Sự Tĩnh Lặng Nơi Đáy Tâm Hồn Con Người

Administrator

Moderator
489D3FE1-D474-44D1-8F14-4EC700F0946D.jpeg

.
Hôm qua, người bạn dễ thương “tư vấn” về chuyện thờ cúng, bia mộ, ghi sao cho đúng… tranh luận nhẹ nhàng nhưng vui vì có quý - thì bạn ấy mới nói cùng tui chuyện lăng mộ.

Ngày xưa, mỗi khi ai đó qua đời người ta lấy chiếu cuốn quanh người rồi chôn cất, sau này đời sống khá hơn thì lấy những tấm ván, 4 dài 2 ngắn để mần quan tài, sau đó tẩm liệm đàng hoàng và chôn cất…

Thời trước thì chôn cất và đắp đất cao lên thành một nấm mồ, chứ chưa có bia mộ hay xây lăng như bây giờ… Rồi dần dần, người ta tự mần tấm bia bằng gỗ, khắc lên đá, đúc bằng xi măng… ghi tên người mất, để dễ tìm đó mà. Rồi tiếp nữa mới ghi nhiều tên họ, đó là những người phụng lập, thờ cúng, đám giỗ chạp.

Mọi thứ đều từ tâm - từ đạo hiếu mà ra, không quá câu nệ hay phải đúng bài này nọ… và mỗi vùng sẽ khác nhau, đôi khi hai làng cách nhau con kênh thủy lợi đã là khác nhau rồi, nhưng chung chung vẫn là “phong tục Việt Nam” được đúc kết từ ngàn đời, truyền miệng, cha làm con theo và cháu tiếp nối, chắt giữ gìn, chiu đừng làm mai một.

Khi đời sống phát triển sẽ kéo theo nhiều việc “báo Hiếu” khác nhau, cũng tuỳ tâm… xây dựng lăng mộ to đẹp, thành “ngôi nhà” cho người đã khuất, và đó cũng là chuyện của mỗi gia đình, điều tối kỵ là khen chê này nọ. Quý vị cứ làm những gì mình cho là đúng, còn người ta họ được tự do làm nếu có tiền, có tâm.

Chuyện “khắc tên người sống” lên bia đá, cũng là tuỳ theo gia đình, theo làng, theo vùng miền…, xưa chỉ ghi con trai với cháu nội, sau này văn minh thì con nào cũng là con, bỏ bớt sự khó khăn của phong kiến, các luật lệ của Nho giáo… Bên cạnh đó, ghi tên như vậy cho con cháu ở xa dễ tìm khi “hồi hương”.

Ai cũng muốn chết được thờ cúng, nhưng thú thực mặn mà cũng chỉ 3 đời thôi, chứ tới 4 đời đã nhạt dần, quên nhiều… huống hồ tới đời 5,6,7 thì sẽ ra chi họ, ra phái, rồi ra ngoài làng cúng giỗ.

Chuyện tâm linh thì ai tin sao cứ theo đó, không so sánh ta với người, hay chê người khác làm sai vì khác ta.
.
1A98E99C-BD70-4F29-9AD2-D1D71093BA12.jpeg

.
Theo ĐTH nghĩ chuyện đốt nhang và khói bay lên, một sự huyền bí, sau đó hương khói sẽ làm mặt ta cay, lệ nhoè, đánh thức cái nỗi niềm sâu lắng… quên đi cái đời mưu sinh bên ngoài, tâm hướng thiện, thư thái, bình an… đặc biệt khi con người đứng trước tổ tiên, đấng tâm linh thì họ sẽ “ngoan hiền” hơn.

Nhiều người thêu dệt ra thiên đường với địa ngục, thực ra đó chỉ là sự răn đe: sống thiện sẽ được lên thiên đường - sống ác bị đày xuống địa ngục.
.
4D938876-08AC-49CC-8799-00C992F39F44.jpeg

Những ngôi mộ của lính mỹ tại nghĩa trang American Military (Ảnh: James Bailey)
.
E5014832-9CF8-4275-A08A-AAABA10BD95B.jpeg

Mùa thu tại nghĩa trang Nghĩa trang Arlington National (Ảnh Shutterstock)
.
Ở phương Tây thì khác nhiều so với tục lệ của phương Đông, chết là hết, đưa đi thiêu và tung ra sông - ra biển - hoà vào thiên nhiên cỏ cây, đào nấm mồ nhỏ và đặt tro cốt xuống, thêm cây thánh giá khắc tên của chủ nấm mồ…

Houston TX
Đinh Thanh Hải
 
Last edited:
Top