ẨM HÀ TƯ NGUYÊN
Ngày 07/07/2010 vừa qua thay mặt Ban Liên lạc họ Đinh tại Hà Nội tổ chức về thăm họ Đinh ở làng Đông Cao xã Trung Chính, huyện Nông Cống, Thanh Hoá do ông Đinh Ngọc Chất trưởng ban LL- phó Chủ tịch hội Đồng y học dân tộc Quận Đống Đa, Hà Nội làm trưởng đoàn, cùng đi có ông Đinh Tiến Hành nguyên phó ban thường trực BCH Lao động xây dựng thủ đô. Và ông Đinh Xuân Vinh chuyên nghiêm cứu lịch sử họ Đinh Việt Nam.
Đoàn được các cụ họ Đinh Đông Cao xã Trung Chính gồm ông Đinh Văn Hạnh trưởng tộc, ông Đinh Văn Duy trưởng thôn Đông cao và các cụ trong họ có tuổi đã gần 90 tiếp đón chúng tôi rất thịnh tình, nồng hậu, như những người thân trong gia đình lâu ngày gặp lại, tay bắt mặt mừng. Chúng tôi thấy một điều đặc biệt là tiếng nói của người họ Đinh nơi đây có một đặc điểm riêng biệt. giống tiếng nói ở Hoa Lư Ninh Bình, không có các thổ âm của xứ Thanh là Mô - tê - răng - rứa … dĩ nhiên về ngữ điệu âm vực thanh giọng thì vẫn của xứ Thanh, người họ Định Đông Cao chuyển từ Mỹ Lâm - Ngọc Lặc xuống, mà chính là gốc từ con cháu hậu duệ của Nam Việt vương Đinh Liễn, người Hoa Lư – Ninh Bình, con trai cả cuả Đinh Bộ Lĩnh ( Đinh Tiên Hoàng).
Nơi đón tiếp chúng tôi lại là ngôi đình làng, lúc đầu tôi còn ngỡ ngàng, nhưng khi bước vào trong ngôi đình, tôi thấy hai bức đại tự trong ngôi đinh là 永垂不朽 Vĩnh thuỳ bất hủ 上等大王 thượng đẳng đại vương . Sau hỏi ra chính nơi đây là ngôi đình làng và cũng là đền thành hoàng làng thờ tam quốc công và các công thần họ Đinh, cũng là từ đường họ Đinh Đông Cao. rồi các cụ lại dẫn chúng tôi đến thăn chiếm bái ngôi đền thờ bà Đinh Thị Ngọc Ban bà là con gái duy nhất của Thái phó Đinh quốc Công Đinh Bồ.
Chúng tôi đựơc các cụ trong họ dưới thiệu về dòng họ Đinh ở đây là đất Vua ban.
Giữa thế kỷ 14 triều Trần bắt đầu suy yếu, vua không còn minh tâm điều hành được nữa, bọn loạn thần nhũng nhiễu. Triều Trần đố nát lại càng đổ nát hơn, bấy giờ ở Sách Thuý Cối huyện Thuỵ nguyên, phủ Thanh Hoa xưa có ngườì họ Đinh tên Thỉnh tự Hồng Đức học rộng, uyên thâm được bổ làm quan, ông được thăng lên chức Thái Uý Chấn vũ Hầu của triều đình, được tham nghị triều chính trong ban phò mã của Vương triều.
Đinh Thỉnh có vợ là Trần Thị Ngọc Huy, nhưng bà đau yếu luôn không sinh đẻ được cho ông người con nào, ông thường xin nghỉ việc để chăm sóc vợ ở Ấp Sơn Tây. Khi vợ mất, sẵn chán cảnh triều chính nhiễu nhương nên ông cáo ấn từ quan, rồi về tận Thân Khê, Trấn Sơn Nam Hạ, Thái Bình làm gia sư cho một gia đình phú hộ người họ Phạm ở làng Đùn Ngoại. Tại đây ông phú hộ người họ phạm gã con gái nuôi của mình cho ông Thỉnh, hai ông bà sinh được người con trai đặt tên là Đinh Tôn Nhân , được ít lâu hai ông bà và con trai trở về vùng Tam Trĩ Thanh Hoa, ở một thời gian dài rồi mới trở về Thuý Cối quê nhà làm ăn sinh sống . Hai cụ nuôi nấng dạy dỗ Đinh Tôn Nhân rất cẩn thận chu đáo, hai cụ mời thày giỏi về dạy cho con trai học văn, võ. Đinh Tôn Nhân đỗ đạt cao được bổ làm quan, ông từng tham gia đánh quân Chiêm Thành , cùng với tướng Trần Khát Trân trong trận đánh đại pháo đã đánh trúng Long thuyền của Chế Bồng Nga, làm Chế Bồng Nga chết tại trận, Sau chiến công này Tôn Nhân được thăng lên chức Thái uý Bỉnh Tài Hầu. ông còn tham gia nhiều trận tiểu phạt giặc Lão Qua ở biên giới phía Tây Nam.
Được hào trưởng Lê Khoáng gả con gái trưởng là Lê Thị Ngọc Vợi, hai ông bà sinh được bồn người con trai, trưởng nam là Đinh Lễ, tự là Đinh Lan, con trai thứ là Đinh Bồ tự là Thiên Lý, con gái thứ ba là Đinh Thị Ngọc Kế lasy ông Ngô Từ sinh ra Hoàng tử Hạo Lê Tư Thành tức vua Lê Thánh Tông, con trai út là Đinh Liệt tự Hồng Mai. cả ba anh em đều khôi ngô tuấn tú, được ăn học nuôi nấng chu đáo từ nhỏ, được cha mời cụ nghè họ Trần, và các võ sư về dạy ... Suốt một ngày được các cụ truyền kể lại những sự tích , chiến công của cha ông ngày trước, những phong tục tập quán các lễ hội cuả làng Đông Cao. Chúng tôi càng thấm thía thấy hết công lao to lớn ngay từ ngày đầu tụ nghĩa, cuộc khởi nghĩa Lam sơm chống quân Minh. Khi chia tay ra về các cụ gửi quà của quê hương đất tổ, điều vô cùng quí gía hơn cả là các cụ biếu tặng những cuốn sách nói về mảnh đất vua ban, nhất là cuốn gia phả bằng chữ Hán viết năm Thành Thái thứ hai 1890 của họ Đinh Đông Cao.
Đoàn được các cụ họ Đinh Đông Cao xã Trung Chính gồm ông Đinh Văn Hạnh trưởng tộc, ông Đinh Văn Duy trưởng thôn Đông cao và các cụ trong họ có tuổi đã gần 90 tiếp đón chúng tôi rất thịnh tình, nồng hậu, như những người thân trong gia đình lâu ngày gặp lại, tay bắt mặt mừng. Chúng tôi thấy một điều đặc biệt là tiếng nói của người họ Đinh nơi đây có một đặc điểm riêng biệt. giống tiếng nói ở Hoa Lư Ninh Bình, không có các thổ âm của xứ Thanh là Mô - tê - răng - rứa … dĩ nhiên về ngữ điệu âm vực thanh giọng thì vẫn của xứ Thanh, người họ Định Đông Cao chuyển từ Mỹ Lâm - Ngọc Lặc xuống, mà chính là gốc từ con cháu hậu duệ của Nam Việt vương Đinh Liễn, người Hoa Lư – Ninh Bình, con trai cả cuả Đinh Bộ Lĩnh ( Đinh Tiên Hoàng).
Nơi đón tiếp chúng tôi lại là ngôi đình làng, lúc đầu tôi còn ngỡ ngàng, nhưng khi bước vào trong ngôi đình, tôi thấy hai bức đại tự trong ngôi đinh là 永垂不朽 Vĩnh thuỳ bất hủ 上等大王 thượng đẳng đại vương . Sau hỏi ra chính nơi đây là ngôi đình làng và cũng là đền thành hoàng làng thờ tam quốc công và các công thần họ Đinh, cũng là từ đường họ Đinh Đông Cao. rồi các cụ lại dẫn chúng tôi đến thăn chiếm bái ngôi đền thờ bà Đinh Thị Ngọc Ban bà là con gái duy nhất của Thái phó Đinh quốc Công Đinh Bồ.
Chúng tôi đựơc các cụ trong họ dưới thiệu về dòng họ Đinh ở đây là đất Vua ban.
Giữa thế kỷ 14 triều Trần bắt đầu suy yếu, vua không còn minh tâm điều hành được nữa, bọn loạn thần nhũng nhiễu. Triều Trần đố nát lại càng đổ nát hơn, bấy giờ ở Sách Thuý Cối huyện Thuỵ nguyên, phủ Thanh Hoa xưa có ngườì họ Đinh tên Thỉnh tự Hồng Đức học rộng, uyên thâm được bổ làm quan, ông được thăng lên chức Thái Uý Chấn vũ Hầu của triều đình, được tham nghị triều chính trong ban phò mã của Vương triều.
Đinh Thỉnh có vợ là Trần Thị Ngọc Huy, nhưng bà đau yếu luôn không sinh đẻ được cho ông người con nào, ông thường xin nghỉ việc để chăm sóc vợ ở Ấp Sơn Tây. Khi vợ mất, sẵn chán cảnh triều chính nhiễu nhương nên ông cáo ấn từ quan, rồi về tận Thân Khê, Trấn Sơn Nam Hạ, Thái Bình làm gia sư cho một gia đình phú hộ người họ Phạm ở làng Đùn Ngoại. Tại đây ông phú hộ người họ phạm gã con gái nuôi của mình cho ông Thỉnh, hai ông bà sinh được người con trai đặt tên là Đinh Tôn Nhân , được ít lâu hai ông bà và con trai trở về vùng Tam Trĩ Thanh Hoa, ở một thời gian dài rồi mới trở về Thuý Cối quê nhà làm ăn sinh sống . Hai cụ nuôi nấng dạy dỗ Đinh Tôn Nhân rất cẩn thận chu đáo, hai cụ mời thày giỏi về dạy cho con trai học văn, võ. Đinh Tôn Nhân đỗ đạt cao được bổ làm quan, ông từng tham gia đánh quân Chiêm Thành , cùng với tướng Trần Khát Trân trong trận đánh đại pháo đã đánh trúng Long thuyền của Chế Bồng Nga, làm Chế Bồng Nga chết tại trận, Sau chiến công này Tôn Nhân được thăng lên chức Thái uý Bỉnh Tài Hầu. ông còn tham gia nhiều trận tiểu phạt giặc Lão Qua ở biên giới phía Tây Nam.
Được hào trưởng Lê Khoáng gả con gái trưởng là Lê Thị Ngọc Vợi, hai ông bà sinh được bồn người con trai, trưởng nam là Đinh Lễ, tự là Đinh Lan, con trai thứ là Đinh Bồ tự là Thiên Lý, con gái thứ ba là Đinh Thị Ngọc Kế lasy ông Ngô Từ sinh ra Hoàng tử Hạo Lê Tư Thành tức vua Lê Thánh Tông, con trai út là Đinh Liệt tự Hồng Mai. cả ba anh em đều khôi ngô tuấn tú, được ăn học nuôi nấng chu đáo từ nhỏ, được cha mời cụ nghè họ Trần, và các võ sư về dạy ... Suốt một ngày được các cụ truyền kể lại những sự tích , chiến công của cha ông ngày trước, những phong tục tập quán các lễ hội cuả làng Đông Cao. Chúng tôi càng thấm thía thấy hết công lao to lớn ngay từ ngày đầu tụ nghĩa, cuộc khởi nghĩa Lam sơm chống quân Minh. Khi chia tay ra về các cụ gửi quà của quê hương đất tổ, điều vô cùng quí gía hơn cả là các cụ biếu tặng những cuốn sách nói về mảnh đất vua ban, nhất là cuốn gia phả bằng chữ Hán viết năm Thành Thái thứ hai 1890 của họ Đinh Đông Cao.
Những hình ảnh về chuyến đi:
Hình 01.
Hình 02.
Hình 03.
Hình 04.
Hình 05.
Hình 06.
Hình 07.
Hình 08.
Hình 08.
Viết bài Đinh Xuân Vinh
họ Đinh Đông An, Nam Định
họ Đinh Đông An, Nam Định