Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Sau hội thề Đinh Liệt đề xuất với chủ tướng Lê Lợi kế sách (Trích di cảo )
1./Tăng cường việc rèn binh khí , tàng trữ lương thực , mở rộng diện tích khai hoang cả hai vùng. Công việc này giao cho Trịnh Khả, Nguyễn Như Lãm đảm nhiệm tăng thêm Ngô Kinh, Ngô Từ giúp sức.
2/ Mở rộng tuyên truyền vận động đến các vùng xa xôi hơn, cử người về Cổ Hoằng, cổ Đằng , Vĩnh , An Định Đông Sơn, Nông Cống Quỳnh Lâm , Châu Diễn thậm chí còn nêu ra cả vùng Thiên quan để tuyên truyền vận động tráng niên hào kiệt trở về Lam Sơn tụ nghĩa . Diện phải mở rộng để nhiều nơi biết hào khí của Lam Sơn, nhưng cách làm phải khôn khéo kín đáo, che được mắt giặc. Vấn đề này vô cùng quan trọng . cần cử ngay một nửa số chiến hữu hiện có đảm nhiệm công việc này , trước khi đi , chủ tướng cần chọn người tin cẩn, nói rõ mục đích, phương pháp và yêu cầu , cử người sao chép bài thơ kêu gọi thuở nhen lửa thành nhiều bản đưa cho các chiến hữu mang đi phân phát.
3/ Việc tổ chức huấn luyện kỵ binh củng cố bộ binh… giao cho Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt đảm nhận Tượng binh do Trịnh Đồ phụ trách..
4/ Địa điểm đón tiếp tráng niên , hào kiệt, hiền tài nên chuyển ra xa phía Mục Sơn gần sông. Sau khi kiểm tra xác định rõ chính tà, cho xuống thuyền đưa lên phía trên lúc ban đêm, rồi có người dẫn đường đi vào chặng tiếp đón thứ 2. Như vậy bảo đảm được bí mật cho nghĩa quân. Việc này giao cho Lê Lai, Nguyễn Thận và Lê Văn Linh chịu trách nhiệm.
5/ Tổ chức đội tuần tra bảo vệ căn cứ cả ban ngày và ban đêm, do Lê Sát phụ trách.
Sai khi nghiên cứu xong kế sách của Đinh Liệt, chủ tướng Lê Lợi rất hài lòng lập tức triển khai rất khẩn trương .
Đinh Liệt đảm nhận công việc tổ chức , huấn luyện cho bộ binh. Ông trực tiếp luyện phép sử dụng năm loại binh khí đại đao, khiên kiếm, thương tấu cho nghĩa quân. Do phương pháo huấn luyện rõ ràng rành mạch cụ thể và đẽ hiểu, chỉ trong một thời gian không dài, mỗi nghĩa quân đều biết sử dụng 5 loại binh khí, đạt tới mức khá thành thaọ, ông luôn nhấn mạnh, văn ôn , võ luyện nên khi trở về sản xuất , sang nào anh em cũng dậy sớm luyện tập lại những môn võ đã học rồi mới đi làm.
Qua mấy tuần, ông đi tuyên truyền vận động tráng niên, hào kiệt , hiền tài ở vùng Nông Cống, Cổ Đằng, Tống Sơn trở về, cùng theo ông có Đỗ Bí và Nguyễn Công Chuẩn về Lam Sơn. Vừa về tới căn cứ địa nghe đồn: Đại màng xà từ khe cạn mò vào bắt bò, ngựa, hai bộ phận đang xây dựng kho tàng và đào đắp chiến haò trông thấy. Trịnh Khả và Lê Sát xông ra dùng đại đao chém mấy lát, bị đại mãng xà quật cho một trận đáng gờm. May thay cả hai đều xa xuống hố bãy hươu, mãng xà quật đi quật lại phì phun bọt thối, không thấy động tĩnh gì nữa, mới thẳng mình trườn vào rừng. Lúc bấy giờ mọi người chạy toán lọn, kêu la ầm ĩ, thất thanh. Đơn vị của Đinh Lễ đang luyện cũng nhất tề bắn tên vào mãng xà, cũng vô dụng.
Nghĩa quân bàn suốt một ngày tìm cách diệt trăn. Lê Văn Linh dùng thuốc độc nhét vào bụng con dê, đặt ở nơi trăn thường hay qua lại, cũng vô hiệu. Đúng giữa trưa, lúc trăn ít bò ra, Đinh Liệt đích thân đến thực địa xem xét tình hình, nắm được thời gian và đường đi lối lại trăn hay bò tới. Ông xem xét tình hình hình dự kế diệt mãng xà. Đinh Liệt trở về gặp Lê Lợi trình bày cách đánh và tình nguyện chém trăn, ông lấy người chôn gỗ rất kiên cố ở một khe cạn hai đầu đặt bịp phên liếp và chèn đá thật chắc chắn, ông chui vào trong đằn , tay chắc kiếm thanh thiết sẵn sàng chờ đợi, Khi mặt trời sắp lặn , ào ào như cơn gió thổi mạnh , đại mãng xà từ trong rừng tiến ra, vừa thoáng thấy bóng người lập tức lao tới quật, đập lên đằn khá rùng rợn, hòng chớp mắt là ăn sống nuốt tươi được ngay Đinh Liệt , nhanh như chớp, ông luồn dưới đằn dùng kiếm đâm. Theo chiều trăn trườn 5- 6 lần liền mãng xà bị thương, cất cao đầu phun ra đầy bọt khí thối và cong mình quật đạp liên hồi rất hung dữ. Đinh Liệt luồn lách ở dưới đâm chém càng sâu càng mạnh . Ông đảo kiếm đâm sâu một nhát vào giữa họng mãng xà và ghí chắc kiếm thanh thiết vào trụ chống đằn cho trăn tự mổ bụng trăn khi trườn lướt , đầu tóc chân tay ông đầy máu trăn và thối khắm , bụng trăn đã rạch ra một đường dài hơn một sải tay, ruột trăn tong lòng dưới đằn gỗ . thấy sức mãng xà đã kiệt, ông dùng ngay kiếm chém đi, chém lại nhiều nhát diệt được trăn.. Lê Lợi trông thấy vô cùng phấn khởi., lập tức phái 30 trai tráng đến kéo mãng xà về. để nằm đườn đượt trên đỉnh đồi, thân dài hơn hai trượng, to như cây gỗ. Lê Sát và Trịnh Khả chạy đến trông thấy quá kinh ngạc nói : Thế thương anh hùng hữu Ký nhân , chắp tay vái Đinh Liệt mấy cái tỏ ra khâm phục
Mọi người trông thấy mãng xà vừa đen, vừa to, vừa dài thì tóc gáy dựng lên kêu to; đại chiến công. Con quái vật này đã sống hàng trăn năm dư (Đinh Liệt truyện)
Qua hai năm nỗ lực phi thường , công tác đã thu được những thành tựu to lớn, mặt khác thám tử của Lương Như Hốt và của quân Ngô dùng trăm phương, ngàn kế cũng đã đánh hơi thấy chí khí của Lam Sơn . Ngày 10 tháng chạp năm Đinh Dậu 1417 Hội đồng mưu lược họp kiểm điểm mọi mặt công tác đã làm và đã chuẩn bị. Đổi hội đồng mưu lược thành hội đồng mưu lược tối cao bổ thêm Trịnh Khả, Lưu Nhân Chú , Phạm Xảo , Bùi Quốc Hưng , Quyết định dùng lũ hàm là Binh chương sự Kiển hiệu tư không tư mã tư đồ Hành khiển, thiếu phó , thiếu uý, thiếu bảo, tư khấu, thái giám, Chấp lệnh để phong tặng cho các văn quan, võ tướng lập được công lớn theo thứ tự đã sắp xếp, Quyêt định cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào trung tuần tháng giêng năm Dậu , động viên mọi bộ phận mọi lực lượng ra sức sản xuất ra sức luyện tập và ra sức công tác giành lấy kết quả cao nhất để dâng lên ngày xưng vương khởi nghĩa.
Thế nhưng do tình hình thay đổi, giặc Ngô đã chuẩn bị lực lượng , định điều binh đến càn quét Lam Sơn. Lê Lợi, Lê Lai, Đinh liệt, Nguyễn Thận, Lê Ngân. Lê Sát Đinh Lễ, Lê văn Linh … quyết định khởi nghĩa sớm hơn kế hoạch cũ mười mấy ngaỳ.
Đúng giờ Thìn ngày mồng 2 tháng giêng năm mâu Tuất 1418 Lê Lợi làm lễ xưng vương ở Lam Sơn, phủ Thanh Hoá lấy hiệu là Bình Định Vương ba anh em họ Đinh đều có mặt.
Hàng quan văn tính từ trên xuống gồm Nguyễn Thận, Lê Liễn, Đinh Lễ, Lê Văn Lân, Lê văn Vỹ, Lê Tôn Kiều, Phạm Văn Liệu, Lê văn Viên… cộng 18 người. hàng trăm quan võ ( từ trên xuống gồm Lê Lai , Đinh Liệt, Lê Ngân, Trịnh Khả, Lê Sát, Đinh Bồ, Lê văn An, Nguyễn Lý , Trương Lôi, Trương Chiến, Vũ Uy, Trần Lưu, Lê Bồi, Nguyễn Như Lãm. Lê Hựu, Lê Chuyển, Phạm văn Xão, Lý Triện, Lê Thạch., Lê Khôi, Lê Khang , Lê Khiêm, Nguyễn Xí, Lê Linh, Lê Chưởng, Lê Tại , Lê Lân, Phạm Vấn, Phạm Lật , Lê Thiệp, Bùi Bị, Phạm An, Lê Cố , Lê Sao, Trịnh Đồ, Hà Đệ , Hà Mộng, , Đỗ Bí, Hà Khương, Lê Vũ Bị Lê Lô, Lê Lộ, Lê Lâm, Lê Hào, Lê Trung, Lê Mạnh, , Lê Nỗ, Nguyễn Công Chẩn, Phạm Khanh, Trịnh Khắc Phục,… Tổng cộng 51 người,
Nghĩa quân Lam Sơn biên chế thành 6 đoàn, đứng phía trước lễ đài, là 300 kỵ binh, 300 dũng sĩ, 200 quân thiết đột, 2 đoàn bộ binh, mỗi đoàn 300 người. Chiến tượng đội 14 con, và 50 tượng binh. Đội bảo vệ tuần tiễu ven bờ sông Lương 25 người… Tổng cộng tất cả 1500 người.
Đến dự đại lễ, còn có người nhà các tướng lĩnh, nhân dân quanh vùng đứng vây quanh phía ngoài khoảng 1.300 người. Bình định vương Lê Lợi sau khi truyền hịch trước văn võ bá quan, các tướng lĩnh nghĩa quân và bách tính, đại lễ xưng vương còn được khuếch trương thanh thế bằng cách: Bình định vương Lê Lợi từ trên bệ đất đắp cao bước lên con voi trắng bành vàng, cắm lá cờ màu vàng, các quan văn lên lưng voi, các quan võ đồng loạt lên ngựa đi hai bên, dẫn đầu là đoàn dũng sĩ toàn cầm mã tấu sáng loáng , tiếp sau văn, võ bá quan, là các đoàn thiết đột, bộ binh và kỵ binh cùng diễu hành thị uy, nhân dân nối vang cồng, trống – chiêng , vỗ tay hoan hô nhiệt liệt, đồng thời cao hô : Bình định vương Lê Lợi muôn năm, Bình định vương Lê Lợi muôn năm! Nghĩa quân Lam Sơn Muôn năm !...
Tiếng tung hô vang vọng vào cách đá, truyền đi khắp vùng Thanh Hoá và nhiều vùng khác trong toàn quốc làm lay động cả tường thành Tây Đô . Các hào kiệt- hiền taì và trăm họ coi Lam sơn như ánh mặt trời đang chói rọi khắp đó đây, còn giặc Ngô và bè lũ tay sai thì xem nó là gai trước mắt, phải tìm mọi cách nhổ nó đi! Do đó, chỉ sau mấy ngày, Lý Bân – Chu Quảng – Mã Kỳ điều binh đến càn quét vùng Lam Sơn, ý đồ thâm độc của chúng là hòng bóp chết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,ngay thuở còn trong nôi trứng nước của nó. Bình định Vương Lê Lợi , Lê Lai, Đinh Liệt , Nguyễn Thận và các tướng lĩnh khác chú trương tránh địch , bảo toàn lực lượng là chính, mà đã đánh là phải thắng, nên lách rừng rút lên hiểm địa Mường Mọt .
Đinh Liệt và một số tướng lĩnh khác, chọn địa hình Lạc Thuỷ bố trí trận đại phục kích, ông động viên mọi người hạ quyết tâm đánh thắng trận đầu. Ngày 13 cùng tháng, quân của Mã Kỳ lọt vào trận địa phục kích, Đinh Liệt thúc ngựa xông vào sườn địch dùng kiếm thanh thiết chém vun vút liên hồi, gần hai chục bỏ mạng , các tên khác kêu la hoảng hốt, xô nhau chạy, các đơn vị cung nỏ dùng tên tẩm thuốc độc bắn rất chính xác , nghĩa quân ta được lệnh lao xuống đâm chén rất anh dũng, địch bỏ lại gần 5o xác, rút chạy về phía sau, chặn đứng được ý đồ tốc chiến tốc thắng của chúng. Trận đầu tiên đánh thắng giặc Ngô là một sự cổ vũ rất lớn đối với nghĩa quân Lam Sơn.
Ngày 16 tháng 4 cùng năm được bọn nguỵ quân Nguyễn Ái và Đỗ Phủ dẫn đường, giặc Ngô càn quét quê hương Lê Lợi, chúng bắt vợ con Lê Lợi và bắt một số người nhà tướng lĩnh nghĩa quân, đào cả phần mộ phụ thân Lê Lợi, dùng làm mồi để dụ Bình Định Vương Lê Lợi và các tướng lĩnh ra hàng. Đứng trước tình hình nguy hiểm này, Đinh Liệt đã kịp thời động viên lòng căm thù của một số tướng lĩnh thề quýét chiến với kẻ thù, chủ động tiến công địch để trả thù cho Bình định vương lê Lợi. và giải thoát cho gia nhân một số tướng lĩnh, đặng xua tan ngay bầu không khí đen đặc này . Đinh Liệt ,Trịnh Khả, Lê Sát và nhiều tướng lĩnh khác đã xuất trận vô vùng mưu trí và dũng cảm, đã phá tan bầu không khí đen đục dễ gây nguy hại ấy, đồng thời chặn đứng được bước truy quét của địch, tạo cơ hội thuận lợi cho Bình Định Vương và nghĩa quân tiến vào Chí Linh , thủ hiểm lần thứ nhất.
Tháng tư năm Kỷ Hợi ( 1419) sau khi thoát hiểm, nghĩa quân được chỉnh đốn và bổ sung khá. Ta tiến công đồn Nga Lạc bắt sống tướng Nguyễn Sao, làm cho đầu óc tổng binh Lý Bân và bọn Phương Chính lại nóng sôi lên như nấu, chúng lại điều đại quân đến càn quét Lam Sơn, Nghĩa quân ta đánh mấy trận, các tướng Đinh Liệt, Trịnh Khả, Lê Sát, Đinh Lễ, Đinh Bồ, Lê Bồi… Đánh mấy trận diệt được mấy ngàn quân địch thế nhưng quân chúng có mấy vạn người, thế lớn lực mạnh. Quân ta chỉ có thể ngăn cản tốc độ tiến công của chúng lại đến một chừng mực nhất định , không thế đánh tan được chúng. Lên Bình Định Vương Lê Lợi lại chủ trương rút về Chí Linh thủ hiểm lần thứ hai .
Lần này , quân địch bổ vây trùng điệp nghĩa quân ta đã bao ngày không có lương thực, phải cử người đi đào củ mài, lấy quả rừng, lấy măng, hái rau dại thay cơm . Vòng vây của quân thù ngày một khít chặn lại . Vùng Linh Sơn coi như còn đát hoang sơ, không có dân ở. Đinh Liệt ghi trong bút ký rằng: “ 25/ 5 Kỷ Hợi) “ chính nghĩa, dù cho trí quật cường ? không dân , mỏng manh tựa hơi sương ?
Con đường bắt rễ vào dân chúng! Mới có đôi chân đứng vững váng !”
Đêm 15 / 8 năm năm Kỷ Hợi 1419 , hội đồng mưu lược tối cao họp tướng chủ yếu là bàn bạc tìm cách vãn cứu giờ phút ngàn cân treo sơi tóc này . Lê Sát, Đinh Bồ, Lê Thạch, Lê Thụ tỏ thái độ đánh, đánh đến người cuối cùng, ít ra ta cũng tiêu diệt được dăm sáu ngàn địch. Nhiều tướng nhìn nhau trầm lặng không khí buổi họp nặng nề. Đinh Liệt đứng dậy nói : “Tinh thần dũng cảm hy sinh của tứơng sĩ nghĩa quân ta còn quí hơn vàng ngọc . Song hy sinh để rồi sự nghiệp cũng đi theo luôn , chỉ để lại hồi âm cho mai sau, thì không thể bằng, phải bàn bạc , suy nghĩ tìm mọi cách để cứu nghĩa quân sống mà tiềp tục hoàn thành đại sự nghiệp do lịch sử đã giao phó. Bình định vương và số đông tướng lĩnh tỏ thái độ tán đồng cách đặt vấn đề của tướng Đinh Liệt. Lê Lai ngồi cạnh Lê Lợi và Đinh Liệt đứng dậy ung dung bình thản nói : “ Tôi nguyện làm Kỷ Tín của Hán cao tổ ! “ hề!..
Bình định vương và các tướng lĩnh cảm động đến mức lệ rơi không ngớt .Lê Lợi ôm ghì chặt lấy Lê Lai cảm động nói” “ Lịch sử lưu danh ! vĩnh thuỳ bất hủ ! “
Đúng giờ Thìn ngaỳ 21 cùng tháng, Lê Lai mặc áo Hoàng bào của Bình Định vương LL cươĩ voi cùng với 500 nghĩa quân, đánh cồng chiêng, rung trống trận nhằm thẳng binh trại địch ở phía Đông bắc tiến công tất cả các nghĩa sĩ vô cùng anh dũng, có người dùng giao mác đâm chết hàng chục tên, nhiều người ôm lấy địch vật lộn cắn chặt hai hàm răng vào cổ họng địch để rồi cùng chết. Thế nhưng quân ta vừa đánh vừa reo hò vang trời chuyển đất, vừa tiến nhánh về hướng đã định trước. Quân Ngô - Nguỵ trông thấy Bình Định Vương Lê Lợi dần đầu nghĩa quân lam Sơn đột phá phía Đông Bắc . Mọi cánh quân của giặc được lệnh cấp tốc kéo dồn về đấy để bao vây, hy vọng bắt sống được chúa Lam Sơn, nhốt cũi đưa về Yên Kinh ,nhận trọng thưởng. Thế nhưng các nghĩa sỹ của ta đã chiến đấu vô cùng mưu trí, dũng cảm, ngoan cường đến người cuối cùng, diệt hai ngàn tên và làm bị thương hàng ngàn tên khác.
Lý Bân, Phương Chính. Mã Kỳ… hí hửng mừng thầm là chúa Lam Sơn không còn nữa, đã trừ được hậu hoạ , lập tức ra lệnh hồi binh, một số rút về thành Tây Đô , đại đa số quân rút Đông Đô để đi càn quét chấn áp nhiều nơi khác.
Đinh Liệt khóc Lai công rằng: “ Kỷ Tín tằng tái hiện . Lê Lai nguyện thế thân . Cử trung hoàn sinh địa đại Nam sử vĩnh truyền… Nhiệm hà thời sinh hải .? Trí nhân đệ nhất kiên trí lũn Nhai minh thệ! Niệm nhị khoá đào viên.” Xưng vương nguyên đán kiệt tướng tài trạm thu tiên. Hà nhất thành đại liệt ẩm hà tư nguyên,
Ngày 29 tháng 10 năm Canh Tý 1420 Đinh Liệt , Trịnh Khả, Lê Bồi Lê Sát, Đinh Bồ… dẫn 2000 quân và bốn thớt voi bố trí phục kích ở Bồ thị lang, giặc Ngô hùng hùng hổ hổ kéo từ Bồ Mộng đến . Đinh Bố và Đinh Liệt cử một số bộ phận nhỏ của đơn vị mình đối diện nghênh chiến, đánh loạn xạ một chập, vờ thua thoát chạy , Lý Bân Phương Chính lấy thế đông áp đảo số ít ra lệnh truy kích bắt sống một số để tra ra vị trí đóng quân của Lam Sơn, Cứ thế quân giặc tiến sâu vào trận đại phục kích của ta. Tượng binh của nghĩa quân xuất trận cắt đứt đoạn giữa của địch . Đinh Liệt, Trịnh Khả, Lê Sát.. thúc ngựa xông vào giừa hàng ngũ đang rối loạn của giặc vung kiếm chém lia lịa , sát khí đằng đằng, tả xung hữu đột như thần, quân địch đại hoảng loạn , tướng giặc ra lệnh chẳng ai nghe, tướng sĩ Lam Sơn đánh càng hăng , diệt hơn ngàn tên địch . Lý Bân và Phương chính vội vàng ra lệnh thoát chạy. Đinh Liệt Đinh Bồ và Lê Bồi hạ lệnh cho đơn vị mình truy kích, ba cánh quân naỳ còn diệt thêm hơn 500 tên địch, mới thu quân.
Cuối năm Canh Tý 1420 thừa thắng tiến lên, nghĩa quân phát triển sâu, đi nhiều hướng nhiều nơi. Tập kích đồn Quan Du , phục kích diệt quân ứng cứu diệt hàng ngàn tên, buộc địch phải rút khỏi đồn Khả lam và đồn Ngọc Lạc , địch co về Tây Đô để cố thủ.
Ngày 12 tháng chạp cùng năm Nguyễn Chích đem lực lượng Hoàng Nghiêu 2 người về Mường Nanh xin gia nhập nghiã quân Lam Sơn. Bình định vương Lê Lợi rất vui mừng, tiếp đón khá nồng hậu và niềm nở đồng thời giao cho Đinh Liệt kiểm tra lại số người và phân tán bổ sung vào các đơn vị nghĩa quân để luyện tập (Đinh Liệt di cảo)
Trong lúc địch điều đại quân ra Đông Đô để đàn áp phong trào nổi dậy của nhiều vùng ngoài ấy, Đinh Liệt trực tiếp đề nghị với Lê Lợi rằng :: nên tranh thủ thời gian thuận lợi này , cử nhiều tốp người xuống vùng đồng bằng, vùng biển, thậm chí vào Nghệ An và vùng Thiên trường tuyên truyền vận động tuyển mộ thêm trai tráng để bổ sung vào các đơn vị , Lê Lợi cử ngay Nguyễn Chích và Lưu Trung vào Châu Trà Long, Châu Quì và Châu Diễn tuyên truyền tuyển mộ trai tráng, qua 5 tháng đi gần khắp 3 châu nói trên đã đưa về cho Lam Sơn 177 tráng đinh, Tốp ra Thiên trường gồm Bùi Quốc Hưng, Lê Hựu, Lê Vũ Bị và Nguyễn Công Chuẩn, qua 4 tháng tuyên truyền vận động và tuyển mộ được 1127 tráng đinh, chia thành 2 đoàn đưa về Lam Sơn, tốp thứ 3 về phía Đông Sơn, Nống Cống vf Quiỳnh Lâm do Hà Đệ Hà Mộng, Trần Trại đảm nhiệm qua 3 tháng tuyên truyền vận động và tuyên truyền mộ trước sau đã có 1365 tráng niên thành nhiều đoàn nhiều tốp về Lam Sơn. Tốp thứ 4 về Cổ Hoằng và vùng biển do Lê Tôn Kiều, Lê Hà Viên Phạm An đảm nhiệm sau 4 tháng tuyên truyền vận động và tuyển mộ trước sau dẫn về lam Sơn 1212 tràng niên. Đinh Liệt đã biên chế bổ sung cho các cánh quân cũ và thành lập thêm hai cánh quân mới, tiến hành huấn luyện cấp tốc mấy môn cơ bản nhất để kịp bước vào vhiến đấu.
Ngày 20 tháng 10 năm Tân Sửu 1421 lợi dụng cánh quân Trần Trí và quân Nguỵ vừa đến ải Kình Lộng còn chưa đứng vững. Đinh Liệt lập tức đề nghị lên BĐV Lê Lợi cho tập kích ngay không để cho chúng có thời gian củng cố và tình nguyện đi đầu trong đêm nay. Lê Lợi triệu tập cấp tốc một số tướng lại bàn định cách đánh. Cánh quân Đinh Liệt chỉ huy , đánh thọc sâu chia cắt tiêu diệt ba dihnh phòng dã chiến, chém hơn 700 đầu, thu được khá nhiều binh khí và lương thực. Ngày 21 cũng cánh quân của ông phục kích ở cảng ải ; lại diệt hơn một ngàn địch.
Ngày 25 cùng tháng Đinh Liệt tấn cống đồn Lỗi giang chém hơn 300 đầu, bắt sống 117 tên. Thu được 300 hộc lương và mấy ngàn cây mác dùng những thứ đó trang bị cho các đơn vị.
Đàng trong không khí chiến thắng hồ hởi, ngày mồng 2 tháng 11 cùng năm Tân Sửu Đinh Liệt nhận được tin không may: Xuân Hương bơi thuyền ra giữa dòng Lương giang, nhận đắm thuyền làm cho mười mấy tên giặc ngô bị chết đuối. Nàng đã nặm sâu xuống nước, bơi vào đến bờ phía ta. Bọn địch trên bờ dùng cung bắn trúng. Chúng đưa nàng về doanh trại, chăm sóc chữa trị. Sau khi vết thương đã khỏi, bọn giặc đã dùng muôn phương ngàn kế dụ dỗ mua chuộc không được, chúng dùng thuyền đưa nàng đến vùng xa xôi khác …
Trong tình thế rất khẩn trương của cuộc chiến đấu. Đinh Liệt đành nén tình cảm riêng, thống hận kẻ thù ,viết vào bút ký bài thơ vì nước nhớ nàng:” Lương giang thề còn đó ! Lam Sơn vẫn còn đây! Thuyền nan đưa haò kiệt. Đi cứu nước, cứu nòi, Thuyền nam dìm quân giặc. anh hùng đâu kém trai/ ôi ! thuyền nan phiêu bạt , mái chèo những chơi vơi? Nước non còn bóng giặc ? Nặm bấy Xuân Hương ơi. Bao giờ thuyền cập bến? Tình chung mãi sáng ngời.
Những năm theo nghĩa quân hoạt động ở vùng Mường Kiệt, mường Thôi Mè. Lô Sơn. Đinh Liệt đề xuất nhiều điểm quan trọng với BĐV và HĐMLTC : Nên cử Trịnh Bồ, Trịnh KHả, Trương Lôi và một số người khác luôn qua lại Lão qua luôn liên hệ giao hảo với với quốc vương và các tù trưởng địa phương tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ, mua đổi thêm voi ngựa , giáo mác và những thứ cần thiết khác. Cần tuyên truyền bắt rễ vào một số làng bản ở biên giới, giúp họ muối mắn… họ sẽ giúp lại mình những thứ khác hoặc công việc cần thiết khác, Bình định vương nên tìm cách tiếp xúc với một số tù trưởng của họ ( phải bố trí và bảo vệ, lường tính thật chu đáo mới làm, gây thêm mối hoà hảo . Nếu việc này làm tốt, có khi họ sẵn sàng giúp ta lương thực, thậm chí khi họan nạn họ còn có thể đem quân gíup ta . khi nào thế bí ta có thể chạy sang đất họ một thời gian, họ cũng sẽ thông cảm, lơ đi họ không phối hợp với giặc Ngô để diệt ta.
Nhờ việc thực hiện có chừng mực ý kiến của Đinh Liệt đề xuất, nhân dân Bồn Man đã hiến nhiều lương thực và tạo nhiêu điều kiện thuận lợi cho ta hoạt động, phía ta cũng đem mắn muối phát cho dân nhiều bản ở địa phương sự gắn bó giữa đôi bên thật là hoà hảo.
Ngày 12 tháng chạp cùng năm, nhờ nhân dân Bồn Man gíup đỡ, quân ta bắt được thám tứ địch , sau khi tra hỏi, biết được âm mưu thâm độc của giặc Ngô là chúng tung vàng bạc ra mua chuộc, 2 vạn quân Mãn sát đánh từ trên xuống, quân Nguỵ đánh từ Đông Nam tới, hơn 8000 quân Ngô phối hợp từ phía Bắc xuyên thọc lại tiêu diệt toàn bộ nghĩa quân ta. trước tình hình ngàn cân treo trên sợi tóc, Bình Định vương Lê Lợi triệu tập hội nghị tướng lĩnh khẩn cấp. Lê Sát. Lê Thụ và Lê Linh đề xuất ý kiến. đánh thẳng vào một vạn quân Nguỵ là cánh quân yếu nhất, rồi thoát ra ngòai, lại tìm cách rút về Linh Sơn. Mổt số tướng lĩnh ngó bộ đồng ý và bổ sung thêm một vài chi tiết nhỏ. Đinh Liệt đứng dậy đề xuất kế sách Tiên tranh nhất bộ trước địch một bước) tức là đánh ngay vào địa điểm tập kết của quân Mãn sát khi ta đánh tan được 2 vạn quân này thì cánh quân Ngô không giám tiến công ta nữa. Bởi ý định thâm độc của quân Ngô đã bộc lộ rất rõ là quân Mãn Sát tiến đánh ta trước, quân Nguỵ tiến đánh thứ 2 sau cùng mới đến cánh quân Ngô. Rõ ràng là chung né tránh tổn thất, mà cuối cùng lại gành thắng lợi dễ dàng cho mình. Còn việc đánh tan quân Nguỵ Lương Nhữ Hốt ta cũng có khả năng làm được , Nhưng lại rút về Linh Sơn để rồi bị 2 vạn quân Mãn Sát, gần một vạn quân Ngô và tàn quân Nguỵ bao vây , chưa tính đến 4000 quân ở Tây Đô kéo lên, và việc chúng có thể điều thêm hàng vạn từ gần Đông Đô vào vây hãm nữa. thì khốn khó càng tăng hơn nhiều các lần trước. Trong khi Đinh Liệt nêu kế sách và so sánh phân tích không những làm cho Bình Định Vương và nhiều tướng lĩnh sáng tỏ, mà mà ngay Lê văn Linh đứng dậy tán đồng và xin rút lui ý kiến cũ mình. Lê Sát , Lê Thụ, cũng đứng dậy đồng ý.
Ngày 15 tháng chạp cùng năm Nghĩa quân tấn công mãnh liệt địa điểm tập kết quân Mãn Sát ở cạnh Mường Thôi , Trận chiến đấu này, Đinh liệt, Đinh Lễ và Lê Thạch chỉ huy cánh quân mũi chủ công , đánh cho cho quân Mãn Sát tơi bời, tan tác. Chiến trận đang phát triển thuận lợi, khi gặp phải đàn voi chiến hung dữ quân ta kêu la ầm ĩ, toán loạn, nhất là sau khi Lê Thạch dũng cảm hy sinh, một số nghĩa quân bị giao động. Ngay trong giờ phút khốn quẫn ấy, tướng Đinh Lễ đã ra mệnh lệnh kịp thời. Tập trung cung nỏ bắn vào mắt voi, dùng câu liêm móc quản tượng xuống. Nghĩa quân ta đánh núp rất linh hoạt, đánh rất dũng cảm, bắn rất chính xác chưa đến nửa khắc đã đánh tan đàn voi chiến Mãn sát. Tướng Đinh liệt còn ra lệnh cho nghĩa quân truy kích sâu vào đất Lào hàng chục dặm, diệt thêm hàng ngàn tên.
Khi kết thúc trận đánh, nghĩa quân chém được hơn 9 ngàn đầu, bắt sống 14 thớt voi chiến thu 12000 mác và giáo, hàng ngàn hộc lương thực và 200 ngựa thồ. Cánh quân Ngô và cánh quân Nguỵ thua rút lui không kèn trống, sau khi nhận được tin 2 vạn quân Mãn đã bị diệt, đúng như lời tướng Đinh Liệt đã dự đoán hết sức tài tình.
Sau khi thắng ở Mường Thôi, nghĩa quân được trang bị thêm về binh khí, quân số, lương thực và tinh thần, nên phát triển khá nhanh, triển khai tương đối thuận lợi. Trần Trí lên thay Lý Bân làm tổng binh, hắn muốn lập công mới để dâng về Yên Kinh , nên đầu óc tiêu diệt nghĩa quân Lam Sơn laị sôi lên sùng sục một mặt hắn điều mấy vạn quân từ các nơi khác về. Mặt khác hắn dùng sức ép đối với quốc vương Lào qua khích động chí phục thù của quân tướng Mãn Sát và các tù trưởng vùng biên giới . hắn hứa sẽ tặng thưởng rất hậu, sau khi dẹp xong nghĩa quân Lam Sơn.
Trong khi nghĩa quân ta hoạt động từ vùng Ba lấn kéo dài sang đến tận vùng Quan du, còn ý định phát triển xuống sâu hơn nữa .
Ngày 12 tháng chạp năm Nhâm Dần 1422 Quân Lão qua đột ngột đánh từ Mường Kiệt xuống, giặc Ngô và Nguỵ do Mã Kỳ đích thân chỉ huy đánh từ hướng Nam và hướng Đông kẹp lại , hòng dùng 5 vạn quân diệt gọn nghĩa quân Lam Sơn. Ta chiến đấu rất anh dũng, đột phá được vòng vây tiến lên Tiêu Sách Khôi, Quân giặc đuổi theo và hạ lệnh bao vây Sách Khôi.
Hội đồng mưu lược họp bàn khẩn cấp BĐV nói: khi ở đất chết, đánh nhau thì sống, chần chừ là chết” Đinh Liệt tình nguyện đem 300 quân lên đánh quân Lão qua phía Tây Bắc ngay đêm hôm nay, kéo 2 vạn rưỡi cánh quân này lên hướng Xa Lôi . Ông đã đột phá một đường máu vào đúng vị trí tập trung hậu cần của chúng, đốt cháy nhiều quân lương , quân dụng và tiến về phía Xa lại. Trưa ngày hôm sau, quân Lão qua đồng cả lên phía Xa lai, Lợi dụng mùa khô hanh, cây cỏ khô chết , vùng này lại nhiều lau cù, lau lách và cây lùm cây bụi, gió rét ngọt nổi lên rất dữ, bọn quân ô hợp này mệt mỏi chủ quan, căng che lán trại la liệt khắp mấy quả đồi gianh núp dưới các bụi lau cù lau lách cho đỡ rét. Chập tổi Đinh Liệt cưỡi ngựa đứng trên sờn núi quan sát kỹ càng, quyết định đánh trận hoả công từ đầu gío như một cánh cung, và dùng cung nỏ bắn vào hai sườn khi phóng hoả , quân chúng bất thần nhốn nháo chạy dồn lại hai phía. Theo đúng kế hoạch đã định, ông ra lệnh cho 300 quan, mỗi người đều chuẩn bị bùi nhùi và và màn gió sẵn sàng, đúng giờ Hợi đã đã dàn xong quân, đúng giờ Tý nổi lửa, giío heo may thổi mạnh, làm cho cả vùng cung lửa dài hơn một dặm, bốc cháy sáng rực cả góc trời, quân địch thấy lửa sát lưng, cháy vào lán trại nhốn nhaó, đại hỗn loạn, nhiều đứa không kịp cầm thương mác lao chạy về phía sau và hai bên sườn túm tụm lại như chợ. Cứ thế quân ta nã tên độc vào chúng. Cháy đến đâu quân ta tiến đánh sát đến đấy, cả một núi lửa có sức mạnh phi thường từ giờ Tý đến hết giờ Dần chưa hết lửa. Trận này quân Mãn Sát thua đậm, số lương thực mang theo mất quá nưả, số bị chết và thương vì lửa vì tên đến bồn ngàn tên.
Trong lúc đó, dưới Sách khôi , BĐV Lê Lợi ra lệnh cho Lê Lĩnh , Lê Hào, Lý Triệu, Phạm Vấn, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Đinh Bồ, Lê Sát … Chia quân mở hai đường máu để thóat hiểm . Các tướng lĩnh và nghĩa quân ta đánh rất dũng cảm chém tả tham tướng Phùng Quý, diệt hơn một vạn năm trăm tên Ngô Nguỵ bắt sống một trăm chíên mã, thoát hiểm, lại rút về Chí Linh thủ hiểm lần thứ ba một phần là nhờ kế sách mở vòng vây của Đinh Liệt đã kéo gọn hơn 2 vạn Quân Lão qua lên vùng Xa lai để chọi nhau với cánh quân của Đinh Liệt.
Trên Xa lai quân Lão Qua rất cay cú về trận hoả công của Đinh Liệt một lần thám báo của chúng phát hiện cánh quân của Đinh Liệt xuất hiện trên mấy quả đồi giữa dải núi Xa Rinh. Chúng dùng hỏa công để trả đũa lúc giờ Dậu. Đinh Liệt nhanh trí cũng ra lệnh cho quân đốt ngay lửa vào các bụi phía trước khi lửa của địch cháy sắp đến , thì cánh quân của ông đã di chuyển an toàn sang nơi quân ông đốt lửa khi nãy, rồi men theo khe cạn vòng vào rừng núi Xa Rinh, không chút tổn thất..
Cánh quân của Đinh Liệt hoạt động gần 20 ngày ở chân Ninh Hoá, xuất kỳ bất ý đánh một trận , rồi lại luồn rừng sang nơi khác, làm cho địch mỏi mệt khó mò ra phương hướng ,mãi đến tháng giêng năm Quí Mão 1423 mới trở về Chí Linh. Khi luồn lách trở về được Chí linh , trông thấy cảnh bi kịch đã và đang diễn ra thật là đau lòng, đói rét bệnh tật hoành hành lương thực không còn một hạt, rau rừng , măng núi vét đi vét lại nhiều lần ngựa voi đã giết trơn trụi. Đinh Lễ , Nguyễn Xí và một số tương lĩnh khác bị thương nằm đấy . BĐV Lê Lợi thì lưng còng xuống, tóc lốm đốm bạc. Các tướng lĩnh đã có người giao động , tướng Phạm Khanh bỏ trốn, vừa bị điều về… Đơn vị của ông mới về còn một số gạo Định Liệt đã phải động viên quân lính của mình dồn lại để nấu cháo cho BĐV và những tướng lĩnh binh sĩ bị thương và ốm nặng ăn cho đỡ lòng.
HĐMLTC bàn bàn Lê Sát và một số tướng lĩnh chủ trương qưyết chiến, quyết đánh trận cuối cùng, một sống, một chết, không thể âm thầm chết mòn trong vòng vây của kẻ thù một cách như thế này được. Chết phải oanh liệt, để tiếng thơm ngàn đời! Không khí cuộc hội tướng trầm lặng hẳn xuống, Đinh Liệt đưa mắt nhìn BĐV và mười mấy tướng một lượt để thăm dò thái độ và đứng dậy nói: Đánh một trận cuối cùng rồi oanh liệt hy sinh để lưu danh muôn thuở là một vấn đề dễ dàng và đơn giản, các tướng lĩnh có mặt hôm nay ở đây chắc ai cũng có đủ tinh thần để làm như vậy. Nghĩa quân chết mà đại nghiệp không thành thì điều đó đáng để cho chúng ta phải suy tính kỹ lưỡng. Năm vạn quân giặc đang bao vây trùng điệp, làm cho khó khăn của ta ngày thêm chồng chất, Kỷ Tín- Lê Lai đã hy sinh oanh liệt, BĐV và nghĩa quân ta mới sống sót tới ngày nay. Giá trị cái chết vĩ đại làm sao, chúng ta phái tìm mọi cách cứu vãn, Nghĩa quan từ cái chết đi ra cửa sống! mới không hổ thẹn với Lê Lai và các nghĩa sĩ đã hy sinh thân mình cho đại sự nghiệp cao cả và cho sự nghiệp sinh tồn của chúng ta. Tôi đề nghị ; Phải bám dân, phải bắt rễ vào dân thì ta mới sinh tồn và phát triển được. ( có mấy tiếng xì xào) nhưng tiếc thay ở vùng Linh Sơn này là vùng hoang dã, đã ba lần thủ hiểm ở đây , ta mò tìm chưa thấy một gia đình nào. Ta phải đi tìm dân mà bắt rễ ! lợi dụng đêm mưa lạnh, ngay đêm hôm nay ta phải chia ngay nhiều tốp nhỏ , mỗi nhóm độ hai ba người, luồn rừng, lách địch ra vùng Nga Lạc và các vùng khác , tuyên truyền vận động nhân dân giúp đỡ lương thực, mắn muối chi viện cho nghĩa quân đang gặp khó khăn, đồng thời tiến hành địch vận, cho thật khôn khéo , làm tan rã tinh thần quân nguỵ. Trong Chí Linh chọn nhưng nơi cao đốt lửa sáng thâu đêm, làm cho dân quanh vùng trông thấy tăng lòng tin tưởng. Nói tóm lại kế sách này là dân vận, địch vận và đôt lửa để gây lòng tin . Ngay đêm nay tôi tình nguyện xuyên rừng lách ra vùng Nga Lạc( Đinh Liệt di cảo )
BĐV Lê Lợi và nhiều tướng lĩnh thấy được ánh sáng le lói của con đường sống. Đinh Bồ, Doãn Nỗ, Trần Lựu, Lê lâm, Nguyễn Như Lãm.. cộng cả có đến trên chục tướng cùng tình nguyện ra đi ngay đêm nay.
Chỉ sau vài ba ngày, nghĩa quân trong Chí Linh đã bắt đầu nhận được sắn ngô, gạo muối. Nhất là sau khi làm công tác địch vận được tốt khá nhiều Nguỵ quân đào ngũ, trở về quê quán làm ăn. Do đó dân không phải mò mẫn ban đêm nữa , mà đi tiếp tế cho nghĩa quân giưã ban ngày bằng địu , vác ngựa thồ, thậm chí một gia đình có chồng con tham gia nghĩa quân còn đuổi cả trâu bò, dê tiếp tế cho nghĩa quân.
Tổng binh Trần Trí, Mã Kỳ và một số tướng Nguỵ đã nhìn thấy quân Nguỵ có nguy cơ bị tan rã , số quân đào ngũ ngày một tăng vọt lên rất nhanh có đơn vị quá nửa. Thời gian càng kéo dài, nguy cơ tan rã và thảm bại càng lấn tới, đành phải ra lệnh rút quân.
Như vậy nghĩa quân ta từ trong đất chết đã thoát ra cửa sống, trở về lam Sơn và Lỗi giang, chỉnh đốn đội ngũ , bổ sung , củng cố triển khai mọi hoạt động.
Đầu xuân năm Qúy Mão 1423, Trần Văn và Trần Võ đến Lỗi Giang qua hỏi han về khả năng, Nguyễn Như Lãm phân công Trần Văn làm ký lục viên về binh lương, điều Tần Võ sang công tác tại đội tuyên truyền vận tải mới được thành lập.
Ta nhận được tin nhà Minh có chủ trương tạm hòa hoãn đối với đất Giao Chỉ để giải quyết nhiều rắc rối trong nước. Đêm 26 tháng 2 Quý Mão BĐV Lê Lợi họp HĐMLTC bàn vấn đề hòa hoãn, hay đánh ? Lê Sát Lê Thụ, Đinh Bồ, Phạm Vấn và nhiều tướng lĩnh khác kiên quyết đánh! với lý do khi nhà Minh có nhiều lúng túng trong nước, cơ hội ngàn năm có một này mà không vươn lên để đánh thì bỏ lỡ thời cơ. Đinh liệt và một số tướng lĩnh khác chủ trương lợi dụng hòa hoãn, tranh thủ củng cố và bổ sung về mọi mặt, dựa trên cơ sở ấy mà phát triển lực lượng để tiếp tục chiến đấu giành những thắng lợi to lớn hơn . Trần Vãn Vấn móng lòng chờ đợi Phạm Văn Xão từ Đông Quan về tiến cử lên BĐVLê Lợi , ông nhận nhận ghi chép sổ sách. Trưa hôm đó, có người đến mời Nguyễn Như Lãm tới họp tướng, Khi Nguyễn Như Lãm đếm khai hội Trần Văn bám lén theo sau, vừa đến phòng họp, ông nép mình vào cánh cửa, nghe tỏ tường mọi việc. Khi đại đa số ý kiến sắp ngã về phía chủ chiến, Trần Văn đẩy cửa ung dung bước vào và bình thản thưa : Cho phép thần mạo muội nói mấy câu :..
Lê Sát đứng phắt dậy tuốt kiếm… BĐV khoát tay cho Lê Sát ngồi xuống! Trần Văn tiếp tục nói : “ông trình bày hết sức rõ ràng tình hình nhà Minh, tình hình Giao Chỉ và tình hình nghĩa quân vừa thoát hiểm trở về, đồng thời ông phân tích và so sánh làm chính BĐV và các tướng lĩnh nghe càng thấy sáng tỏ và ông kết luận : Tạm thời hoà hoãn để củng cố và chỉnh đốn là thượng sách . Đồng thời ông rút :”Bình Ngô sách từ trong tay áo ra dâng lên BĐV . Lê Lợi liếc nhìn thấy tên Nguyễn Trãi, liền nhảy xuống ôm chặt lấy ông và dắt đứng dậy mời ngồi cạnh mình rồi trân trọng giới thiệu với các tướng lĩnh : “Đây là Nguyễn Trãi từ Đông Quan mời vào!... mọi người vô cùng phấn khởi vì nghĩa quân có thêm nhân tài. Từ đấy , ngày đêm Nguyễn Trãi luôn sống bên cạnh Lê Lợi làm quân sư cho Lê Lợi, đồng thời là thành viên của HĐMLTC (Đinh Liệt di cảo )
Ngày mồng 2 tháng 3 năm Quí Mão , bút ký của Đinh Liệt ghi : “ Trần Văn Bình Ngô sách “ Diệu kế ở tâm công. Dùng nghĩa giành nhân. Lấy nhân xua cường bạo, khiến địch nát tinh thần. Biến kẻ thù đại thành tiểu, ta từ nhường lên cường võ văn kỳ diệu ! ta phải nắm cả hai, thực tiên dùng khôn khéo
Từng ngày Nguyễn Chích và Lưu Trung vào Châu Trà long, Châu Qùy , Châu Diễn Nghệ An trở về , các ông thường trao đổi với Trịnh Đồ, Hà Khương và Đinh Liệt về điều kiện thuận lợi của vùng Nghệ An hơn hẳn vùng Lam Sơn , Nhất là ba lần thủ hiểm, không bám được dân làm cho Đinh Liệt càng nghĩ sâu xoáy vào việc này.

Xem phần tiếp theo (Phần 4)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<O></O>

họ Đinh Đông An - Nam Định
Khu 4b TT Ngô Đồng, Giao Thuỷ, <ST1><?xml:namespace prefix = st1 /><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></ST1> Định<O></O>
Điện thoại: 0944590078
Email: [email protected]
 
Top