hữu tước mạc hữu quyền. Kinh bang hà thuận lợi ! tài đức nan dụng hề Tâm tư liên loạn nội .

Tháng 2 năm Kỷ Mùi 1439 Khi Nguyễn Trãi thọ 60 tuổi, Thái phó Đinh Lịêt gửi trương biểu chúc mừng: Trưng lương Gia Cát ngồi chung chiếu, . Bàn chuyện mưu tài nọ kém ai ! Công tâm dậy đất Bình Ngô sách 1 Đại cáo vang trời bổng quốc oai! Sử sách ngàn năm ngời sáng mãi !Sáu mươi tuổi thọ rạng hơn người.

Cùng năm , Thái Tông lại vời Nguyễn Trãi về kinh, phong hàm quan giám nghị đại phu kiêm tri tam quán sự. Thái phó bình chương sự Đinh Liệt gửi thơ chúc mừng ngụ ý nhắc khéo Nguyễn Trãi rằng ; Thuận Thiên trăn trối, chẳng thành văn Mừng buổi Thái Tông triệu lão thần . Trung trực, tài hao nên khéo nến. trương kinh- chiến kỷ mãi bền xuân (âm Hán : Thuận Thiên di mệnh mạc di văn Kỷ nhật, Thái Tông triệu lão thần. Trung trực tài hoa nghi thiện kế Trương kinh chiến kỹ vĩnh trường xuân .

Sau 5 hôm, Nguyễn Trãi phúc thơ cho Đinh Liệt : Thái tông nhìn lạc đức tài nhân Bỏ sót nhà ngươi - đại tể thần ! Dốt đặc cán mai làm tể tướng. lộng quyền nguy thế, hại triều – dân “Âm Hán ( Thái Tông ngộ nhận dức tài nhân. Di lạc quân gia - cự tế thần ! Tự bất lực Đinh vi tể tướng ! Lộng quyền thế hại triêù dân)

Ngay sau khi nhận được thư của Nguyễn Trãi, phúc thơ ngay, để Nguyễn Trãi hiểu tấm lòng mình, : Ngọc đã dũa mài tăng giá trị. Thân qua trăm trận định sơn hà ! Tước quyền hờ hững trôi như nước. Chân lý kiên trì, ắt rộ hoa âm hán “ Ngọc ký trác ma tăng bảo ghía. Thân kinh bách chiến định sơn hà . Tước quyền phận ngoại khan lưu thuỷ, Chân lý kiên trì tất nộ hoa”

Ngày 10 tháng tháng năm canh thân 1440 bút ký của Hồng Mai ghi : “ Thái tông dáng dấp một anh quân ! Đắm sắc say chơi , biếng kiệm cần. Hoạ từ trong nhà nhồ đầu mọc. Di căn bệnh hoạn , hại cho thân ?.

Ngày 16 tháng 6 Tân Dậu 1441 Thái phó kiểm hiệu nhập nội đại đô đốc binh chương sự Đinh Liệt chiếu mệnh của vua Thái Tông lập Bang Cơ làm Hoàng Thái tử, phong Nghi Dân làm Lạng Sơn Vương và Lê Khắc Xương làm Tân bình vương.

Sau khi việc làm này , Đinh Liệt đã nhức đầu buốt óc gần chục ngày đêm liền, suy nghĩ phần tích , hệ thống lại tất cả mọi việc đã xảy ra trong nội bộ Hoàng tộc, trong nội bộ triều đình từ ngày Nguyễn Thị Anh lấy vua Thái Tông đến nay . Nào là sự kiện Lê sát và con gái Lê Sát bọ hạ bệ. nào là chuyện Lê Ngân và con gấi Lê Ngân bị hạ bệ,nào là chuỵện Nghi Dân bị hạ bệ xuống Lạng sơn vương và lập Bang Cơ lên lamg Hoàng thái tử. nào là chuyện Thái tông lờ chuyện Giám ty ( con dì với Nguyễn Thị Anh) cướp cá của dân nhiều lần, sau khi Thị Anh can vua. Nào là chuyện đoạ đày bà Ngô Thị Ngọc Dao vợ thứ sáu của Thái Tông- Nào là quan thái giám Đinh Thắng mật báo cho ông biết về chuyện Bang Cơ khi sinh mới có 6 tháng tuổi, nếu tính ngày Thái Tông đến với Thị Anh , Những đơn tố giác mố số vị đại thần cựu huân gần đây . Đến cả chuyện vua Thái Tông đã có lần mơn trướn cả Lễ nghi học sĩ Nguyến Thị Lộ …. Dù sao sự suy tư có hệ tống ấy, bước đâu đã gợi cho Thái phó á quân hầu Đinh Liệt nhìn thấy cái gì ẩn náu trong con người Nguyên phi Nguyễn Thị Anh, mặc dù có một số vấn đề còn phải xác minh thận cụ thể mới làm được.

Ông cầm bút viết thơ gửi Nguyễn Trãi : “: Ngựa tốt đừng thả rong. Dễ bíên thành hoại mã( ngựa xấu) Cẩn tắc vô ưu mà. Tránh cháy thành vạ cá (Âm Hán : Tuấn Mã kỵ phóng khoan. Dị biến thành hoại mã. cẩn tắc vô ưu hề . Miễn trì ngư chi hoạ )

Tháng 11 cùng năm bút ký của Hồng Mai ghi : “ Nhung tân lục cá nguyệt khai hoạ . bất thức hà nhân chủng bảo đa ? Chủ khảo tống khai vi linh dược. Cựu bình tân tiểu thanh y khoa : 茸莘六箇月開花不識何人种寶爹主窖送胎為靈葯舊偋新酒鯖醫科

Tiếp đó bút ký của Hồng Mai lại ghi : Đông cung tẩy can định Tể tương phủ tảo quang. Bạt thảo trừ căn sái, Huệ nguyện cách ly sàng, thân trùng la hạ sát. Thái tử nghiễm vi hoàng. Mộc hoà đạo ôn khoán sư truỳên đại kế quan .

Đối với Nguyễn Trãi, Thái phó đại đô đốc Đinh Liệt luôn tôn trọng kính phục ông đánh giá rất đúng mức về tài năng và sự cống hiến to lớn trong Bình Ngô cứu quốc , ông thường bảo vệ những ý nghĩ và hành động đúng đắn của Nguyễn Trãi có những lúc ông thành thật khuyên Nguyễn Trãi không nên thả rong bà thiếp Nguyễn Thị Lộ. Thậm chí có lần Đinh Liệt đã cảm thấy ông thâu nhận được tinh hoa dùng người của Lê Lợi và phép dùng nghĩa nhân đánh vào lòng người của Nguyễn Trãi. Song không thể không đồng ý với sự kiêu căng quá đáng gần đây của Nguyễn Trãi , khi vào triều chửi mắng nhiều quan chức, đành rằng họ cũng có cái dốt của họ. Vì vậy một vài lần Đinh Liệt định thăm dò Nguyễn Trãi về việc cứu vãn nhà Lê. Khai tai họa đang lấn tới xem sao ? nhưng thăm dò Nguyễn Trãi có phần mất thăng bằng, không còn mền mỏng sáng suốt như thời xưa nữa, mà lại ôm định kiến quá nặng về việc Lê Lợi đối xử quá đáng với mình, nên ông lại thôi. Ông ghi vào bút ký : Thất liếu bình hằng chi nhân, diệc thất thông minh chi chí ( Con người đã mất thắng bằng thì cũng mất cả sáng suốt ).

Xem phần tiếp theo (Phần 10)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<O></O>

họ Đinh Đông An - Nam Định
Khu 4b TT Ngô Đồng, Giao Thuỷ, <ST1><?xml:namespace prefix = st1 /><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></ST1> Định<O></O>
Điện thoại: 0944590078
Email: [email protected]
 
Top