Đất Thuận Hoá – Phú Xuân ngày xưa và là Thừa Thiên Huế ngày nay vốn là Châu Ô và Châu Lý của Chiêm Thành. Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân cầu hôn công chúa Huyền Trân và đổi hai Châu Ô và Châu Lý làm quà sính lễ. Năm 1307 vua Trần Anh Tông tiếp thu hai châu vào Đại Việt và đổi tên là châu Thuận và Châu Hoá. Sau này hai châu được gom lại thành phủ Thuận Hoá.
Năm 1558 Nguyễn Hoàng nghe theo lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá. Cùng với ông rất nhiều thuộc hạ và dân đinh cùng gia đình của họ di dân vào Nam. Cuộc di dân này là một hành trình rất dài, từ Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tận Thuận Hoá.
Ông tổ của dòng họ Đinh Văn làng Vỹ Dạ Huế theo như lịch sử ở làng ghi lại, là một trong những người họ Đinh gốc Hoa Lư – Ninh Bình theo chúa Nguyễn vào Nam. Đến đất Thuận Hoá, thì ngài quyết định ở lại và từ đó khai sinh ra dòng họ Đinh Văn ở làng Vỹ Dạ.
Làng Vỹ Dạ, theo “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An, xuất bản năm 1555 có ghi: Huyện Kim Trà gồm có 60 xã, xã thứ 60 là xã Vỹ Dạ. Nguồn gốc địa danh Vỹ Dạ do hai chữ Vy Dã đọc trại ra. Về ý nghĩa, Vy là lau lách. Dã là đồng nội, là cánh đồng. Vy Dã có nghĩa là cánh đồng lau lách. Lúc mới di cư vào họ Đinh cùng với 6 họ khác là Hồ, Phan, Nguyễn, Trương, Đỗ, Đoàn bắt đầu khai phá những cánh đồng lau sậy thành lập nên làng Vỹ Dạ. Tạo nên một làng trù phú với nhiều phong cảnh nên thơ nằm dọc bên dòng sông Hương. Phía trên Vỹ Dạ là Đập Đá dùng để ngăn nước mặn từ sông Hương không cho chảy qua sông Như Ý thuộc làng Thọ Lộc làm hại cho ruộng lúa và cũng để cho việc giao thông với quận Phú Vang được dễ dàng. Phía dưới Vỹ Dạ là chợ Gia Lạc. Để ghi nhân công lao các dòng họ đã lập nên làng Vỹ Dạ. Triều đình nhà Nguyễn đã ban sắc phong Bổn Thổ Khai Canh cho 7 dòng họ. Bài vị của 7 dòng họ được thờ ở Đình làng Vỹ Dạ. Hiện nay hằng năm làng đều tổ chức cúng tế rất trọng thể vào ngày 12 tháng 7 âm lịch. Ngài tổ của dòng họ Đinh Văn được Hoàng Triều sắc phong Bổn Thổ Khai Canh – Đinh Quý Công. Mộ phần Ngài hiện nay ở nghĩa trang phía bắc thành phố Huế. Con cháu họ Đinh Văn vẫn thường xuyên chăm nom và tu bổ mộ phần của Ngài. Hàng năm đến ngày chạp họ 5 tháng 12 âm lịch, con cháu ở khắp mọi nơi đều tề tựu về nhà thờ họ tại làng Vỹ Dạ để cúng tế.
Hình ảnh sắc phong của triều Nguyễn ban cho dòng họ Đinh Văn:
Bản dịch sắc phong:
"Ngày mồng 8 tháng 10 năm Duy Tân thứ 7
Sắc cho: Thần Đinh Đại Lang, người khai canh được thờ phụng ở Xã Vỹ Dạ Thượng, Huyện Phú Vang, Phủ Thừa Thiên. Thần có linh ứng rõ ràng, từ trước đến nay chưa từng được sắc phong. Nên nay vâng theo mệnh sáng ở trên, nghĩ đến công lao che chở của thần, bèn phong cho thần là DỰC BẢO TRUNG HƯNG LINH PHÙ, chuẩn theo như củ mà phụng thờ, thần cùng trẫm che chở cho muôn dân. Mệnh Ban!"
Về sau do sự trù phú của làng Vỹ Dạ nên được nhiều người dân di cư từ những nơi khác đến chọn định cư và cùng 7 họ ban đầu khai khẩn mở mang ruộng đất giúp Vỹ Dạ ngày một quyến rũ hơn. Làng Vỹ Dạ cũng được nhiều gia đình tộc Nguyễn Phước tức là gia đình dòng dõi vua chúa chọn làm nơi sinh sống. Vỹ Dạ có đình làng, chợ, rạp hát, trường Thế Dạ, Phủ Tuy Lý Vương và chùa Phước Huệ. Phía dưới Vỹ Dạ có chùa Ba La Mật. Chùa Ba La Mật có cảnh trí thật đẹp. Chùa này do con cháu dòng họ Nguyễn Khoa lập nên, là nơi Nguyễn Khoa Luận, Bố Chánh Thanh Hoá treo ấn từ quan, xuống tóc đi tu sau trở thành Viên Giác Đại Sư.
Vỹ Dạ có phong cảnh nên thơ, có dòng sông xanh uốn quanh, có những thiếu nữ thướt tha duyên dáng, những chàng trai phong nhã, và là đề tài cảm hứng cho các thi nhân, mặc khách. Vỹ Dạ cũng là một vùng quê sản sinh ra nhiều văn nhân, thi sĩ và nghệ sĩ tài hoa.
Trên đây là những dòng tìm tòi, sưu tầm, tra cứu của một hậu duệ dòng dõi Đinh Văn – Vỹ Dạ. Kính mong các bậc cao niên trong Bổn Tộc, các nhà nghiên cứu lịch sử chỉ bảo thêm.
Người viết
Đinh Văn Long
...............................................................
Thông tin liên lạc của dòng họ Đinh Văn – Vỹ Dạ
Tại Huế:
ông Đinh Văn Thạnh
Điện thoại: 054 3846984
Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoa Văn – Phường Vỹ Dạ - Huế
Tại TP.HCM:
ông Đinh Văn Lộc
Điện thoại: 0902985584
Địa chỉ: 31/8/15/2 Đường 17 – Phường Hiệp Bình Chánh – Q. Thủ Đức
Năm 1558 Nguyễn Hoàng nghe theo lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá. Cùng với ông rất nhiều thuộc hạ và dân đinh cùng gia đình của họ di dân vào Nam. Cuộc di dân này là một hành trình rất dài, từ Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tận Thuận Hoá.
Ông tổ của dòng họ Đinh Văn làng Vỹ Dạ Huế theo như lịch sử ở làng ghi lại, là một trong những người họ Đinh gốc Hoa Lư – Ninh Bình theo chúa Nguyễn vào Nam. Đến đất Thuận Hoá, thì ngài quyết định ở lại và từ đó khai sinh ra dòng họ Đinh Văn ở làng Vỹ Dạ.
Làng Vỹ Dạ, theo “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An, xuất bản năm 1555 có ghi: Huyện Kim Trà gồm có 60 xã, xã thứ 60 là xã Vỹ Dạ. Nguồn gốc địa danh Vỹ Dạ do hai chữ Vy Dã đọc trại ra. Về ý nghĩa, Vy là lau lách. Dã là đồng nội, là cánh đồng. Vy Dã có nghĩa là cánh đồng lau lách. Lúc mới di cư vào họ Đinh cùng với 6 họ khác là Hồ, Phan, Nguyễn, Trương, Đỗ, Đoàn bắt đầu khai phá những cánh đồng lau sậy thành lập nên làng Vỹ Dạ. Tạo nên một làng trù phú với nhiều phong cảnh nên thơ nằm dọc bên dòng sông Hương. Phía trên Vỹ Dạ là Đập Đá dùng để ngăn nước mặn từ sông Hương không cho chảy qua sông Như Ý thuộc làng Thọ Lộc làm hại cho ruộng lúa và cũng để cho việc giao thông với quận Phú Vang được dễ dàng. Phía dưới Vỹ Dạ là chợ Gia Lạc. Để ghi nhân công lao các dòng họ đã lập nên làng Vỹ Dạ. Triều đình nhà Nguyễn đã ban sắc phong Bổn Thổ Khai Canh cho 7 dòng họ. Bài vị của 7 dòng họ được thờ ở Đình làng Vỹ Dạ. Hiện nay hằng năm làng đều tổ chức cúng tế rất trọng thể vào ngày 12 tháng 7 âm lịch. Ngài tổ của dòng họ Đinh Văn được Hoàng Triều sắc phong Bổn Thổ Khai Canh – Đinh Quý Công. Mộ phần Ngài hiện nay ở nghĩa trang phía bắc thành phố Huế. Con cháu họ Đinh Văn vẫn thường xuyên chăm nom và tu bổ mộ phần của Ngài. Hàng năm đến ngày chạp họ 5 tháng 12 âm lịch, con cháu ở khắp mọi nơi đều tề tựu về nhà thờ họ tại làng Vỹ Dạ để cúng tế.
Hình ảnh sắc phong của triều Nguyễn ban cho dòng họ Đinh Văn:
Bản dịch sắc phong:
"Ngày mồng 8 tháng 10 năm Duy Tân thứ 7
Sắc cho: Thần Đinh Đại Lang, người khai canh được thờ phụng ở Xã Vỹ Dạ Thượng, Huyện Phú Vang, Phủ Thừa Thiên. Thần có linh ứng rõ ràng, từ trước đến nay chưa từng được sắc phong. Nên nay vâng theo mệnh sáng ở trên, nghĩ đến công lao che chở của thần, bèn phong cho thần là DỰC BẢO TRUNG HƯNG LINH PHÙ, chuẩn theo như củ mà phụng thờ, thần cùng trẫm che chở cho muôn dân. Mệnh Ban!"
Về sau do sự trù phú của làng Vỹ Dạ nên được nhiều người dân di cư từ những nơi khác đến chọn định cư và cùng 7 họ ban đầu khai khẩn mở mang ruộng đất giúp Vỹ Dạ ngày một quyến rũ hơn. Làng Vỹ Dạ cũng được nhiều gia đình tộc Nguyễn Phước tức là gia đình dòng dõi vua chúa chọn làm nơi sinh sống. Vỹ Dạ có đình làng, chợ, rạp hát, trường Thế Dạ, Phủ Tuy Lý Vương và chùa Phước Huệ. Phía dưới Vỹ Dạ có chùa Ba La Mật. Chùa Ba La Mật có cảnh trí thật đẹp. Chùa này do con cháu dòng họ Nguyễn Khoa lập nên, là nơi Nguyễn Khoa Luận, Bố Chánh Thanh Hoá treo ấn từ quan, xuống tóc đi tu sau trở thành Viên Giác Đại Sư.
Vỹ Dạ có phong cảnh nên thơ, có dòng sông xanh uốn quanh, có những thiếu nữ thướt tha duyên dáng, những chàng trai phong nhã, và là đề tài cảm hứng cho các thi nhân, mặc khách. Vỹ Dạ cũng là một vùng quê sản sinh ra nhiều văn nhân, thi sĩ và nghệ sĩ tài hoa.
Trên đây là những dòng tìm tòi, sưu tầm, tra cứu của một hậu duệ dòng dõi Đinh Văn – Vỹ Dạ. Kính mong các bậc cao niên trong Bổn Tộc, các nhà nghiên cứu lịch sử chỉ bảo thêm.
Người viết
Đinh Văn Long
...............................................................
Thông tin liên lạc của dòng họ Đinh Văn – Vỹ Dạ
Tại Huế:
ông Đinh Văn Thạnh
Điện thoại: 054 3846984
Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoa Văn – Phường Vỹ Dạ - Huế
Tại TP.HCM:
ông Đinh Văn Lộc
Điện thoại: 0902985584
Địa chỉ: 31/8/15/2 Đường 17 – Phường Hiệp Bình Chánh – Q. Thủ Đức