Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo về mọi mặt ngày 16 tháng giêng năm Canh Ngọ 1474 thượng trụ quốc công Thái sư kiêm thái tử Thái sư lân quốc công Đinh Liệt mở cuộc tuần du xuống phía đông . Tất cả mọi nơi ông xuống thăm đều cử thám tử đi trước 10 hôm, tiến hành điều tra nắm chắc mọi tình hình và thông báo công khai cho dân chúng và mọi tầng lớp biết : ai có oan ức hoặc kiến nghị gì với triều đình đều được đưa đơn hoặc trực tiếp gặp quan Thái sư các quan chức địa phương không một ai được ngăn cản, dù là hình thức nào , vòng đi tuần du đất nước, ông bố trí như sau: Lượt đi ban đầu là dùng ngựa. Thái sư Đinh Liệt hết sức tánh dùng kiệu dùng cáng. Đoàn tuần du từ Đông kinh đi Sơn Nam- Tân Hưng – Khoái Châu - Kiến Xương – An Bang- Lạng Giang - Lạng Sơn – cao bằng – Thái Nguyên- Quy Hoá- Tâm đái- Đà Giang- Thanh Hoá - Nghệ An- Tân Bình - Thuận Hoá- Đại Chiêm châu và Luỹ Châu. Sau đó dùng thuyền trở ra đi sâu tìm hiểu – xem xét và nghiêm cứu toàn bộ dân tình , quốc sự vùng ven biển từ Châu Đại Chiêm ra đến cửa sông Bạch Đẳng rồi trở về bến Nhĩ Hà đúng ngày 16 tháng 6 năm Giáp Ngọ . Cuộc tuần du nổi tiếng của ông bằng thời gian bình Chiêm mở rộng biên cương phía Nam. Vòng đi ông đã lăn mình vào các dân tộc tiểu số , tìm hiểu đời sống phong tục tập quán tâm tư nguyện vọng của mọi người , ông đã miễn thuế cho nhiều gia đình khó khăn và xoá nợ cho một số người hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ông cũng cách chức và hạ trật 7 quan chức cấp châu, cấp huyện tham nhũng – hà hiếp dân chúng, ông còn hướng dẫn vùng cao phương pháp đắp đập ngăn chặn các dòng suối nhỏ. Khơi đào mương hoặc nối ống tre luồng lấy nước tưới cho đồng ruộng và nương rẫy. ông động viên dân chúng vùng núi , lợi dụng ưu thế thiên nhiên của vùng mình nuôi nhiều trâu , bò, dê, ngựa, ai nuôi được nhiều và tốt triều đình sẽ ban thửơng . Ông cùng động viên khuyến khích biết chăm lo nuôi dưỡng giáo dục dân. Một số vụ việc, vụ việc sai pháp luật hoặc thiên lệch không công chính , ông bắt xử lại nghiêm túc quan dân đều thấy hả hê, thoải mái . Đồng thời ông đã mở 20 chợ ở vùng núi cho dân tự do trao đổi buôn bán.
Di cảo của thái sư Đinh Liệt ghi ; Trong khi các vùng biên cương yên ổn như vậy các vùng bình nguyên và các thành thị, thị trấn , thái bình thịnh trị và phồn vinh như vậy, mà ân trạch của nhà vua chưa thấm sâu vào mọi gia đình của các dân tộc thiểu số miền núi. . Đó là những khuyết điểm của bề tôi, trong đó có khuyết lớn của người đứng đầu triều.- chính là ta vậy ! muốn cho ánh sáng và ân trạch của nhà vua thấm vào mọi người mọi gia đình vùng núi, có hai vấn đề phải đặt ra; Một là chính sách đối với các dân tộc thiểu số. hai là phải giải quyết con người về chính sách phải có sự nâng đỡ chiếu cố, về con người phải chọn con em các dân tộc thiểu số cho về kinh sư học tập, kjhi họ thành tài , bổ sung về địa phương cũ làm quan, ông đã lấy thóc gạo trong kho ra trợ cấp cho một số gia đình khó khăn, miễn giảm sưu thuế cho vài vùng bị thiên tai . Đồng thời ông đi sâu tìm hiểu việc sử kiện của các quan Phủ, huyện, châu nắm chắc luật pháp của triều đình như thế nào? Ông phát hiện một số quan huyện là phó bảng, thủ khoa , thế mà có khi còn chữ作 tác đánh chữ怍 tộ” chữ 遇ngộ đánh chữ過quá.. Chẳng hạn xẩy ra sự kiện như sau: Vùng Nghệ An có một cụ đồ nho vào loại uyên bác, mở trường dạy học, học trò của cụ rất nhiều người trở thành quan Nghè, quan bảng, danh tiếng phúc hậu của cụ đồ được loan khắp vùng. Cụ sinh được một người con gái đã cho ở rể trước khi chết bốn năm, cụ sinh được một cậu con trai, sinh một cậu con trai thì bố vợ mất, con rể và con gái hết lòng chăm sóc cậu em thở còn trứng nước. Trước khi cụ qua đời để lại một chúc thư trong đó có đọan viết: “ Toàn gia tài , điền sản giao tế tử ngoại nhân bất đắc vọng tranh. Quan thủ khoa Tri huyện phán xử: Toàn bộ gia tài giao cho rể, người ngoài không được tranh giành bậy bạ .”
Quan phó bảng Tri phủ phán xử: “ Toàn bộ gia tài điền sản giao cho con rể là người ngoài không dược tânh giành bậy bạ”.

Thái sử Đinh Liệt thấy dân xôn xao bàn tán, ông thân hành xuất xuống tận nơi sự việc đã xẩy ra, nắm chắc phẩm chất dạo đức của cụ đồ , công lao nuôi dưỡng vô tư và đến nớidddến chốn đối với cậu em mình của vợ chồng anh rể. ông cho vời quan tri huyện và quan tri phủ đến. Thái sư Đinh Liệt giải thích . việc phán xử cuả quan trị huyện hoàn toàn sai, vì chưa nắm vững câu từ con rể mà từ con rể phải là tế tử, không thể viết thành tử tế. Còn việc tri phủ phán xử đúng với một mặt chữ nghĩa trong chúc thư mà thôi . hai vị còn nghĩ ra cách phán xử nào khác nữa không? Quan thủ khoa và quan phó bảng ngồi toát mồ hôi đầm áo, nghĩ mãi không ra . Thái sư Đinh Liệt giải thích chữ nho có cái rắc rối như vậy đấy, viết liền một mạch , không có dấu chấm câu dứt ý, gí cả, nên khi dộc khi nghiên cứu phải làm sao hiểu thật thấu đáo đâu vào đấy mới được . Theo tôi hiểu cụ đồ là người có phẩm chất đạo đức cao thượng , không bao giờ quên công lao tận tình nuôi dưỡng giáo dục đối với cậu con trai mình của con rể và con gái cả. Từ đó cũng thể hiểu đoạn văn trong chúc thư :” Toàn bộ gia tài điền sản giao cho con và con rể, người ngoài không được tranh giành bậy bạ” Muốn làm sáng tỏ vấn đề này ,hai quan nên xuống thẳng nhà cụ đồ xem xét kỹ càng , trong bút ký , nhật ký, trong bài vị hoặc một quyển sách cụ thích xem nhất … may ra có thể tìm thấy chân lý . Tôi còn nghiên cứu tìm hiểu vùng này ba bốn hôm nữa, có gì cứ lại báo trực tiếp cho tôi rõ.
Quả nhiên tối hôm đó , hai vị tri huyện, tri Phủ cầm bản chúc thư cụ đồ , chấm phảy rất rành mạch bằng son đỏ như sau: “ Toàn gia tài điền sản, giao tử tế, ngoại nhân bất đắc vọng tranh ”
Đinh Liệt hồ hởi hỏi: thế hai vị tìm thấy báu vật này ở đâu?
Quan tri phủ đỡ lời: Dạ thưa Thái sư, tìm thấy để trong quyển gia huấn dưới đáy tráp.
Thái sư hồ hởi hỏi: thế bây giờ có thể xử lại được rồi chứ? Không còn sợ sai nữa nhé!
Ba vị cùng cười hể hả thoải mái.
Ông trở lạị vùng Thiên Nhẫn, đứng trên thành cũ nhìn khái quát toàn bộ cảnh vật chung quanh để ôn lại thuở bình định vương Lê LỢi, quân sư Nguyễn Trãi và ông đã từng đặt đại bản doanh ở đây để xây dựng căn cứ Nghệ An , cách đây đã 45 năm, Ông kể lại cho những người cùng đi nghe nhiều chuyện sâu sắc và lý thú. Vừa xuống đến chân núi , nghe dân chúng kháo ồn rằng: cách đây độ mấy hôm thôi quan châu Ngọc Ma Cầm Lệ vừa xử phạt tù anh Trần Hiếu 3 năm . ông hỏi kỹ dân chúng biết rõ nguyên nhân tình tiét như sau : cách đây hơn một tháng Trần Hiếu chở thuyền cho mẹ già 70 tuổi và một con nhỏ 4 tuổi sang quê mẹ ăn giỗ , Cơn dông đến đột ngột, thuyền bị lật anh vớ con đưa vào bờ trước, rồi ra vớt mẹ sau. Anh kéo thuyền nan lên bờ úp lại cho mẹ và con trú mưa, bà cụ còn vẳt nước cho đỡ lạnh cháu. Sau khi chống buộc được thuyền tạm ổn như kiểu mái nhà , anh vào vắt kiệt nước quần áo cho mẹ và con mong đỡ lạnh. Nhưng cơn mưa kéo dài quá , trời càng gió to bà mẹ già sức yếu đuối bị cảm lạnh. sửu dần ròi qua đời. Quan Cầm Lệ xử án tội bất hiếu vì không cứu mẹ trước mà laọi cứu con trước, để cho bà mẹ già không chịu nổi mưa rét bị chết phạt ba năm tù. Thái sư Đinh Liệt thân hành đến tận nơi nhà chị Hiếu, hỏi rõ đầu đuôi sự thật đùng như vậy, ông lấy lạng bạc của mình ra đưa cho chị Hiếu và khuyên, cố chăm nuôi cho cháu tốt anh Trần Hiếu chắc chóng được về với chị với cháu thôi!
Ông cho vời quan châu Ngọc Ma Cầm Lệ đến chỗ ông và phân tích cho quan Cầm Lệ rõ việc anh Trần Hiếu làm là đúng . Bà đã ngoài 70 tuổi còn sống cũng chỉ thêm được mấy năm nữa là cùng, còn cháu Đễ con anh là những mần non của đất nước, nếu được học hành bồi dưỡng đến nơi đến chốn , dễ trở thành những con người phượng hoàng đầy sức sống. Hậu sinh khả uý mà. Còn anh Trần Hiếu quả là người con có hiếu trong việc nuôi dưỡng mẹ mình, ngay cả khi bị đắm thuyền vớt mẹ lên bờ anh đã cởi ngay quần áo mình vắt kiệt nước để đưa cho mẹ mặc , người an trần trùng trục đừng ngoài mưa gió chống giữ thuyền cho mẹ và con trú mưa, Nên xoá án cho anh ta, ý quan châu thấy thế nào.
Dạ thưa Thái sư ! hạ quan đâu giám cưỡng lại lẽ phải ạ!
Thế là sáng sớm hôm sau anh Hiếu được trở về với vợ con.
Sau khi nghiên cứu cửa sông Mã và các vùng lân cận xong xuôi, Thái sư Đinh Liệt cho thuyền ngược lên thị trấn Thanh Hoa. Thuyền ông ghé vào bến Cổ Hoằng nghe dân chúng kháo nhau câu chuyện như sau: Quan thủ khoa họ Nguyễn người làng Bố Trạch, huyện Đông Sơn thị trấn Thanh Hoa được bổ làm quan tri huyện Cổ Hoằng chúng ta thâm đáo để, khi ông lên phủ có việc , cáng đi qua cây bàng thôn Đông, chú bé Lương Trác ngồi trên cây bàng đái tè xuống đầu quan thủ khoa loính gọi bé xuống định đánh cho một trận để lần sau đừng có hỗn lão nữa, quan huyện ngăn lại và còn thưởng cho bé một số tiền, Trác thích thú chạy đi phô khắp bạn bè trong xóm.
Một hôm Trác đang ngồi chơi , thấy hơn chục người cưỡi ngựa vào phía đầu làng. Bé Trác thỏn lên cây bàng chờ sẵn ngựa vừa đến cầy bàng , Trác cho vòi tè xuống đầu quan trung uý họ Tào, Thấy lĩnh vẫy gọi, bé hí hửng tụt xuống , vừa đến đất bị một nhát kiếm đưa gọn từ cổ bên này sang cổ bên kia , nằm gục xuống gốc bàng.” nhiều người cho rằng: Quan Văn Thâm hiểm, quan võ tàn ác.
Thái sư Đin Liệt tìm đến hiện trường, điều tả xác minh, cụ thể, thấy rõ những việc dân bàn tán trên là đúng sự thật.
Ông cho vời quan trên đến ngay nơi ông làm việc ở trấn Thanh Hoa tuyên bố cách chức thủ khoa tri huyện Cổ Hoằng , hạ trật trung uý họ Tâo, bắt bồi thường cho gia đình em Lương Trác 2 lạng vàng, mỗi quan một lạng. Trong bản công báo tội trạng có đoạn ghi:” nguyên nhân em bé Lương Trác bị chết oan là do tri huyện huyện Cổ Hoằng gây nên. Lẽ ra phải xử trảm, nhưng khoan hồng nên chỉ cách chức và bồi thường. Còn trung uý họ Tào, vì tính võ biến nóng nảy, chưa suy nghĩ chu đáo nên xử hạ trật và bồi thường” Bá cáo cho dân chúng biết.
Thời gian Thái sư Đinh Liệt xem xét vùng Thanh Hoa dân chúng báo cáo lên ông một việc như sau : “Phú hộ họ Nguyễn mua chuộc quân Trán thủ Thanh Hoa trắng trợn cướp con ngựa thồ ba chân trắng của vợ chồng anh Lê Khắc Kiểm làm cho cuộc sống của 4 đứa con và 2 vợ chồng anh chị bị khốn đốn cơ cực hơn nửa năm nay”.
Đinh Liệt ăn mặc cải trang là người dân địa phương đi mua ngựa tìm đến nhà anh Kiểm điều tra hỏi tỉ mỉ về hình dáng đặc điểm con ngựa và sự việc mất ngựa xảy ra rất khớp với lời dân chúng báo cáo, ông lại thân hành đến làng Bố trạch thấy một đàn ngựa.
gần chục con đang chăn thả ở cạnh làng, ông lướt hìn thấy con ngựa hồng ba chân lang trắng và đúng hình dáng vợ chồng anh Kiểm mô tả. ông lần đến chỗ chú bé đang chăn ngựa làm quen, khen đàn ngựa chú chăn béo khoẻ quá. Dò hỏi hết mọi chuyện, chú bé chăn ngựa còn cho biết cách đây khoảng 8 tháng Phú hộ họ Nguyễn làng Bố Trạch có mất một chú ngựa con mầu đen mượt con con ngựa hồng khoẻ nhất đàn kia( chú chỉ vào con ngựa ông đang để ý) vừa được 6 tháng nay đấy. con ngựa kéo xe thồ khoẻ lắm.
Sau khi nắm chắc mọi chứng cứ và tinh hình cụ thể, Thái sư Đinh Liệt cho vời quan trấn thủ Thanh Hoa, anh Kiểm, phú hộ họ Nguyễn cùng dắt ngựa đến, ông tuyên bố nếu con ngựa này đúng là của phú hộ họ nguyễn thôn Bố Trạch phải bồi thường 6 tháng thóc con ngựa làm ra, mỗi ngày còn ở nhà anh Kiểm trung bình kiếm đực một hộc , nhân với 6 tháng là 180 hộc và 2 tháng phải làm công không cho nhà anh Kiểm hai tháng này gọi là 2 tháng phạt đền danh dự” ý quan trấn thủ , ông phú hộ và anh Kiểm thasy cách giải quyết như vậy có hợp tìnhh hợp lý không.
Quan trấn thủ và ông phú hộ Nguyễn chắ mẩn là mình nắm phần thắng trong tay nên tán thành ngay anh Kiểm tuy đã được Đinh Liệt gợi ý trước, nhưng vẫn còn băn khoăn, một lúc sau mới ký vào văn bản.
Chập choạng tồi ngày hôm ấy , Thái sư Đinh Liệt cho dắt ngựa lên quảng đường trung tâm. Cách nhà phú hộ và anh Kiểm đều nhau và tuyên bố trước mặt quan trấn thủ- phú hộ và anh Kiểm , bây giờ thả con ngựa này giữa đây tồi đến nó về nhà ai là ngựa của nhà ấy , thế lầ công bằng nhất.

Cả 4 người lại vào trong bãi độ 3 trượng , con ngựa lúi húi gặm cỏ trong lúc đó quan trấn thủ và phú hộ thì mong con ngựa ăn quay đầu về phía trái để nó về làng Bố Trạch, anh Kiểm thì trông cho con ngựa ăn quay đầu về phía phải để thẳng đường về trấn Thanh Hoa. Riêng Đinh Liệt chắc mười mươi là con ngựa sẽ trở về với gia đình anh Kiểm vì ngựa quen đường cũ, nhớ chủ lâu dài mà.
Đúng trời vừa tối con ngựa cất cao đầu lên nhìn tứ phía, rồi từ từ đi ra phía đường cái co cắng chạy một mạch về nhà anh Kiểm.
Đinh Liệt tuyên bố sự đã rõ ràng 1 sáng mai quan trấn thủ và phú họ đến gặp tôi.
Ông biếm quan trấn thủ một trật, buộc phú hộ họ Nguyễn làng Bố Trạch phải mang thóc bòi thường cho anh Kiểm và bắt đầu làm công 2 tháng.
Sau hai vụ việc ở trấn Thanh Hoa , nhân dân trong vùng cho rằng Thái sư Đinh Liệt là người sáng suốt và đức độ vô tư nhờ có công đầu cầm đầu triều đình mà nước nhà thái bình thịnh trị . Mấy ông đồ , ông cống thì tụm nhau lại kháo: Đinh Liệt bắn một phát tên xuyên thấu 5 con điểu chứ không phải là 3 con như người ta thừờng kể, ccó người thắc mắc chưa rõ, các ông nhanh nhẩu giải thích ; mũi tên xuyên Nguyễn Thị Anh nhé , bang Cơ, Nghi Dân, bây giờ xuyên đén thủ khoa họ Nguyễn- cháu đcíh tôn của bố đẻ ra Thị Anh và ông phú hộ vừa rồi , chả phải là bố đẻ ra Nguỹen Thị Anh là ai nữa. Các bô lão cao tuổi ở thị trấn và các làng quanh vùng thì cho rằng : Quan Thái sư là bậc nguyên huân nỏi tiếng thời Thái tổ, một đại quan liêm khiết bật nhất của mấy đời vua , ngài không gọi tên cúng cơm ông thủ khoa và phú hộ họ Nguyễn lầng Bố Trạch trong thông báo công khai cho thiên hạ rõ, chứng tỏ đức độ của quan Thái sư thật là cao thượng. Nhất là khi ngài cầm lệnh tiền trảm hậu tấu trong tay mà ngài lại khoan hồng đối với thủ khoa tri huyện Cổ Hoằng phạm cái tội đáng xử trảm. Toi thì tôi cho phăng cái đầu quan trị huyện ấy đi, để cho Nguyễn Thị Anh dưới suối vàng thấm thía việc bà tá bắt quan Đinh Liệt và vợ con ông sáu năm ròng mọt cách vô chứng cứ, Mấy cụ già khác nói kê: thế cụ không làm được quan Thái sư là phải , thế là các cụ lại ồ lên cười cả với nhau mọt trận.
Khi thuyền nan đến cửa sông Hồng, Thái sư lội xuống hẳn các bãi bồi hai bên bờ sông quan sát kỹ càng chất đất, ông cho bnới đào để xem xét lớp bùm tích tụ hàng năm nhẩm tình hồi lâu rồi quay lại nói với người cùng đi rằng: Lớp đát phú sa này màu mỡ lắm, hàng năm tích tụ gần một ngón tay và lấn ra biển hơn 10 trượng. Tương lai vùng này sẽ trở thành những cánh đồng màu mỡ. Nhưng có lẽ phải tìm cách đắp những con đê chặn nước mặn mới ổn. Suốt 2 ngày ông đi sâu vào các làng xã quanh vùng, tìm những ông bà già cao tuổi hỏi han mức nước những năm cao nhất và những năm thấp nhất. việc xử đoán mức đất phù sa bồi tụ và lấn ra biển mà ông ước tính có chính xác hay không . Kinh nghiệm cải tọ vùng xình lầy bòi tụ này thành dồng ruộng nên tiến hành từng bước như thế nào ? Nắm được những điều cơ bản rồi , ông cho thuyền cxhớ ra phía cửa sông Bạch Đằng, Ở đây ông đi xem xét nhiều hòn đảo ngoài khơi , cho giòng dây xuống nhiều luông lạch để đo tình độ sâu , khi nước thuỷ triều lên và xuống . nhiều lần ông leo lên các hòn đảo quan trọng đưa mắt nhìn khái quát cả một vùng rộng lớn trong lòng đã có những dự định nhất định. Thế là tất cả các vị trí quan trọng vùng bờ biển Pjan Liung ra đến tận cửa sông Bạch Đằngđã được hoạ đồ , bước đầu đã có dự định về pjhòng thur, về mở rộng các chợ mới, về xây dựng vùng nông nghiệp và vùng ngư nghiệp mới. ông ra lệnh cho đoàn thuyền ngược lên dòng sông Bạch Đằng. Đến những vùng Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán , Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên Mông , Đinh Liệt tiến hành điều tra nghiên cứu rất tỉ mỉ và chu đáo Ông cho thuỷ quân nhổ hàng chục cây cọc lên để nghiên cứu về chất gỗ, cachs vuốt đẽo , cự ly hành cách hàng và cọc cách cọc . độ sâu đóng xuống đất … ông chờ thuỷ triều lên xuống cho thuyền của thuỷ binh ta vào những nơi ẩn nấp , cí lệnh bơi thật nhanh ra nơi cắm cọc xem mất bao nhiêu thời gian ! cho thuỷ binh vào rừng đốn những chiếc cọc tương đương tự đưa ra cắm đóng xuống lòng song, xem cung cách làm ăn có đạt không và quan sát khi mức nước thuỷ triều dần lên cao nhất, thì nút cọc ở chỗ nào , khi mức thuỷ triều xuống thấp nhất thì cọc nòi ra đến đâu , ông làm như một cuộc diẽn tập thật sự vậy.
Sau đó đoàn thuyền ung dung quay về bến Nhĩ Hà ngày 16 tháng 6 năm giáp ngọ 1474).
Cuộc tuần du đi khắp 13 đạo của Thái sư Đinh Liệt đã giúp ông nắm chắc tình hình tực tế của đât nước, ông bắt tay chấn chỉnh lại nhiều công việc của triều đình cho phù hợp với yêu cầu mới. làm cho đất nước tiến mạnh vào giai đoạn phồn vinh phú cừơng mà các triềuvđậi trước kia chưa bao giờ đạt tới. Câu ca dao thịnh hành và phổ biến nhất lúc bấy giờ là : Đời vủa Thái tổ , Thái Tông, con bế con dắt, con bồng, con mang. Thái hoà - thịnh trị - an khang văn hay võ giỏi thóc tràn bồ kho” không những véo von cất lên trên miệng nam nữ than hnien nông thôn , mà còn luôn được êm ar nỏi lên trong tiêng mẹ ru con, chị ru em bà ru cháu .. khắp nơi trong vùng đất nước > Điều đó đã khái quát đầy đủ tuình hình thực tế xã hội lúc bấy giờ. Ông bắt đầu cho khởi công đắp một số con dường liên huyện, liên tỉnh trên các vùng rừng núi, mở rộng thêm 4 chợ lớn vùng diên hải, đóng thgem nhiều thuyền lớn để tổ chức 2 đòn thương thuyền mạh nữa. Chấn chỉnh lại 4 điểm phòng thủ của thuỷ binh , tăng cường thêm thần cơ đại pháo , ông kêu gọi trồng cây nhãn vải và các cây ăn quả khác hai bên đường cái quan ở các vùng chung quanh Đông Kinh và ngay trong kinh sư. Trồng dừa ven biển và hai bên đường đi, từ Thanh Hoa trở vào đến Phan Lung. Trong bản thông báo kêu gọi có đoạn viết” “ Ngoài việc bóng mát ta còn có thể thu hoa quả, có củi đun nấu, lại có thêm gỗ làm nhà, đóng đồ đạc. đấy chắng phải là tam tứ ngũ ích đó hay sao?”
Ông cho tu bố lại toàn bộ hệ thống đê điều. xây dựng và mở rộng Lam Kinh khang trang hơn trước; ông bắt đầu tuỷên chọn một số con em các nghĩa sĩ Lam Sơn người thiểu số về kinh sư học tậo bồi dưỡng thí điểm, khi thành tài bổ về địa phương làm quan.
Đồng thời ông làm tấu biểu dâng lên nhà vua , trình bày tinh hình thực tế của đất nước hiện nay, cuối cùng Thái sư đề xuất mấy vấn đề lớn.
Điểm thứ nhất: Chính sách nâng đỡ các dân tộc thiếu số
1/ Hàng năm thường xuyên tuyển chọn con em của các dân tộc thiểu số về kinh sư học tập bồi dưỡng thành tài ròi lại trở về địa phương làm quan từ cáp tri châu, tri huyện.. cho đến các thôn, bản.
2/ Ở kinh sư nên có các trường dạy riêng cho các dân tộc.
3/ Thuế khoá nới rộng hơn cùng bình nguyên, chỉ nên bằng một nửa vùng xuôi.
4/ Tiếp tục mở màng thêm những con đườg liên châu, liên huyện, liên hương.
Điểm thứ hai:
Nên bắt tay xây dựng bộ quốc luật , lấy tên là quốc luật Hồng Đức” và tiếp theo cần xây dựng Học luật , nông luật, công luật cổ thương luật, lâm luật, binh luật.
Luật pháp là một trong vấn đề trọng đại của kỷ cương trị quốc . Một quốc gia độc lập văn minh thịnh trị bao gìơ cũng phải có luật pháp riêng của mình, song luật pháp tiến bộ thường phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo trị và pháp trị , Thế nhưng trong luật pháp lại phải có luật tổng thể và luật cụ thể . Luật tổng thể phải nói nên được chính thể, cách tổ chức triều đình , tổ chức bộ máy quốc gia từ trên xuống , quyền hạn giải quýet và trách nhiệm từng cấp . Các đạo luật cụ thể là phải dựa vào tính chất nội dung của quốc luật tổng thể để cụ thể hoá ra thành từng chương , từng mục , từng điều của ngành ấy thật rõ ràng, rành mạch . Càng rõ ràng , rành mạch bao nhiêu, càng dễ cho việc thực thi và chấp hành bấy nhiêu.
Chuyến tuần du vừa rồi, thực tế đã trả lời rất rõ là các quan phủ- châu huyện -giải quyết pháp luật mỗi người theo một cách, một phần do khả năng trình độ . Nhưng một phần do luật pháp của ta chưa có hệ thống rõ ràng cụ thể, mà cũng có thể nói từ thời Lý - Trần trở lại đây cũng chưa có một bộ quốc luật nào có hệ thống cả. nặng về chắp vá,. lúc thì theo kiểu nhà Chu, thuở thì theo kiểu nhà Đường , khi lại dùng theo kiểu nhà Hán, Nhà Minh.
Lần này thần đã chuẩn bị xong phần nhân sự , vạch ra được những phương hướng nội dung nghiên cứu các luật lệ nhà Chu, nhà Đường, , nhà Tần, nhà Hán, nhà Minh của Trung Quốc , thời nhà Lý , nhà Trần và từ thời Lê Thái Tổ tới nay, đồng thời cần tham khảo nghiên cứu một số luật lệ của ấn Độ và Ai Cập, để rút ra tinh hoa, tinh tuý của các thời biên soạn thành bộ quốc luật. Bộ luật ấy lấy tên là quốc luật Hồng Đức”.
Đây là công trình lớn, một công trình có thể nói là vĩ đại được, nên nó biên soạn bằng quốc âm văn tự thì hiệu lực và giá trị của đạo luật sẽ tăng lên gấp ngàn lần.
Muốn có được đạo luật như vậy, phải tập trung một bộ phận nhân tài của đất nước lại bắt đầu nghiên cứu nghiên cứu và rút lầy tinh hoa , tinh tuý của nhiều nước,nhiều thời để biên soạn nên bộ quốc luật như trên. Ít ra cũng phải 5 đến 10 năm mới hoàn thành được.
Điểm thứ ba:
Cải cách giáo dục và cải cách văn tự là một vấn đề rất cần thiết . Điểm này thần đã nhiều lần trình bày với Thái tổ và Thánh thượng rất cụ thể, lần này không trình lại ý cũ nữa. Nhưng có điều thúc giục mãnh liệt thần qua 5 tháng ròng của cuộc tuần du vừa rồi là có một số quan đỗ thủ khoa và phó bảng đã trải qua thập niên đăng hoả, thế mà còn đánh tác ra tộ, lẫn ngộ sang quá. Chứng tỏ rằng ta là Đại Việt lại cứ phải vay mượn hoài cái chữ Hán Nho khó học đến mức độ mà thủ khoa và phó bảng còn chưa hiểu nghĩa. Vậy thì người dân chỉ được học vài ba năm làm sao mà hiểu được văn kiện, pháp luật của nhà vua và của triều đình ban bố làm sao mà đọc được văn, được sử còn bàn luận gì đến được việc nâng cao dân trí.
Sở dĩ các dân tộc thiếu số bị lạc hậu nhiều mặt hơn các vùng xuôi, nguyên nhân cơ bản là ít học, hoặc học chữ nho Hán này khó quá, khó gậm quá, cơm gạo và thời gian đổ vào đấy hàng chục năm trường.
Xã hội ngaỳ một văn minh tiến bộ bao nhiêu . Nếu muỗn có xã hội văn minh tiến bộ như vậy, việc đào tạo bồi dưỡng nhân tài là điều vô cùng quan trọng , nhưng cái quan trọng của mối quan trọng ấy lại là thời gian đào tạo và tốc độ đào tạo. Một đàng phải đào tạo 10 năm và một đàng chỉ đào tạo 5 năm cũng đạt được mức nhân tài ngang nhau. Vậy thì phương pháp nào ưu việt hơn phương pháp nào? điều này phải thể hội sâu sắc mới thấy được vững chắc! Tất cả mọi cái đều vạn sự khhởi đầu an.
Điểm thứ tư:
Cần xây dựng một số trường chuyên ngành, dạy bằng tiếng quốc âm , ngày nay đã đến lúc cần phải cải cách lắm rồi, nếu cho rằng văn chương sẽ giải quyết được tất cả mọi việc điều là ngộ nhận đối với yêu cầu thực tế của xã hội. ví dụ về công thì nghề dệt vải khác hẳn nghề làm gốm, nghế sơn mài khác hẳn nghề thợ rèn nghề đúc khác hẳn nghề đan lát… Về nông: chăn nuôi trâu bò ngựa khác hẳn nghề chăn nuôi gà vịt, nuôi lợn khác hẳn nghề nuôi ong .. trồng lúa khác hẳn nghề trồng khoai , trồng đậu, trồng cây sắn khác hẳn cả trồng cây quế cây hồi …Như vậy ngày nay khôg phải là bách nghệ nữa mà là thiên vạn nghệ, mỗi nghệ đều có kỹ thuật riêng của mình. Thế thì muốn hay không muốn, văn học và tư chương không thể trực tiếp giải quýêt nổi muôn vàn vấn đề như thế này. Do đó mà phải mở các trường chuyên ngành để giáo dục bồi dưỡng một số người cần thiết cho ngành đó . Vậy thì muốn truyền đạt được kinh nghiệm quí , kỹ xảo hay tay nghề giỏi cho người khác một cách có hệ thống, thì không thể dùng chữ Hán nho để biên soạn các tài liệu như vậy được, mà phải dùng chữ quốc âm văn tự để ghi lại thì khi đọc lên mọi người nghe mới hiểu ngay được cách thức làm như thế nào, công việc nào trước, công việc nào sau động tác nào mạnh động tác nào nhẹ … Thần đã từng làm như vậy trong cả quá trình giảng dạy và hướng dẫn cho các tướng lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn học tập bảy bộ binh thư , binh pháp và các kinh nghiệm Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo trong thời kỳ ở Nghệ An đưa lại nhiều kết quả đáng kể.
Điểm thứ 5:
Nên trồng một đại rừng chống bão với quy mô lớn, từ Vân ải trở ra đến cửa sông Bạch Đằng. Đây là một vấn đề về công trình,nhưng lại đưa lại thực tế vĩ đại và ý nghĩa vĩ đại cho muôn đời. Ta có thể xây dựng bồi đắp hàng trăm năm, thậm chí mấy trăm năm mới hoàn chỉnh, Đời cha chưa làm xong thì đời con , đời cháu chắt đời chút .. tiếp tục hoàn thành. Với lý do cơ bản là chuyến tuần du vừa rồi thần đã đi sâu tìm hiểu tình hình dân cư miền biển và dân cư các vùng bình nguyên , thấy rõ ràng rằng : tất cả mọi cơn bão dù to, dù nhỏ đều từ ngoài biển vào, một cơn bão lớn có thể gây tai hoạ gấp trăm lần lũ lụt, có khi của cải bị đổ đi hết , cây cối và đồng ruộng, hoa màu, vườn tược trắng trơn, thuyền bè , trâu, bò, lợn gà, thậm chí cả hàng ngàn người bị nước, gió cuốn sạch sành sanh ra biển. Sau những trận bão như vậy , có khi 5 đến 10 năm tiếp theo may ra đời sống mới khôi phục lại được như cũ, nhìn chung , diện bị bão bao giờ cũng rộng gấp trăm lần lũ lụt đơn thuần, vì tai hoạ của bão thường kèm theo cả lũ lụt. Đặc điểm của đất nước ta từ Vân Lĩnh trở ra năm nào cũng có bão thậm chí có năm lên đến hàng chục trận bão. Nều trồng được đại rừng ấy công tích vĩ đại để lại cho muôn đời còn to lớn hơn những chiến công chống xâm lăng của quá khứ. Thần cho rằng : ta trồng đai rừng này, không có hy vọng là chắn hết tất cả các bão gió, không cho chúng tràn vào đất liền. mà chỉ mong mỏi cản được 5 phấn mười tốc độ gió, làm cho chúng nhẹ dần, cũng có lợi lớn lắm rồi, vì các cơn bão cơn lốc thường theo kiểu xoáy . khi gặp đai rừng cản đẩy chúng hẫng chân lên trên không một đoạn rồi mới laị dân hạ xuống, thì chính cái đoạn bị hổng chân ấy là vùng giảm tốc độ đi rất nhiều và sau khi bám được chân xuống đất lần thứ hai cũng giảm sức hung hăng của nó tới mức nhất định làm giảm tốc độ dần dần cho tác dụng cũng giảm theo. Ta thấy vùng Đà giang quy hoá của nước ta . từ xưa tới nay không bị tai hoạ của bão là do sức bão bị cản dần nhiều đợt từ ngoài bờ biển vào.
Vậy cách gây trồng đai rừng ấy nên như thế nào mới có tác dụng ? trước hết bề rộng đai rừng phải dựa vào địa hình địa vật mà quyết định, nhưng phải từ 2 dặm đến 6 dặm , phía giáp nước mặn phải trồng những loại cây chịu mặn, mà lại vươn ra biển để cắm rễ cái ăn sâu, trong cùng là con đê cao to cấp, gỗ chắc từ sau trượng trở lên , Đê này có tác dụng giao thông phòng thủ , ngăn sóng thần chặn cát lấn đồng ruộng.
Ta hãy bắt đầu từ Vân lĩnh trở ra , dài khoảng 50 đến 100 dặm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm tiếp cho mình và các thế hệ tiếp theo.
Đai rừng quốc gia này nên lấy tên là "Đai rừng Hồng Đức".
Đây là là một suy nghĩ rất táo bạo, một việc làm rất khó nhọc nhiều đời nhiều thế hệ tiếp theo. Nó còn vĩ đại hơn cả vạn Lý trường thành của Trung Quốc, bới nó đưa lại lợi ích thật to lớn về nhiều mặt cho hàng ngàn vạn thế hệ , Nó đưa lại lợi ích sự an cư lạc nghiệp và ấm no hạnh phúc cho cả một đất nước. Nó sẽ tạo nến móng vững vàng cho phồn vinh phú cường lâu bền.
Thần thiết đề nghị lên thánh thượng nên cứ mấy vị trọng thần chuyên trách về việc này , đồng thời nên khởi công xây đắp trong đời Hồng Đức, dù chỉ làm được vài chúc dặm đi chăng nữa, rồi các đời vua sau và các thế hệ tiếp theo sẽ kế tục hoàn thiện. Vì cứ mõi lần bão từ bỉên Đông đổ bộ vào gây lên tai hoạ chồng chất thì lương tri của mỗi con người “ ( dù triều dình cho đến trăm họ, tự thúc giục mình phải dứng dậy cầm nạng chống trời –cũng có nghĩa là phải tiếp tục đắp trồng cho xong toàn bộ con đê và đai rừng chống bão từ biển Đông tràn vào vậy.
Sau khi đệ trình 5 điểm lớn lên nhà vua, Thánh Tông đã nhiều lần gặp Thái sư Đinh Liệt để trao đổi, có những điểm Đinh Liệt phải tường trình lại thật tỉ mỉ để nhà vua nhìn rõ hơn về lợi ích lâu dài. Nhưng ông thấy nhà vua có những chần chừ chưa quyết đón. Đinh Liệt đã phải mạnh dạn nói với nhà vua rằng ; dù có hàng vạn bài thơ hay, hàng ngày ngâm vịnh, dù có hàng trăm hàng ngàn tiến sĩ ,khoá khoa với nhau, dù có hàng mấy chục vạn binh hùng tướng mạnh trong tay dù ta đã xây dựng được hàng chục cung điện huy hoàng táng lệ… khi mà đời sống của trăm họ còn có lúc đói , lúc no, chưa có an cư làm sao lạc nghiệp được thì chính cái thái bình thịnh trị của chúng ta chưa có được nên móng vững chắc lâu dài. Thần đề xuất 5 điểm trên là nhằm mục đích bền vững lâu dài vậy, mong thánh thượng đừng quá say sưa về chuyện được mùa văn võ mà có được . Về kinh tế mới là quyết định thật sự cho phồn vinh đấy ạ”
Điểm thứ 6:
Tiến hành lấn biển ở phía hai bên cửa sông Hồng, đất phù sa rất màu mỡ,mùa đong năm đó, sức khoẻ của this sư ĐinhLiệt bị sút kém quá nhanh . ông làm táu biểu dần lên nàh vua xin về dưỡng lão. Tấu biểu có đoạn nói: “ Theo kinh nghiệm xưa nay , con người tuổi càng cao. sức khoẻ càng yéu dần, độ nhạy bén càng bị co lại , công ticchs quá khứ dễ bị chìm lấn cái mới mẻ , đẽ đi đến thủ cựu, thường dẫn đến phạm sai lầm, thậm chí phạm sai lầm trầm trọng .Thần năm nay đã ngoài cái tuổi cổ lai hy, nhờ có cái đức chí công vô tư xuyên thấu cả cuộc đời mà đỡ phạm sai lầm. Nhưng ngày này đã có lúc cảm thấy lực bất tòng tâm chẳng khác gì Kỳ ký thịnh tráng chi thời, nhất nhật nhi trì thiên lý kỳ suy lão, mô mả tiên chi, Tri túc chí chỉ quân tử vật vi.. ( con ngựa kỳ ký loài tuấn mã) thuở còn tráng kiện ngày chạy ngàn dặm đến khi già yếu còn thua loại ngựa thường. Đã đến lúc cần nghỉ rồi, người quân tử không nên trái đạo”
Vua Lê Thánh Tông rất mến tiếc , nhưng thấy sức khoẻ của Thái sư sút kém thật sự , nên phải chuẩn y cho Đinh Liệt về dưỡng lão, mấy tháng đầu ông về dưỡng lão ở Thanh Đàm, mươi lăm hôm nhà vua lại thân hành đến thăm Đinh Liệt ,nhưng thấy bệnh tình của ông thuyên giảm quá chậm. Lê Thánh Tông khuyên Thái sư về Kỳ lâm. Thuý Cối an dưỡng thì khí hậu hợp và tốt hơn. Thánh Tông còn cho Binh bộ thương thư tả thị lang Đinh Công Đột con trai cả của Thái sư về nghỉ sớm để chăm sóc bố.
Đúng như lời khuyên nhạy bén sáng suốt cuả Lê Thánh Tông , Thái sư Đinh Liệt về an dưỡng ở Mỹ Lâm. Chưa đầy 6 tháng sức khoẻ đã bình phục. thỉnh thỏang ông đến Lam Kinh bái viếng tưởng niệm Lê Thái Tổ, ông đi tìm mọi nơi mọi chỗ ở Lam Kinh, có lúc ông đi bộ đến gốc đa Phật Hoàng để ôn lại thuở nhen lửa ban đầu 4 người, bây giờ còn một mình ông đang sống , có hôm ông đứng trước bia Vĩnh Lăng đọc đi đọc lại từng chữ để tưởng nhớ Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng chung tụ nghĩa mấy năm trường , ông đi khắp thôn dã tảo mộ thanh minh. Đến dòng Lương Giang để ôn lại rạo rực của mối tình đầu, và cố phỏng đoán chỗ nào Xuân hương đã dìm quân giặc? Đồng thời ông rất tránh dùng kiệu, dùng cáng, làm náo nhiệt cả một vùng , mà ông thường cỡi ngựa đến Lôi Dương thăm viếng quê ngoại đến Mục sơn, Dựng tú, Đàm trạch Hải lịch. Đoán lương … thăm hỏi cháu chắt chút các bô lão nghĩa hữu và gia quyến họ. Đi theo ông thường có Thương thư Đinh Công Đột và hai vệ sĩ cùng đi ngựa . Đén nơi nào có những chuyện xẩy ra trong thuở bình Ngô ông đều dừng ngựa lại, kể tỉ mỉ cho con và 2 vệ sĩ nghe, ong có khoa kể chuyện thật là hấp dẫn, ai nghe cũng mê,
Sau khi chăm tưới cho các cụm lan, giò thiên lý và gốc hồng mai như thường lệ lúc cha còn sóng, ông chải chiếu ngồi kể chuyện cổ tích cho cháu chứt nghe, ông mặc cẩm bào đỏ, thêu kim tuyến hàng cháu chắt vây quanh mấy lớp như mọt đại đoá hoa trăm cánh muôn màu, càng ngắm càng nhìn thấy bức hoạ kiều diễm phúc hậu hiếm có trong thiên hạ.
Thế nhưng ông vẫn luôn nhớ anh quân Lê Thánh Tông, ông làm thơ gửi nhà vua:
Thái tổ công lao ngời dựng nước/ Thái tông nói chí sáng hơn đèn/Văn thịnh nhân tài đau hoa nở/ Vũ cường dũng sĩ bén gươm thiêng/ Thóc vàng đầy đụn, tầm vàng kén/Chợ mới thêm phiên quán mới hàng./ Nước non thịnh trị chưa từng thấy/ Trăng sáng Lam Kinh nhớ thái dương”
Vua Lê Thánh Tông nhận được bài thơ của lão thần Đinh Liệt rất lấy làm phấn khởi, hoạ vần phúc đáp như sau:
Thái tổ công lao ngời dựng nước
Trong công lao ấy sáng công người
Văn thịnh vũ cường bao xây đắp
Cốc phong tàm phú bấy tài bồi
Hơn sáu mươi năm dồn tài sức
Thơm vua ngọt nước lớn công người
Đồng thời vua ban tặng Kim bài và áo gấm cho lân quốc công khi lên đại thọ tuổi 80 Dinh Liệt đã làm thơ cảm tạ Lê Thánh Tông như
Sau:
‘ Thần nhận được quà của thánh quân
Vào ngày vừa tròn tám tuần xuân
Xênh xang áo gấm, thơm mùi chúa
Lộng lẫy bài vàng đẹp vẻ thần
Tim múa, hồn vui , lòng trẻ lại
Tắm mình nắng ái gội mưa ân.

Xem phần tiếp theo (Phần 14)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<o></o>
họ Đinh Đông An - Nam Định
 
Top