Một cuốn ngọc phả nhiều giá trị lịch sử

Đinh Thanh Hải

Administrator
Staff member
Sen%203.jpg


Cuốn " Đinh tộc ngọc phả" được ông Đinh Quốc Bảo tìm thấy ở Trung Quốc. Cuốn phả thuật lại khá tường tận cuộc đời, gia thế của danh tướng Đinh Liệt thời Lê Lợi. Không chỉ có vậy, cuốn gia phả còn cung cấp nhiều chi tiết lịch sử mới về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng triều đình nhà Lê.

Đinh Liệt tham gia tích cực các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ khi nhen lửa ở đất Phật Hoàng năm 1415. Ông là người sống lâu nhất trong bốn người nhen lửa ở đất này (Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Thận, Đinh Liệt) lại là quan Cực Phẩm thời Lê Sơ nên ông biết rõ và tham gia các hoạt động của Triều Đình ở các Triều: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và là người chủ chốt tôn lập Lê Thánh Tông. Đinh Liệt ngay từ nhỏ đã giỏi cơ mưu võ lược nên các trận đánh, các chủ trương lúc bấy giờ ông đều ghi lại cụ thể với cả ngày giờ chính xác và nhiều khi có kèm theo một bài thơ để nói lên tâm tư và nhận xét của mình. Tất cả sự việc Đinh Liệt trải qua, ông đều ghi lại trong " Bút Ký Hồng Mai" . Hồng Mai là tên gọi vui mà thân phụ đặt cho ông. Ông còn có " Đinh Liệt Di Cảo" . Tất cả tư liệu này cùng với lời kể của ông đã được con cả ông là Lê Triều Thủ Khoa Binh Bộ Thượng Thư Đinh Công Đột (Lê Công Nhiếp) ghi chép, soạn ra " Ngọc phả họ Đinh" . " Ngọc phả họ Đinh" còn được bổ sung bằng những tài liệu của quan Tham Nghị Triều Chính Đinh Vĩnh Thái là con cả Đinh Lễ.

"Ngọc phả họ Đinh" ghi sự việc từ khi Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt còn nhỏ, được thân phụ mời người bạn thân là cụ Trần Lãm một Thái học sinh đời Trần dạy Văn và được cụ Trần Quốc Đạt một vị tướng cũng thời Trần dạy võ. Sau đó là ngọn lửa bùng lên ở đất Phật Hoàng, ngọn lửa rực rỡ suốt 10 năm chống giặc Minh. Cuốn " Ngọc phả họ Đinh" ghi lại những chương hào hùng nhất trong cuộc đời chống ngoại xâm phương Bắc của Đinh Liê.t. Tiếp đấy là những chương văn trị, võ công kiến thiết triều Hậu Lê với vai trò đặc biệt của ông.

Theo cụ Nguyễn Minh Hiệu (một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa lão thành ở Thanh Hóa và là người rất quan tâm đến quyển phả này) đã để nhiều năm cùng ông Đinh Quốc Bảo nghiên cứu quyển phả thì vào khoảng thập kỷ 80 của Thế kỷ 18, họ Đinh ở Thanh Đàm (Thanh Trì) về Đông Cao lễ tổ đã mượn quyển ngọc phả này đem ra Thanh Đàm. Sau đó quyển phả bị mất.

Tháng 10 năm 1953, ông Đinh Quốc Bảo (1924 - 1996) một người con cháu họ Đinh Công Cao, tinh thông chữ Hán và Bạch Thoại, công tác ở Trung Quốc tình cờ tìm thấy " Đinh tộc ngọc phả" trong một thư viê.n. Ông Bảo đã nhờ anh sinh viên trường đại học Tổng hợp Quách Hòa mượn hộ và ông vội vàng chép trong 3 ngày đêm. Từ đó, cho đến khi tạ thế (1996), ông Bảo không rời quyển phả. Ông đã nhờ nhiều nhà khoa học góp ý và đã dịch xong quyển phả, chép lại lần cuối cùng vào năm 1989. Ông Bảo đã tặng một số bạn bè có công nghiên cứu quyển phả với ông và để lưu 2 quyển tại Đông Cao. Hiện nay chúng tôi có trong tay cả bản dịch lẫn bản chữ Hán mà ông Đinh Quốc Bảo mang từ Trung Quốc về. Ông Đinh Quốc Bảo đã chép quyển ngọc phả vào 5 quyển vở học sinh loại 56 trang khổ 23 x17cm kẻ ly bìa xanh mà ta thường gặp ngày trước và một số tờ rời, chữ ông Bảo chép nhỏ, chúng tôi đếm thử trang số 5, quyển số 1 được 584 chữ... về bản dịch của ông Đinh Quốc Bảo với bản chữ Hán có nhiều chỗ dịch thoát rất hiện đại, cốt để con cháu trong họ hiểu đươ.c. Chính vì rất quan tâm đến việc dịch quyển phả này nên nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hiệu đã có ý định dịch lại quyển phả để công bố và ông đã dịch thử 2 trang.

Quyển phả ghi lại tỉ mỉ ngày giờ, sự việc:

Ngày 12 tháng 3 năm ất Mùi (1415), Lê Lợi, Lê Lai, Đinh Liệt và Nguyễn Thận ngồi dưới gốc đa cổ thụ đất Phật Hoàng đầy nắng xuân bàn bạc sách lược Bình Ngô, sáp nhập hai lực lượng Mỹ Lâm của họ Đinh với lực lượng Lam Sơn, tôn Lê Lợi làm chủ.

Giờ Thìn ngày 10 tháng 2 năm Bính Thân, 8 người tụ tập dưới gốc đa cổ thụ ở Lũng Nhai ăn thề. Lê Lai là người chọn địa điểm này, Đinh Lễ và Lê Văn Linh là người soạn lời thề. Lê Lợi, Đinh Liệt là người duyệt la.i. Các tráng sĩ đứng vào vị trí của mình. Chủ tướng Lê Lợi bước lên ba bước thắp hương, mở nút rượu đọc lời thề. Có 4 người bận việc ở xa, về không kịp là Đinh Bồ, Lưu Nhân Chú, Bùi Quốc Hưng và Nguyễn Nhữ Lâm. Sau hội thề Lũng Nhai, các nghĩa sĩ chia nhau đi các vùng nói rõ chí lớn Lam Sơn. Lúc đó nhiều hào kiệt theo về Lam Sơn trong đó có Đỗ Bí và Nguyễn Công Duẩn...

Ngày 10 tháng Chạp năm Đinh Dậu (1417) Lê Lợi họp các tướng quyết định tế cờ, xưng Vương. Do giặc Minh sắp đánh Lam Sơn, buổi lễ phải thực hiện sớm hơn dự định mười mấy ngày.

Giờ Thìn ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất Lê Lợi làm lễ xưng Vương. Ngọc phả ghi rõ tên 18 Tướng văn, 51 Tướng võ trong đó có Nguyễn Công Duẩn tham gia buổi lễ. Ngọc phả ghi rõ số binh lính dự lễ có 1500 người chia làm 6 đoàn đứng trước lễ đài là bục đất đắp cao. Có 1300 dân quanh vùng và người nhà các tướng đứng xung quanh. Sau khi Lê Lợi tuyên hịch, ông từ trên bục đất trèo lên lưng con voi trắng có cắm lá cờ vàng. Các tướng văn lên lưng voi, các tướng võ lên lưng ngựa diễu hành trong tiếng trống, tiếng cồng, tiếng hô Bình Định Vương vạn tuế.

Ngày 12 tháng Chạp năm Canh Tý (1420) Nguyễn Chích đem 27 nghĩa sĩ Hoàng Nghiêu về Mường Nanh gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.

Một số nghĩa sĩ Lam Sơn vào Nghệ An mộ được 177 tráng đinh đem về Lam Sơn. Nhóm nghĩa sĩ Bùi Quốc Hưng, Lê Vũ Bị, Nguyễn Công Duẩn ra Thiên Trường mộ được 1127 tráng đinh chia làm 2 đoàn, dẫn về Lam Sơn.

Nhóm Hà Đệ, Hà Mộng, Trần Trãi mộ ở vùng Đông Sơn, Nông Cống được 1.365 tráng đinh. Các con số có số lẻ nói lên tác giả rất rõ sự viê.c.

Trong phả có nói đến việc Nhập Nội Tư Mã, Tham Dự Triều Chính Đinh Vĩnh Thái (Con cả Đinh Lễ). Khi về Trí Sỹ tìm thấy ở nhà ông ngoại mình là Bùi Quốc Hưng bản danh sách các nghĩa sĩ Thủy Cối gồm hơn 40 vị trong đó có nhiều vị sau này là Bình Ngô Khai Quốc Công Thần như: Bùi Quốc Hưng, Lê Hiểm, Bùi Bị, Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Nhữ Lâm, Ngô Từ, Nguyễn Lý, Đỗ Bí và có cả Ngô Sĩ Liên.

" Ngọc phả họ Đinh" ghi ngày 18 tháng 8 năm Kỷ Hợi (1419) Lê Lợi họp các Tướng ở Chí Linh bàn cách thoát hiểm. Trong cuộc họp này nhiều Tướng đòi quyết chiến còn Lê Lai đã xin liều mình cứu Chúa để bảo vệ lực lươ.ng. Phả ghi ngày 21 tháng 8 năm Kỷ Hợi, Lê Lai dẫn 500 nghĩa quân đánh mạnh vào đồn giặc, giết hơn ngàn tên và các nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh. Đinh Liệt đã làm bài thơ khóc Lê Lai hiện còn ghi trong ngọc phả. Ngày nay, giỗ Lê Lai vào ngày 21 tháng 8 và giỗ Lê Lợi vào ngày 22 tháng 8 là thật rõ ràng.

Phả cũng ghi mùa xuân năm Kỷ Mão (1423) Nguyễn Trãi lấy bí danh là Trần Văn, Trần Nguyên Hãn lấy bí danh là Trần Võ vào Lỗi Giang gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trong khi Bình Định Vương lại cho Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Đô. Vì không biết rõ lai lịch hai vị này, Nguyễn Như Lãm đã giao cho Trần Văn làm Ký lục quân lương, Trần Võ thì đi chở thuyền.

Mãi đến khi Nguyễn Trãi dâng " Bình Ngô sách" , Lê Lợi mới biết rõ hai người này và giữ lại bên mình để lo giúp viê.c.

" Ngọc phả họ Đinh" cũng ghi được nhiều thơ của Đinh Liệt, các bài thơ, câu đối, trướng của người đương thời mừng Đinh Liệt khi ông có việc vui và phúng Đinh Liệt khi ông qua đời.

Đáng chú ý nhất: Trong các sự kiện lịch sử thời Thái Tông, Nhân Tông, việc bà Thái hậu Nguyễn Thị Anh nắm hết quyền hành, Phả có ghi lại một số bài thơ có từ nói lái để kể những sự việc quan trọng lúc đó mà không thể nói trắng ra được dù là nói trong nhà.



Nguồn tin: website vietnamgiapha.com
Ngày: 23/02/2007​
Gửi bởi: Nguyễn Văn Thành
 

phamchinhan

Thành viên mới
Cuốn ngọc phả nhiều giá trị lịch sử

Kính gửi BBT web họ Đinh

Đọc giới thiệu của Nguyễn Văn Thành về "Đinh tộc ngọc phả", tôi muốn tìm đọc mà không được, nhắn cho ban quản trị web VNGP cũng không thấy trả lời, và tìm tác giả Nguyễn Văn Thành cũng không ra. Tôi bắn tin tìm trong giới sử học thì GS Đinh Xuân Lâm cũng không có và không biết về cuốn ngọc phả mà chính ông cũng là người họ Đinh

Rõ là cuốn sách này quý hiếm đây!
Nếu quý vị có thông tin xin chia sẻ với chúng tôi. Chúng tôi rất mong cuốn sách đó được xuất bản để có thể tham khảo về thời khời nghĩa Lam Sơn và đầu thời Lê sơ. hy vọng có tư liệu chân thực.
Chân thành cám ơn quý vị

Phạm Chí Nhân
d đ: 097 986 5569
blog: http://hopham.blogspot.com/
 

Đinh Thanh Hải

Administrator
Staff member
Kính gửi BBT web họ Đinh

Đọc giới thiệu của Nguyễn Văn Thành về "Đinh tộc ngọc phả", tôi muốn tìm đọc mà không được, nhắn cho ban quản trị web VNGP cũng không thấy trả lời, và tìm tác giả Nguyễn Văn Thành cũng không ra. Tôi bắn tin tìm trong giới sử học thì GS Đinh Xuân Lâm cũng không có và không biết về cuốn ngọc phả mà chính ông cũng là người họ Đinh

Rõ là cuốn sách này quý hiếm đây!
Nếu quý vị có thông tin xin chia sẻ với chúng tôi. Chúng tôi rất mong cuốn sách đó được xuất bản để có thể tham khảo về thời khời nghĩa Lam Sơn và đầu thời Lê sơ. hy vọng có tư liệu chân thực.
Chân thành cám ơn quý vị

Phạm Chí Nhân
d đ: 097 986 5569
blog: http://hopham.blogspot.com/
Chào anh Nhân!
Hiện nay, tôi cũng đang liên lạc hỏi thăm một số nơi về cuốn Ngọc Phả Họ Đinh.
Hôm rồi tôi có nói chuyện với chú ĐINH HỒNG VẬN, Vụ trưởng Vụ Dân Tộc. Chú có nói là sẻ hỏi giúp cuốn Ngọc Phả họ Đinh. Nếu tìm được cuốn Ngọc phả tôi sẻ đưa lên diễn đàn họ Đinh Việt Nam. Cho mọi người + những người con cháu dòng họ Đinh cùng đọc và tìm hiểu.

Nếu ai có thông tin về cuốn Ngọc Phả họ Đinh, xin gửi cho tôi qua Email: [email protected] hoặc [email protected]. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chúc anh Nhân cùng gia đình đón một mùa xuân tràn ngập niềm vui và hạnh phúc!

Trân trọng
ĐINH THANH HẢI
 

Đinh Thanh Hải

Administrator
Staff member
Chào bà con họ tộc Đinh!
Tôi tình cờ đọc được bài viết của Nguyễn Văn Thành nói về cuốn "Đinh Tộc Ngọc Phả" (ĐTNP) trên trang website www.vietnamgiapha.com. Anh Phạm Chí Nhân có nói tôi liên hệ với giáo sư Đinh Xuân Lâm để tiếp cận cuốn ĐTNP.
Hôm rồi, chú Đinh Xuân Vinh ở họ Đinh Đông An, Nam Định đã cung cấp cuốn "Đinh Tộc Ngọc Phả" cho trang họ Đinh Việt Nam, tôi và chú Đinh Xuân Vinh cùng đưa cuốn ĐTNP lên cho bà con cùng tìm hiểu.
Một lần nửa xin cảm ơn họ tộc Đinh Đông Cao, Nông Cống, Thanh Hoá + chú Đinh Xuân Vinh đã cung cấp và đưa cuốn "Đinh Tộc Ngọc Phả" lên trang webisite họ Đinh Việt Nam.

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)


Trân trọng và cảm ơn
quản lý trang website họ Đinh Việt Nam
Đinh Thanh Hải​
 

Đinh Anh Tuấn

Thành viên mới
Sen%203.jpg

Cuốn " Đinh tộc ngọc phả" được ông Đinh Quốc Bảo tìm thấy ở Trung Quốc. Cuốn phả thuật lại khá tường tận cuộc đời, gia thế của danh tướng Đinh Liệt thời Lê Lợi. Không chỉ có vậy, cuốn gia phả còn cung cấp nhiều chi tiết lịch sử mới về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng triều đình nhà Lê.

Đinh Liệt tham gia tích cực các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ khi nhen lửa ở đất Phật Hoàng năm 1415. Ông là người sống lâu nhất trong bốn người nhen lửa ở đất này (Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Thận, Đinh Liệt) lại là quan Cực Phẩm thời Lê Sơ nên ông biết rõ và tham gia các hoạt động của Triều Đình ở các Triều: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và là người chủ chốt tôn lập Lê Thánh Tông. Đinh Liệt ngay từ nhỏ đã giỏi cơ mưu võ lược nên các trận đánh, các chủ trương lúc bấy giờ ông đều ghi lại cụ thể với cả ngày giờ chính xác và nhiều khi có kèm theo một bài thơ để nói lên tâm tư và nhận xét của mình. Tất cả sự việc Đinh Liệt trải qua, ông đều ghi lại trong " Bút Ký Hồng Mai" . Hồng Mai là tên gọi vui mà thân phụ đặt cho ông. Ông còn có " Đinh Liệt Di Cảo" . Tất cả tư liệu này cùng với lời kể của ông đã được con cả ông là Lê Triều Thủ Khoa Binh Bộ Thượng Thư Đinh Công Đột (Lê Công Nhiếp) ghi chép, soạn ra " Ngọc phả họ Đinh" . " Ngọc phả họ Đinh" còn được bổ sung bằng những tài liệu của quan Tham Nghị Triều Chính Đinh Vĩnh Thái là con cả Đinh Lễ.

"Ngọc phả họ Đinh" ghi sự việc từ khi Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt còn nhỏ, được thân phụ mời người bạn thân là cụ Trần Lãm một Thái học sinh đời Trần dạy Văn và được cụ Trần Quốc Đạt một vị tướng cũng thời Trần dạy võ. Sau đó là ngọn lửa bùng lên ở đất Phật Hoàng, ngọn lửa rực rỡ suốt 10 năm chống giặc Minh. Cuốn " Ngọc phả họ Đinh" ghi lại những chương hào hùng nhất trong cuộc đời chống ngoại xâm phương Bắc của Đinh Liê.t. Tiếp đấy là những chương văn trị, võ công kiến thiết triều Hậu Lê với vai trò đặc biệt của ông.

Theo cụ Nguyễn Minh Hiệu (một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa lão thành ở Thanh Hóa và là người rất quan tâm đến quyển phả này) đã để nhiều năm cùng ông Đinh Quốc Bảo nghiên cứu quyển phả thì vào khoảng thập kỷ 80 của Thế kỷ 18, họ Đinh ở Thanh Đàm (Thanh Trì) về Đông Cao lễ tổ đã mượn quyển ngọc phả này đem ra Thanh Đàm. Sau đó quyển phả bị mất.

Tháng 10 năm 1953, ông Đinh Quốc Bảo (1924 - 1996) một người con cháu họ Đinh Công Cao, tinh thông chữ Hán và Bạch Thoại, công tác ở Trung Quốc tình cờ tìm thấy " Đinh tộc ngọc phả" trong một thư viê.n. Ông Bảo đã nhờ anh sinh viên trường đại học Tổng hợp Quách Hòa mượn hộ và ông vội vàng chép trong 3 ngày đêm. Từ đó, cho đến khi tạ thế (1996), ông Bảo không rời quyển phả. Ông đã nhờ nhiều nhà khoa học góp ý và đã dịch xong quyển phả, chép lại lần cuối cùng vào năm 1989. Ông Bảo đã tặng một số bạn bè có công nghiên cứu quyển phả với ông và để lưu 2 quyển tại Đông Cao. Hiện nay chúng tôi có trong tay cả bản dịch lẫn bản chữ Hán mà ông Đinh Quốc Bảo mang từ Trung Quốc về. Ông Đinh Quốc Bảo đã chép quyển ngọc phả vào 5 quyển vở học sinh loại 56 trang khổ 23 x17cm kẻ ly bìa xanh mà ta thường gặp ngày trước và một số tờ rời, chữ ông Bảo chép nhỏ, chúng tôi đếm thử trang số 5, quyển số 1 được 584 chữ... về bản dịch của ông Đinh Quốc Bảo với bản chữ Hán có nhiều chỗ dịch thoát rất hiện đại, cốt để con cháu trong họ hiểu đươ.c. Chính vì rất quan tâm đến việc dịch quyển phả này nên nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hiệu đã có ý định dịch lại quyển phả để công bố và ông đã dịch thử 2 trang.

Quyển phả ghi lại tỉ mỉ ngày giờ, sự việc:

Ngày 12 tháng 3 năm ất Mùi (1415), Lê Lợi, Lê Lai, Đinh Liệt và Nguyễn Thận ngồi dưới gốc đa cổ thụ đất Phật Hoàng đầy nắng xuân bàn bạc sách lược Bình Ngô, sáp nhập hai lực lượng Mỹ Lâm của họ Đinh với lực lượng Lam Sơn, tôn Lê Lợi làm chủ.

Giờ Thìn ngày 10 tháng 2 năm Bính Thân, 8 người tụ tập dưới gốc đa cổ thụ ở Lũng Nhai ăn thề. Lê Lai là người chọn địa điểm này, Đinh Lễ và Lê Văn Linh là người soạn lời thề. Lê Lợi, Đinh Liệt là người duyệt la.i. Các tráng sĩ đứng vào vị trí của mình. Chủ tướng Lê Lợi bước lên ba bước thắp hương, mở nút rượu đọc lời thề. Có 4 người bận việc ở xa, về không kịp là Đinh Bồ, Lưu Nhân Chú, Bùi Quốc Hưng và Nguyễn Nhữ Lâm. Sau hội thề Lũng Nhai, các nghĩa sĩ chia nhau đi các vùng nói rõ chí lớn Lam Sơn. Lúc đó nhiều hào kiệt theo về Lam Sơn trong đó có Đỗ Bí và Nguyễn Công Duẩn...

Ngày 10 tháng Chạp năm Đinh Dậu (1417) Lê Lợi họp các tướng quyết định tế cờ, xưng Vương. Do giặc Minh sắp đánh Lam Sơn, buổi lễ phải thực hiện sớm hơn dự định mười mấy ngày.

Giờ Thìn ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất Lê Lợi làm lễ xưng Vương. Ngọc phả ghi rõ tên 18 Tướng văn, 51 Tướng võ trong đó có Nguyễn Công Duẩn tham gia buổi lễ. Ngọc phả ghi rõ số binh lính dự lễ có 1500 người chia làm 6 đoàn đứng trước lễ đài là bục đất đắp cao. Có 1300 dân quanh vùng và người nhà các tướng đứng xung quanh. Sau khi Lê Lợi tuyên hịch, ông từ trên bục đất trèo lên lưng con voi trắng có cắm lá cờ vàng. Các tướng văn lên lưng voi, các tướng võ lên lưng ngựa diễu hành trong tiếng trống, tiếng cồng, tiếng hô Bình Định Vương vạn tuế.

Ngày 12 tháng Chạp năm Canh Tý (1420) Nguyễn Chích đem 27 nghĩa sĩ Hoàng Nghiêu về Mường Nanh gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.

Một số nghĩa sĩ Lam Sơn vào Nghệ An mộ được 177 tráng đinh đem về Lam Sơn. Nhóm nghĩa sĩ Bùi Quốc Hưng, Lê Vũ Bị, Nguyễn Công Duẩn ra Thiên Trường mộ được 1127 tráng đinh chia làm 2 đoàn, dẫn về Lam Sơn.

Nhóm Hà Đệ, Hà Mộng, Trần Trãi mộ ở vùng Đông Sơn, Nông Cống được 1.365 tráng đinh. Các con số có số lẻ nói lên tác giả rất rõ sự viê.c.

Trong phả có nói đến việc Nhập Nội Tư Mã, Tham Dự Triều Chính Đinh Vĩnh Thái (Con cả Đinh Lễ). Khi về Trí Sỹ tìm thấy ở nhà ông ngoại mình là Bùi Quốc Hưng bản danh sách các nghĩa sĩ Thủy Cối gồm hơn 40 vị trong đó có nhiều vị sau này là Bình Ngô Khai Quốc Công Thần như: Bùi Quốc Hưng, Lê Hiểm, Bùi Bị, Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Nhữ Lâm, Ngô Từ, Nguyễn Lý, Đỗ Bí và có cả Ngô Sĩ Liên.

" Ngọc phả họ Đinh" ghi ngày 18 tháng 8 năm Kỷ Hợi (1419) Lê Lợi họp các Tướng ở Chí Linh bàn cách thoát hiểm. Trong cuộc họp này nhiều Tướng đòi quyết chiến còn Lê Lai đã xin liều mình cứu Chúa để bảo vệ lực lươ.ng. Phả ghi ngày 21 tháng 8 năm Kỷ Hợi, Lê Lai dẫn 500 nghĩa quân đánh mạnh vào đồn giặc, giết hơn ngàn tên và các nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh. Đinh Liệt đã làm bài thơ khóc Lê Lai hiện còn ghi trong ngọc phả. Ngày nay, giỗ Lê Lai vào ngày 21 tháng 8 và giỗ Lê Lợi vào ngày 22 tháng 8 là thật rõ ràng.

Phả cũng ghi mùa xuân năm Kỷ Mão (1423) Nguyễn Trãi lấy bí danh là Trần Văn, Trần Nguyên Hãn lấy bí danh là Trần Võ vào Lỗi Giang gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trong khi Bình Định Vương lại cho Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Đô. Vì không biết rõ lai lịch hai vị này, Nguyễn Như Lãm đã giao cho Trần Văn làm Ký lục quân lương, Trần Võ thì đi chở thuyền.

Mãi đến khi Nguyễn Trãi dâng " Bình Ngô sách" , Lê Lợi mới biết rõ hai người này và giữ lại bên mình để lo giúp viê.c.

" Ngọc phả họ Đinh" cũng ghi được nhiều thơ của Đinh Liệt, các bài thơ, câu đối, trướng của người đương thời mừng Đinh Liệt khi ông có việc vui và phúng Đinh Liệt khi ông qua đời.

Đáng chú ý nhất: Trong các sự kiện lịch sử thời Thái Tông, Nhân Tông, việc bà Thái hậu Nguyễn Thị Anh nắm hết quyền hành, Phả có ghi lại một số bài thơ có từ nói lái để kể những sự việc quan trọng lúc đó mà không thể nói trắng ra được dù là nói trong nhà.




Nguồn tin: website vietnamgiapha.com

Ngày: 23/02/2007

Gửi bởi: Nguyễn Văn Thành

Sen%203.jpg

Cuốn " Đinh tộc ngọc phả" được ông Đinh Quốc Bảo tìm thấy ở Trung Quốc. Cuốn phả thuật lại khá tường tận cuộc đời, gia thế của danh tướng Đinh Liệt thời Lê Lợi. Không chỉ có vậy, cuốn gia phả còn cung cấp nhiều chi tiết lịch sử mới về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng triều đình nhà Lê.

Đinh Liệt tham gia tích cực các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ khi nhen lửa ở đất Phật Hoàng năm 1415. Ông là người sống lâu nhất trong bốn người nhen lửa ở đất này (Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Thận, Đinh Liệt) lại là quan Cực Phẩm thời Lê Sơ nên ông biết rõ và tham gia các hoạt động của Triều Đình ở các Triều: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và là người chủ chốt tôn lập Lê Thánh Tông. Đinh Liệt ngay từ nhỏ đã giỏi cơ mưu võ lược nên các trận đánh, các chủ trương lúc bấy giờ ông đều ghi lại cụ thể với cả ngày giờ chính xác và nhiều khi có kèm theo một bài thơ để nói lên tâm tư và nhận xét của mình. Tất cả sự việc Đinh Liệt trải qua, ông đều ghi lại trong " Bút Ký Hồng Mai" . Hồng Mai là tên gọi vui mà thân phụ đặt cho ông. Ông còn có " Đinh Liệt Di Cảo" . Tất cả tư liệu này cùng với lời kể của ông đã được con cả ông là Lê Triều Thủ Khoa Binh Bộ Thượng Thư Đinh Công Đột (Lê Công Nhiếp) ghi chép, soạn ra " Ngọc phả họ Đinh" . " Ngọc phả họ Đinh" còn được bổ sung bằng những tài liệu của quan Tham Nghị Triều Chính Đinh Vĩnh Thái là con cả Đinh Lễ.

"Ngọc phả họ Đinh" ghi sự việc từ khi Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt còn nhỏ, được thân phụ mời người bạn thân là cụ Trần Lãm một Thái học sinh đời Trần dạy Văn và được cụ Trần Quốc Đạt một vị tướng cũng thời Trần dạy võ. Sau đó là ngọn lửa bùng lên ở đất Phật Hoàng, ngọn lửa rực rỡ suốt 10 năm chống giặc Minh. Cuốn " Ngọc phả họ Đinh" ghi lại những chương hào hùng nhất trong cuộc đời chống ngoại xâm phương Bắc của Đinh Liê.t. Tiếp đấy là những chương văn trị, võ công kiến thiết triều Hậu Lê với vai trò đặc biệt của ông.

Theo cụ Nguyễn Minh Hiệu (một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa lão thành ở Thanh Hóa và là người rất quan tâm đến quyển phả này) đã để nhiều năm cùng ông Đinh Quốc Bảo nghiên cứu quyển phả thì vào khoảng thập kỷ 80 của Thế kỷ 18, họ Đinh ở Thanh Đàm (Thanh Trì) về Đông Cao lễ tổ đã mượn quyển ngọc phả này đem ra Thanh Đàm. Sau đó quyển phả bị mất.

Tháng 10 năm 1953, ông Đinh Quốc Bảo (1924 - 1996) một người con cháu họ Đinh Công Cao, tinh thông chữ Hán và Bạch Thoại, công tác ở Trung Quốc tình cờ tìm thấy " Đinh tộc ngọc phả" trong một thư viê.n. Ông Bảo đã nhờ anh sinh viên trường đại học Tổng hợp Quách Hòa mượn hộ và ông vội vàng chép trong 3 ngày đêm. Từ đó, cho đến khi tạ thế (1996), ông Bảo không rời quyển phả. Ông đã nhờ nhiều nhà khoa học góp ý và đã dịch xong quyển phả, chép lại lần cuối cùng vào năm 1989. Ông Bảo đã tặng một số bạn bè có công nghiên cứu quyển phả với ông và để lưu 2 quyển tại Đông Cao. Hiện nay chúng tôi có trong tay cả bản dịch lẫn bản chữ Hán mà ông Đinh Quốc Bảo mang từ Trung Quốc về. Ông Đinh Quốc Bảo đã chép quyển ngọc phả vào 5 quyển vở học sinh loại 56 trang khổ 23 x17cm kẻ ly bìa xanh mà ta thường gặp ngày trước và một số tờ rời, chữ ông Bảo chép nhỏ, chúng tôi đếm thử trang số 5, quyển số 1 được 584 chữ... về bản dịch của ông Đinh Quốc Bảo với bản chữ Hán có nhiều chỗ dịch thoát rất hiện đại, cốt để con cháu trong họ hiểu đươ.c. Chính vì rất quan tâm đến việc dịch quyển phả này nên nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hiệu đã có ý định dịch lại quyển phả để công bố và ông đã dịch thử 2 trang.

Quyển phả ghi lại tỉ mỉ ngày giờ, sự việc:

Ngày 12 tháng 3 năm ất Mùi (1415), Lê Lợi, Lê Lai, Đinh Liệt và Nguyễn Thận ngồi dưới gốc đa cổ thụ đất Phật Hoàng đầy nắng xuân bàn bạc sách lược Bình Ngô, sáp nhập hai lực lượng Mỹ Lâm của họ Đinh với lực lượng Lam Sơn, tôn Lê Lợi làm chủ.

Giờ Thìn ngày 10 tháng 2 năm Bính Thân, 8 người tụ tập dưới gốc đa cổ thụ ở Lũng Nhai ăn thề. Lê Lai là người chọn địa điểm này, Đinh Lễ và Lê Văn Linh là người soạn lời thề. Lê Lợi, Đinh Liệt là người duyệt la.i. Các tráng sĩ đứng vào vị trí của mình. Chủ tướng Lê Lợi bước lên ba bước thắp hương, mở nút rượu đọc lời thề. Có 4 người bận việc ở xa, về không kịp là Đinh Bồ, Lưu Nhân Chú, Bùi Quốc Hưng và Nguyễn Nhữ Lâm. Sau hội thề Lũng Nhai, các nghĩa sĩ chia nhau đi các vùng nói rõ chí lớn Lam Sơn. Lúc đó nhiều hào kiệt theo về Lam Sơn trong đó có Đỗ Bí và Nguyễn Công Duẩn...

Ngày 10 tháng Chạp năm Đinh Dậu (1417) Lê Lợi họp các tướng quyết định tế cờ, xưng Vương. Do giặc Minh sắp đánh Lam Sơn, buổi lễ phải thực hiện sớm hơn dự định mười mấy ngày.

Giờ Thìn ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất Lê Lợi làm lễ xưng Vương. Ngọc phả ghi rõ tên 18 Tướng văn, 51 Tướng võ trong đó có Nguyễn Công Duẩn tham gia buổi lễ. Ngọc phả ghi rõ số binh lính dự lễ có 1500 người chia làm 6 đoàn đứng trước lễ đài là bục đất đắp cao. Có 1300 dân quanh vùng và người nhà các tướng đứng xung quanh. Sau khi Lê Lợi tuyên hịch, ông từ trên bục đất trèo lên lưng con voi trắng có cắm lá cờ vàng. Các tướng văn lên lưng voi, các tướng võ lên lưng ngựa diễu hành trong tiếng trống, tiếng cồng, tiếng hô Bình Định Vương vạn tuế.

Ngày 12 tháng Chạp năm Canh Tý (1420) Nguyễn Chích đem 27 nghĩa sĩ Hoàng Nghiêu về Mường Nanh gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.

Một số nghĩa sĩ Lam Sơn vào Nghệ An mộ được 177 tráng đinh đem về Lam Sơn. Nhóm nghĩa sĩ Bùi Quốc Hưng, Lê Vũ Bị, Nguyễn Công Duẩn ra Thiên Trường mộ được 1127 tráng đinh chia làm 2 đoàn, dẫn về Lam Sơn.

Nhóm Hà Đệ, Hà Mộng, Trần Trãi mộ ở vùng Đông Sơn, Nông Cống được 1.365 tráng đinh. Các con số có số lẻ nói lên tác giả rất rõ sự viê.c.

Trong phả có nói đến việc Nhập Nội Tư Mã, Tham Dự Triều Chính Đinh Vĩnh Thái (Con cả Đinh Lễ). Khi về Trí Sỹ tìm thấy ở nhà ông ngoại mình là Bùi Quốc Hưng bản danh sách các nghĩa sĩ Thủy Cối gồm hơn 40 vị trong đó có nhiều vị sau này là Bình Ngô Khai Quốc Công Thần như: Bùi Quốc Hưng, Lê Hiểm, Bùi Bị, Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Nhữ Lâm, Ngô Từ, Nguyễn Lý, Đỗ Bí và có cả Ngô Sĩ Liên.

" Ngọc phả họ Đinh" ghi ngày 18 tháng 8 năm Kỷ Hợi (1419) Lê Lợi họp các Tướng ở Chí Linh bàn cách thoát hiểm. Trong cuộc họp này nhiều Tướng đòi quyết chiến còn Lê Lai đã xin liều mình cứu Chúa để bảo vệ lực lươ.ng. Phả ghi ngày 21 tháng 8 năm Kỷ Hợi, Lê Lai dẫn 500 nghĩa quân đánh mạnh vào đồn giặc, giết hơn ngàn tên và các nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh. Đinh Liệt đã làm bài thơ khóc Lê Lai hiện còn ghi trong ngọc phả. Ngày nay, giỗ Lê Lai vào ngày 21 tháng 8 và giỗ Lê Lợi vào ngày 22 tháng 8 là thật rõ ràng.

Phả cũng ghi mùa xuân năm Kỷ Mão (1423) Nguyễn Trãi lấy bí danh là Trần Văn, Trần Nguyên Hãn lấy bí danh là Trần Võ vào Lỗi Giang gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trong khi Bình Định Vương lại cho Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Đô. Vì không biết rõ lai lịch hai vị này, Nguyễn Như Lãm đã giao cho Trần Văn làm Ký lục quân lương, Trần Võ thì đi chở thuyền.

Mãi đến khi Nguyễn Trãi dâng " Bình Ngô sách" , Lê Lợi mới biết rõ hai người này và giữ lại bên mình để lo giúp viê.c.

" Ngọc phả họ Đinh" cũng ghi được nhiều thơ của Đinh Liệt, các bài thơ, câu đối, trướng của người đương thời mừng Đinh Liệt khi ông có việc vui và phúng Đinh Liệt khi ông qua đời.

Đáng chú ý nhất: Trong các sự kiện lịch sử thời Thái Tông, Nhân Tông, việc bà Thái hậu Nguyễn Thị Anh nắm hết quyền hành, Phả có ghi lại một số bài thơ có từ nói lái để kể những sự việc quan trọng lúc đó mà không thể nói trắng ra được dù là nói trong nhà.




Nguồn tin: website vietnamgiapha.com

Ngày: 23/02/2007

Gửi bởi: Nguyễn Văn Thành
Thân gửi anh Nguyễn Văn Thành,
Đoạn trên có đoạn viết: "Tất cả tư liệu này cùng với lời kể của ông đã được con cả ông là Lê Triều Thủ Khoa Binh Bộ Thượng Thư Đinh Công Đột (Lê Công Nhiếp) ghi chép, soạn ra " Ngọc phả họ Đinh" . " Ngọc phả họ Đinh" còn được bổ sung bằng những tài liệu của quan Tham Nghị Triều Chính Đinh Vĩnh Thái là con cả Đinh Lễ."
Vậy tôi có thể hỏi anh rằng: Ai là con cả của Đinh Liệt? Là Đinh Công Đột hay Đinh Vĩnh Thái?
Anh có thể giải thích hoặc cho tôi nguồn tài liệu tìm hiểu thêm không ạ?
Anh có thể cho tôi xin số và tôi sẽ trực tiếp trao đổi với anh được không ạ?
Số của tôi: 0933666318.
Trân trọng!
 
Top